Tính đến thời điểm hiện nay, theo điều tra của chúng tôi, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 40 di tích cách mạng kháng chiến trong tổng số 169 di tích, chiếm 23,6% . Trong số 40 di tích đó, có 5 di tích đã được công nhận xếp hạng, 24 di tích đã được gắn biển lưu niệm. Cũng theo điều tra của chúng tôi thì quận Hoàn Kiếm có số di tích cách mạng kháng chiến nhiều nhất so với các quận huyện trên địa bàn Hà Nôi, được phân bố cụ thể như sau:
1. Quận Hoàn Kiếm 41 di tích 2. Quận Ba Đình 12 di tích 3. Huyện Đông Anh 11 di tích 4. Quận Hai Bà Trưng 11 di tích 5. Quận Đống Đa 10 di tích 6. Quận Cầu Giấy 4 di tích 7. Huyện Từ Liêm 3 di tích 8. Huyện Sóc Sơn 3 di tích 9.Quận Tây Hồ 2 di tích 10.Quận Thanh Xuân 2 di tích 11.Huyện Gia Lâm 2 di tích 12.Huyện Thanh Trì 1 di tích Như vậy, 40 di tích của quận Hoàn Kiếm chiếm 38,8% trên tổng số 103 di tích cách mạng kháng chiến của 12 quận huyện trên địa bàn Hà Nôi. đấy là mới nói đến số lượng và tỷ lệ, nhưng để thấy được giá trị và ý nghĩa của con số 40 di tích nêu trên, thì cần phải đi vào tìm hiểu nội dung giá trị của các di tích này. Trong phạm vi cho phép, chúng tôi chỉ có thể nêu được những nét đại quát nhất để cung cấp những thông tin chính yếu nhất về các di tích này để bạn đọc tham khảo. Dưới đây xin được trích yếu 40 di tích nêu trên:
1. Nhà số 5D phố Hàm Long: Nơi tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí hội thuê để gia đình đồng chí Trần Văn Cung ở, nhằm che mắt địch, làm nơi liên lạc hoạt động bí mật. Cuối tháng 3/1929, một Hội nghị quan trọng đã tổ chức tại đây, quyế định thành lập nhóm Cộng sản đầu tiên của nước ta gồm 7 người, trong đó có đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh để chuẩn bị cho việc thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương.
2. Nhà số 90 phố Thợ Nhuộm: Ngôi nhà này của một viên chức cao cấp người Pháp. Tầng hầm là nơi ở của người đầu bếp đã được giác ngộ. Trung ương Đảng đã bí mật đưa đồng chí Trần Phú từ nước ngoài về ở đây vào tháng 5/1930. Trong căn hầm ngôi nhà này, đồng chí Trần Phú đã thảo ra bản: “Luận cương cách mạng tư sản dân quyền” của Đảng, vạch ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
3. Nhà số 105 phố Phùng Hưng: Trụ sở báo Tin Tức, tờ báo công khai hợp pháp của Đảng, xuấtbản dưới danh nghĩa cơ quan Mặt trận Dân chủ Đông Dương trong những ngày tháng sôi sục của những năm 1938 - 1939. Tiền thân của nhóm này là nhóm ra báo Le Travaill (Lao động), sau khi bị đình chỉ, nhóm này chia thành 3 tốp phụ trách 3 tờ báo: Thời thế, Bạn dân và En avant (Tiến lên), sau lại thống nhất thành báo Tin tức.
4. Nhà số 48 Hàng Ngang: Khi Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chủ tịch từ Việt Bắc trở về Hà Nội đã ở ngôi nhà này từ ngày 25/8/1945 để viết bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
5. Nhà số 15 phố Hàng Nón: Ngày 28/7/1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã triệu tập Đại hội đại biểu công nhân Bắc kỳ tại ngôi nhà này (lúc ấy là hiệu thuốc lào của Thuận Mỹ) để thành lập Tổng Công hôi, xuất bản hai tờ báo bí mật là báo “Lao động” và “Công hội đỏ” nhằm động viên phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Nơi đây còn là điểm liên lạc của Ban thường vụ Trung ương với các Xứ uỷ Trung và Nam kỳ. Ngôi nhà này là một ngôi nhà cổ được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
6. Nhà số 8 phố Lê Thái Tổ: Nơi Thường vụ Trung ương Đảng và Bác Hồ làm việc từ sau khi giành được chính quyền (9/1945) đến cuối năm 1946. Ngôi nhà này đã bị giặc Pháp bắn đổ trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, nay là sân tập luyện thể dục thể thao, trước cửa nhà Thuỷ Toạ.
7. Nhà số 16 phố Cầu Gỗ: Trong thời gian khởi thảo bản luận cương chính trị, đồng chí Trần Phú thường đến ngôi nhà này trao đổi với đồng chí Nguyễn Thế Rục về nội dung của tài liệu quan trọng này.
8. Nhà số 26 Đồng Xuân (Hàng Gạo cũ): Cơ sở phát hành báo Cộng sản của Đảng trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939).
9. Nhà số 42 phố Hàng Thiếc: Đây là nơi ở và làm việc của đồng chí Đỗ Ngọc Du, một trong những người thành lập nhóm Cộng sản đầu tiên. Khi Đông dương Cộng sản Đảng ra đời, đồng chí là bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ. Sau ngày hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản thành đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930), đồng chí là bí thư thành uỷ đầu tiên của Hà Nội đến tháng 4/1930.
10. Nhà số 79 phố Nguyễn Hữu Huân: Cơ sở hoạt động cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1936 - 1945. Đồng chí Trường Chinh đã đến đây ở và tiếp tục hoạt động. Nơi đây chính là trạm liên lạc của các chiến sĩ cộng sản vừa thoát khỏi nhà tù đế quốc.
11. Nhà số 72 phố Hàng Bạc (rạp Tố Như): Ngày nay gọi là rạp Chuông Vàng ở 74 Hàng Bạc. Ngày 7/1/1947, trung doàn Thủ đô và đội Quyết tử quân đã ra đời tại đây. Ngày 14/1/1947, tại rạp hát này, đội Quyết tử quân với chiếc khăn đỏ quàng vai, đã làm lễ tuyên thệ hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ Thủ đô.
12. Nhà số 12 phố Ngô Quyền(Bắc Bộ phủ): Trước Cách mạng tháng Tám, ngôi nhà này là Phủ Thống sứ Bắc kỳ của Pháp, sau là phủ Khâm sai của nguỵ quyền. Ngày 19/8/1945 nhân dân Thủ đô đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng khởi nghĩa, đánh chiếm phủ Khâm Sai, giành chính quyền về tay nhân dân. Từ tháng 9/1945, Bác Hồ dùng ngôi nhà làm nơi tiếp khách và làm việc, nên có tến là Bắc Bộ phủ. Sau khi giải phóng Thủ đô 1954, ngôi nhà này mang số 12 Ngô Quyền, trở thành Nhà khách của Chính phủ.
13. Nhà số 102 phố Trần Hưng Đạo: ngày 16/8/1945, Thành uỷ Hà Nội họp tại đây quyết định thành lập Uỷ ban quân sự cách mạng tức Uỷ ban khởi nghĩa tiến tới tổng khởi nghĩa ở Hà Nội. Đây là trụ sở của Thành uỷ từ năm 1945 đến ngày toàn quốc khanmgs chiến 19/12/1946.
14. Chợ Đồng Xuân: Nơi đây diễn ra trận đánh 14/2/1947, với những chiến công oanh liệt của các chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô gây hoảng sợ cho quân đội Pháp khu vực nội thành.
15. Nhà số 38 phố Lý Thái Tổ Ngày 6/3/1946, Bác Hồ và đại diện Chính phủ Pháp đã ký Hiệp định sơ bộ tại đây, nhằm gạt 16 vạn quân Tàu Tưởng và bọn phản động ra khỏi đất nước, chủ động giành thời gian tổ chức, củng cố lực lượng, chuẩn bị mọ điều kiện cho cuộc chiến đấu lâu dài. ngôi nhà này ở trong khu vực nhà Văn hoá thiết nhi, nay là nhà truyền thống Bác Hồ với Thiếu nhi Thủ đô.
16. Nhà số 86 phố Hàng Bạc: Trụ sở chỉ huy của Trung đoàn Thủ đô trong thời kỳ đầu chống thực dân Pháp với 60 ngày đêm chiến đấu quyết liệt.
17. Nhà số 20 ngõ Trạm (trường Tư thục Thăng Long): Một trong những trung tâm vận động thành lập mặt trận Dân chủ Đông Dương ở Hà Nội, nơi tuyên truyền vận động giác ngộ tư tưởng cách mạng cho học sinh.
18. Nhà số 75 Đinh Tiên Hoàng: Nơi đây các chiến sỹ Thủ đô và anh chị em Bưu điện đã chiến dấu anh dũng đánh lui nhiều đợt tiến công của giặc Pháp ngày 20/12/1946, nay là Bưu điện Bờ Hồ.
19. Nhà số 1 phố Tràng Tiền (Nhà Hát lớn): Nơi diễn ra cuộc mít tinh của hàng chục vạn quần chúng cách mạng giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội (19/8/1945).
20. Nhà số 16 phố Lê Thái Tổ: Nơi diễn ra cuộc biểu tình của 400 người dân hà Nội ngày 5/9/1936 chống bọn dân biểu bù nhìn, ủng hộ phong trào Đông Dương Đại hội.
21. Nhà số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều): Nơi đây các chiến sỹ an ninh của ta phát hiện và tiêu diệt gọn tổ chức phản cách mạng Quốc dân đảng hoạt động chống phá cách mạng nước ta trong những ngày đầu giành chính quyền năm 1945.
22. Nhà số 40 phố Hàng Bài, 54 Trần Hưng Đạo: Nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa lực lượng vũ trang của quần chúng cách mạng tước vũ khí của địch và chiễm lĩnh trại Bảo an binh của Pháp ngày 19/8/1945.
23. Nhà số 49 phố Lý Thái Tổ: Nơi tạm lánh của các đồng chí lãnh đạo đảng ta những năm 1930 - 1940 và cũng là nơi ra đời tácphẩm nổi tiếng “tự chỉ trích” của đồng chí Nguyễn Văn Cừ Tổng bí thư của Đảng, nay là Ngân hàng quốc gia Việt Nam
24. Nhà số 38 - 40 phố Tràng Thi: Là bệnh viện do thực dân Pháp xây dựng cuối thế kỳ XIX (nay là bệnh viện Việt - Đức). Chính nơi đồng chí Nguyễn Lương Bằng và 6 đồng chí khác đã tổ chức vượt ngục và tấn công địch vào ngày 24/12/1938.
25. Nhà số 78- 80 - 82 phố Hàng Điếu: Nơi diễn ra cuộc chiến đấu oanh liệt của quân dân Thủ đô chống thực dân Pháp trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Ngôi nhà này xây dựng đầu thế kỷ XX.
26. Nhà số 91 phố Trần Hưng Đạo: Nơi diễn ra cuộc biểu tình của quân dân Thủ đô nhân ngày 1/5/1930 do Đảng ta tổ chức. Đây là ngôi nhà Đấu Xảo hiện nay thuộc cung văn hoá Hữu nghị Việt - Xô.
27. Nhà số 37 phố Cầu Gỗ: Cơ sở hoạt động cách mạng của Đảng ta trong những năm 1929 - 1930, 1936 - 1939, 1945 - 1954. Ngôi nhà này xây dựng năm 1915.
28. Nhà số 5 phố Hàng Lược: Trụ sở báo Đời nay, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động trong thời kỳ 1936 - 1939. Số báo đầu tiên ra ngày 11 tháng 12 năm 1938.
29. Nhà số 4 phố Hàng Rươi: Trụ sở cơ quan liên lạc của thường vụ Trung ương đảng năm 1929 - 1930. Nơi đây đồng chí Trần Phú đã làm việc để chuẩn bị viết Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng.
30. Nhà số 9 phố Hàng Giấy: Trụ sở cơ quan liên lạc của Trung ương Đảng thời kỳ 1936 - 1939. Các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt đã thường xuyên làm việc tại đây.
31. Nhà số 35 phố Hàng Vải, 97 Phùng Hưng: Trụ sở báo “Tiến lên” ra đời ngày 20/8/1937, là tiếng nói của Đảng Cộng sản Đông Dương vạch mặt kẻ thù, tuyên truyền đường lối cách mạng của đảng, kêu gọi đoàn kết xung quanh Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
32. Nhà số 54 phố Hàng Cót: Trụ sở hội Ái hữu tiểu thương. Nơi đây những người buôn bán đã thành lập hội Ái hữu của mình để hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1936 - 1939.
33. Nhà số 57 ngõ Phất Lộc: Trụ sở tổ chức Ái hữu thợ dệt, nơi hoạt động công khai của Đảng những năm 1937 - 1938.
34. Ngã tư phố Hàng Thiếc: ngày 7/2/1947, một tổ thuộc Trung đoàn Thủ đô anh dũng đánh lui 1 tiểu đoàn lính Pháp, tiêu diệt 100 tên.
35. Nhà số 30 phố Quán Sứ: Trụ sở báo “Tập hợp”, cơ quan tuyên truyền đường lối của Đảng, tập hợp quần chúng thời kỳ 1936 - 1939 . 36. Nhà số 27Ngõ Trạm: Trụ sở báo “Thời thế” cơ quan ngôn luận của đảng, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tập hợp quần chúng đấu tranh cach mạng.
Sat Jul 04, 2009 3:55 pm
đừng hỏi
Thành viên cấp 2
huyenz0ny
Họ & tên : sohobobezony
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/05/2009
Tổng số bài gửi : 96
Đến từ : Thái nguyên pro
Sở trường/ Sở thích : đừng hỏi
Điểm thành tích : 193
Được cám ơn : 24
Tiêu đề: Re: di tích cách mạng
37. Nhà số 28 phố Nguyễn Văn Tố: trụ sở báo “Le Travaill” là báo chính trị, kinh tế bằng tiếng Pháp, cơ quan tuyên truyền và tập hợp lực lượng của đảng thời kỳ năm 1936 - 1937.
38. Nhà số 6A Đường Thành: trụ sở báo “Bạn dân”, bằng tiếng Việt do đảng chủ trương, đoàn Thanh niên dân chủ xuất bản, phát hành tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lenin.
39. Nhà số 11 phố Nguyễn Quang Bích: Trụ sở báo “Thế giới”, cơ quan tuyên truyền của đoàn Thanh niên dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
40. Nhà số 12 phố Hàng Da: Trụ sở chi nhánh Đông Dương đại hội Bắc kỳ, nơi hội họp của các đảng viên cộng sản để tuyên truyền tổ chức lãnh đạo quần chúng hưởng ứng phong trào Đông Dương đại hội.
41. Nhà tù Hoả Lò: Nơi thực dân Pháp đã giam giữ và tra tấn dã man hàng ngàn chiến sỹ cách mạng. Tại phòng giam số 12 - 13 khu xà lim1 các đồng chí: Hoàng Văn Thụ, Trần Đăng Ninh và nhiều đồng chí cách mạng yêu nước khác đã bị giam giữ. Nhà tù Hoả Lò mãi mãi là nơi ghi dấu tội ác tày trời của thực dân Pháp, biểu dương ý chí cách mạng bất khuất kiên cường, sự chiến đấu hy sinh cao cả và niềm tin son sắt vào sự tất thắng của các chiến sỹ cách mạng Việt Nam.
Như vậy là trong số 41 di tích cách mạng kháng chiến có 5 di tích gắn với gian đoạn trước năm 1930; 2 di tích gắn với giai đoạn 1930 - 1931; 13 di tích gắn với giai đoạn 1936 - 1939; 6 di tích gắn với gian đoạn 1940 - 1945; 9 di tích gắn với giai đoạn 1946 - 4954; 5 di tích gắn với cả giai đoạn từ 1930 - 1945.
Hệ thống di tích cách mạng kháng chiến nêu tên đã chứng kiến, đồng thời là những bằng chứng vật chất phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng, từ trước những năm thành lập Đảng: nơi phôi sinh ra bản Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng, nơi tổ chức cách mạng đầu tiên ra đời, nơi ra đời của những tờ báo đầu tiên của Đảng, nơi Đảng r ta đã chỉ đạo việc vận dụng những hình thức đấu tranh cách mạng trong suốt thời kỳ dài lịch sử cách mạng dân tộc, phù hợp với tình hình của từng thời điểm. Những hình thức đấu tranh công khai và bán công kai, hợp pháp và nửa hợp pháp đã được xuất phát từ và ở chính nơi đây. Những di tích cách mạng đó có ý nghĩa rất lớn về mặt chính trị, ghi nhận những hoạt động của những đồng chí lãnh đạo của đảng trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử dân tộc. nhà tù Hoả Lò là một bằng chứng rõ nết tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp, đồng thời phản ánh tinh thần trung kiên của các chiến sỹ cách mang, niềm tin tất thắng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu.
Di tích cách mạng quận Hoàn Kiếm không chỉ chiếm tỷ lệ cao về số lượng, mà dung lượng của những di tích này cũng hết sức lớn lao. Những tượng đài “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, nhà tù Hoả Lò, di tích 90 Thợ Nhuộm, 48 Hàng Ngang… là những “địa chỉ đỏ” góp phần quan trọng làm nên một thiên anh hùng ca vĩ đại của dân tộc ta ở thế kỷ XX. Thời gian đã lui vào lịch sử, nhưng những di tích đó vẫn chói đỏ, vẫn rực rỡ như những đoá hoa hồng, luôn nhắc nhở và khích lệ người Hoàn Kiếm nói riêng, người Hà Nội nói chung, trong công cuộc xây dựng Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì Hoà bình, văn minh hiện đại. Bởi thế, sẽ không thể hình dung được một cách đầy đủ và sâu sắc các di tích cách mạng kháng chiến này. Cần phải nghiên cứu cả cổ và kim, cả truyền thống và hiện đại, di tích tổ nghề, di tích tín ngưỡng, di tích lịch sử, hoạt động cách mạng của Đảng tại Hà Nội trong suốt thời kỳ chống Pháp. Mối quan hệ giữa di tích cổ truyền và di tích cách mạng kháng chiến, theo chúng tôi, có thể hiểu là mối quan hệ biện chứng, tất yếu, giữa truyền thống và hiện đại. Nếu như các di tích cổ truyền đã góp phần làm nên sự cổ kính và linh thiêng của mảnh đất rồng thiêng ngàn năm nay, thì những di tích cách mạng kháng chiến lại một lần nữa chứng minh lợi thế của khu vực Hoàn Kiếm không chỉ về kinh tế công thương dịch vụ, mà còn lợi thế cả về quân sự và chính trí. Sự hội tụ của các di tích tổ nghề truyền thống và di tích cách mạng nhiều nhất ở quận Hoàn Kiếm đã phản ánh sinh động, đầy đủ nhất các lợi thế đó. Sự song tồn của hai loại hình di tích cổ truyền và cách mạng kháng chiến đã cho thấy sự tôn đẩy lẫn nhau giữa chúng, tạo nên tính tiếp nối, liên tục, tính hệ thống của di tích quận Hoàn Kiếm, hình thành một diện mạo văn hoá đan xen giữa truyền thống và hiện đại, phong phú và đa dạng cả về nội dung và hình thức.
Ở nội thành, có hai tên quận gắn với hai tên hồ, đó là quận Hoàn Kiếm gắn với tên hồ Hoàn Kiếm, và hồ Tây gắn với tên quận Tây Hồ. Nếu như nói quận Hoàn Kiếm là vùng đất cổ kính có ưu thế về công thương dịch vụ lâu đời thì quận Tây Hồ đang có ưu thế về phát triển hiện đại. Hai quận có hai hồ nước đều là phần để lại của sông Hồng chính là hai “bảo tàng nước” tạo nên một chu trình du lịch hấp dẫn và khép kín. Tham quan các di tích quận Hoàn Kiếm không chỉ được thưởng ngoạn phong cảnh Hồ Gươm, tháp Rùa mà còn có thể nghiên cứu cấu trúc của Hoàng thành thời Lê mà dấu vết cửa phía đông của Hoàng thành vẫn còn ở một số di tích. Cùng với việc tham quan các di tích lịch sử, di tích thờ tổ nghề thủ công truyền thống, phố xưa nhà cổ còn có thể tham quan nghiên cứu các di tích cách mạng kháng chiến thời đại Hồ Chí Minh. Như vậy, hệ thống di tích quận Hoàn Kiếm đáp ứng được cả hai nhu cầu của du lịch sinh thái và du lịch nghiên cứu.
Tóm lại, quận Hoàn Kiếm là một địa bàn có sự đậm đặc đan xen giữa di tích cổ truyền và di tích cách mạng kháng chiến. Nói đến quân Hoàn Kiếm là nói đến vùng đất “36 phố phường”, khi đến “khu phố cổ Hà Nội”, nói đến phía đông của Hoàng thành, nói đến hàng loạt “địa chỉ đỏ”, nói đến một quận anh hùng. Các di tích cách mạng kháng chiến cùng với các di tích cổ truyền trên địa bàn quận Hoàn Kiếm là di sản văn hoá vô giá, góp phần tạo nên diện mạo của một quận không chỉ giàu về kinh tế mà còn giàu về văn hoá: Quận văn hoá.