CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH I_icon_minitimeThu Jun 25, 2009 7:23 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH Laodong1 Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH DHVgioi Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH Medal124 Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH 36Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH 40Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH 102Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH

 
Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH
Tưởng Phi Ngọ
(Giảng viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM)

Chủ động chia quỹ thời gian còn lại cho những nội dung ôn tập, sao cho không bỏ sót nội dung nào.

Cần chú ý

- Tài liệu chính thức dùng để ôn tập là SGK phân ban hiện hành, các SGK những năm trước (có một số điểm khác SGK năm nay) chỉ nên dùng để tham khảo. Cần học đủ nội dung đã quy định gồm toàn bộ nội dung SGK lớp 12 và một phần SGK lớp 11. Không nên học tủ, không tin vào bất kỳ ai có “khả năng đoán đúng đề thi”. Chủ động chia quỹ thời gian còn lại cho những nội dung ôn tập, sao cho không bỏ sót nội dung nào.

Ôn tập thế nào?

Kiến thức lịch sử gồm hai phần: Sự kiện lịch sử đã xảy ra như thế nào (gọi là diễn biến) và sự kiện đó cần được hiểu ra sao (rút ra ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm, giải thích, đánh giá, khái quát...). Đề thi kiểm tra cả hai phần đó để xem thí sinh “biết” sự kiện lịch sử đến đâu và “hiểu” sự kiện ấy ở mức độ nào.

Câu hỏi của đề thi có hai mức độ: dễ và khó.

Câu dễ nặng về yêu cầu thí sinh trình bày những gì có sẵn trong SGK như hoàn cảnh lịch sử, diễn biến của một phong trào đấu tranh, nội dung một chính sách, văn kiện, hiệp định hay kết quả, ý nghĩa lịch sử... Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là thí sinh viết ra tất cả những gì học thuộc trong SGK, mà phải chọn lọc kiến thức để trả lời. Vì vậy, thí sinh nên tham khảo đề thi và đáp án một số năm trước để biết trả lời những gì là cần và liều lượng thế nào là đủ.

Câu khó đòi hỏi tư duy nhiều hơn, phải tự thiết kế câu trả lời. Loại này thường yêu cầu so sánh (các sự kiện, văn bản), tổng hợp một vấn đề nào đó trên cơ sở những sự kiện lịch sử đã biết hay chỉ ra tác động của một sự kiện lịch sử thế giới cụ thể đối với Việt Nam.

Dù dễ hay khó thì việc cần làm ngay lúc này là nắm lại toàn bộ kiến thức cơ bản, không nên học thuộc lòng mà vạch ra các ý cần trả lời (của một nội dung, một câu hỏi). Trên cơ sở các ý đó, tập nói hoặc viết bằng ngôn ngữ của mình (không cần phải giống hệt câu chữ trong SGK, miễn sao đúng là được). Đến khi làm bài, dùng giấy nháp để liệt kê đủ các ý, sắp xếp chúng theo trình tự rồi viết hoàn chỉnh theo cách diễn đạt của mình. Nếu đang viết mà nảy ra ý mới cần bổ sung thì viết ngay ra nháp rồi lại viết tiếp.

Một số ví dụ về nhớ ý:

- Cách mạng Tháng 8.1945 thành công do hai nguyên nhân là khách quan và chủ quan.

- Kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cùng có bốn nguyên nhân thắng lợi thuộc về vai trò của Đảng ta, quân dân ta, hậu phương và quốc tế.

- Ý nghĩa thắng lợi của các cuộc cách mạng lớn như Cách mạng Tháng Tám (1945), Cách mạng Trung Quốc (1949), Kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)... gồm ý nghĩa dân tộc và ý nghĩa quốc tế. Ý nghĩa dân tộc gồm hai ý nhỏ là thắng lợi đó “kết thúc” cái gì và “mở ra” cái gì. Ý nghĩa quốc tế cũng gồm hai ý nhỏ là thắng lợi đó tác động ra sao đối với các lực lượng cách mạng và phản cách mạng quốc tế.

- Về quá trình chiến đấu của quân dân ta ở miền Nam chống “Chiến tranh cục bộ” cần nhớ các ý lớn là: Chiến thắng Vạn Tường (1965) và ý nghĩa mở đầu quá trình..., chiến công hai mùa khô (1965-1966; 1966-1967), cuối cùng là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968, ý nghĩa kết thúc quá trình... Dù thời gian làm bài nhiều hay ít thì cũng cần nêu đủ các ý đó.

- Nếu đề yêu cầu trình bày sự hình thành trật tự thế giới hai cực Yalta (1945-1949) thì phải nêu tóm tắt ba nội dung là: Hội nghị Yalta (2.1945), sự hình thành Liên Hiệp Quốc và sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập. Nếu đề hỏi riêng về Hội nghị Yalata thì chỉ trả lời trong phạm vi hội nghị đó mà thôi.

- Tương tự như thế, khi học lịch sử Liên Xô (1945-1991), trước hết phải nhớ trong gần nửa thế kỷ đó, lịch sử Liên Xô đã trải qua mấy giai đoạn, nội dung chính của mỗi giai đoạn đó là gì, sau đó mới nhớ nội dung chi tiết của từng giai đoạn.

Ngoài các câu hỏi quen thuộc về nội dung, diễn biến, cần chú ý tới các câu hỏi khó hơn đòi hỏi so sánh, khái quát hoặc chỉ ra mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Ví dụ: so sánh nội dung Cương lĩnh của ĐCSVN (tháng 2.1930) với Luận cương (tháng 10.1930) của ĐCSĐD; Những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ (1945 – 1975); Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1920-1930 hay 1941-1945; Những thắng lợi của quân Đồng minh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật và tác động của những thắng lợi đó đối với Việt Nam năm 1945...

Nguồn : hocmai.vn
Chữ ký của ChauTienLoc





Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH I_icon_minitimeSat Jun 27, 2009 9:31 pm

meocon_doibungroi_1249
ăn và đi mua sắm

Thành viên cấp 2

meocon_doibungroi_1249

Thành viên cấp 2

http://vn.myblog.yahoo.com/meocon_doibungroi_1249/article?mid=19
Họ & tên Họ & tên : Bùi Quỳnh Nga
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 59
Đến từ Đến từ : Cao Bằng
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : ăn và đi mua sắm
Điểm thành tích Điểm thành tích : 119
Được cám ơn Được cám ơn : 16

Bài gửiTiêu đề: Re: Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH

 
hô hô cám ơn nhé!
Chữ ký của meocon_doibungroi_1249




 

Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH XÃ HỘI :: Việt Nam ngày nay-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất