CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Suy nghĩ về việc nghiên cứu & giáo dục LSDT ở thời điểm chuyển giao thế kỷ.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Suy nghĩ về việc nghiên cứu & giáo dục LSDT ở thời điểm chuyển giao thế kỷ. I_icon_minitimeSun Jun 21, 2009 5:42 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Suy nghĩ về việc nghiên cứu & giáo dục LSDT ở thời điểm chuyển giao thế kỷ. 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Suy nghĩ về việc nghiên cứu & giáo dục LSDT ở thời điểm chuyển giao thế kỷ. Laodong1 Suy nghĩ về việc nghiên cứu & giáo dục LSDT ở thời điểm chuyển giao thế kỷ. DHVgioi Suy nghĩ về việc nghiên cứu & giáo dục LSDT ở thời điểm chuyển giao thế kỷ. Medal124 Suy nghĩ về việc nghiên cứu & giáo dục LSDT ở thời điểm chuyển giao thế kỷ. 36Suy nghĩ về việc nghiên cứu & giáo dục LSDT ở thời điểm chuyển giao thế kỷ. 40Suy nghĩ về việc nghiên cứu & giáo dục LSDT ở thời điểm chuyển giao thế kỷ. 102Suy nghĩ về việc nghiên cứu & giáo dục LSDT ở thời điểm chuyển giao thế kỷ. 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Suy nghĩ về việc nghiên cứu & giáo dục LSDT ở thời điểm chuyển giao thế kỷ.

 
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ GIÁO DỤC LỊCH SỬ DÂN TỘC Ở THỜI ĐIỂM CHUYỂN GIAO THẾ KỶ

TS. LÊ HỮU PHƯỚC (*)

Nếu như thế kỷ XX trong lịch sử Việt Nam là “thế kỷ của những biến đổi to lớn và sâu sắc, thế kỷ đấu tranh gian nan oanh liệt giành lại độc lập tự do thống nhất Tổ quốc, thế kỷ của những chiến công và thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại”(1), thì bước vào thế kỷ XXI sứ mệnh thiêng liêng của toàn dân tộc chúng ta là phải tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, khoa học xã hội nhân văn- trong đó có sử học- giao nhiệm vụ “đặt trong tâm nghiện cứu vào tổng kết thực tiễn của đất nước, giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách phát triển kinh tế- xã hội và phát huy nhân tố con người Việt Nam”(2). Nói cách khác, việc nghiên cứu giảng dạy các ngành khoa hoc xã hội và nhân văn nói chung, sử học và lịch sử dân tộc nói riêng có vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn và phát huy nội lực dân tộc, tạo động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khẳng định điều đó chính là để nhận thức rõ hơn những yêu cầu mới cho việc nghiên cứu, giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc khi bước vào thế kỷ XXI.

Là một quốc gia có truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời, có quá trình liên tục đấu tranh để vươn lên làm chủ cuộc sống trước thiên nhiên khắc nghiệt và nhiều thế lực ngoại xâm hung bạo, bản thân lịch sử dân tộc Việt Nam chính là những bài học vô cùng quý báu để giáo dục cho thế hệ trẻ lóng yêu nước, tinh thần tự lực tự cường, khát vọng vươn lên vượt khó để xứng đáng với quá khứ hoà hùng và vinh quang của tiền nhân. Hơn thế nữa, sức mạnh của tri thức lịch sử không chỉ giới hạn ở chỗ giúp cho những thế hệ hôm nay mà ngày mai có hiểu biết đầy đủ về qúa khứ, mà còn làm cho người đang sống có ý thức về xã hội, biết suy nghĩ cảm thụ những gì đã xảy ra trong qúa khứ để có trách nhiệm với hiện tại và trong tương lai. Chính vì vậy, sử học sẽ là một ngành khoa học sẽ là một ngành khoa học đi đầu trong việc thực hiện chức trách “giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, hun đúc tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn”(3) - một trong những chức trách của sự nghiệp giáo dục và đào tạo được nêu trong chiến lược phát triển kinh tế và xã hội 2001-2010 cuả Đảng.

Để thực hiện tốt chức trách đó, thiết tưởng việc nghiên cứu và giáo dục lịch sử dân tộc ở thời điểm chuyển giao thế kỷ cần xác định rõ một số vấn đề sau:

1.Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khi cuộc cách mạng khoa học- công nghệ diễn ra với toc61 độ như vũ bão, vai trò của sử học sẽ như thế nào? Đã từng có không ít ý kiến bày tỏ sự lo ngại, thậm chí xót xa khi sử học bị coi thường, bị “đối xử bất công” trong chương trình giáo dục nhà trường cũng như trong đời sống xã hội. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng thực trạng ấy là điều tất yếu trong cơ chế thị trường, theo đúng quy luật cung- cầu của kinh tế hàng hoá. Tuy nhiên, nếu hiểu rằng sử học nói chung và lịch sử dân tộc nói bao giờ cũng mang ý nghĩa “ôn cố tri tân”, luôn “treo một tấm gương sáng cho đời sau suy gẫm”, nếu hiểu rằng khoa học lịch sử không chỉ có chức năng cung cấp tri thức đơn thuần mà còn có vai trò bồi dưỡng tư duy biện chứng, bồi dưỡng đạo đức, tình cảm, thẩm mỹ... thì rõ ràng rằng cách mạng khoa học kỹ thuật càng phát triển, nền văn minh nhân loại càng tiến những bước dài, đời sống vật chất- văn hoá con người càng đuợc nâng cao, sự quan tâm của mọi người đối với quá khứ lịch sử lại càng được khơi dậy.

Mỗi thế hệ đi vào cuộc sống không thể không mang theo mình những giá trị của quá khứ để có đủ điều kiện và khả năng làm chủ hiện tại, góp phần bồi đắp tương lai. Huống chi, theo cách nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu về quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá trên thế giới, khi vào đợt thứ năm của quá trình này trong thời điểm hiện nay, vai trò của các nhân tố như vốn, thiết bị, nguyên liệu... từng có ý nghĩa quyết định đối với công nghiệp hoá các giai đoạn trước sẽ giảm dần, nhườngvị trí hàng đầu cho nguồn nhân lực. Nếu không có những người yêu nước, trí tuệ, nhân văn... bên cạnh những phẩm chất hiện đại khác, chắc chắn rằng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá không thể thành công. Mác từng nói: “Nếu như tất cả truyền thống của các bậc tiền bối đều chết thì đầu óc của người sống sẽ rối bời giống như trong một cơn ác mộng”. Rõ ràng là, việc nghiên cứu và giáo dục lịch sử dân tộc đã trở thành một yêu cầu cấp thiết ở thời điểm chuyển giao thế kỷ.

2. Nhưng để có thể gánh vác trọng trách ấy, khoa học lịch sử nói chung, lịch sử dân tộc nói riêng phải tiếp tục đổi mới để nâng cao lên ngang tầm nhiệm vụ. Việc đổi mới nội dung và phương pháp nghiên cứu, giảng dạy lịch sử dân tộc đã trở thành một yêu cầu cấp thiết ở thời điểm chuyển giao thế kỷ.

Đổi mới về nội dung, trước hết là bảo đảo tính toàn diện, tính biện chứng. Lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến hôm nay đã trải qua nhiều bước thăng trầm, có vinh quang và có cả tủi nhục, có thắng lợi và có thất bại, có nhiều vận hội thuận lợi và có không ít thách thức cản ngại... Nghiên cứu và giáo dục lịch sử không phỉa chỉ để ca ngợi và những mặt tích cực, mà còn phải làm rõ mất mát đau thương cũng như hệ quả tiêu cực để đúc kết những bài học giá trị từ thực tiễn lịch sử. Giáo dục lịch sử một cách toàn diện còn có nghĩa là phải tìm hiểu sâu sắc và đồng bộ mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, quân sự đến văn hoá, tư tưởng... đã có thời chúng ta chú trọng nhiều đến lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, đấu tranh giai cấp... mà có phần xem nhẹ lịch sử kinh tế, văn hoá- tư tưởng... Nhưng gần đây dường như lại xuất hiện tình trạng đổ dồn nghiên cứu lịch sử kinh tế- xã hội ở thời hiện đại mà ít quan tâm đi sâu vào lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông ở các thời kỳ trước ? Hoặc thái quá, hoặc bất cập- cả hai thái độ đó đều không phù hợp với tư duy nghiên cứu, giảng dạy lịch sử dân tộc một cách toàn diện và biện chứng.

Đổi mới về phương pháp nghiên cứu, giảng dạy cũng là vấn đề cấp bách -từng là nội dung của nhiều hội thảo khoa học ở các cấp độ khác nhau. Ơû đây chỉ xin nhấn mạnh vài điểm chính. Dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, người nghiên cứu và giảng dạy lịch sử rất cần hiểu rõ: “Chúng ta không coi lý luận của Mác như là một cái gì đó đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm. Trái lại chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần pahỉ phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống ”(4). Lịch sử mỗi quốc gia, mỗi dân tọc đều có những đặc thù, cho nên để hiểu rõ lịch sử dân tộc phải nhận thức và vận dụng đúng, linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghiên cứu lịch sử, khắc phục tính giáo điều, công thức và “chủ nghĩa sơ đồ” trong nghiên cứu, giảng dạy. Nắm vững và kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử luôn là nguyên tắc phương pháp luận quan trọng bậc nhất. Bên cạnh đó, khoa học lịch sử ở thời điễm hiện nay rất cần tiếp cận phương pháp liên ngành, tiếp cận và thu nhập những tri thức và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học, xã hội học, văn hoá học v.v... để bổ sung và hoàn thiện nội dung và phương pháp nghiên cứu của mình, làm cho sử học phản ánh trung thực, đầy đủ bản chất và quy luật của đời sống xã hội.

3. Một vấn đề khác cần lưu ý là nghiên cứu, giáo dục lịch sử dân tộc trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay không thể không tính đến việc giao lưu, hội nhập quốc tế. Thế hệ trẻ Việt Nam muốn hiểu mình đầy đủ cần phải hiểu người sâu sắc. Sự phát triển của dân tộc Việt Nam không thể tách rời sự phát triển chung của nhâ loại, cho nên muốn “Dân giàu, nuớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, nhất thiết phỉa có những hiểu biết về cách mạng công nghiệp, về sự phát triển của khoa học- kỷ thuật, về những thành tựu kinh tế- văn hoá- xã hội ... (cũng như những mặt trái ở các lĩnh vực này) của các quốc gia dân tộc khác để chủ động kế thừa, tiếp nhận (hoặc từ chối, loại trừ). Như vậy, yêu cầu nâng cao, đổi mới giáo dục lịch sử dân tộc để hoà nhập với khu vực và thế giới để phục vụ tốt hơn cho việc đào tạo nguồn lực có chất lượng cao quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Giữ vững truyền thống và bản sắc dân tộc luôn là nguyên tắc hàng đầu trong hội nhập, giao lưu quốc tế. Tuy nhiên, truyền thống bao giờ cũng gắn liền với hiện đại, nói cách khác hiện đại là sự nối tiếp của truyền thống trong sự phát triển liên tục của lịch sử dân tộc, ngược lại truyền thống chỉ tồn tại khi nó phù hợp với tính hiện đại. Cho nên cần có sự “gạn đục khơi trong” nghiêm túc từ trong di sản lịch sử dân tộc để bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống, để giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc; mặt khác phải đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu, giáo dục lịch sử thế giới, nhất là các quốc gia dân tộc có ảnh hưởng trực tiếp đến lịch sử Việt Nam để hấp thu tinh túy của văn minh nhân loại, biến nó thành nguồn lực góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Nhưng ở góc độ khác, cần phải thấy rằng chưa bao giờ sức ép của xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa được sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại đã tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc đến nền văn hóa của các quốc gia, dân tộc như hiện nay. Do đó, cùng với xu thế giao lưu, hội nhập quốc tế phải là việc nâng cao bản lĩnh dân tộc, chống lại xu hướng “nhất thể hóa” về văn hóa. Muốn vậy, phải phát huy tối đa nội lực của dân tộc - mà thực chất là của văn hóa dân tộc, được hình thành và bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử. Phải quan niệm rạch ròi rằng, hiện đại hóa không có nghĩa là đồng nhất với “phương Tây hóa” và không phải là sự lai căng, vọng ngoại. Cho nên, thực hiện giao lưu và hội nhập quốc tế càng phải đề cao các giá trị truyền thống Việt Nam: tinh thần yêu nước, gắn bó với cộng đồng, cần cù lao động, tự lực cánh sinh, trọng thầy, hiếu học, trọng nhân nghĩa... Xét đến cùng, giáo dục các nội dung này vẫn chính là nhiệm vụ trung tâm của những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử dân tộc.

Chú thích:

(1), (2), (3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội IX của Đảng, Lưu hành nội bộ, tháng 7-2000.
(4) V.I. Lênin, Toàn tập, tập 4 (bản tiếng Việt), Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1977, tr. 232.
Chữ ký của ChauTienLoc




 

Suy nghĩ về việc nghiên cứu & giáo dục LSDT ở thời điểm chuyển giao thế kỷ.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH XÃ HỘI :: Việt Nam ngày nay-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất