SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Các nước Đông Nam Á
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I/ KHÁI QUÁT CHUNG.
- Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 triệu km², gồm 11 nước với số dân là 536 triệu người (theo thống kê năm 2002).
- Trước chiến tranh thế giới thứ 2 (1945), hầu hết các nước Đông Nam Á đều là những thuộc địa, nữa thuộc địa, nữa thuộc địa của các nước Đông Nam Á đều là những thuộc địa, nữa thuộc địa của các nước phương Tây, bị các nước phương Tây, bị các nước phương Tây ra sức bóc lột tàn bạo phong trào đấu tranh mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại.
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945), tất cả các nước Đông Nam Á đều giành độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo mô hình kinh tế khác nhau.
- Các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng nền kinh tế vững mạnh phát triển và đạt nhiều thành tựu to lớn như Thái lan, Singapo, Inđônêxia. Đặc biệt là Singapo nước có nền kinh tế phát triển nhất ở khu vực Đông Nam Á và được xếp vào hàng các nước phát triển trên thế giới (NIC, con Rồng). Điều đó chứng tỏ chỉ sau thời gian ngắn giành độc lập, các nước Đông Nam Á đã rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ. Trước tháng 4/1975, các nước Đông Nam Á đối đầu với ba nước Đông Dương. Sau dần dần chuyển sang đối thoại và hòa nhập. Hiện nay cả mười nước Đông Nam Á (ngoại trừ Đông Ti-mo) đã cùng vào ASEAN của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
- Cho đến tháng 4/1999 các nước Đông Nam Á đều là thành viên của hiệp họ các nước Đông Nam Á (ASEAN) đó là một tổ chức liên minh kinh tế, chính trị nhằm xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Biến đổi quan trọng nhất là biến đổi từ thân phận thuộc địa trở thành các nước độc lập. Nhờ có những biến đổi đó các nước Đông Nam Á mới có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển nền kinh tế, xã hội của mình ngày càng phồn vinh.
II/ LIÊN MINH QUÂN SỰ ĐÔNG NAM Á - SEATO. (South-East Asia Treaty Organization)
1/ Hoàn cảnh ra đời.
Để thực hiện “chiến lược toàn cầu” và phục vụ trực tiếp cho chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương và Đông Nam Á, ngày 8/9/1954, tại Manila, Mỹ đã lôi kéo một số nước lập ra khối “Liên minh quân sự Đông Nam Á” (SEATO) gồm 8 nước thành viên: Anh, Pháp, Mỹ, Ôxtrâylia, Newzeland, Philypin, Thái Lan và Pakistan.
2/ Tính chất, mục tiêu.
- Đây là một liên minh chính tri quân sự do Mỹ cầm đầu nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc và Chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á.
- Tháng 9/1975, SEATO bị giải thể vì Mỹ thất bại ở Đông Dương.
III/ SƯ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á – ASEAN. (The Association of Southeast Asian Nations – ASEAN)
[b]1/ Hoàn cảnh ra đời.
- Sau khi giành độc lập, nhiều nước Đông Nam Á có ý định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác cùng phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa và hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đối với Đông Nam Á, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Đông Dương ngày càng khó tránh khỏi thất bại.
- Ngày 8/8/19567, tại Băng Cốc (Thái Lan), thành lập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm 5 nước: Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia, Singapo và Philyppin. Trụ sở đặt tại Giacata (Inđônêxia). Sau đó kết nạp thêm Brunây (1/1984), Việt Nam (7/1995), Lào ( 7/1997), Mianma (7/1997) và Campuchia (4/1999).
2/ Mục tiêu.
Tuyên bố Băng Cốc (1967), tuyên bố Cu-la-lăm-pua (1971) và hiệp ước Ba-li (1976) đã khẳng định rõ mục tiêu chiến lược của ASEAN là phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực của các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình, an ninh chung và ổn định.
3/ Tính chất.
ASEAN là liên minh kinh tế chính trị, kinh tế Đông Nam Á.
4/ Nguyên tắc hoạt động.
Các nước ASEAN kí hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (Inđônêxia) đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ:
- Cùng nhau tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
- Không can thiệp vào việc nội bộ của nhau.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và hợp tác phát triển.
5/ Triển vọng của ASEAN:
Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (Người ta nói đến: ASEAN 3)
6/ Cơ cấu tổ chức.
- Hội nghị thượng đỉnh: là những người đứng đầu chính phủ ASEAN họp ba năm một lần để đề ra phương hướng và chính sách chung cho hoạt động của ASEAN và quyết định các vấn đề lớn.
- Cơ quan lành đạo ASEAN là hội nghị ngoại trưởng hàng năm của các nước thành viên.
- Ủy ban thường trực ASEAN đảm nhiệm công việc giữa hai kì hội nghị ngoại trưởng.
7/ Đặc điểm các giai đoạn phát triển của ASEAN (Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”như thế nào?).
- Giai đoạn từ năm 1967 – 1975, ASEAN còn là một tổ chức non kém, chưa có hoạt động nổi bật, sự hợp tác giưa các thành viên còn rời rạc.
- Giai đoạn từ năm 1976 đến nay: được bắt đầu bằng hội nghị thượng đỉnh lầ nhất họp ở Bali (Inđônêxia) vào tháng 2 năm 1976 mở ra một thời kì phát triển mới giữ vai trò ngày càng lớn trên thế giới.
- Giai đoạn từ năm 1976 – 1978 : ASEAN nhấn mạnh sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên hình thành cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn và xúc tiến đối thoại với các nước phương Tây.
- Từ năm 1979 : do vấn đề Campuchia quan hệ giữa ASEAN với các nước Đông Dương là đối đầu.
- Từ cuối năm 1989: khi vấn đề Campuchia quan hệ giữa ASEAN với các nước Đông Dương là đối đầu.
- Từ cuối năm 1989: khi vấn đề Campuchia được giải quyết mối quan hệ đó đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
- Giữa các nước ASEAN với Việt Nam, Lào, Campuchia đã diễn ra những cuộc tiếp xúc trao đổi và hợp tác kinh tế , văn hóa, khoa học đây là thời kì của ASEAN tăng trưởng mạnh.
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.
- Ngày 23/7/1997, ASEAN kết nạp thêm Lào, Mianma.
- Ngày 30/4/1999, Campuchia trở thành thành thành viên thứ 10 của ASEAN.
=> Như vậy sau khi Campuchia gia nhập ASEAN (1999), “ASEAN 6” đã phát triển thành “ASEAN 10”.Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, để cùng nhau phát triển phồn vinh. Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á.
8/ Mối quan hệ giữa ASEAN với Việt Nam.
a) Giai đoạn từ năm 1967 – 1973: quan hệ khá căng thẳng giữa hai phía (vì Philyppin và Thái Lan là hai thành viên của SEATO).
b) Giai đoạn từ năm 1973 – 1978: Sau hiệp định Paris tại Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với Thái Lan và Philyppin. Đã có những cuộc viếng thăm lẫn nhau và bắt đầu hợp tác song phương, đa phương trên nhiều lĩnh vực.
c) Giai đoạn từ 1989 – 1992: quan hệ căng thẳng, đối đầu vì vấn đề Campuchia các quan hệ bị ngưng trệ.
d) Giai đoạn từ 1989 – 1992: Quan hệ đã được cải thiện theo hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại hợp tác phát triển cùng tồn tại hòa bình với ba nướ Đông Dương vì có sự thay đổi trong năm nước lớn thuộc hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc Đông Nam Á mong được hòa bình, tồn tại phát triển (đường lối đổi mới của Việt Nam từ năm 1986, giải quyết tốt vấn đề Campuchia), giữa ASEAN và các nước Đông Dương đã diễn ra các cuộc tiếp xúc trao đổi, hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, khối lượng đầu tư ASEAN vào Việt Nam tăng.
e) Giai đoạn từ năm 1992 – 1995: Tháng 7/1992, Việt Nam trở thành quan sát viên của ASEAN. Ngày 28/7/1945, Việt Nam chính thức đẩy xu thế hòa bình ổn định và hợp tác.
9/ Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo thời cơ và thách thức cho dân tộc như thế nào? (Ý nghĩa Lịch sử của sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN).
a) Thời cơ.
- Tạo điều kiện để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á.
- Tăng cường mối quan hệ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
- Việt Nam có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất kĩ thuật so với các nước trong khu vực.
b/ Thách thức.
- Dễ bị hòa tan, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vì điều kiện kĩ thuật sản xuất còn kém hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Thái độ : cần bình tỉnh, tự tin, không bỏ lỡ thời cơ cần ra sức học tập khoa học kĩ thuật của các nước để thoát khỏi sự nghèo nàn lạc hậu từng bước tiến vào thời kì hiện đại hóa công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
10/ Khó khăn của ASEAN.
Tuy phát triển mạnh nhưng hiện nay một số nước ASEAN gặp nhiều khó khăn như mất cân đối giữa nông nghiệp và xuất khẩu, giữa thành thị và nông thôn, nợ nước ngoài tăng lạm phát, thất nghiệp, bệnh tật, chính trị, xã hội không ổn định, tệ nạn xã hội phát triển, cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực đến nay vẫn còn để lại ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, xã hội đến nhiều nước.