CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Văn hoá chợ búa . .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Văn hoá chợ búa  . . I_icon_minitimeWed Nov 19, 2008 9:26 pm

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Văn hoá chợ búa  . . 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Văn hoá chợ búa  . . 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Văn hoá chợ búa . .

 
Đã một thời, người Việt có tâm lý coi “chợ” và tất cả những gì liên quan đến “chợ” đều là thấp kém. Tâm lý này nảy sinh từ tính tự cấp tự túc của sản xuất nông nghiệp truyền thống.
Chả thế, trong bảng trật tự tứ dân “sĩ, nông, công, thương” thì “thương” (người buôn bán) bị xếp dưới cùng - tức là có giá t
rị thấp kém nhất. Còn các cụm từ có “chợ” thì không có lấy một cụm từ nào có sắc thái ý nghĩa tốt đẹp cả: chợ búa, (đồ) hàng chợ, cơm đường cháo chợ, ồn ào như chợ vỡ, liếm lá đầu chợ … Khi miêu tả hoặc thể hiện thái độ với người buôn bán và nghề buôn bán, người Việt lại càng không khoan nhượng trong việc dùng từ ngữ. Nào là “dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt ” ( lấy nông làm gốc, lấy thương làm ngọn); nào là “ gian tham mua quỵt bán lường ”; nào là “đấu hàng xáo, gáo hàng dầu”, thệm tệ hơn nữa thì có “ đồ hàng xén ”, “ đồ hàng tôm cá ”, “đồ con buôn” …
Bên cạnh tâm lý trên, do tiếp xúc với nền văn hóa Trung Hoa - một nền văn hóa gốc nông nghiệp nhưng rất coi trọng thương nghiệp - người Việt lại có một cách nhìn khác đối với nghề buôn nói chung và “chợ” nói riêng. Trong tiếng Việt, ta thường nói “ phi thương bất phú ” ( không buôn bán không giàu ). Khi đưa ra các tiêu chuẩn chọn địa điểm làm nhà thì tiêu chuẩn đầu tiên là gần “chợ”: “ nhất cận thị, nhị cận giang ” (nhất gần chợ, nhì gần sông). Khi lấy vợ, đàn ông kén người đàn bà đảm đang tháo vát ngoài chợ: “Trai khôn kén vợ chợ đông”. Như vậy, đối với chợ và hoạt động buôn bán nói chung, người Việt có tâm lý hai mặt: nửa coi thường nhưng nửa kia vẫn coi trọng.
Nếu đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ “chợ”, chúng ta còn thấy tâm lý trên được thể hiện một cách thú vị qua lối “nói thách” và “mặc cả” rất tiêu biểu và phổ biến trong mua bán.

1. Noùi thaùch vaø maëc caû
Theo cách hiểu thông thường, “nói thách” là câu nói của người bán đặt giá cho hàng hóa cao hơn rất nhiều so với giá trị thực của nó, làm cho người mua buộc phải trả giá thấp xuống. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này không đơn giản, chỉ là do người bán muốn thế, mà thực chất lại là từ phía người mua. Hẳn nhiên, đã đi mua thì ai cũng thích mua rẻ. Riêng người dân nông nghiệp Việt Nam, với túi tiền hạn hẹp, mọi thứ mua bán đều phải “quy ra thóc”; lại cộng với tâm lí “xót tiền”, “không mua không chết”, hoặc bí quá thì “tự làm lấy cũng xong”; thế nên họ đâu cần trả ngay một giá để mua mà thường bắt đầu trả bằng một cái giá rất thấp. Và người ta gọi cách trả giá dần từ thấp lên cao này là “mặc cả”.
Điều đáng nói ở đây chính là quy trình “nói thách và “mặc cả” diễn ra tương đối lâu trước khi có quyết định mua – bán.
Xưa kia, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, nông phẩm cũng không nhiều nên người có hàng đem bán là đã “oai” lắm. Người bán ỷ vào cái thế “ai cần thì mua, đây chưa cần bán” mà “nói thách” quá đáng. Mặt khác, người ta cho rằng tâm lý “chợ” xưa rất thuận lợi cho người bán vì “trăm người bán” mà có đến “vạn người mua”. Vì thế, nếu người bán chỉ “thách” một lần thì người mua phải mặc cả nhiều lần cho đến khi mua được thì thôi. Tất nhiên, cũng có cả những trường hợp khi chợ đã vãn thì người bán không “thách” mà người mua cũng mua được, mà chẳng phải “mặc cả”. Bởi vì, rõ ràng biết rằng “của rẻ là của ôi”, nhưng với tâm lí “mua vậy” của người mua và “bán vậy” của người bán, việc mua bán vẫn diễn ra êm thấm.
Hiện nay, lối “nói thách” và “mặc cả” truyền thống vẫn còn tồn tại, mặc dù tâm lí “chợ” nay đã rất thuận lợi cho người mua theo phương châm “khách hàng là thượng đế”.
Nhìn khái quát có thể thấy phía người bán đã có nhiều “nỗ lực” hơn, nhiều “sáng kiến” để thu hút khách hàng hơn, thậm chí người bán còn cố để đạt được “nghệ thuật” bán hàng nữa.
Trả giá là một kỹ năng xã hội mà nhiều người sẽ cảm thấy trống vắng nếu thiếu nó. Đó là cơ hội để chứng tỏ khả năng nhạy bén với thị trường, kỹ năng mua bán và cơ hội cho người bán hàng biết được khẩu vị của người mua hàng. Đó là một trò thể thao đầy tính tương tác, cạnh tranh và tính khuyến khích! Xét về khía cạnh này, siêu thị kém xa. Khách hàng ở siêu thị không cần phải nói một lời. Điều duy nhất người bán hàng nói là giá tiền. Chi tiết đó không mang tính xã hội chút nào.
2. Theà thoát – ngheä thuaät baùn haøng
Ở các chợ đô thị, nhiều hình thức ngôn ngữ mới xuất hiện. Một trong những dạng nổi bật là lối thề thốt của người bán. Nguyên tắc chung của lời thề thốt này là khẳng định chất lượng của hàng hóa để thuyết phục người mua. Với nguyên tắc chung này, người bán thường có hai cách biểu hiện sau.
Đầu tiên và dễ thấy hơn cả là cách người bán khen chất lượng hàng hóa của mình bằng việc nêu nguồn hàng tin cậy, cách chọn hàng kĩ lưỡng, vệ sinh hàng hóa sạch sẽ, cân đầy đủ … Ví dụ: “Hàng nhà em ngon nhất “chợ”, em phải cất công đi lấy tận lò, chọn kỹ từng quả một, không có hàng sai”, “Rẻ thì nài chứ em không cân điêu đâu, bác cứ tin em, thiếu một em đền mười”, hoặc “Không mua cũng phí, tiếc gì vài đồng, của rẻ là của ôi” …
Cách thứ hai cũng rất phổ biến là cách gián tiếp khen chất lượng hàng bằng việc khen người mua là “sành”, là “tinh mắt” khi chọn hàng nhà mình. Đây là phương thức đánh vào tâm lí người mua, làm cho người mua cảm thấy cần chứng tỏ mình đúng là “sành” như lời khen: “Chị sành thật, chị chọn đúng cái áo đẹp nhất hàng nhà em đấy, có đắt một chút nhưng mặc vừa như im, lại trẻ ra mấy tuổi” …
Có khi người ta còn dùng địa điểm bán hàng để gây độ tin tưởng cho người mua: “Ngày nào em cũng bán ở đây, em mà bán sai thì ai dám mua”. Hoặc cũng có lúc, người bán lấy những người mua khác làm căn cứ, tạo lòng tin cho người mua: “Chị X. ngày nào cũng lấy hàng nhà em”,…
Ngoài nguyên tắc lấy chất lượng lắm căn cứ, người bán còn lấy giá cả để thề nữa. Nào là “hàng nhà em giá mềm nhất chợ”, “Bác cứ yên tâm về giá cả, em bao luôn cho bác”, “Bác cứ sang các hàng bên, rẻ thì bác mua, bằng thì bác về mua cho em” … Nào là “Sáng sớm ngày ra, bác cứ giả em một vài lời, tiền còn nằm trong túi bác, em cứ nói thế chứ có lấy cả của bác đâu mà sợ”; “Em có bớt thì bớt tí chút thôi, quí cái vía bác nhanh nhảu, sáng sớm mở hàng bác cứ trả được giá là em bán, em không dám lấy lãi bác đâu” …
Thực chất, những lời thề kiểu như trên ít có giá trị chân thực bởi vì chúng không dựa trên một căn cứ thực tế nào hết. Nếu chỉ vì nghe những lời “ngon ngọt” mà người mau cứ mua hàng sai, rồi lại cứ đem ra đổi thì liệu có đổi được không ? Chúng ta chấp nhận chúng như những lời đưa đẩy rào đón cần thiết trong mua bán mà cả người mua và người bán đều thấy cần phải có, tất nhiên không thể lạm dụng quá mức được, có khi chỉ vì nghe quá nhiều lời thề thốt của người bán mà người mua không muốn mua.
Quả là, khi xã hội đã bước vào nền kinh tế thị trường thì những yếu tố ngôn ngữ trong văn hóa “ chợ ” cũng có những biến động theo chiều hướng tích cực.
( Sưu tầm )
Chữ ký của Thành Hưng




 

Văn hoá chợ búa . .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Bản sắc Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất