CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

 

 TÌNH HÌNH TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VÀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

Go down 
Tác giảThông điệp
thanhangiang
Thành viên cấp 1
Thành viên cấp 1
avatar


Họ & tên Họ & tên : Lê Tấn Thành
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 32
Đến từ Đến từ : An Giang
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : du lịch
Điểm thành tích Điểm thành tích : 119
Được cám ơn Được cám ơn : 58

TÌNH HÌNH TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VÀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA - TRƯỜNG SA Empty
07072009
Bài gửiTÌNH HÌNH TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VÀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

TÌNH HÌNH TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG VÀ 2 QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA – HOÀNG SA
------&&&------
I/ KHÁI QUÁT:

1/ BIỂN ĐÔNG:

- Là biển lớn thứ 6 trên thế giới, có diện tích khỏang 3,5 triệu km2, được bao bọc bởi 9 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malayxia, Singappo, Inđônêxia, Brunây, Philíppin.

- Việt Nam có 28/64 tỉnh, TP có biển với bờ biển dài 3.260 km, có 3000 hòn đảo gần bờ và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có nhiều đảo lớn rộng trên 100 km2 như: Phú Quốc, Cái Bầu, Cát Bà.

- Biển đông là đường hàng hải nhộn nhịp thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải) hàng ngày có 300 tàu đi qua Biển Đông, chiếm 45% năng lực vận chuyển quốc tế hàng năm.

- Biển Đông có nguồn thủy sản rất lớn. Sản lượng khai thác của Trung Quốc khỏang 17 triệu tấn/năm (đứng đầu thế giới), Thái Lan và Inđônêxia đứng thứ 9 thế giới, Việt Nam đứng thứ 20 thế giới (3 triệu tấn/năm)
- Về dầu khí: Biển Đông có khỏang 30 tỷ tấn dầu, 8.300 tỷ m3 khí, 250.000 tấn quặng hiếm.

=> Vì vậy, Biển Đông là khu vực hết sức chiến lược và rất quan trọng đối với nhiều nước.

2/ QUẦN ĐẢO HÒANG SA (thuộc thành phố Đà Nẳng)

- Việt Nam gọi là đảo Cát vàng; Trung Quốc gọi là Tây Sa

- Nằm án ngữ ngang cửa biển Vịnh Bắc Bộ, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 120 hải lý (200 km), cách đảo Hải Nam (TQ) 140 hải lý (230 km). Bao gồm 30 hòn đảo với diện tích vùng biển khoảng 15.000 km2.

- Thời Pháp thuộc, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam => Thừa Thiên. Thời chế độ cũ thuộc tỉnh Quảng Nam. Từ 1982 thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà nẳng. Năm 1996 thuộc Thành phố Đà Nẳng. Huyện đảo Hoàng Sa, được thành lập từ tháng 1 năm 1997, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km), bao gồm 17 đảo (đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến). Huyện đảo Hoàng Sa có diện tích: 305 km², chiếm 24,29% diện tích thành phố Đà Nẵng. Ngày 21 tháng 4 năm 2009, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ký quyết định bổ nhiệm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa nhiệm kỳ 2009-2014 đối với ông Đặng Công Ngữ. Trước mắt, chính quyền huyện đảo Hoàng Sa sẽ hoạt động tại trụ sở của Sở Nội vụ Đà Nẵng.

3/ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA (thuộc tỉnh Khánh Hòa)

- Nằm ở phía đông nam nước ta, gồm hơn 148 đảo lớn nhỏ, có diện tích vùng biển khoảng 410.000 km2. Đảo gần nhất cách Cam Ranh (VN) 250 hải lý, cách Hải Nam (TQ) 600 hải lý, cách Đài Loan 960 hải lý. Đảo lớn nhất là đảo Ba Bình có diện tích 0,6 km2.

- Quần đảo Trường Sa được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và giàu có về tài nguyên dầu mỏ và khí đốt. ( trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên lên đến 17,7 tỷ tấn là một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới; trữ lượng khai thác cá thương mại chiếm 8% tổng số lượng đánh bắt cá và hải sản của thế giới; Là vùng có mật độ hàng hải đông đúc nhất trên thế giới. Mỗi ngày có ít nhất 270 lượt tàu đi qua quần đảo Trường Sa, hơn một nửa số tàu chở dầu siêu cấp của thế giới chạy qua vùng biển này hàng năm. Lượng tàu chở dầu chạy qua Biển Đông lớn gấp ba lần lượng tàu chạy qua kênh Suez và gấp năm lần lượng tàu qua Kênh đào Panama; gần 20% lượng dầu thô trên thế giới được chuyên chở ngang qua Biển Đông)

II/ LẬP TRƯỜNG CỦA CÁC BÊN Hiện nay quần đảo Trường Sa là vùng tranh chấp của 6 nước 7 bên gồm: Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Inđônêxia và Philippines, mỗi nước tuyên bố chủ quyền nhiều phần với các lập trường như sau:

1/ VIỆT NAM

Là nước đầu tiên xác lập chủ quyền, là quốc gia duy nhất quản lý liên tục đối với 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với các quy định của luật pháp Quốc tế.

- Cho đến TK 17, 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các đảo vô chủ. Nửa đầu TK 17, Chúa Nguyễn tổ chức “đội Hoàng Sa” (cát vàng) ra Hoàng Sa thu lượm hàng hóa của các tàu đắm, đánh bắt hải sản quý hiếm, đồng thời đo vẽ và dựng mốc trên quần đảo. Đầu TK 18, chúa Nguyễn tổ chức thêm “Đội Bắc Hải” làm nhiệm vụ như đội Hoàng Sa. Các hoạt động này được lưu lại trong các tài liệu lịch sử: Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá tự Công Đạo (1686); “Phủ biên tạp lục”của Lê Qúy Đôn (1776)

- Thời Pháp thuộc: Chính phủ Pháp có nhiều hoạt động củng cố chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa như: đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện…Ngày 14/10/1950, Pháp chuyển giao việc quản lý 02 quần đảo này cho chính phủ Bảo Đại. Ngày 7 tháng 7 năm 1951, Trần Văn Hữu, chủ tịch phái đoàn chính phủ Bảo Đại tới dự Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản tuyên bố rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tuyên bố này không bị bác bỏ hay bảo lưu ý kiến nào của 51 nước có mặt tại hội nghị.

- Sau khi Pháp rút đi, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thi hành chủ quyền trên quần đảo. Năm 1956, chính phủ VNCH quyết định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy => Thừa Thiên => Quảng Nam.

- Tháng 4/1975, chính phủ CMLT CHMN VN tiếp quản 6 đảo (Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang)

- Nhà nước CH XHCN VN đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về biển và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: nhiều lần công bố sách trắng khẳng định HS và TS là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

- Năm 1982, chính phủ quyết định thành lập huyện Trường Sa thuộc huyện Long Đất tỉnh Đồng Nai. Đến ngày 28/12/1982, huyện Trường Sa được chuyển sang tỉnh Phú Khánh. Sau khi chia tách tỉnh Phú Khánh (30/6/1989), huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa bao gồm 21 đảo với diện tích đất 47,7 ha.

=> Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền đối với 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

2/ TRUNG QUỐC:

- Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến Hoàng Sa từ năm 1909 sau cuộc đổ bộ lên đảo này của Đô đốc Lý Chuẩn. Năm 1947, chính quyền Trung Hoa dân quốc cho xuất bản bản đồ “Nam hải chư đảo” thể hiện đường “quốc giới” chiếm gần 80% diện tích Biển Đông.

- Hiện nay Trung Quốc chiếm gần hết quần đảo Hoàng Sa (chiếm các đảo ở phía đông vào 4/1956, các đảo ở phía tây tháng 1/1974); chiếm 7 đảo ở Trường Sa (3/1988 và 1/1995). Quan điểm của Trung Quốc cho rằng “Hoàng Sa là chủ quyền không bàn cãi, còn Trường Sa thì họ có chủ quyền đầy đủ, không thể tranh cãi; giữ Nam Sa (tức Trường Sa) là cơ nghiệp ngàn năm của dân tộc, giữ cho không gian phát triển và của cải cho con cháu sau này”. Hiện nay công tác tuyên truyền quan điểm này được Trung Quốc tiến hành rất mạnh trên tất cả các phương tiện ở trong và ngoài nước (trường hợp trang Wed của Bộ công thương có địa chỉ China – VietNam. Org).

- Ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm các đảo ở Trường Sa. Họ đã bắn chìm ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam. Tháng 4 /1988, Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.
- Gần đây, hải quân Trung Quốc tổ chức diễn tập lớn tại quần đảo Hoàng Sa với tình huống giả định là “Tìm cách ngăn cản các lực lượng của Việt Nam tham gia ngăn tàu của Trung Quốc khi tổ chức thăm dò, khảo sát tại khu vực biển Trường Sa và thềm lục địa của Việt Nam ”.

- Từ 2005 đến nay, TQ tập trung xây dựng lực lượng và phương tiện nhằm nâng cấp và kiên cố hóa các đảo đã chiếm đóng: Tại đảo Subi họ đã xây nhà 3 tầng; xây dựng đảo nhân tạo tại bãi Subi để đóng quân và tác chiến với diện tích 6 km2 độ cao 10 m (ước tính việc xây dựng đảo nhân tạo này cần 60 triệu m3 đất đá – gấp 4 lần so với xây dựng đập Tam Hiệp - được vận chuyển từ Hải Nam cách xa 1000 km). Việc xây dựng đảo nhân tạo sẽ giúp Trung Quốc khống chế được toàn bộ Trường Sa trên diện tích 200.000 km2 có trữ lượng dầu lửa đứng thứ hai thế giới (sau vùng vịnh).

3/ ĐÀI LOAN Chiếm đảo Ba Bình – đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa - với diện tích 46 ha và bãi cạn Bình Than. Đài Loan tiếp tục duy trì sự có mặt của lực lượng hải quân ở Trường Sa. Gần đây triển khai xây dựng sân bay dân sự phục vụ cho mục đích quân sự bất chấp sự phản ứng của các nước trong khu vực.

4/ PHILIPPIN

- Đến nửa đầu TK 20, Philipin chưa bao giờ coi Trường Sa thuộc lãnh thổ của mình. Hiệp ước Pari (1898) Tây Ban Nha nhượng quần đảo Philipin cho Mĩ thì quần đảo Trường Sa cũng không nằm trong đường ranh giới của Philipin.

- Năm 1979, Philipin ký sắc lệnh sáp nhập quần đảo Trường Sa (trừ đảo Trường Sa lớn) vào tỉnh Palawan với lập luận các đảo này quá cận kề về địa lý và quan trọng cho an ninh, quốc phòng của Philipin (đảo Trường Sa cách quần đảo Pagasa 210 m). Hiện Philipin chiếm 8 đảo (Bến Dừa, Thị Tứ, Loai Ta, Vĩnh Viễn, Bình Nguyên, Song Tử Đông, Paratan và Cong Do) với diện tích đất 83,89 ha.

- Philippin đã triển khai nâng cấp sân bay trên đảo Thị Tứ (đảo lớn thứ 2 của quần đảo Trường Sa); thành lập cơ quan hành chính; trạm phủ sóng điện thoại di động, nhà máy lọc nước, nhà máy điện…đảm bảo cho 300 người dân sinh sống.

5/ MALAIXIA

- Năm 1979, Malayxia xuất bản bản đồ công bố thềm lục địa của Malayxia bao trùm lên phần phía nam của quần đảo Trường Sa với lập luận các đảo ở Trường Sa thuộc vương quốc cổ của Malayxia. Malayxia chiến 5 đảo và bãi đá ngầm với diện tích đất 6,2 ha (Hoa Lau, Kỷ Vân, Kiệu Ngựa, Thám Hiểm và Én Ca).

- Malayxia tiến hành đầu tư phát triển ngành dầu khí và du lịch, xây dựng đảo Én Ca thành địa điểm du lịch hấp dẫn với: Sân bay, bể bơi, nhà nghỉ cao cấp.

