Tiếp tục đổi mới đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội (1991-1995)
Fri Jun 20, 2008 10:07 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội (1991-1995)
Tiếp tục đổi mới đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội (1991-1995)
1 . Đại hội lấn thứ VII - Đại hội tiếp tục công cuộc đổi mới
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, những diễn biến quốc tế phức tạp đã tác động xấu đến tình hình chính trị, kinh tế và xã hội nước ta. Nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực khắc phục khó khăn, kiên trì tìm tòi, khai phá con đường đổi mới tuy chưa có một khuôn mẫu cho trước, từng bước đưa đường lối của Đại hội VI đi vào cuộc sống. Tuy tình hình cách mạng còn nhiều khó khăn, song với kết quả đạt được trong bước đầu đổi mới đã có thể xác nhận khả năng tự đổi mới của nhân dân ta là hiện thực.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (họp từ ngày 24 đến 27-6-1991) đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu ưu điểm đã đạt được; khắc phục những khó khăn hạn chế mắc phải trong bước đầu đổi mới ngăn ngừa những lệch lạc phát sinh trong quá trình đó, điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đối mới (được đề ra từ Đại hội VI) để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiến lên.
Ngoài việc quyết định những công việc cách mạng trong nhiệm kì, Đại hội VII của Đảng còn quyết định một số vấn đề về chiến lược lâu dài. Đó là việc thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000". Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) gồm 146 ủy viên, Bộ Chính trị BCHTƯ gồm 13 ủy viên. Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư của Đảng.
Bước vào nhiệm ki Đại hội VII của Đảng, vào thập niên cuối cùng của thế kỉ XX đã có nhiều biến động to lớn, tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử loài người. Bối cảnh quốc tế và nước ta có những thay đổi lớn, tác động đến quá trình đổi mới của ta, bắt đầu từ Đại hội VI và tiếp tục sau Đại hội VII của Đảng.
Tình hình quốc tế. Về chính trị, sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các thế lực thù địch tăng cường việc thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình"; kích động việc thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng, nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, truyền bá tư tưởng văn hóa đồi trụy, độc hại; đưa lực lượng gián điệp, biệt kích vào nước ta nhằm cấu kết với bọn phản động và các phần tử xấu trong nước, tăng cường hoạt động nhằm lật đổ chế độ...
Về kinh tế, những thay đổi ở Liên Xô và Đông Âu đã gây ra cho chúng ta nhiều đảo lộn lớn và đột ngột về thị trường xuất khẩu và nhập khẩu, về nhiều chương trình hợp tác kinh tế và nhiều hợp đồng về lao động. Trong thời gian ngắn, nước ta phải chuyển một phần đáng kể khối lượng buôn bán từ các thị trường truyền thống Bang thị trường mới; chịu những tác động lớn về biến động cung cầu và giá cả của thị trường thế giới. Nguồn vay bên ngoài giảm mạnh, sự ưu đãi về giá chấm dứt, nợ nước ngoài phải trả hàng năm tăng lên, trong khi một số nước tiếp tục chính sách bao vây kinh tế nước ta, gây cho ta thêm nhiều khó khăn.
Song, chúng ta cũng có những điếu kiện thuận lợi mới. Quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta ngày căng được mở rộng, trong đó quan hệ với một số nước được cải thiện và từng bước bình thường hóa. Điều đó tạo thêm khả năng để chúng ta mở rộng thị trường, thu hút nguồn vốn và kĩ thuật, học hỏi kinh nghiệm của thế giới. Đống thời, quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng vươn lên thích ứng với những yêu cầu khắt khe về chất lượng, hiệu quả, về quy chế và luật pháp kinh doanh của thị trường thế giới.
Tình hình trong nước: Trên tất cả cặc lĩnh vực, nhất là về kinh tế - xã hội, vẫn còn nhiều khó khăn (như đã trình bày ở trên), bao trùm nhất là "Đất nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.... nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết".
Nhưng chúng ta có thuận lợi cơ bản, đó là: những thành tựu bước đầu rất quan trọng và những kinh nghiệm đổi mới đã thu được trong những năm trước là to lớn; đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ đường lối đổi mới; cục diện chính trị nước ta ổn định. Chúng ta có nhiều tiềm năng để phát triển: đội ngũ lao động vã cán bộ khoa học - kĩ thuật cần cù, thông minh, sáng tạo; khả năng thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích trong nông nghiệp, phát triển nghề rừng và thủy sản còn lớn; công nghiệp dầu khí, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu có những điều kiện thuận lợi để mở rộng; vốn nhàn rỗi trong nhân dân còn nhiều...
Xuất phát từ đặc điểm tình hình quốc tế và trong nước nói trên, căn cứ vào mục tiêu của chặng đường đầu thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (đề ra từ Đại hội VI), Đại hội VII của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 .năm (1991-1995) là vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay.
Các mục tiêu cụ thể là:
Tiếp tục kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, giữ vững và phát triển sản xuất, bắt đầu tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
- Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm mạnh nhịp độ tăng dân số. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bảo đảm để tiền lương tối thiểu đáp ứng được nhu cấu thiết yếu của người lao động, ngăn chặn thu nhập phi pháp và bất công.
- Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, đổi mới tổ chức và cán bộ.
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng.
Đại hội VII của Đảng cũng đề ra mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm (1991-1995) là: đầy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân và bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nến kinh tế".
Để thực hiện mục tiêu trên, phải phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế với những nội dung cao hơn trước và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóá đẩy mạnh nhịp độ ứng dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật; hình thành về cơ bản và vận hành tương đối thông suốt cơ chế quản lí mới.
Fri Jun 20, 2008 10:10 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Trang 2
2. Tiến bộ và hạn chế, thời cơ và thách thức
Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1991-1995), trên các lĩnh vực của công cuộc đổi mới, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu và tiến bộ to lớn:
Nhịp độ phát triển kinh tế được đẩy mạnh, nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch đã hoàn thành vượt mức. Trong 5 năm, nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước đạt 8,2% (kế hoạch là 5,5%-6,6%).
Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 18,3% (kế hoạch là 7,5%-8,5%). Một số ngành có mức tăng cao: năm 1995 so với năm 1990, công nghiệp nhiên liệu (cả dầu khí) gấp 3,2 lần, điện gấp 1,6 lần, vật liệu xây dựng gấp 2,7 lần, chế biến thực phẩm gấp 1,9 lần.
Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,5% (kế hoạch là 3,7%-4,5%) Sản lượng lương thực 5 năm này tăng 26% so với 5 năm trước, tạo điều kiện cơ bản để ổn định đời sống nhân dân; phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Kim ngạch xuất khẩu thủy, hải sản năm 1995 tăng gấp 8 lần năm 1990.
Các ngành dịch vụ năm 1995 tăng 80% so với năm 1990, bình quân hàng năm tăng 12%. Giao thông vận tải có chuyển biến tiến bộ, vận tải hàng hóa tăng 62%. Viễn thông phát triển nhanh; doanh thu bưu điện và doanh thu du lịch tăng gấp 10 lần. Thị trường hàng hóa trong nước phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội vê số lượng, chất lượng và chủng loại.
Lĩnh vực tài chính, tiền tệ có tiến bộ đáng kể, nổi bật nhất là đã từng bước đẩy lùi lạm phát và chặn được nạn lạm phát cao. Lạm phát từ mức 67,1% năm 1991, giảm xuống 17,5% năm 1992 và 12,7% năm 1995. Tỉ lệ thiếu hụt ngân sách được kiềm chế, chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp bội chi, thay bằng vay của dân, của nước ngoài.
Quy mô đầu tư phát triển toàn xã hội tăng. Vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội năm 1990 chiếm 15,8% tổng sản phẩm trong nước, năm 1995 là 27,4%. Trong 5 năm, vốn đầu tư¬ phát triển toàn xã hội khoảng 18 tỉ đô la (theo mặt bằng giá năm 1995), trong đó phần của Nhà nước chiếm 43%, đầu tư của nhân dân chiếm trên 80%, đầu tư trực tiếp của nước ngoài chiếm 27%.
Những kết quả về đầu tư phát triển đã làm tăng năng lực sản xuất trong nông, lâm ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Một số công trình quan trọng của nền kinh tế, nhất là giao thông, thủy lợi, dầu khí, thép, xi măng và các cơ sở du lịch, dịch vụ . . . được đưa vào hoạt động.
Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thi trường, có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục được xây dựng. Cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng đã bắt đầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng có những thay đổi theo hướng có hiệu quả hơn. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng.
Kinh tế đối ngoại phát triển, thị trường xuất, nhớp khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh.
Trong 5 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 17 tỉ đô la (kế hoạch là 12-15 tỉ), bảo đảm nhập các loại vật tư, thiết bị và hàng hóa đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, đã có thêm một số mặt hàng chế biến và tăng số mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn, như dầu thô, gạo, cà phê, hải sản, may mặc...
Tổng kim ngạch nhập khẩu trên 21 tỉ đô la, kể cả phần nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tỉ trọng nhập khẩu vật tư thiết bị tăng lên, đáp ứng được nhu cầu phát triển. Quan hệ mậu dịch đã mở rộng với trên 100 nước và tiếp cận với nhiều thị trường mới.
Nhà nước còn mở rộng quyền xuất, nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, ban hành một số chính sách khuyến khích xuất khẩu.
Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong 5 năm tăng nhanh, bình quân hàng năm là 50%. Đến cuối năm.1995, tổng số vốn đăng kí các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 19 tỉ đô la, trong đó khoáng 1/3 đã được thực hiện. Tỉ trọng đầu tư vào công nghiệp chiếm 40% tổng số vốn theo dự án (nếu kể cả dầu khí thì chiếm trên 60%). Địa bàn đầu tư phân bố rộng hơn trên các vùng lãnh thổ. Hình thức đầu tư chủ yếu là xí nghiệp liên doanh chiếm trên 65% tổng số vốn; xí nghiệp có 100 % vốn nước ngoài chiếm gần 18%; hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm gần 17%. Mối quan hệ hợp tác phát triển đã được khôi phục, khai thông và mở rộng với nhiều nước và các tổ chức tài chính quốc tế. Cơ chế thu hút nguồn tài trợ phát triển song phương và đa phương đã được thiết lập.
Khoa học và công nghệ có bước phát triển mới, văn hóa và xã hội có những chuyển biến tích cực Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường.
Công tác giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới sau một số năm giảm sút. Tỉ lệ người biết chữ trong nhân dân đã nâng lên, đạt mức 90%, tỉ lệ trẻ em đi học trong độ tuổi phổ cập tiểu hoc và số hoc sinh phổ thông các cấp học đều tăng; tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm. Mạng lưới trường phổ thông mở rộng đến các xã, phường, cơ sở vật chất được cải thiện. Các tỉnh và nhiều huyện miền núi có trường nội trú cho con em người dân tộc Hình thức trường chuyên, lớp chọn được phát triển ở nhiều địa phương. Nhiều trường bán công và dân lập ra đời, hoạt động có hiệu quả.
Các trường, lớp dạy nghề phát triển dưới nhiều hình thức. Hệ thống giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp mở rộng hơn trước cả về quy mô, ngành nghề và loại hình đào tạo. Các trường đại học và cao đẳng được sắp xếp lại các trung tâm đại học quốc gia ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và ba trung tâm đại học khu vực đang hình thành.
Công tác thông tin đại chúng, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phát triển phong phú cả về thể loại, hình thức và nội dung, đáp ứng tốt hơn nhu cấu thông tin và hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, giáo dục (đặc biệt là giáo dục truyền thống cách mạng), đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, đẩy lùi ảnh hưởng của văn hóa độc hại. Diện phủ sóng truyền thanh, truyền hình được mở rộng.
Trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe, đã có những cố gắng và tiến bộ về vệ sinh phòng bệnh, thực hiện có kết quả các chương trình chăm sóc và bảo vệ trẻ em, chương trình phòng chống sốt rét, bướu cổ, phòng chống suy dinh dưỡng; tăng tỉ lệ số dân được dùng nước sạch, được cung cấp dịch vụ y tế tại xã phường. Một số trung tâm y tế được đầu tư nâng cấp và trang bị lại. Chế độ bảo hiểm y tế được mở rộng. Công tác dân số, "kế hoạch hóa" gia đình phát triển sâu rộng và bước đầu đạt được kết quả. Tỉ lệ sinh mỗi năm giảm gần 1 phần nghìn.
Chủ trương đền ơn, đáp nghĩa" đối với những người có công với nước được toàn dân hưởng ứng. Phong trào xóa đói, giảm nghèo và các hoạt động từ thiện ngày càng được mở rộng trở thành nét đẹp trong xã hội ta. Thu nhập và đời sống của các tầng lớp nhân dân ở các vùng đều được cải thiện với mức độ khác nhau. Số hộ thu nhập trung bình và số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm đi. Nhiều địa phương đã thanh toán được nạn đói. Mỗi năm giải quyết được hơn một triệu lao động có việc làm.
Người lao động được giải phóng khỏi ràng buộc của cơ chế bất hợp lí, phát huy được quyền làm chủ và tính năng động sáng tạo, chủ động hơn trong tìm việc làm, tăng thu nhập, tham gia các sinh hoạt chung của cộng đồng xã hội. Trên cơ sở đó, lòng tin của nhân dân vào chế độ và tiền đồ của đất nước, vào Đảng và Nhà nước được nâng lên.
Ổn định tình hình chính trị - xã hội được giữ vững, quốc phòng và an ninh được củng cố
Chúng ta đã giữ vững ổn định chính trị, độc lập, chủ quyền và môi trường hòa bình của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới.
Đảng đã định rõ phương hướng, nhiệm vụ và quan điểm chỉ đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc điều chỉnh chiến lược quốc phòng, an ninh. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố. Việc xử lí kiên quyết các vụ vi phạm pháp luật trong một số lĩnh vực đã mở ra khả năng thiết lập và củng cố trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật. Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị
Trên cơ sở cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước cụ thể hóa đường lối đổi mới trên tất cả các lĩnh vực.
Đảng được củng cố và tăng cường về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được tiếp tục phát triển nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
Hệ thống chính trị từng bước được tiếp tục kiện toàn. Cuộc bầu cử Quốc hội khóa IX được diễn ra sôi nổi trong toàn quốc vào ngày 19-7-1992. Quốc hội khóa IX có 395 đại biểu. Kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa IX họp ở Hà Nội (từ 19-9 đến 8-10-1992) đã bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và Đoàn thư kí. Nông Đức Mạnh được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội. Quốc hội đã bầu Lê Đức Anh làm Chủ tịch nước, Nguyễn Thị Bình làm Phó Chủ tịch nước; phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và các ủy viên của Hội đồng quốc phòng và an ninh; đã bầu Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các Phó Thủ tướng là Phan Văn Khải, Nguyễn Khánh và Trần Đức Lương, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Mặt trận Tổ quốc vã các đoàn thể chính trị xã hội từng bước được đối mới về phương thức hoạt động. Khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố hơn. Hệ thống pháp luật được phát triển. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, ngày 15 4-1992, kì họp thứ 11 của Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp mới. Ngoài Lời nói đầu, Hiến pháp mới gồm có 12 chương và 147 điều. Ra đời trong thời kì đổi mới, Hiến pháp 1992 thể hiện tinh thần đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với xu thế của thời đại. Hiến pháp mới đã điều chỉnh, sửa đổi một cách cơ bản toàn diện các quy định của Hiến pháp 1980, đặc biệt là chương về "chế độ kinh tế. Quốc hội cũng đã sửa đổi, bổ sung và ban hành các đạo luật mới làm cho hệ thống pháp luật nước ta phù hợp với Hiến pháp mới, bảo đảm quản lí xã hội thực sự được tiến hành bằng pháp luật.
Fri Jun 20, 2008 10:12 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Trang 3
Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế
Chúng ta đã triển khai tích cực và năng động đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Khôi phục vã mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc, tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết với Lào, xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Campuchia; phát triến quan hệ với các nước trong khu vực, trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN; củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với nhiều nước, từng bước đổi mới mối quan hệ với Liên Bang Nga, những nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập và Đông Âu; mở rộng quan hệ với các nước công nghiệp phát triển; bình thường hoá quan hệ với nhiều nuớc Nam Á, Nam Thái Bình Dương, Trung Đông, châu Phi và Mĩ Latinh; mở rộng quan hệ với Phong trào không liên kết, các tổ chức quốc tế và khu vực…
Đến nay nước ta có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào nước ta. Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tếdành cho ta sự viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển.
Bên cạnh thành tựu và tiến bộ đáng ghi nhận, nước ta vẫn còn nhiều yếu kém và hạn chế:
Tình trạng tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, làm ăn phi pháp chưa được ngăn chặn, có nơi nghiêm trọng. Tiêu cực trong bộ máy nhà nước, trong Đảng và các đoàn thể, trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất là trên các lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế và cả trong hoạt động của các cơ quan thi hành pháp luật... nghiêm trọng kéo dài.
- Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp cư, dân tăng nhanh. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở những vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, vùng đồng bào dân tộc, còn nhiều khó khăn. Nhịp độ phát triển dân số vẫn cao. Số người chưa có việc làm ở thành thị còn chiếm khoảng 7%, thời gian lao động ở nông thôn mới được sử dụng ở mức thấp.
- Chất lượng giáo dục và đào tạo thấp; công tác giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, miền núi còn nhiều khó khăn. Hệ thống khám - chữa bệnh phần lớn bị xuống cấp cả về cơ sở vật chất vẫn chất lượng và tinh thần phục vụ. Người nghèo không đủ tiền chữa bệnh và cho con em đi học. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, hủy hoại tài nguyên ngày càng tăng; đã có những bệnh dịch, bệnh xã hội đe dọa một số vùng, số người nhiễm HIV ngày càng tăng, văn hóa phẩm độc hại lan tràn, tệ nạn xã hội phát triển; trật tự an toàn xã hội còn nhiều phức tạp.
Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện) không nghiêm. Quản lí nhà nước vê đất đai, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái cùng các hoạt động văn hóa, hoạt động khoa học và công nghệ... chưa tốt.
Những thành tựu và tiến bộ của công cuộc đổi mới sau 10 năm, nhất là sau kế hoạch 5 năm (1991-1995), đã và đang tạo ra thế và lực mới, cả ở bên trong và bên ngoài để đất nước bước vào thời kì phát triển mới: "Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt chưa vững chắc.
Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kì quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công cuộc công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kì mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khả năng giữ vững độc lập tự chủ và hội nhập với cộng đồng thế giới tăng thêm. Đó là thời cơ lớn của chúng ta. Nhưng do vẫn còn những hạn chế và yếu kém chưa được khắc phục nên khi bước vào thời kì phát triển mới, đất nước gặp không ít khó khăn và thử thách. Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì khóa VII (l-1994) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6-1996) của Đảng nêu lên là những thách thức lớn đối với nhân dân ta trong những thời kì tiếp sau của công cuộc đổi mới. Bốn nguy cơ đó là :
Sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phát của ta quá thấp, nhịp độ tăng trưởng của ta chưa cao và chưa vững chắc, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt.
Âm mưu diễn biến hòa bình, dùng chiêu bài "dân chủ', "nhân quyền' của các thế lực thù địch trước việc sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở một số nước do khuyết tật của mô hình cũ, hòng can thiệp vào công việc nội bộ nước ta.
Chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kì đất nước đổi mới, thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường.
Tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với đảng, đối với chế độ bị xói mòn; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bị thi hành sai lệch, dẫn tới chệch hướng xã hội chủ nghĩa là mảnh đất thuận lợi cho "diễn biến hòa bình".
Những thách thức đó, nhân dân ta đã từng trải qua và còn phải trải qua. Từ thực tế phong phú của 10 năm đổi mới, với những thành tựu đã đạt được cũng như những yếu kém, khuyết điểm đã phạm phải, đem lại cho Đảng và nhân dân ta những bài học kinh nghiệm sau:
Trong quá trình đổi mới, phải giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt, sáng tạo trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới. Phê phán nghiêm túc sai lầm, khuyết điểm phải đi đôi với việc khẳng định những việc làm đúng; không phủ nhận sạch trơn quá khứ, không hoang mang, mất phương hướng, từ thái cực này sang thái cực khác. Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu chủ trương đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị. Phát huy dân chủ, khắc phục những hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời chống mọi khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích, chống mọi âm mưu lợi dụng chiêu bài "dân chủ', "nhân quyền của kẻ thù để gây rối chính trị, chống phá chế độ, can thiệp vào nội bộ nước ta.
Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Vận dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lí nền kinh tế thị trường là để sử dụng mặt tích cực của nó phục vụ cho mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội, chứ không phải đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị trường có những mặt tiêu cực, mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội, nên khi vận dụng nó cần đấu tranh khắc phục để hạn chế tối đa tiêu cực.
Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp đổi mới tiến lên, giành những thành tựu lớn hơn, cần thực hiện tốt hơn việc mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân (cả ở trong nước và ở nước ngoài), phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, động viên sức mạnh của cả dân tộc phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, văn ninh.
Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Động viên mọi nguồn lực bên trong là chính, đồng thời khai thác tốt những điều kiện thuận lợi mới trong quan hệ đối ngoại, tạo môi trường quốc tế thuận lợi và tranh thủ những nhân tố tích cực phục vụ cho công cuộc xây dựng và bào vệ đất nước. Việc mở rộng quan hệ đối ngoại phải trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, giữ gìn, phát huy bản sắc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi việc xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đảng ta phải luôn tự đổi mới và chỉnh đốn. Củng cố và xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tường, tổ chức, cán bộ; tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng; đối mới phương thức, lề lối làm việc, nâng cao trình độ và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Nguồn: Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn 2003, Chương X – Đất nước trên con đường đổi mới (1986-2000), Đại Cương Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Tr.1136-1148.
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Tiếp tục đổi mới đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội (1991-1995)
Tiếp tục đổi mới đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội (1991-1995)