CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Tranh luận với "học dã" Chung-kụa về Biển Đông - TuanVietnam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tranh luận với "học dã" Chung-kụa về Biển Đông - TuanVietnam I_icon_minitimeThu Nov 11, 2010 4:17 pm

anvi_than
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài

Thành viên cấp 3

anvi_than

Thành viên cấp 3

http://vn.360plus.yahoo.com/dracu_bin_1993/
Họ & tên Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 217
Đến từ Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích Điểm thành tích : 368
Được cám ơn Được cám ơn : 92

Bài gửiTiêu đề: Tranh luận với "học dã" Chung-kụa về Biển Đông - TuanVietnam

 
Tranh biện về Biển Đông với học giả Trung Quốc

Tác giả: Huỳnh Phan
Bài đã được xuất bản






Phóng viên Tuần Việt Nam trò chuyện với Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh, từ Viện Luật pháp Quốc tế, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (Bắc Kinh) để thấy góc nhìn của một số nhà nghiên cứu Trung Quốc xung quanh câu chuyện Biển Đông.





Các đồng nghiệp, cả trong lẫn ngoài nước, nói rằng, tại cuộc Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ nhất, họ rất khó tiếp cận với các học giả đến từ Trung Quốc, hoặc, nếu có, thì các vị này chỉ nói rất qua loa về quan điểm phía Trung Quốc.
Phóng viên Tuần Việt Nam đã may mắn có cơ hội tiếp xúc với một học giả từ nước này, Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh từ Viện Luật pháp Quốc tế, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (Bắc Kinh), người đã trải qua thời thơ ấu ở một địa phương sát với biên giới Việt Nam, nơi xảy ra sự kiện Tháng Hai năm 1979, bên lề một cuộc hội thảo quốc tế về khai thác chung nguồn năng lượng biển ở châu Á, diễn ra vào thượng tuần tháng 8 năm nay tại thành phố Hồ Chí Minh.
(Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh cũng là một diễn giả tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai này, với tham luận nhan đề "Hợp tác quốc tế cùng phát triển nguồn lợi thủy sản".)
Thông qua những trao đổi với Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh, Tuần Việt Nam hy vọng cung cấp thêm cho độc giả một góc nhìn của giới nghiên cứu Trung Quốc về những vấn đề gây tranh cãi như đường lưỡi bò, lập trường giải quyết tranh chấp ở Biển Đông..., hay thậm chí cả cách tiếp cận đối với ASEAN của cường quốc phía Bắc này.
Tranh luận với "học dã" Chung-kụa về Biển Đông - TuanVietnam VuongHanLinhGS Ramses Amer (Thụy Điển) trao đổi với TS Vương Hàn Lĩnh bên lề Hội thảo tại TP.HCM.
Không tự lựa chọn hàng xóm được
Xin ông cho biết, vì sao phía Trung Quốc vẫn kiên trì với cách tiếp cận song phương đối với các tranh chấp trên Biển Đông?
TS Vương Hàn Lĩnh: Bởi vì cách giải quyết giữa hai bên liên quan, theo cái cách mà hai bên cho rằng công bằng nhất, là giải pháp tốt nhất. Còn sự tham gia của bên thứ ba chỉ làm phức tạp thêm tình hình.
Hơn nữa, nếu bên thứ ba lại tham gia bằng cách dùng vũ lực, hay các biện pháp phi hoà bình, thì ngay cả nếu tranh chấp được giải quyết, anh sẽ gặp rắc rối trong tương lai.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng anh có thể tự lựa chọn cách giải quyết tranh chấp mà anh cho là tốt nhất, có thể phân định được lãnh hải bằng cách này hay cách khác, nhưng chắc chắn là anh không thể tự lựa chọn được hàng xóm. Hai nước Trung Quốc và Việt Nam mãi mãi là hàng xóm, qua biết bao thế hệ và còn tiếp tục với rất nhiều thế hệ nữa.