7/ BRUNÂY

- Năm 1984, Brunây lập ra một vùng đặc quyền đánh cá bao gồm cả đảo ngầm Louisa ở phía nam quần đảo Trường Sa

- Năm 1988 và 1993, Brunây công bố bản đồ yêu sách thềm lục địa ở Biển Đông trùm lên một phần nhỏ phía nam quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, Brunây không chiếm đóng đảo nào.

6/ INĐÔNÊXIA Không chiếm đảo nào nhưng thường xuyên duy trì hoạt động quân sự, tuần tiểu, kiểm tra bắt các tàu đánh cá trong khu vực quần đảo (ngày 19/7/2007, Inđônêxia vây bắt và bắn vào 2 tàu đánh cá Việt Nam làm chết 2 người, 1 người bị thương).

III/ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

1/ Tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc.
2/ Tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa 5 nước 6 bên gồm Việt Nam, Trung Quốc, Malayxia, Philipin, Brunây và Đài Loan.
3/ Phân định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa theo Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982.
4/ Xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa trên 200 hải lý. Hiện nay đã giải quyết hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam – Campuchia và Việt Nam – Thái Lan.

IV/ MỘT SỐ BIỂU HIỆN MỚI HIỆN NAY

1/ Trung Quốc tăng cường hoạt động trên Biển đông:
- Tăng ngân sách quốc phòng lên 58,8 tỷ USD
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ qua quản lý nàh nước về biển.
- Đẩy mạnh hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.
- Về đối ngoại: Tác động đến các chính phủ có công ty dầu khí đang hợp tác với Việt Nam. Gây sức ép, chia rẽ các nước ASEAN.
- Cản phá các hoạt động của ta (tàu Trung Quốc đâm tàu ta ngày 2/7/2007)
2/ Philipin thông qua luật đưa toàn bộ vùng Kalayan thành lãnh thổ của Philipin (Kalayaan trải rộng trên toàn bộ phía đông Biển Đông, gồm cả toàn bộ quần đảo Trường Sa, đảo Ba Bình, Pagasa và đảo Nam Yết)
3/ Malayxia tiếp tục tăng cường đầu tư vào các đảo đã chiếm đóng ở Trường Sa.

V/ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

1/ Đàm phán, thương lượng hòa bình
2/ Kiềm chế, không gây xung đột.
3/ Xây dựng lòng tin, hợp tác ở các lĩnh vực ít nhạy cảm (bảo vệ môi trường, tìm kiếm cứu nạn, dự báo khí tượng…)
4/ Thiết lập kênh liên lạc, tiến hành tuần tra chung, tuyên truyền chấp hành luật trên biển./.
Về Đầu Trang Go down
Share this post on: reddit

TÌNH HÌNH TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VÀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA - TRƯỜNG SA :: Comments

Theo mình được biết thì hiện nay Việt Nam đã tách 2 đảo TS và HS làm 2 huyện để dễ dàng quản lí. Nhưng dù sao thì hai quần đảo này theo luật quốc tế thì thuộc về chủ quyền của ta mà.
Đúng rồi bạn ạ! Huyện đảo Hoàng Sa hiện nay thuộc TP. Đà Nẳng. Huyện đảo Truờng Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Cám ơn bài viết của bạn !
chán nhỉ,có 2 cái đảo lớn mà suốt ngày bị rình rập.Đúng lÀ cây muốn lặng mà gió chẳng đừng

http://my.opera.com/WinterLover/blog/trung-quoc-du-dinh-danh-viet-nam

http://www.vietquoc.org/modules.php?file=article&name=News&sid=422

có gì mọi người cứ đọc thử,thật là bức xúc về lời lẽ.
 

TÌNH HÌNH TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VÀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI AN GIANG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
» TÌNH TRẠNG LỊCH SỬ TRONG THANH THIẾU NIÊN NGÀY NAY
» CÁCH POST HÌNH
» LịCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT AN GIANG
» Khái quát cuôc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thú hai

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Tài liệu do thành viên CLB Sử học Trẻ soạn !-
Chuyển đến 
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất