Tàng tự thạch này đã được chính quyền Trung Quốc nghiên cứu (có đóng dấu xác nhận là THẬT của cơ quan nhà nước). Tuy nhiên vì thông điệp nhạy cảm của nó thông tin về nó hiện đang bị chặn tại Trung QuốcVào tháng 6 năm 2002, một tảng "đá chứa chữ" (tàng tự thạch) có 270 triệu năm tuổi đã được phát hiện ở Quí Châu. Một vết nứt gãy hình thành 500 năm trước từ một khối đá to đã để lộ sáu chữ đại tự chỉnh tề "Đảng Cộng Sản Trung Quốc Chết " (Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong) viết bằng bút lông. Chữ "Chết" (亡) đặc biệt lớn. Các phương tiện truyền thông ở lục địa Trung Quốc đều đưa tin này, nhưng họ đã dấu từ "Chết" và chỉ đề cập đến những chữ "Đảng Cộng Sản Trung Quốc". Tuy nhiên từ "Chết" có thể được thấy rõ ràng trong những bức ảnh đăng trên tờ Nhân Dân Nhật Báo Trực Tuyến và website Tân Hoa (Xinhua.Net).
Theo một ấn bản hải ngoại của tờ Nhân Dân Nhật Báo thì Bình Đường là một vùng núi cao thung lũng ở tỉnh Quí Châu, nằm ở phía tây nam Trung Quốc. Làng Chưởng Bố ở huyện Bình Đường là một điểm thắng cảnh trải rộng khoảng 6 km. Các cảnh đẹp tự nhiên có thể được thấy với những ngọn núi, con sông, các tảng đá, hang động, tre, cây cối và cá huyền bí. Vùng này nằm rất tách biệt, và vẫn không bị con người đụng chạm đến trong một thời gian dài.
Vào tháng 6 năm 2002, triển lãm nhiếp ảnh quốc tế Duyun đã đề nghị coi vùng này như là một điểm thắng cảnh để chụp ảnh. Trong khi quá trình làm sạch vùng này, tảng "đá chứa chữ" đột ngột được phát hiện.
Tảng "đá chứa chữ" bị tách làm đôi vì rơi xuống từ vách đá, và kẽ hở rộng đủ để chứa hai người. Mỗi phần dài 7 mét, gần 3 mét chiều cao và nặng 100 tấn. Những chữ chỉnh tề "Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong" có thể được thấy rõ ràng phần tảng đá bên phải, và mỗi chữ gần một thước (mười tấc) vuông. Các chữ được viết quá rõ ràng đến mức chúng có vẻ như là được khắc.
Sau khi tới khu vực thắng cảnh ở làng Chưởng Bố vào tháng 10 năm 2003, phó biên tập của tờ Nhân Dân Nhật Báo là Lương Hành đã viết, "Trong khi ở phía trên vách đá thường thì mọi người có thể phát hiện những đám mây trắng có vẻ giống như các con , hoặc cái gì đó trông như người hoặc con thú, bức tranh hoặc biểu đồ, tuy nhiên tất cả những thứ này không vượt qua giới hạn tạo bởi sự xuất hiện của bức họa chữ tượng hình này. Nếu ngày nay một khối đá to đột nhiên có thể viết, nói, khắc, phát triển kỹ năng viết, hoặc sử dụng các thuật ngữ chính trị, thì làm sao con người có thể tin điều đó. Thậm chí họ có dám tin điều đó không? Tuy nhiên, đối mặt với hai phần của của tảng "đá chứa chữ" bị tách ra, chúng ta không có cách nào khác là tin.
Các du khách tới để tìm kiếm các hiện tượng khác thường không thực sự dám tin điều này. Dù sự khéo léo của trời có đến đâu thì cũng làm sao mà có thể xảo diệu đến thế? Đã có "sách trời", "đá thái dương", "đá thần", vv., và bây giờ có "đá chứa chữ" đã trở thành kỳ quan chính của thung lũng Chưởng Bố thuộc "bảy kỳ quan", và đã nhận được sự khâm phục từ nhiều người.
Trong tháng 8 năm 2003, huyện Bình Đường đã mời một chuyên gia địa chất từ tỉnh Quí Châu tới để điều tra nghiên cứu Chưởng Bố, chuyên gia này sau đó đã viết một báo cáo chi tiết của cuộc khảo sát. Báo cáo đã khẳng định rằng "đá chứa chữ" đã rơi từ một vách núi cao về phía thung lũng sông của Chưởng Bố. Trên dốc đứng của vách núi, có thể thấy một vết lõm tương ứng từ đó tảng đá rơi. Sau khi tảng đá to này rơi, nó tách làm hai, và những chữ viết bằng bút lông "Đảng Cộng Sản Trung Quốc Chết" có thể được thấy rõ ràng ở phần bên phải đằng sau khe nứt.
Ba tháng sau, đoàn khảo sát văn hóa khoa học Trung Quốc gồm các nhà khoa học nổi tiếng để điều tra về các sự việc địa chất dị thường ở Bình Đường Quí Châu đã được thành lập để điều tra nghiên cứu "đá chứa chữ" trong khoảng từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 12 năm 2003. Đội gồm 15 người trong đó có Lí Đình Đống, là viện sĩ Viện Khoa Học Trung Quốc, phó giám đốc của Học Viện Khoa Học Địa Lý Trung Quốc và là một chuyên gia về Địa Chất Trên Không và Biểu đồ Địa Lý; Lưu Bảo Quân, một nhà địa chất học trứ danh của Học viện Khoa Học Trung Quốc, Lý Phượng Lân, giáo sư tại Đại Học Địa Chất Trung Quốc và là một thành viên ủy ban của Công Viên Địa Chất Quốc Gia thuộc Bộ Tài Nguyên Đất Quốc Gia, chuyên gia cổ sinh vật học.
Các chuyên gia tin rằng "đá chứa chữ" ở thung lũng sông của Chưởng Bố là có từ khoảng 270 triệu năm trước, vào thời kỳ Pecmi. Sự sắp xếp ngay ngắn của các chữ trên "đá chứa chữ" có thể được giải thích từ khía cạnh địa chất rằng không có dấu hiệu là đã được người làm, tuy thế khả năng xảy ra là nhỏ. Tảng "đá chứa chữ" này không chỉ là một kỳ quan tầm cỡ thế giới, mà còn có một giá trị nghiên cứu địa chất lớn.
Trong cuộc điều tra này, các phóng viên của tờ Nhân Dân Nhật Báo, đài truyền hình CCTV, tờ Quang Minh Nhật Báo, Vệ Tinh Du Lịch, đài Phát Thanh Quốc Tế Trung Quốc và 20 phương tiện truyền thông khác bao gồm cả People’s Daily.Net, Sina.Net, Eastern Net, Sohu.Net, Yahoo, và New China liên kết đưa tin về việc tìm thấy này. Hơn một trăm tờ báo, đài truyền hình, và website khác đã phát lại tin tức về cuộc điều tra khoa học này.
Mặc dù không ai dám đề cập đến từ thứ sáu "chết", và chỉ báo cáo về năm chữ đầu tiên, nhưng mọi người có thể thấy nó, hiểu ý nghĩa của nó.
Trong một vũ trụ vô hạn cho phép các khả năng vô hạn, mọi thứ đều có thể xảy ra. Trong không-thời gian vô hạn của chúng ta, tự nhiên luôn luôn có thể tạo ra đồ án lý tưởng nhất, trong khi sự xảo diệu này chỉ có thể xảy ra một lần trong hàng tỉ năm, thì bất ngờ nó đã xảy ra ở thôn Bố Y, huyện Bình Đường.