phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Wed Mar 16, 2011 2:29 pm
con nguoi sinh ra de in dau chan minh len mat dat va in dau trong trai tim moi nguoi
Thành viên cấp 2
cuoilenroimoichuyensequa
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 05/03/2011
Tổng số bài gửi : 49
Đến từ : nam định
Sở trường/ Sở thích : con nguoi sinh ra de in dau chan minh len mat dat va in dau trong trai tim moi nguoi
Điểm thành tích : 60
Được cám ơn : 4
Tiêu đề: phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
1.giới thiệu về phong trào 1936-1939. đây là phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đcs.Đông Dương nhằm chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi các quyền tự do dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình. phong trào này đúng với tên gọi là 1 phong trào dân chủ công khai rộng rãi của nhân dân ta xong lại mang tính dân tộc , biểu hiện ở những điểm sau: 2. tính dân tộc trong phong trào 1936-1939 - thứ nhất phong trào mang tính dân tộc bởi nó xuất phát từ chính yêu cầu khách quan của lịch sử . từ sau 1884, sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Hác măng và hiệp ước Pa tơ nốt đã chấm dứt thời kì phong kiến độc lập ở nước ta, xã hội VN tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nhân dân ta với địa chủ phong kiến,. Từ đó đặt ra hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng VN là cứu nước gắn liền với cứu dân, giải phóng giai cấp đồng thời với giải phóng xã hội, giải phóng con người, giải quyết vấn đề dân tộc với vấn đề dân chủ. Hai nhiệm vụ này gắn chặt với nhau, không tách rời nhau. tuy ở từng thời kì, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể Đảng ta có sự điều chỉnh đặt nhiêm vụ này lên trước nhiệm vụ kia, nhưng không được sao nhãng cả hai nhiệm vụ. Biểu hiện ở pt 1930-1931, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp lên cao, nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu xong phong trào đó vấn đề dân chủ vẫn được đặt ra và giải quyết (sự ra đời của nhà nước XÔ Viết cùng những chính sánh tiến bộ....). sang đến pt 1936-1939 đặc điểm nổi bật của pt là mang tính dân chủ sâu sắc nhưng vẫn mang tính dân tộc. - thứ hai, về đối tượng cách mạng , kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân DD lúc này chưa phải là thực dân Pháp nói chung mà là bọn phản động thuộc địa không chịu thực hiện những chính sách mà chính phủ nhân dân Pháp đã ban hành. Pt 1936-1939 chưa nhằm đánh đổ kẻ thù dân tộc nhưng nhằm vào kẻ thù nguy hiểm nhất trong kẻ thù dân tộc. Vì thế nó mang tính dân tộc. - thứ ba, về mục tiêu đấu tranh: đây là lúc Đ chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất , chỉ đề ra mục tiêu trước mắt là tự do , cơm áo, hoà bình.Tuy nhiên đó cũng là quyền lợi của dân tộc và phải đấu tranh đòi từ tay kẻ thù của dân tộc thì mới có được , vì thế mà phong trào mang tính dân tộc. - thứ tư: về lực lượng: Đ chủ trương thành lập MTDC Đông Dương., tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân chủ, từ quần chúng đến các tầng lớp trên và cả bộ phận những người Pháp có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương. Tuy nhiên lực lượng đông đảo nhất của pt vẫn là công nông. Vì thế xét về mặt lực lượng cuộc vận động dân chủ 1936-1939 vẫn mang tính dân tộc. - thứ năm : Pt mang tính dân tộc bởi nó là một bước chuẩn bị lực lượng cho CMT8 về sau(nêu ý nghiã pt). 3 KL
note: đây chỉ là bài dàn ý , đây là tài liệu mình tự tổng hợp từ các thầy cô của mình nếu còn thiếu sót gì mong nhận được sự góp ý của mọi người.
Wed Mar 16, 2011 3:10 pm
Thành viên mới gia nhập
dovandung6587
Họ & tên : đỗ văn dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 16/03/2011
Tổng số bài gửi : 2
Đến từ : bắc ninh
Điểm thành tích : 2
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
SƠ SÀI QUÁ BẠN AH
Wed Mar 16, 2011 6:41 pm
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939 a. Phong trào Đông Dương Đại hội - Được tin Quốc hội Pháp sẽ cử phái đoàn điều tra Đông Dương, Đảng phát động các tầng lớp nhân dân hội họp thảo ra bản nguyện vọng gửi tới phái đoàn. - Các ủy ban hành động thành lập ở Nam kỳ, Bắc kỳ, Trung kì (ở Nam kì có hơn 600 Ủy ban hành động thành lập, phát truyền đơn, ra báo, mít tinh, thảo luận dân chủ, dân sinh… ) - Tháng 09/1936 Pháp giải tán Ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các báo. Qua phong trào, đông đảo quần chúng được giác ngộ, đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp. b. Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ - Công nhân bãi công, tiêu biểu ngày 23/11/1936 công nhân Hòn Gai, Cẩm Phả bãi công đòi tăng 25% lương, sau trở thành ngày hội truyền thống của công nhân mỏ. Năm 1937 có 400 cuộc bãi công của công nhân, tiêu biểu là công nhân xe lửa Nam Đông Dương (9/7/1937), công nhân mỏ than Vàng Danh (28/9/1937). Năm 1938 có 131 bãi công của công nhân, số lượng giảm nhưng chất lượng cao hơn, thể hiện ở trình độ giác ngộ của quần chúng, khẩu hiệu đấu tranh, sự phối hợp đấu tranh giữa các địa phương. - Nông dân đấu tranh đòi giảm tô: Cuối 1938, ở Nam Kỳ xảy ra nạn đói, hơn 1.000 nông dân Cà Mau biểu tình. - Tiểu thương bãi thị, đòi giảm thuế chợ, thuế hàng. - Ngày Quốc tế lao động 01/05/1938, lần đầu tiên nhiều cuộc mít tinh tổ chức công khai ở Hà Nội, Sài Gòn có đông đảo quần chúng tham gia. - Năm 1939 phong trào đấu tranh lên đỉnh cao vào tháng 6, tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Chợ Lớn … c. Đấu tranh nghị trường: Là một hình thức đấu tranh mới mẻ của Đảng: - Đảng vận động người tiến bộ trong hàng ngũ trí thức phong kiến, tư sản dân tộc ra ứng cử vào Viện dân biểu Bắc kỳ, Trung kỳ, Hội đồng kinh tế - lý tài Đông Dương, Hội đồng quản hạt Nam kỳ. - Mục tiêu: Mở rộng lực lượng Mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản động của thực dân, tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân. d. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí - Từ 1937 báo chí công khai của Đảng bằng tiếng Việt: Tin tức, Đời nay …, bằng tiếng Pháp: Lao động), Tranh đấu…, đã tuyên truyền, giới thiệu về chủ nghĩa Mác – Lênin, trở thành mũi xung kích trong những phong trào lớn của cuộc vận động dân chủ, dân sinh thời kỳ 1936 – 1939. - Nhiều sách chính trị – lý luận xuất bản công khai hoặc đưa từ Pháp về. Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán ra đời như: Bước đường cùng, Tắt đèn, Số đỏ Thơ cách mạng, kịch Đời cô Lựu… - Cuối 1937, Đảng phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ giúp quần chúng đọc được sách báo, nâng cao sự hiểu biết về chính trị và cách mạng. e. Kết quả : Thu kết quả to lớn về văn hóa – tư tưởng: đông đảo các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con đường cách mạng. III/ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CAO TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939 - Cao trào dân chủ 1936 – 1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945. - Cao trào dân chủ 1936 – 1939 đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của bọn Tơ rốt kít và bè lũ phản động khác. - Qua cao trào, uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng; Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cách mạng của Đảng được phổ biến rộng rãi; xây dựng được đội quân chính trị quần chúng đông đảo. ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 với cách mạng Việt Nam là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945) . Tại sao nói phong trào cách mạng 1936 – 1939 là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945 ? Hướng dẫn làm bài Nếu như phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã tạo ra những nhân tố cơ bản đảm bảo cho thắng lợi Cách mạng tháng Tám thì phong trào 1936 – 1939 lại tiếp tục bồi bổ và phát triển những nhân tố đó lên một bước mới cao hơn. + Thông qua phong trào này Đảng đã được trưởng thành thêm về tư tưởng và tổ chức. Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác – Lênin càng ngày càng thêm thấm nhuần trong tư tưởng, hành động của các đảng viên cộng sản và ăn sâu, tỏa rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đảng đã xây dựng và phát triển được một đội ngũ cán bộ có năng lực và giàu kinh nghiệm, đồng thời phát triển thêm các tổ chức cơ sở, tăng cường mối dây liên hệ với quần chúng. Qua phong trào, nghệ thuật chủ đạo chiến lược cách mạng của Đảng, trình độ giác ngộ của đảng viên và uy tín của Đảng nâng lên một bước rõ rệt. + Cùng với sự trưởng thành của Đảng, lực lượng cách mạng cũng lớn mạnh không ngừng. Qua thực tiễn đấu tranh, Đảng đã xây dựng một đội quân chính trị hùng hậu gồm hàng triệu người ở cả thành thị và nông thôn, tập hợp trong một mặt trận dâ tốc thống nhất rộng rãi. Cũng qua đấu tranh mà quần chúng cách mạng được tôi luyện và thử thách dày dạn. + Phong trào cách mạng 1936 – 1939 còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn cách mạng sau. Đó là bài học về tổ chức, tập hợp quần chúng đấu tranh; Bài học về sử dụng hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú. + Phong trào cách mạng 1936 – 1939 đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đưa Đảng và quần chúng cách mạng bước vào thời kì đấu tranh trực tiếp giành chính quyền. Vì vậy, đây là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945.
So sánh giai đoạn 1930-1931 và 1936-1939 a. Giai đoạn 1930 – 1931: - Nhiệm vụ: Ngay sau khi thành lập, trên cơ sở Chính cương và Sách lược vắn tắt và điều kiện cụ thể của cách mạng đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương phát động một phong trào đấu tranh trong toàn quốc chống đế quốc và phong kiến. Trước mắt là đòi cải thiện đời sống nhân dân. - Hình thức đấu tranh: + Có nhiều hình thức đấu tranh: Bãi công của công nhân, đấu tranh (mít tinh, biểu tình) của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động. + Có những hình thức đấu tranh quyết liệt như: biểu tình có vũ trang tự vệ của nông dân ở các vùng nông thôn, tiến tới các cuộc biểu tình thị uy vũ trang tiến công vào chính quyền địch ở địa phương (phá nhà lao, đốt huyện đường...) b. Giai đoạn 1936 – 1939: - Nhiệm vụ: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu trên, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, sau đó đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương. - Hình thức đấu tranh: + Sử dụng nhiều hình thức đấu tranh: công khai, nửa công khai, hợp pháp nửa hợp pháp như Đông Dương đại hội, đón Gôđa; bãi công của công nhân, bãi thị của tiểu thương, mít tinh, biểu tình của nông dân, bãi khóa của học sinh, sinh viên, đặc biệt là cuộc mít tinh khổng lồ ở Nhà Đấu Xảo Hà Nội. + Đấu tranh trên lĩnh vực sách báo, nghị trường... Tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ trương của Đảng; đưa người vào các cơ quan nghị viện để tăng thêm tiếng nói đòi quyền lợi cho nhân dân. *Chứng minh cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là một phong trào cách mạng quần chúng diễn ra trên qui mô rộng lớn với nhiều hình thức đấu tranh phong phú. - Đứng trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và sự chuyển hướng chỉ đạo của Quốc tế cộng sản (Đại hội VII, 7/1935), cũng như sự chuyển biến của tình hình trong nước. Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra nhiệm vụ cách mạng trước mắt: chống phát xít, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương), triệt để lợi dụng các khả năng hợp pháp, công khai, nữa công khai kết hợp với hoạt động bí mật. - Chủ trương mới của Đảng đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng bức thiết của quần chúng đã dấy lên trong cả nước phong trào đấu tranh sôi nổi, mạnh mẽ với các hình thức đấu tranh phong phú nhằm vào mục tiêu trước mắt là tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình. - Phong trào Đông Dương Đại hội để thu thập dân nguyện (1936), phong trào đón tiếp Gôđa để đưa dân nguyện (1937)... Đây là những cuộc biểu dương lực lượng cách mạng to lớn thu hút hàng triệu người tham gia. - Phong trào đấu tranh của quần chúng diễn ra dưới các hình thức bãi công, bãi thị, míttinh, biểu tình. Ngoài những yêu cầu chung, các tầng lớp nhân dân đã đưa ra các yêu sách riêng của mình. Phong trào diễn ra khắp nông thôn và thành thị: + Công nhân đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập, chống cúp phạt, đòi tự do nghiệp đoàn... + Nông dân đấu tranh chống cướp đoạt ruộng đất, đòi chia lại ruộng công, giảm tô, giảm tức, khất thuế... + Tiểu thương ở các thành phố, thị xã bãi thị đòi giảm thuế chợ, thuế hàng... + Trên cơ sở đó, ngày 1/5/1938 đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ của 2,5 vạn người tại khu Đấu Xảo (Hà Nội) đòi tự do lập hội ái hữu, nghiệp đoàn, đòi thi hành triệt để luật lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hoà bình ... - Cùng với các cuộc đấu tranh kinh tế, chính trị, phong trào xuất bản và lưu hành báo chí công khai tuyên truyền chủ nghĩa mác- Lênin, chủ trương đường lối của Đảng cũng diễn ra mạnh mẽ: như “cuốn vấn đề dân cày”, các báo Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Bạn dân, Tin Tức, Nhành lúa ... có tác dụng lớn trong việc động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. - Hình thức đấu tranh công khai trên lĩnh vực nghị trường cũng được tận dụng. Trong các cuộc tranh cử vào Hội đồng quản hạt Nam kỳ, Hội đồng thành phố Hà Nội, Viện dân biểu Bắc kỳ, Viện dân biểu Nam kỳ, Hội đồng kinh tế - tài chính Đông Dương trong những năm 1937 – 1938, nhiều ứng cử viên của Mặt trận dân chủ Đông Dương đã trúng cử và đã sử dụng nghị trường làm diễn đàn đấu tranh đòi tự do dân chủ - Phong trào truyền bá chữ quốc ngữ cũng diễn ra sôi nổi. - Cuộc đấu tranh còn diễn ra trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, triết học: giữa quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật và quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh, giữa phái duy tâm và duy vật. Tóm lại phong trào dân chủ 1936 –1939 là một phong trào quần chúng rộng rãi, diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng, thu hút đông đảo các tàng lớp nhân dân tham gia với những hình thức tổ chức và đấu tranh phong phú. Nó là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này.
*Trên cơ sở phân tích đối tượng, mục tiêu, lực lượng và ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 – 1939, hãy nhận xét tính chất của phong trào đó. - Đối tượng cách mạng : chưa phải là thực dân Pháp và phong kiến nói chung mà là bọn phản động thuộc địa không chịu thi hành chính sách mà Chính phủ nhân dân Pháp đã ban hành. Đó là kẻ thù trước mắt của dân tộc. - Về lực lượng : hết sức rộng rãi, bao gồm mọi lực lượng dân chủ, kể ca một bộ phận những người Pháp có xu hướng chống phát xít nhưng lực lượng đông đảo nhất vẫn là lực lượng dân tộc... - Về mục tiêu đấu tranh : tạm gác khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “cách mạng ruộng đất”, chỉ đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình. Nhưng đó cũng là quyền lợi của dân tộc... - Phong trào dân chủ là một giai đoạn chuẩn bị cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc sau này... Vì những lí do trên, nên tính chất của phong trào 1936 - 1939 là một cuộc vận động dân chủ để giải phóng dân tộc. *Các phong trào cách mạng 1930 – 1931 và 1936 – 1939 đã chuẩn bị những gì cho Cách mạng tháng Tám 1945 ? a. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 : - Phải nói rằng, chưa bao giờ có cuộc đấu tranh mạnh mẽ như năm 1930, một số huyện, xã chính quyền địch bị tan rã. Chính quyền cách mạng dưới hình thức Xô viết được thành lập ở một số địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh. - Qua phong trào này vai trò lãnh đạo của Đảng được khẳng định trong thực tiễn cách mạng. Khối liên minh công nông được hình thành trong thực tiễn đấu tranh. Đây là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển về sau của cách mạng. Trực tiếp mà nói, không có những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930 – 1931, trong đó công nông đã “vung nghị lực phi thường” của mình thì không thể có phong trào cách mạng 1936 – 1939. - Phong trào cách mạng 1930 – 1931 là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945. b. Phong trào dân chủ 1936 – 1939 : Đã thu được những thắng lợi cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. Chính quyền thực dân buộc phải thả nhiều tù chính trị, ban hành luật báo chí, cải thiện một phần điều kiện lao động, lương bổng cho công nhân viên chức. Nhưng thắng lợi to lớn hơn cả là, qua phong trào đấu tranh, quần chúng đã được tổ chức, giác ngộ về chủ nghĩa Mác – Lênin, nhiều cán bộ mới đã được đào tạo. Cán bộ đảng viên được tôi luyện kiên cường. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng sâu rộng trong quần chúng. Qua phong trào đấu tranh, đội quân chính trị của quần chúng hàng triệu người được Đảng tập hợp, xây dựng, giáo dục. Đảng đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, cả những bài học thành công và bài học thất bại. Đảng đã đề ra mục tiêu đấu tranh sát hợp, cương lĩnh Mặt trận đúng đắn, hình thức đấu tranh phong phú, linh hoạt; qua đó phát huy đươc sức mạnh của quần chúng, xây dựng lực lượng cách mạng cho Cách mạng tháng Tám sau này.
Wed Jan 18, 2012 3:12 pm
Thành viên mới gia nhập
C.I.A
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 18/01/2012
Tổng số bài gửi : 1
Điểm thành tích : 1
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Giai đoạn này mình ấn tượng nhất :">
Sponsored content
Tiêu đề: Re: phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?