Tôi muốn nhắc lại nếu không chọn cách giải quyết như tôi vừa nêu, các anh sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh. Điều này không hề tốt cho tương lai.
Rõ ràng lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc đã chứng kiến nhiều cuộc can qua, tuy rằng cũng có nhiều lúc quan hệ hai nước tốt đẹp...
(Cắt ngang) Đúng vậy. Nhưng những lúc quan hệ xấu không đáng là bao so với những lúc hữu hảo. Hữu hảo vẫn là hướng chủ đạo trong quan hệ. Và chính vì vậy hai nước nên chọn cách đàm phán song phương để vừa giải quyết được tranh chấp, và vừa duy trì được quan hệ hữu hảo.
Đàm phán song phương là tốt nhất, khó quá thì khai thác chung
Tranh luận với "học dã" Chung-kụa về Biển Đông - TuanVietnam VuongHanLinh1TS Vương Hàn Lĩnh.
Có một thực tế là tranh chấp trên Biển Đông không chỉ có song phương mà cả đa phương nữa, chẳng hạn như tại khu vực quần đảo Trường Sa. Vậy làm sao có thể chỉ chọn cách đàm phán song phương được?
Thứ nhất, dù thế nào đi nữa, câu chuyện tranh chấp trên Biển Đông vẫn chủ yếu là giữa Trung Quốc và Việt Nam, chứ ít liên quan tới các nước khác.
Thứ hai, giữa các nước ASEAN cũng có những tranh chấp song phương với nhau mà tự họ không giải quyết được. Chẳng hạn, mới năm ngoái thôi, Philippines đã phản đối mạnh mẽ đối với bản đăng ký chung về thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia.
Đã không tự giải quyết với nhau được, làm sao các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông lại có thể cùng nhau đàm phán với Trung Quốc được?
Thế nhưng, ngay cả với giả định các nước ASEAN chấp nhận đàm phán song phương với Trung Quốc, mặc dù tôi không mấy tin vào điều này, người ta vẫn nói rằng, trên thực tế, trong sự chênh lệch về tương quan lực lượng, nước nhỏ thường bị lép về hơn trong đàm phán song phương với nước lớn, thưa ông?
Nhưng chúng ta có việc phân định Vịnh Bắc Bộ là hình mẫu cho một kết quả công bằng cho cuộc đàm phán giữa một nước nhỏ và một nước lớn. Và cùng với nó là một thoả thuận đánh cá chung.
Thế nhưng, những ngư dân Việt Nam phàn nàn rằng tàu nhỏ của họ thường bị tàu lớn của Trung Quốc chèn ép. Đã đành phía Việt Nam cũng thừa nhận rằng thiếu sự chuẩn bị về phương tiện đánh bắt khi chỉ đăng ký những tàu nhỏ, trong khi Trung Quốc đã chủ động đổi thành tàu lớn, ngay trong quá trình đàm phán.
Như vậy, thoả thuận thì công bằng, nhưng trên thực tế, tàu nhỏ của nước nhỏ vẫn bị lép vế so với tàu lớn của nước lớn. Ông nghĩ sao?
Tôi chỉ biết rằng số lượng tàu cá của Việt Nam nhiều gấp bội so với số tàu cá của Trung Quốc.
Các nước đã rất nỗ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông, thế nhưng tiến trình đã bị ngưng trệ, bởi Trung Quốc áp dụng chính sách 3 không: nói không với quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nói không với đối thoại đa phương, nói không với bất kì cơ quan thứ 3 nào can dự giải quyết vấn đề Biển Đông. Chính sách đối ngoại 3 không này khiến cho xung đột Biển Đông không có hướng giải quyết. - GS Lokshin G. Mikhailovich (Nga)
Anh nói ngư dân Việt Nam phàn nàn, tôi cũng nói cho anh rằng ngư dân Trung Quốc cũng phàn nàn rằng họ thiệt thòi. Bởi theo thỏa thuận, phía Trung Quốc phải giảm bớt số tàu đánh cá, và nhiều ngư dân Trung Quốc bị mất việc, phải trông chờ vào trợ cấp của chính phủ.
Nói chung, chuyện tàu nhỏ, tàu lớn, chúng ta không có số liệu bằng chứng nên mọi chuyện chưa rõ ràng.
Nhân nói chuyện ngư dân, xin được hỏi ông về lệnh cấm biển của Trung Quốc. Mặc dù, để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cần phải cấm đánh cá một khoảng thời gian nào đó để tái tạo nguồn lợi hải sản.
Thế nhưng, đối với vùng chồng lấn về yêu sách chủ quyền, nên chăng Trung Quốc nên ngồi đàm phán với các nước ASEAN liên quan, rồi ra một lệnh cấm chung, như gợi ý của nhiều chuyên gia về biển, thay vì hành động đơn phương như Trung Quốc?
Bởi vì chính phủ Trung Quốc cho rằng tất cả những quần đảo nằm trong đường chữ U chín đoạn (Đường Lưỡi Bò) là thuộc về Trung Quốc và Trung Quốc đã thực thi chủ quyền và quyền tài phán từ cách đây hơn hai ngàn năm.
Chỉ có những chỗ liên quan đến thềm lục địa của các nước có liên quan, cũng như ngoài biển khơi, là chưa xác định rõ ràng và được coi là vùng chồng lấn. Cách tốt nhất là đàm phán song phương, còn chỗ nào khó quá thì khai thác chung.
Nhưng nhiều học giả trong và ngoài khu vực cũng cho rằng, bên cạnh thành công của thoả thuận khai thác chung về thuỷ sản ở vùng phân định ranh giới tại Vịnh Bắc Bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam, hay khai thác chung dầu khí ở Vịnh Thái Lan giữa Thái Lan và Malaysia, cũng có sự thất bại liên quan đến thoả thuận thăm dò địa chấn biển chung (JMSU) giữa ba bên là các công ty dầu khí của Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Ông giải thích thế nào về chuyện này?
Còn anh nghĩ thế nào?
Theo thông tin báo chí mà tôi được biết, Quốc hội Philippines đã không phê chuẩn việc tiếp tục thoả thuận này sau ba năm, và nó tự nhiên hết hiệu lực. Quốc Hội Philippines dựa vào luận điểm rằng có sự mờ ám giữa thoả thuận này, khoản ODA khổng lồ mà Trung Quốc cam kết với chính phủ của Tổng thống Arroyo, và những ưu đãi thuế quan liên quan đến hãng truyền thông ZTE của Trung Quốc.
Báo chí nói sai rồi. JMSU thất bại do sự can thiệp của Mỹ, khi họ gây sức ép lên chính phủ của bà Arroyo thông qua phe đối lập. Thoả thuận nào trong khu vực này mà Mỹ chẳng can thiệp.
Không thể thay đổi lịch sử
Quay lại chuyện chủ quyền, Trung Quốc nói có chủ quyền và quyền tài phán cả nghìn năm nay nhưng lại không đưa ra được những bằng chứng về việc thực hiện chủ quyền của chính phủ trung ương với các quần đảo này. Trong khi đó, phía Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và chứng cớ pháp lý, chẳng hạn với quần đảo Hoàng Sa, từ hàng trăm năm nay. Ông nói sao?
Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc.
Việt Nam đang chuẩn bị Lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (thời điểm diễn ra buổi trò chuyện là vào tháng 8/2010 - pv), với biểu tượng lớn nhất là giữ vững nền độc lập, cũng như đấu tranh giành lại nó trong những khoảng thời gian nhất định trong lịch sử.
Tại sao chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên có luật pháp, công ước quốc tế đàng hoàng, mà ông lại sử dụng cách suy luận mang nặng tính hình thức trong quan hệ nước nhỏ với nước lớn ngày xưa như vậy?
Nhưng chúng ta cũng không thể thay đổi lịch sử.
Vẫn theo cách lập luận về tính lịch sử của mình, tại sao ông không nhắc tới Hoà ước Pháp - Thanh năm 1887, khi nhà Thanh chấp nhận để người Pháp, nhân danh chính phủ An Nam, thực thi chủ quyền ở những quần đảo này?
(Im lặng).
Vậy để lần sau có dịp, tôi sẽ giới thiệu với ông một số nhà nghiên cứu Việt Nam nắm vững vấn đề này cung cấp thêm tư liệu cho ông, với tư cách một học giả, để có thêm thông tin phục vụ nghiên cứu. Được không ạ?
Rất cám ơn anh.

Vào đây để tìm các bài khác:
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-11-11-tranh-bien-ve-bien-dong-voi-hoc-gia-trung-quoc
Chữ ký của anvi_than





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Tranh luận với "học dã" Chung-kụa về Biển Đông - TuanVietnam I_icon_minitimeThu Nov 11, 2010 4:32 pm

anvi_than
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài

Thành viên cấp 3

anvi_than

Thành viên cấp 3

http://vn.360plus.yahoo.com/dracu_bin_1993/
Họ & tên Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 217
Đến từ Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích Điểm thành tích : 368
Được cám ơn Được cám ơn : 92

Bài gửiTiêu đề: Re: Tranh luận với "học dã" Chung-kụa về Biển Đông - TuanVietnam

 
Chữ nghiêng là lời của phóng viên Tuần Việt Nam
Chữ thường là lời của ông Lĩnh


Qua tranh luận trên chúng ta ít nhiều hiểu được "lý lẽ của kẻ mạnh" mà Chung-kụa đang theo dùng...
Trích dẫn :
"Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc."

Chắc phải học tiếng Chung-kụa để xem SGK Chung-kụa viết cái gì...
Chữ ký của anvi_than





Tranh luận với "học dã" Chung-kụa về Biển Đông - TuanVietnam I_icon_minitimeFri Nov 12, 2010 6:59 pm

Nguyễn Thành Đạt
Ngẫm ra muôn sự trên đời Khó đem thành bại mà soi anh hùng

Thành viên cấp 1

Nguyễn Thành Đạt

Thành viên cấp 1

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Đạt
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 26
Đến từ Đến từ : Sông Núi Nước Nam
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Ngẫm ra muôn sự trên đời Khó đem thành bại mà soi anh hùng
Điểm thành tích Điểm thành tích : 36
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Tranh luận với "học dã" Chung-kụa về Biển Đông - TuanVietnam

 
Ý ông ta là năm sau năm 1885 hình như hòa ước Pháp - Thanh tại Thiên Tân hủy bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc và triều cống của nhà nguyễn cho Tàu . sau này kí thêm một số hiệp ước khác ( 1887 , 1895 )
Chữ ký của Nguyễn Thành Đạt





Tranh luận với "học dã" Chung-kụa về Biển Đông - TuanVietnam I_icon_minitimeSat Nov 13, 2010 12:12 am

SGK đại ca
Sách Giáo Khoa vô đối...

Thành viên cấp 1

SGK đại ca

Thành viên cấp 1

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 08/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 21
Đến từ Đến từ : Tủ sách Sách Giáo Khoa
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sách Giáo Khoa vô đối...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 38
Được cám ơn Được cám ơn : 13

Bài gửiTiêu đề: Re: Tranh luận với "học dã" Chung-kụa về Biển Đông - TuanVietnam

 
Nguyễn Thành Đạt đã viết:
Ý ông ta là năm sau năm 1885 hình như hòa ước Pháp - Thanh tại Thiên Tân hủy bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc và triều cống của nhà nguyễn cho Tàu . sau này kí thêm một số hiệp ước khác ( 1887 , 1895 )

chữ "thuộc quốc" bạn ạ. Cái nghĩa của nó không đơn giản =.=

Mọi người vào đây lấy bài Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc.???? ra mà đọc

http://vn.360plus.yahoo.com/vanph_vanpham/article?mid=5165

Trích:
Vương Hàn Lĩnh, một con người được coi là có học, có hiểu biết: Căn cứ vào đâu để ông khẳng định từ trước năm 1885 Việt Nam là thuộc quốc của Trung Quốc? Đúng từ thời Lý, Trần cho đến thời Nguyễn Tây Sơn có duy trí chế độ triều cống đối với Trung Quốc; triều cống không có nghĩa là thuộc quốc mà cái văn hóa ứng xử của nước nhỏ với nước lớn của người Việt Nam; Cái văn hóa này hoàn toàn không phải là cái văn hóa của một quốc gia thuộc quốc của Trung Hoa.
Phải chăng xuất phát từ cái lý cùn này, cái lý cùn mà Hàn đại nhân viễn ra để buộc Việt Nam phải thương thảo với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo theo các điều kiện do Trung Quốc đặt ra ư? Nếu không sẽ phảihứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh… ư?

Chữ ký của SGK đại ca





Tranh luận với "học dã" Chung-kụa về Biển Đông - TuanVietnam I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Tranh luận với "học dã" Chung-kụa về Biển Đông - TuanVietnam

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Tranh luận với "học dã" Chung-kụa về Biển Đông - TuanVietnam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH XÃ HỘI-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất