CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Các nước Đông Nam Á (Phần 2)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Các nước Đông Nam Á (Phần 2) I_icon_minitimeFri Jun 20, 2008 8:49 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Các nước Đông Nam Á (Phần 2) 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Các nước Đông Nam Á (Phần 2) Laodong1 Các nước Đông Nam Á (Phần 2) DHVgioi Các nước Đông Nam Á (Phần 2) Medal124 Các nước Đông Nam Á (Phần 2) 36Các nước Đông Nam Á (Phần 2) 40Các nước Đông Nam Á (Phần 2) 102Các nước Đông Nam Á (Phần 2) 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Các nước Đông Nam Á (Phần 2)

 
Các nước Đông Nam Á (Phần 2)
1. Lào

Lợi dụng thời cơ phát xít Nhật đầu hàng, từ ngày 23 – 8 – 1945, nhân dân Lào đã nổi dậy và thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. Ngày 12 – 10 – 1945, nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa giành chính quyền, chính phủ Lào ra mắt quốc dân và trịnh trọng tuyên bố trước thế giới nền độc lập của nước Lào.

Tháng 3 – 1946, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân Lào đã kiên cường đứng dậy tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Dưới sự lãnh đạo của những người Cộng sản, với sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam, phong trào kháng chiến ngày càng mở rộng, và từ năm 1947, các chiến khu dần dần được thành lập ở Tây Lào, Thượng Lào, Đông Bắc Lào… Ngày 20 – 1 – 1949, Quân giải phóng nhân dân Lào chính thức thành lập do Cayxỏn Phômvihản chỉ huy.

Ngày 13 – 8 – 1950, Đại hội toàn quốc kháng chiến của nhân dân Lào họp, thành lập nên Mặt trận Lào tự do và chính phủ kháng chiến Lào do Hoàng thân Xuphanuvông đứng đầu. Sự kiện trọng đại này đánh dấu bước ngoặt phát triển của cách mạng Lào.

Bước sang những năm 1953 – 1954, Quân giải phóng nhân dân Lào đã sát cánh cùng các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam mở nhiều chiến dịch lớn (chiến dịch Trung Lào, Hạ Lào năm 1953, chiến dịch Thượng Lào năm 1954…) nhằm phối hợp chặt chẽ với chiến trường Việt Nam trong thời gian này, đặc biệt quan trọng là trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Các chiến dịch này đều đã thu được những thắng lợi to lớn góp phần quan trọng vào việc đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp, buộc chúng phải kí kết Hiệp định Giơnevơ tháng 7 – 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.

Ngay sau khi chủ nghĩa thực dân cũ Pháp bị đánh bại, đế quốc Mĩ liền tìm mọi cách hất cẳng Pháp và phát động cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nhằm biến Lào thành một thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ.

Thông qua “viện trợ” kinh tế và quân sự, đế quốc Mĩ đã dựng nên chính quyền, quân đội tay sai và nắm quyền chi phối mọi mặt ở Lào. Giữa năm 1955, Mĩ điều khiển quân đội tay sai Viêng Chăn tấn công vào hai tỉnh tập kết của lực lượng cách mạng Lào ở Sầm Nưa, Phôngxalì; tiến hành càn quét, đàn áp lực lượng kháng chiến cũ ở khắp các tỉnh trong cả nước, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Lào.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (thành lập ngày 22 – 3 – 1955), quân và dân Lào đã đánh bại được các cuộc tấn công quân sự của địch, giải phóng thêm nhiều vùng rộng lớn ở Thượng Lào, Trung Lào và Hạ Lào (đến đầu những năm 60, vùng giải phóng Lào đã nối liền từ Thượng Lào đến Trung Lào và Hạ Lào, chiếm 2/3 đất đai và hơn 1/3 dân số cả nước). Cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân chống đế quốc Mĩ xâm lược cũng dâng cao mạnh mẽ ở khắp mọi nơi, kể cả thủ đô Viêng Chăn.

Năm 1964, Mĩ bắt đầu sử dụng không quân ném bom tàn sát dã man các vùng giải phóng, phái hàng ngàn cố vấn quân sự sang trực tiếp điều khiển cuộc chiến tranh và đưa nhiều đơn vị lính đánh thuê Thái Lan sang tham chiến ở Lào. Cũng từ đó, cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Lào chính thức chuyển sang hình thái “chiến tranh đặc biệt” và được nâng lên đỉnh cao nhất của nó – “chiến tranh đặc biệt tăng cường” từ năm 1969, sau khi Níchxơn trúng cử lên làm Tổng thống Mĩ. Mĩ đã ném 3 triệu tấn bom xuống Lào (tính trung bình mỗi người dân Lào phải chịu đựng 1 tấn bom) và liên tiếp mở những cuộc hành quân lớn nhằm đánh chiếm vùng giải phóng, tiêu diệt lực lượng cách mạng. Nhưng quân dân Lào đã từng bước đánh bại các kế hoạch leo thang chiến tranh của đế quốc Mĩ. Vì vậy, ngày 21 – 2 – 1973, Mĩ và tay sai buộc phải kí hiệp định Viêng Chăn lập lại hoà bình, thực hiện hoà hợp dân tộc ở Lào.

Thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam ngày 30 – 4 – 1975 đã cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, từ tháng 5 đến tháng 12 – 1975, nhân dân Lào đã nổi dậy và giành được toàn bộ chính quyền trong cả nước.

Ngày 2 – 12 – 1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập. Cũng từ đó, cách mạng Lào bước sang thời kỳ phát triển mới – xây dựng chế độ dân chủ nhân dân rồi từng bước tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Campuchia

Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng, tháng 10 – 1945, quân đội Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia. Triều đình phong kiến nhanh chóng quy thuận Pháp, và ngày 7 – 4 – 1946 kí với Pháp hiệp định chấp nhận sự thống trị trở lại của Pháp ở Campuchia.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và từ năm 1951 trở đi là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, nhân dân Campuchia đã anh dũng đứng dậy tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Những năm đầu, phong trào kháng chiến còn mang tính tự phát, cục bộ trong từng địa phương, chưa có một trung tâm lãnh đạo thống nhất. Cục diện kháng chiến ngày càng mở rộng, đòi hỏi bức thiết phải thống nhất tất cả các lực lượng cách mạng trong cả nước.

Từ ngày 17 đến ngày 19 – 4 – 1950, những người kháng chiến Campuchia đã tiến hành Đại hội quốc dân, thành lập ra Uỷ ban Mặt trận dân tộc thống nhất (Mặt trận Khơme) và bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng trung ương lâm thời, tức chính phủ kháng chiến do Sơn Ngọc Minh làm Chủ tịch. Ngày 19 – 6 – 1951, trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang trong cả nước, quân đội cách mạng chính thức thành lập lấy tên là Quân đội Itxarắc. Tháng 7 – 1951, Hội nghị đại biểu các đảng viên Cộng sản toàn Campuchia đã chính thức thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia theo quyết định của Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 2 – 1951 (quyết định tổ chức ở mỗi nước một đảng cách mạng riêng phù hợp với đặc điểm của từng nước).

Vào những năm 1953 – 1954, phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi và đã thu được những thắng lợi to lớn. Vùng giải phóng đã được mở rộng, chiếm khoảng ¼ lãnh thổ Campuchia với dân số ước tính khoảng gần 2 triệu người. Cuối năm 1952, tình thế quân sự, chính trị và tài chính của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương đã trở nên hết sức nguy kịch. Trong bối cảnh đó, Xihanuc tiến hành cuộc vận động ngoại giao (thường được gọi là “cuộc thập tự chinh của Quốc vương vì nền độc lập của Campuchia”), gây sức ép buộc chính phủ Pháp phải kí kết hiệp ước “trao trả độc lập cho Campuchia” ngày 9 – 11 – 1953. Tuy thế, quân đội Pháp vẫn nắm mọi quyền hành ở Campuchia.

Sau thất bại Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp buộc phải kí kết hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào, Việt Nam. Hiệp định cũng quy định tất cả các đơn vị quân đội Pháp phải rút khỏi lãnh thổ Campuchia, vĩnh viễn chấm dứt chế độ thống trị thực dân của Pháp ở Campuchia.

Sau hiệp định Giơnevơ, chính phủ Campuchia do Xihanuc đứng đầu đã thực hiện đường lối hoà bình, trung lập, không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía miễn là không có điều kiện ràng buộc. Nhờ vào đường lối này, Campuchia đã trải qua một thời kỳ phát triển hoà bình và có điều kiện đẩy mạnh công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, giáo dục của đất nước. Nhưng dưới sự điều khiển của Mĩ, ngày 18 – 3 – 1970, thế lực tay sai Mĩ đã làm cuộc đảo chính lật đổ Xihanuc, phá hoại nền hoà bình, trung lập và đưa Campuchia vào quỹ đạo cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ trên cả ba nước Đông Dương.

Ngay sau cuộc đảo chính, với sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược của nhân dân Campuchia vẫn có những bước phát triển nhanh chóng, lực lượng vũ trang cách mạng lớn mạnh và vùng giải phóng được mở rộng ở khắp mọi miền đất nước.
Mùa xuân 1975, quân và dân Campuchia mở cuộc tổng công kích giành thắng lợi cuối cùng. Ngày 17 – 4 – 1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.

Nhưng liền ngay sau khi Phnôm Pênh được giải phóng, tập đoàn phản động Pôn Pôt – Iêng Xari quay lại phản bội cách mạng. Chúng xua đổi nhân dân ra khỏi các thành phố, buộc về lao động và sinh sống trong những trại tập trung ở nông thôn.

Chúng tàn phá chùa chiền, trường học, cấm họp chợ và tàn sát dã man hàng triệu dân Campuchia vô tội. Về đối ngoại, chúng gây ra cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam Việt Nam, kích động sự thù hằn dân tộc chống Việt Nam. Trước thảm hoạ diệt chủng, nhân dân Campuchia sôi sục căm thù, nổi dậy đấu tranh chống lại chế độ Pôn Pốt – Iêng Xari. Ngày 3 – 12 – 1978, Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của mặt trận, được sự giúp đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam, quân và dân Campuchia đã nổi dậy kháng chiến ở nhiều nơi. Ngày 7 – 1 – 1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, chế độ diệt chủng Pôn Pốt – Iêng Xari bị lật đổ.

Sau thắng lợi này, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, nhân dân Campuchia một mặt phải thực hiện công cuộc hồi sinh, xây dựng lại đất nước bị tàn phá, mặt khác phải tiến hành cuộc nội chiến kéo dài chống lại các thế lực chống đối liên kết lại với nhau. Trải qua hơn một thập niên, cuộc nội chiến đã gây nên nhiều đau thương, tổn thất cho nhân dân và đất nước Campuchia.

Trước những biến chuyển mới của các mối quan hệ quốc tế và để thực hiện đường lối hoà hợp dân tộc, chính phủ Phnôm Pênh đã chủ động tiến hành những cuộc thương lượng với các lực lượng đối lập nhằm tìm ra một giải phóng chính trị chấm dứt cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn” đã kéo dài. Để thúc đẩy tiến tới một giải phóng chính trị cho vấn đề Campuchia, tháng 9 – 1989, Quân tình nguyện Việt Nam đã chủ động và đơn phương rút hết khỏi Campuchia. Với sự hỗ trợ của Inđônêxia và các nước uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an, qua nhiều năm thương lượng, các bên Campuchia đã đi đến thoả thuận thành lập Hội đồng dân tộc tối cao Campuchia (SNC) do thái tử N.Xihanuc làm Chủ tịch. Ngày 23 – 10 – 1991, tại Hội nghị quốc tế Pari về Campuchia, các bên đã kí Hiệp định hoà bình về Campuchia, tạo điều kiện để nhân dân Campuchia khôi phục và phát triển đất nước, xây dựng một nước Campuchia độc lập, hoà bình, tự do, dân chủ, trung lập và phồn vinh.
Chữ ký của ChauTienLoc





Các nước Đông Nam Á (Phần 2) I_icon_minitimeFri Jun 20, 2008 8:51 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Các nước Đông Nam Á (Phần 2) 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Các nước Đông Nam Á (Phần 2) Laodong1 Các nước Đông Nam Á (Phần 2) DHVgioi Các nước Đông Nam Á (Phần 2) Medal124 Các nước Đông Nam Á (Phần 2) 36Các nước Đông Nam Á (Phần 2) 40Các nước Đông Nam Á (Phần 2) 102Các nước Đông Nam Á (Phần 2) 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Trang 2

 
3. Inđônêxia và Thái Lan

Ở Inđônêxia, sau khi Nhật Bản đầu hàng, ngày 17 – 8 – 1945, đại diện các đảng phái, các đoàn thể yêu nước đã soạn thảo và kí văn bản Tuyên ngôn độc lập, sau đó bác sĩ Xucacnô đọc bản Tuyên ngôn trước cuộc mít tinh của đông đảo quần chúng ở thủ đô Giacacta, tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Inđônêxia.

Hưởng ứng Tuyên ngôn độc lập, ở cách thành phố như Giacacta, Xurabaya…, đông đảo quần chúng nhân dân đã nổi dậy chiếm lĩnh các công sở, đài phát thanh và giành lại được chính quyền từ tay phát xít Nhật. Ngày 18 – 8 – 1945, Hội nghị “Ủy ban trù bị độc lập Inđônêxia” gồm các đại diện các đảng phái, các đoàn thể đã họp thông qua hiến pháp và bầu Xucacnô làm Tổng thống nước Cộng hoà Inđônêxia.

Tháng 11 – 1945, được sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Hà Lan phát động cuộc chiến tranh xâm lược trở lại Inđônêxia. Lúc này, chính phủ Inđônêxia coi nhẹ việc phát động quần chúng nhân dân kháng chiến, mà chỉ nặng về thương lượng, thoả hiệp với thực dân Hà Lan. Năm 1949, chính phủ Inđônêxia đã kí với Hà Lan hiệp ước Lahay, biến Inđônêxia từ nước độc lập trở thành nước nửa thuộc địa của Hà Lan.

Từ năm 1953, chính phủ dân tộc dân chủ, do Đảng Quốc dân lãnh đạo đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khôi phục và củng cố nền độc lập của đất nước: phế bỏ phái đoàn cố vấn quân sự của Hà Lan ở Inđônêxia (1953), huỷ bỏ Hiệp ước Lahay (1956), thu hồi miền Tây Irian (1963), thi hành rộng rãi các quyền tự do dân chủ v.v…

Ngày 30 – 9 – 1965, đơn vị quân đội bảo vệ phủ tổng thống đã tiến hành cuộc đảo chính quân sự, nhưng cuộc đảo chính đã nhanh chóng bị dập tắt. Từ sau cuộc đảo chính, Xuháctô lên làm Tổng thống, đất nước Inđônêxia dần dần ổn định trở lại và sau đó phát triển nhanh chóng về các mặt kinh tế, văn hoá và giáo dục.

Từ những năm 50 đến nay, chính phủ Inđônêxia luôn luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, không tham gia các liên minh quân sự và đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xu thế đối thoại, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Là nước có tài nguyên phong phú và dân số đông, diện tích đất đai lớn nhất ở Đông Nam Á, Inđônêxia đang giữ một vai trò quan trọng trong khu vực và trên trường quốc tế.

Sau khi chiến tranh kết thúc, dưới danh nghĩa Đồng minh, quân đội Anh vào chiếm đóng Thái Lan với âm mưu khôi phục lại địa vị cũ của mình. Nhưng, thông qua “viện trợ” kinh tế, quân sự và đặc biệt thông qua các cuộc đảo chính quân sự (tháng 11 – 1947 và tháng 11 – 1951, v.v…), Mĩ đã hất cẳng được Anh và đưa các thế lực thân Mĩ lên cầm quyền ở Thái Lan. Tháng 9 – 1954, Mĩ lôi kéo Thái Lan gia nhập khối phòng thủ Đông Nam Á (SEATO) và thiết lập bộ chỉ huy khối quân sự này tại Băng Cốc. Chính phủ Thái Lan đã phái các đơn vị lính đánh thuê Thái Lan sang tham chiến bên cạnh Mĩ ở Lào và Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở ba nước Đông Dương. Từ năm 1979, Thái Lan đã ủng hộ và cung cấp “đất thánh” cho các thế lực chống đối chống lại chính phủ Phnôm Pênh và công cuộc hồi sinh của nhân dân Campuchia.

Việc thực hiện một đường lối đối đầu chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ba nước Đông Dương trên thực tế chỉ làm cho tình hình khu vực Đông Nam Á thêm căng thẳng, mất ổn định. Cũng vì thế, từ cuối những năm 80, những người cầm quyền Thái Lan đã đưa ra khẩu hiệu “biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường” và chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hoà bình. Cũng từ đó, mối quan hệ giữa Thái Lan và ba nước Đông Dương không ngừng được cải thiện và sự hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá không ngừng tăng tiến.

Từ năm 1960, nền kinh tế Thái Lan có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp (đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo), công nghệ dệt và may mặc, du lịch. Hiện nay, Thái Lan được xếp vào hàng những quốc gia đang đứng trước ngưỡng cửa trở thành một nước công nghiệp.

4. Các nước Đông Nam Á khác

Dưới danh nghĩa “Đồng minh”, tháng 9 – 1945, quân đội Anh tiến vào Mã Lai để tước khí giới quân Nhật, nhưng thực ra chủ yếu nhằm thiết lập trở lại nền thống trị của họ ở Mã Lai. Quân đội Anh đã tước vũ khí và giải tán đội quân kháng Nhật (thành lập năm 1942), thủ tiêu các cấp chính quyền cách mạng ở vùng giải phóng và đàn áp dã man lực lượng kháng chiến chống Nhật, đặc biệt là những đảng viên Cộng sản.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Malaixia, nhân dân Mã Lai đã đứng dậy tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống lại thực dân Anh, giải phóng dân tộc. Chính phủ Anh đã huy động hàng chục vạn quân với sự hỗ trợ của xe tăng, đại bác, máy bay… để tiến hành càn quét, tiêu diệt lực lượng kháng chiến. Thực dân Anh còn dồn đuổi nhân dân Mã Lai vào sinh sống trong những “ấp chiến lược” nhằm kiểm soát và tách nhân dân ra khỏi phát triển cách mạng. Tuy thế, thực dân Anh vẫn không thể dập tắt được phong trào kháng chiến của nhân dân Mã Lai.

Tháng 2 – 1956 chính phủ Anh buộc phải tiến hành đàm phán với đoàn đại biểu “chính phủ liên bang Mã Lai” và kí kết công nhận nền độc lập của Mã Lai vào tháng 8 – 1957. Ngày 31 – 8 – 1957, Mã Lai tuyên bố độc lập. Năm 1963 , Liên bang Malaixi thành lập.

Sau khi giành được độc lập, chính phủ Malaixia đã thi hành nhiều biện pháp nhằm củng cố nền độc lập dân tộc và thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hoá, giáo dục của đất nước. Từ những năm 70 trở lại đây, Malaixia đã đạt được những bước phát triển nhanh chóng về kinh tế: dầu mỏ, khí đốt, thiếc và cao su ( chiếm 1/3 sản lượng toàn thế giới), công nghệ lắp ráp ô tô, máy điện tử, truyền hình v.v…

Năm 1957, cùng với việc công nhận nền độc lập của Malaixia, Xingapo (ơlk 89]Singapo[/lk]) cũng được Anh công nhận độc lập. Năm 1963, Xingapo gia nhập Liên bang Malaixia, nhưng hai năm sau đó lại tuyên bố rút ra khỏi liên bang và thành lập một nhà nước độc lập.

Nằm ở vị trí thuận lợi và do tính năng động của giới cầm quyền trong những năm 70 và 80, Xingapo đã đạt được những bước phát triển hết sức nhanh chóng về kinh tế - được mệnh danh là một trong bốn “rồng nhỏ” của châu Á và được gọi là nước công nghiệp mới (viết tắt theo tiếng Anh là “NIC”). Từ nền kinh tế thương nghiệp đơn thuần, quá trình phát triển công nghệ của Xingapo được bắt đầu từ những năm 60, giai đoạn đầu chủ yếu tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sau đó đẩy mạnh các ngành có chiến lược khoa học kỹ thuật cao như điện tử, kỹ thuật điện, hoá chất, chế biến kim loại v.v… Xingapo hiện đang sản xuất ra những sản phẩm nổi tiếng thế giới: giàn khoan dầu trên biển, các linh kiện điện tử, thiết bị và máy tính điện tử…

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của liên minh tự do nhân dân chống phát xít, phong trào giải phóng dân tộc lên cao sôi nổi ở Miến Điện (nay gọi là Mianma). Trước sức ép đấu tranh của quần chúng nhân dân, tháng 10 – 1947, đế quốc Anh buộc phải kí kết “Hiệp ước Anh - Miến” công nhận Miến Điện là một nước hoàn toàn độc lập và tự chủ. Ngày 4 – 1 – 1948, Liên bang Miến Điện tuyên bố chính thức thành lập. Từ sau khi giành được độc lập đến nay, Miến Điện theo đường lối trung lập – không tham gia bất cứ liên minh quân sự, chính trị nào.

Mùa thu năm 1944, sau khi đổ bộ trở lại Philippin, Mĩ tiến hành đàn áp dã man lực lượng kháng chiến chống Nhật. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Philippin, đội quân kháng Nhật và nhân dân Philippin tiếp tục cuộc đấu tranh vũ trang chống đế quốc Mĩ để giải phóng diện tích, kết quả, tháng 7 – 1946, Mĩ buộc phải công nhận nền độc lập của Philippin và nước Cộng hoà Philippin thành lập. Tuy thế, Mĩ vẫn buộc giới cầm quyền Philippin phải kí kết nhiều hiệp ước bất bình đẳng.

Trong vài thập niên gần đây, chính phủ Philippin đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế sự ràng buộc của Mĩ về kinh tế, quân sự và củng cố nền độc lập, tự chủ của Philippin, như buộc Mĩ phải rút quân ra khỏi các căn cứ quân sự Cơlác và Subich…

Chữ ký của ChauTienLoc




 

Các nước Đông Nam Á (Phần 2)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch sử thế giới hiện đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất