Ở trang 58 trong cuốn văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm GS. Trần quốc vượng có đề cập đến Các nhà Nho yêu nước Việt Nam thường nhận thức được rõ "Thổ hữu chủ" (Lê Văn Thịnh), "Địa phận Nam Bắc" (Phạm Sư Mạnh), "Giang sơn hữu hạn phân Nam Bắc" (Nguyễn Trung Ngạn), "Sóc Nam giới hạn tự an bài" (Ngô Thì Nhậm)... Nghĩa là có ý thức rõ về độc lập chính trị và chủ quyền lãnh thổ, nhưng lại khá mơ hồ trong ý thức độc lập về văn hoá. Mà văn hoá tức là lối sống, là tâm hồn dân tôc. Độc lập về văn hoá mới độc lập sâu sắc, vững chắc..." đó là một quan điểm hết sức quan trọng. Đó là một quan điểm mới, đặt nền móng cho vịêc nghiên cứu về văn hoá Việt Nam. Để đi vào bàn vấn đề này tôi xin dẫn một câu nói của PGS. Trần Thanh Đạm khi đánh giá cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam như sau: “tác giả muốn thoát ra khỏi cái mà trước nay ta thường hay mắc phải – đó là cái gọi là “dĩ Âu vi trung” (Eurocentrisme) và “dĩ Hoa vi Trung”(Sinocentrisme) về Văn hoá Việt Nam truyền thống thì ta nghĩ bắng công cụ Trung Hoa, coi Trung Hoa là chuẩn mực; về mặt văn hoá Việt Nam hiện đại thì ta gnhĩ bằng công cụ phương Tây, xem phương Tây là khuông mẫu….”(Trần Ngọc Thêm, Tìm về BẢN SẮC VĂN HOÁ VIỆT NAM, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, in lần thứ tư, 2004, trang 621), hay nói cách khác khi bàn về văn hoá truyền thống Việt Nam thì xem “Lễ nhạc như Tiền Hán, y quan giống Thịnh Đường”(Trần Quốc Vượng, Văn hoá Việt Nam TÌM TÒI VÀ SUY NGHẪM, Nhà xuất bản Văn Học,2003, trang 58) và những quan điểm dĩ Âu vi trung (Eurocentrisme) và “dĩ Hoa vi Trung”(Sinocentrisme) là một quan điểm không phù hợp với tinh thần nghiên cứu thật sự nghiêm túc về văn hóa Việt Nam, GS. Trần Quốc Vượng là một trong những cánh chim đầu đàng trong lĩnh vực nghiên cứu về văn Hóa Việt Nam đã chỉ ra những quan điểm mà chúng ta, đặc biệt là những nhà Nho mặc dù họ có ý thức chủ quyền dân tộc, thế nhưng về bình diện văn hóa họ lại không nhận thức được một cách rõ ràng, điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ những nhà Nho mặc dù là tầng lớp trí thức thế nhưng họ lại bị ảnh hưởng bởi “Nho Học” quá nhiều, cho nên quan niệm “dĩ Hoa vi trung”(以华为中)là một điều khó tránh khỏi. Giáo sư Trần Quốc Vương đã mở đường cho giới học giả có một cái nhìn thật sự đúng đắn khi nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, mới đây với tác phẩm của Stephen Oppenheimer do
Lê Sĩ Giảng, Hoàng Thị Hà dịch từ nguyên tác tiếng Anh: Eden Of The East (Địa Đàng Ở Phương Đông) Hiệu đính: GS. Cao Xuân Phổ, Nhà xuất bản Lao Động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây ấn hành, Hà Nội, 1/2005 đã làm sững sốt một số nhà ngihên cứu, đập tan quan điểm khu vực Đông Nam Á là bản sao của hai nền văn minh đại thụ đó là Ấn Độ và Trung Hoa. Dưa trên những cứ liệu khảo cổ học, cũng như chủng tộc học, … giáo sư Trần Quốc Vượng đã chỉ ra sự độc lập của văn hóa Việt Nam mà một số nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đã khẳng định và dùng những khái niệm như “khúc xạ”, “giao lưu tiếp biến”, “vượt gộp”, … và đã chỉ ra rõ ràng về bức tranh văn hóa Việt Nam.
Xin nhấn mạnh thêm ở đây “văn hoá tức là lối sống, là tâm hồn dân tôc” khi nào ch1ung ta ý thức rõ về dân tộc Việt Nam trong tinh thần không “dĩ Hoa vi Trung”(Sinocentrisme) và “dĩ Âu vi trung” (Eurocentrisme) thì khi ấy mới tìm ra được bản sắc văn hóa Việt Nam.
Để kết thúc bài tham luận này tôi xin dẫn ra quan điểm “văn hóa dân gian là cội nguồn của văn hóa dân tộc”, chúng ta cần phải có một cái nhìn về diện mạo văn hóa Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam chỉ ra những đặc điểm vốn là của Việt Nam vịêc làm ấy không chỉ giới hạn trong phạm vi những nhà nghiên cứu văn hóa mà là của những người Việt Nam, mãi cho đến thời gian gần đây mà còn rất nhiều nhà trí thức còn quan điểm phiến diện, và dùng quan điểm “dĩ Hoa vi trung” mà cho rằng công trình nghiên cứu Tìm về BẢN SẮC VĂN HOÁ VIỆT NAM của GS. Trần Ngọc Thêm là “dĩ Việt vi trung” là một điều hết sức sai lầm, đó là một sự phê bình gượng ép, và còn bị tư tưởng cố hủ ấy trong lối tư duy. Trong phạm vi thảo luận tôi xin đưa ra quan điểm mình về vấn đề mà GS. Trần Quốc Vượng là một định hướng quan trọng, nền tảng cho cách định hướng tiếp cận về bản sắc văn hóa Việt Nam, đó là cơ sở để chúng ta làm một vịêc mà xưa nay đã gây ra nhiều tranh cãi, trả lại sự công bằng cho “văn hóa Việt Nam” đó chính là những đặc điểm nhận diện, “bản sắc văn hóa Việt Nam”