VỀ 100 NGÀY ĐẦU CẦM QUYỀN CỦA TỔNG THỐNG MỸ
BARACK OBAMA
----***----
Ngày 30/4/2009 là tròn 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Mĩ Barack Obama, theo kết quả thăm dò du luận, trong 100 ngày đầu cầm quyền ông nhận được 69% tỉ lệ ủng hộ (cao nhất những người đứng đầu Nhà trắng trong 20 năm qua – Bill Clinon 35%; G. Bush 39%). Ông làm được nhiều việc về đối nội và đối ngoại:
I/ VỀ ĐỐI NỘI: Trong 100 ngày đầu diễn ra suôn sẽ và thuận lợi, người dân Mĩ cơ bản hài lòng với Obama:
1/ Với những chính sách mạnh tay và quyết liệt, Obama tập trung đối phó với khủng hoảng tài chính và phục hồi nền kinh tế Mĩ, thành công nhất của Obama là đã thuyết phục được Quốc hội thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD với mục tiêu tạo ra 3 triệu việc làm mới, giảm sự lệ thuộc của Mĩ vào nhập khẩu dầu lửa…
2/ Obama có những quyết sách mạnh bạo về cải tổ ngành y tế, giáo dục, môi trường, giảm thuế cho gia đình lao động và doanh nghiệp nhỏ, phạt các ngành công nghiệp thải khí gây hiệu ứng nhà kính, tăng cường cho sinh viên vay vốn học tập…
Những chính sách trên nhằm chấn hưng nền kinh tế Mĩ, khôi phục sự “yên dân” và đồng thuận trong xã hội đa sắc màu.
II/ VỀ ĐỐI NGOẠI: Nhằm khôi phục hình ảnh nước Mĩ trên trường quốc tế, TT Obama đưa ra những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại tương đối “mềm dẻo” hơn G.Bush với nguyên tắc: sẳn sàng thừa nhận sai lầm, lắng nghe những vấn đề cũ và sẳn sàng đối thoại với các nước đối đầu. Điểm mới trong chính sách đối ngoại của Obama không phải là mục tiêu mà là phương pháp. Đối với các vấn đề nóng như: Iran, Irắc, Ápganixtan, nếu G. Bush chủ trương dùng sức mạnh thì Obama thiên về đối thoại. Trong khi thái độ của ông Bush đã khiến thế giới mất cảm tình với Mỹ thì ông Obama lại biết cách trấn an, có tài thuyết phục, biết tự đặt mình vào cương vị của người khác.
1/ Trong chính sách chống khủng bố: Mĩ chuyển chiến trường chính là Irắc sang Ápganixtan, Obama rất thành công trong việc thuyết phục các nước đồng minh NATO triển khai thêm 5000 quân tới Ápganixtan và phát tín hiệu sẳn sàng đối thoại với những người có thái độ ôn hòa đối trong lực lượng Taliban. Và tuyên bố nhanh chóng rút các lữ đoàn chiến đấu khỏi Irắc trong vòng 18 tháng và cam kết sẽ rút hết quân vào năm 2011.
2/ Đối với Iran: Obama tuyên bố sản sàng đối thoại để tháo gỡ những vướng mắc giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
3/ Đối với CHDCND Triều Tiên: Mặc dù CHDCND Triều Tiên luôn đưa ra những quan điểm cứng rắn (rút khỏi vòng đàm phán 6 bên, phóng thử vệ tinh, buộc các thanh sát viên IAEA và Mĩ phải chấm dứt các hoạt động và rời khỏi CHDCND Triều Tiên…) nhưng chính phủ Mĩ vẫn “nén giận” không đưa ra những lời cảnh báo nghiêm khắc như thời G. Bush.
4/ Đối với Nga: Obama muốn “phá băng” trong quan hệ hai nước, tại Hội nghị thượng đỉnh G20, Obama đề nghị Nga mở lại vòng đàm phán về giải trừ quân bị tiến tới ký kết hiệp ước mới về giải trừ vũ khí chiến lược thay thế hiệp ước STAR sẽ hết hạn năm 2009. Với hành động trên, tổng thống Medvedev gọi Obama là người “bạn mới”, điều này có tác dụng đưa mối quan hệ Đông – Tây trở lại theo hướng hòa dịu và hợp tác.
5/ Đối với khu vực “sân sau” châu Mĩ: Tại Hội nghị thượng đỉnh Châu Mĩ, Obama mang tới một thông điệp nhằm “hàn gắn” và xích lại gần hơn với khu vực này. Obama cam kết quan hệ đối tác bình đẳng với các quốc gia châu Mĩ với chính sách “thực dụng hơn và ít ngạo mạn hơn”: Cái bắt tay lịch sử giữa Obama với tổng thống Vênêxuêla Hugo Chavez, bãi bỏ việc gởi kiều hối cũng nhu số lần về thăm quê của kiều dân Cuba đang sống ở Mĩ, đóng cửa nhà tù Guantanamo…
III/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂMDù chính sách có thay đổi mềm dẻo, hòa dịu hơn đối với chính quyền G. Bush nhưng mục tiêu của Mĩ vẫn không thay đổi: Tiếp tục chiến lược toàn cầu với nhiều hình thức để can thiệp vào nội bộ các nước và tìm mọi cách tiêu diệt chế độ XHCN.
1/ Vấn đề chống khủng bố: Mĩ chuyển trọng tâm chống khủng bố từ chiến trường chính Irắc sang chiến trường Ápganixtan (với khoảng 21.000 quân)
2/ Muốn xây dựng chính quyền sạch nhưng Obama lại bố trí người trốn thuế là Tim Geithner làm bộ trưởng bộ tài chính. Bố trí Tom Daschle là người nợ 146 nghìn đôla tiền thuế làm Bộ trưởng Y tế. Bố trí ông Kenneth J. Krieg người phụ trách công tác nghiên cứu, phát triển và mua sắm các hệ thống vũ khí, máy bay mới và các công nghệ khác đã mang về cho Mĩ lợi nhuận hơn 1 tỉ USD làm thứ trưởng Bộ quốc phòng (ông này hiện đang làm đơn xin từ chức), đề cử Thượng nghị sĩ Robert Bennett làm thứ trưởng Bộ nội vụ nhưng bị Thượng nghị viện bác bỏ do liên quan đến các hợp đồng dầu khí tại bang Uttah…
3/ Mĩ phản đối việc CHDCND Triều Tiên thử tên lửa nhưng lại tài trợ khoảng 50% kinh phí cho Iraen thử tên lửa, bán cho Israel 25 chiếc máy bay tiêm kích đa năng thế hệ thứ 5 F-35. Trước hành động quân sự dã man của Israel ở Dải Gaza, khiến gần 1.300 dân thường bị thiệt mạng cho thấy Chính quyền Mỹ vẫn còn thiên vị và ủng hộ Israel một cách vô điều kiện.
4/ Trong bài diễn văn nhậm chức, có đoạn Obama đã tri ân những binh sĩ Mĩ chết trận ở Khe Sanh – Việt Nam “….Vì chúng ta, họ đã chiến đấu và hy sinh ở những nơi như Concord và Gettysburg, Normandy và Khe Sanh”.
5/ Trong chính sách phục hồi nền kinh tế Mĩ, các chuyên gia cho rằng Obama đang đánh bạc với nền kinh tế, theo dự báo đến năm 2019, Mĩ thâm hụt ngân sách khoảng 7,1 ngàn tỉ - 9,2 ngàn tỉ USD (chiếm 70 – 82% GDP của nước Mĩ) => các chuyên gia cho rằng Obama đang cầm cố tương lai nước Mĩ với những kế hoạch kinh tế./.
Mon Jul 13, 2009 12:18 pm by Min