CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) I_icon_minitimeFri Jun 20, 2008 10:00 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) Laodong1 Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) DHVgioi Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) Medal124 Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) 36Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) 40Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) 102Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990)

 
Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990)

Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) Image014

1 . Đại hội lần thứ VI - Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (họp từ 15 đến 18-12-1986) đã đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước trong thập niên đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, từ đó xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội đề ra nhiệm vụ chung cho cả chặng đường đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là "Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" và "Trong khi không ngừng chăm lo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng và nhân dân ta tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa".

Đại hội lần thứ VI của Đảng khẳng định tiếp tục đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa do các Đại hội lần thứ IV và lần thứ V của Đảng đề ra.

Tuy nhiên, đến Đại hội VI, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ tiếp tục được cụ thể hóa trên cơ sở nâng cao nhận thức về đặc điểm thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là cả một thời kì lịch sử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện đang ở chặng đường đấu tiên. Đại hội nêu rõ "chặng đường đầu tiên là một bước quá độ nhỏ trong bước quá độ lớn" và "nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo".

Ổn định tình hình kinh tế - xã hội bao gồm ổn định sản xuất, ổn định phân phối, lưu thông, ổn định đời sống vật chất và văn hóa, tăng cường hiệu lực của tổ chức quản lí, lập lại trật tự, kỉ cương và thực hiện công bằng xã hội.

Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động tiến lên, ổn định để phát triển và có phát triển mới ổn định được.

Những mục tiêu cụ thể là: sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí nhằm phát triển sản xuất; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới; tạo ra chuyển biến tốt vế mặt xã hội; bảo đảm nhu cấu củng cố quốc phòng và an ninh. .

Muốn thực hiện những "nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát “của chặng đường đầu tiên (phải trong nhiều kế hoạch 5 năm nữa) thì trong 5 năm trước mắt (1986-1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Những mục tiêu cụ thể là:

- Bảo đảm nhu cầu lương thực của xã hội và có dự trữ; đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm. Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm đủ tái sản xuất sức lao động.

- đáp ứng nhu cầu của nhân dân về những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

- Tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết.

Muốn thực hiện những mục tiêu của Ba chương trình kinh tế, thì nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên đáp ứng nhu cẩu về vốn đấu tư, về năng lực, vật tư, lao động, kĩ thuật v.v.. .

Nội dung Ba chương trình kinh tế là sự cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên.

Đại hội lần thứ VI của Đảng đã bầu Ban chấp hành Trung ương gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết. Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng bí thư của Đảng. Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ được giao trách nhiệm làm cố vấn cho BCHTƯ Đảng. Đại hội lần thứ VI là đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng.
Chữ ký của ChauTienLoc





Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) I_icon_minitimeFri Jun 20, 2008 10:02 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) Laodong1 Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) DHVgioi Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) Medal124 Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) 36Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) 40Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) 102Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Trang 2

 
2. Kết quả bước đầu.

Đường lối đổi mới đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đế ra đã thật sự đi vào cuộc sống và đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, trước tiên là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong việc thực hiện những mục tiêu của Ba chương trình kinh tế.

Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên (năm 1988, năm ta phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo), đến năm 1990, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất - nhập khẩu. Đó là kết quả tổng hợp của việc phát triển sản xuất, thực hiện chính sách khoán trong nông nghiệp, xóa bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hòa cung cầu lương thực thực phẩm trên phạm vi cả nước. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,50 triệu tấn (vượt năm 1987 hơn 2 triệu tấn) và năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn.

Hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tuy chưa đạt kế hoạch vẫn tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước về vốn, giá vật tư, tiền lương... giảm đáng kể. Đó là kết quả của chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đối mới nhiều chính sách về sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lẩn (từ 439 triệu rúp và 884 triệu đô la, lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu đô la). Từ năm 1989, sản xuất của ta tăng thêm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác. Năm 1989, Việt Nam xuất 1,5 triệu tấn gạo; nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập.

Những kết quả của việc thực hiện các mục tiêu của Ba chương trình kinh tế gắn liền với những chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và bố trí lại cơ cấu kinh tế. Nhà nước cho đình và hoãn nhiều công trình đã kí với nước ngoài và của một số ngành, địa phương để tập trung vốn cho các công trình trọng điểm trực tiếp phục vụ Ba chương trình kinh tế hoặc có ý nghĩa trọng yếu. Trong 5 năm 1986-1990, ta đã dành cho Ba chương trình kinh tế hơn 60% vốn đầu tư của ngân sách trung ương, 75%-80% vốn đầu tư của địa phương. Ngoài ra, phần đầu tư của nhân dân cũng rất lớn, đồng thời đã thu hút được một số vốn đầu tư của nước ngoài. Nhiều công trình công nghiệp nặng quan trọng được khởi công từ những năm trước, nay được đưa vào sử dụng. Một số ngành sản xuất mới, có triển vọng tốt như dầu khí được hình thành... Một số loại hình kinh tế dịch vụ mới ra đời và phát triển nhanh, góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa và phục vụ đời sống nhân dân.

Một thành tựu quan trọng nữa là đã bước đầu kiềm chế được đà lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng trên thị trường năm 1986 là 20%, năm 1987 là 10%, năm 1988 là 14%, thì năm 1989 là 2,5% và năm 1990 là 4,4%. Đây là kết quả tổng hợp của việc thực hiện Ba chương trình kinh tế và đổi mới cơ chế quản lí, đổi mới chính sách giá và lãi suất, mở rộng thông thương và điều hòa cung cầu hàng hóa. Điều có ý nghĩa là chúng ta đạt được kết quả này trong hoàn cảnh nguồn trợ giúp bên ngoài giảm so với trước, vừa chống lạm phát và thực hiện chuyển từ giá bao cấp sang giá kinh doanh. Nhờ kiếm chế được lạm phát, các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn.

Một thành tựu quan trọng khác về đối mới kinh tế là bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.

Phát triển quan điểm kinh tế của Đại hội VI, Hội nghị lần thứ 6 (tháng 8 - 1989) của Ban chấp hành Trung ương đã khẳng định việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách này được nhân dân hưởng ứng rộng rãi và đã đi nhanh vào cuộc sống, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế; khơi dậy được nhiều tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân để phát triển sản xuất, dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội, tạo ra sự cạnh tranh sống động trên thị trường.

Ngoài những thành tựu về kinh tế, chúng ta còn đạt được nhiều thành tích và tiến bộ bước đầu trên các lĩnh vực khác.

Bộ máy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan Trung ương và địa phương được sắp xếp lại. Ngày 19-4-1987, cuộc bầu cử Quốc hội khóa VIII đã diễn ra dân chủ hơn so với các kì bầu cử trước. Nhân dân đã lựa chọn bầu được 496 đại biểu. Ngày 17 đến 22-6-1987, Quốc hội khóa VIII họp kì thứ nhất đã bầu Võ Chí Công làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội; Phạm Hùng - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện truởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy. Nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị có một số đổi mới theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử; hiệu lực quản lí của chính quyền các cấp được nâng cao; bước đầu chỉnh đốn Đảng đi đôi với đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo đảm. Từng bước phá thế bao vây về kinh tế và chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Những thành tựu, ưu điểm và tiến bộ nói trên chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.

Công cuộc đổi mới về thực chất là một cuộc cách mạng, có thành tựu, ưu điểm, tiến bộ, nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém. Những ưu điểm thành tựu đạt được bước đầu thực hiện đường lối đổi mới là rất quan trọng, song khó khăn, yếu kém cũng rất lớn, đó là: đất nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, công cuộc đổi mới còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng vẫn chưa được giải quyết:

- Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát ở mức cao, lao động còn thiếu việc làm, hiệu quả kinh tế thấp, nhiều cơ sở sản xuất bị đình đốn kéo dài, chưa có tích lũy từ nội bộ nến kinh tế.

- Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống của những người sống chủ yếu bằng tiền lương (hoặc trợ cấp xã hội) và của một bộ phận nông dân bị giảm sút. Tốc độ tăng dân số còn cao.

- Sự nghiệp văn hóa còn những mặt tiếp tục xuống thấp. Tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ, mất dân chủ, bất công xã hội, vi phạm pháp luật, kỉ luật, kỉ cương và nhiều hiện tượng tiêu cực khác còn nặng nề và phổ biến.

Nguồn: Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn 2003, Chương X – Đất nước trên con đường đổi mới (1986-2000), Đại Cương Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Tr.1129-1134.
Chữ ký của ChauTienLoc




 

Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới (1986-1990)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại :: Giai đoạn 1975 – nay-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất