CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng I_icon_minitimeTue Jun 17, 2008 11:28 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng Laodong1 Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng DHVgioi Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng Medal124 Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng 36Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng 40Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng 102Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng

 
Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng

Tác giả : Nhà sử học Dương Trung Quốc

Hầu như năm nào cũng vậy, cứ đến dịp kỷ niệm cuộc Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh, nhiều tờ báo lại đặt bài viết. Cố gắng tìm những ý tưởng mới. Bài viết này được đăng trên tờ “Người Lao động TPHCM”.

1. Cuộc Cách mạng khai sinh nền Dân chủ

Như một lẽ đương nhiên, khi nói tới cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 là nói tới một nền độc lập dân tộc được khẳng định với Bản Tuyên ngôn bất hủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh “trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng : nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập , và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập”.

Nhưng với nền độc lập ấy chúng ta chỉ giành đoạt lại những giá trị vốn có từ ngàn năm và tiếp nối ý chí bất khuất của dân tộc qua ngàn đời đấu tranh chống xâm lăng bảo vệ nền tự chủ hay giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của ngoại bang giành lại nền độc lập dân tộc (chủ yếu với quốc gia phương Bắc). Những gì đã ghi chép trong những bộ quốc sử của dân tộc Việt Nam hay ghi nhớ trong tâm thức của con người Việt Nam đều đầy ắp những tên tuổi và chiến công của công cuộc giữ nước. Cũng như tổ tiên,để giành lại nền độc lập, dân tộc ta phải làm một cuộc khởi nghĩa tháng Tám 1945 lật đổ ách thống trị của ngoại bang là phát xít Nhật và thực dân Pháp, giống như cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỷ XV lật đổ ách độ hộ của giặc Minh…

Cách mạng tháng Tám 1945 cũng được biểu hiện bằng một cuộc nổi dậy của toàn dân trên khắp dải đất của Tổ quốc Việt Nam vốn bị chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp cắt làm 3 kỳ. Đó cũng là một ý nghĩa rất to lớn khi nền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
quốc gia Việt Nam được phục hồi. Nền thống nhất ấy là di sản của tổ tiên qua bao đời mở mang và xây đắp. Nó được khẳng định bằng võ công hiển hách của vị Hoàng đế anh hùng Quang Trung cuối thế kỷ XVIII đã chấm dứt nạn phân tranh Đàng Ngoài-Đàng Trong, đánh bại hai cuộc xâm lăng của Xiêm ở phía Tây Nam và triềuThanh ở mạn Bắc. Rồi nền thống nhất ấy được củng cố ở đầu thế kỷ XIX dưới triều các vua Nguyễn truớc khi nền tự chủ bị tuớc đoạt bằng cuộc xâm lăng của thực dân Pháp và sự đầu hàng từng bước của triều đình phong kiến Việt Nam vào giữa và cuối thế kỷ XIX.

Với chế độ thuộc địa, nước Việt Nam bị xẻ làm 3 xứ với những chế độ chính trị khác nhau (thuộc địa cho Nam Kỳ, bảo hộ cho Trung kỳ và nửa bảo hộ cho Bắc kỳ) . Khôi phục và gìn giữ nền thống nhất ấy trở nên một sứ mạng thiêng liêng, một nguyên tắc không thể nhượng bộ của nhà nước Việt Nam độc lập đó được đúc kết thành chân lý: "Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”. Nhưng để bảo vệ nền độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đó, dân tộc Việt Nam đã phải chấp nhận một cuộc chiến tranh dài 30 năm mới giành lại non sông trọn vẹn sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1975) rồi phải kiên cường đấu tranh hơn một thập kỷ tiếp sau mới thực sự vượt qua được những thử thách to lớn đối với sự nghiệp bảo toàn nền thống nhất và chủ quyền đối với lãnh thổ quốc gia, thành quả thiêng liêng của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.

Nhưng độc lập và thống nhất chỉ là hai thành tựu của sự tồn tại trong mối tương quan với các quốc khác trên thế giới. Còn một đặc trưng cơ bản nhất của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 là nó đã mở ra một chân trời bảo đảm sự phát triển lâu dài của đất nước, là nền tảng bền vững của nền độc lập và thống nhất, đó là nền Dân chủ. Sự phát triển ấy cũng gắn liền với xu thế Hội nhập mà từ đầu thế kỷ trước, thế hệ những nhà Duy Tân như Phan Châu Trinh đã khởi xướng và chỉ khi đất nước độc lập mới thực hiện được. Công cuộc Đổi Mới chính là con đường thực hiện Dân chủ để đáp ứng Hội nhập.

Do vậy, ý nghĩa to lớn nhất của Cách mạng tháng Tám 1945 chính là sự xác lập lần đầu tiên một nền Dân chủ bằng một sự lựa chọn chính thể của nhà nước Việt Nam độc lập như trong Tuyên ngôn Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định : “Dân ta đánh đổ xiềng xích gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà”. Kể từ đó, “Dân chủ” trở thành một ý niệm gắn liền với nhà nước Việt Nam hiện đại do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập kể từ cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.

2. Cuộc Cách mạng khẳng định “quyền con người”

Ai cũng biết, Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Việt Nam được mở đầu bằng hai đoạn trích từ hai bản tuyên ngôn bất hủ của Cách mạng Hoa Kỳ và Pháp. Cả hai đoạn trích đều chỉ nhắc đến “quyền con người” mà không hề đả động đến nền độc lập quốc gia, dường như bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của mọi phong trào chính trị đương thời. Hai đoạn trích nêu rõ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc” (Hoa Kỳ), và “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”(Pháp).

Trích những “lẽ phải không ai chối cãi được” ấy, Bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam không chỉ nhằm lên án chế độ phát xít-thực dân đã tước đoạt những quyền con người của nhân dân Việt Nam mà con nhằm xác nhận rằng quyền của con người chính là nền tảng của quyền một dân tộc: “Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” . A. Patti, người đứng đầu cơ quan tình báo Hoa Kỳ OSS có mặt tại Hà Nội ngay sau ngày Tổng khởi nghĩa (20-8-1945) viết trong thiên hồi ức “Tại sao Việt Nam?” rằng khi đọc Bản Tuyên ngôn của Việt Nam ông thấy có sự đảo vị trí của hai từ “tự do” và “quyền sống” so với nguyên bản của Tuyên ngôn Hoa Kỳ. Khi ông đem chuyện này nói với Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay trước Ngày Lễ Độc lập (30-8-1945) thì đuợc trả lời rằng “không thể có tự do mà không có quyền sống, cũng như không thể có hạnh phúc mà không có tự do”. Đó là phép biện chứng trong nhận thức chính trị về quyền con người của nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam ngay từ buổi đầu của nền độc lập.

“Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” người đứng đầu nhà nước Việt Nam đã từng nói như vậy trong phiên họp đầu tiên của nội các độc lập và nhắc lại trong “thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh huyện và làng” (Báo Cứu quốc, ngày 17-10-1945).

Đặt quyền của con người lên trung tâm đời sống chính trị là đặc trưng của xã hội công dân, khác một cách căn bản với một xã hội thần dân lấy sự tuân phục nhà nước đặt lên hàng
đầu. Tư tưởng này được thể hiện rất rõ trong hàng loạt những chính sách liên quan đến việc xây dựng bộ máy nhà nước từ trung ương xuống các địa phương ngay sau sự tan rã đồng loạt bộ máy chính quyền cũ, một bộ máy được đào tạo quy củ và có cả một kinh nghiệm vận hành ngót trăm năm phục vụ lợi ích thực dân. Cho dù mới mẻ, nhưng nhà nước Việt Nam mới được xây dựng trên nguyên lý: "Nếu không có nhân dân thì nhà nước không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên chính phủ và nhân dân phải đoàn kết thành một khối… Chính phủ hứa với dân, sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc… Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải
hết sức tránh"…

Một bộ máy chính quyền được thiết lập với tinh thần: "Uỷ ban nhân dân là uỷ ban có nhiệm vụ thực hiện tự do dân chủ cho dân chúng. Nó phải hành động đúng tinh thần tự do dân chủ đó” (Báo Cứu quốc 19-9-1945). Và trong phiên họp đầu tiên của chính phủ (3-9-1945), vị chủ tịch nước bộc bạch :”Sau tám mươi năm bị áp bức, bị bóc lột và dưới chính sách ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi đều chưa quen với kỹ thuật hành chính. Nhưng điều đó không làm chúng ta lo ngại. Chúng ta vừa học vừa làm. Chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa, chúng ta có can đảm sửa chữa khuyết điểm. Với lòng yêu nước và yêu nhân dân sâu sắc, tôi chắc chúng ta sẽ thành công”.

Và cũng ngay trong phiên họp đầu tiên này, một trong 6 nhiệm vụ được vị chủ tịch của nhà nước Việt Nam mới trên một ngày tuổi đó ấn định một vấn đề cấp bách hàng đầu: "Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống v.v

Trong một tình hình chính trị vô vàn khó khăn và phức tạp, chỉ 5 tháng sau ngày tuyên ngôn độc lập, ngày 6-1-1946 cuộc Tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đó được tiến hành. Ngày 2-3-1946, phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước VNDCCH đó được triệu tập và Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam được ban bố. Lời nói đầu của Hiến pháp nêu rõ: "Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”, "Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy thành tích vẻ vang của cách mạng và phải xây dựng trên nguyên tắc dưới đây: Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo - Đảm bảo các quyền tự do dân chủ

- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”.

Mỗi dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, nhất là kể từ khi chúng ta Đổi mới và Hội nhập, những nguyên lý để phát triển đất nước dường như ngày một sáng tỏ từ những bài học lịch sử đã được đúc kết từ hơn 6 thập kỷ trước nhưng chưa phải là 6 thập kỷ thực hiện vào đời sống của đất nước trong những hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh và tệ nạn quan liêu. Vấn đề là, những bài học lịch sử chỉ được thực hiện bởi những con người thực sự tôn trọng những giá trị của nó, nói cách khác là có được những phẩm chất mà thế hệ những người làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã từng có. Đó là thế hệ mang phẩm chất của những con người dám đặt "Tổ quốc trên hết”.

8.2007
Cử nhân sử học Dương Trung Quốc

Chữ ký của ChauTienLoc





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng I_icon_minitimeMon May 18, 2009 6:49 pm

avatar
thích học các môn ban a và c

Thành viên mới gia nhập

trinhluan

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : trịnh văn luân
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó ban Khoa Giáo
Ngày tham gia Ngày tham gia : 01/12/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 6
Đến từ Đến từ : đội 5 nhân mỹ mỹ đình từ liên hà nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : thích học các môn ban a và c
Điểm thành tích Điểm thành tích : 383
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: Re: Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng

 
Lộc ơi em có thể nói rõ cho anh ý nghĩa của hai phong trào 1930-1931, 1936-1939 đã góp những gì cho chiến thắng của CMT8 không?[b][quote]
Chữ ký của trinhluan





Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng I_icon_minitimeThu Jul 09, 2009 1:06 pm

tuyêtrơi_samac
lich su-âm nhạc

Thành viên cấp 2

tuyêtrơi_samac

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : phạm tuấn anh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên CLB Sử học Trẻ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 08/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 61
Đến từ Đến từ : quảng bình
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : lich su-âm nhạc
Điểm thành tích Điểm thành tích : 139
Được cám ơn Được cám ơn : 37

Bài gửiTiêu đề: Re: Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng

 
cao trào cách mạng 1930-1931 và 1936-1939 là hai trong số ba cuộc tổng diển tập chuẩn bị cho cach mạng tháng tám 1945.giúp cho đảng cộng sản việt nam rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong việc giành và giu chính quyền.
-đối với cao trào cánh mạng 1930-1931:đây là cao trào có tÝnh tổ ch­ưc chặt chẻ đầu tiên của quần chúng nhân dân dưới su lảnh đạo của đảng cộng sản việt nam.
-khẳng định vai trò năng lưc lảnh đạo của đảng ta.tu đây quyền lảnh đạo thuộc về giai câp công nhân việt nam mà đội tiên phong là đảng cộng sản.
-khẳng định su đoàn kết và liên minh công nông vưng chăc.tạo nên một sưc mạnh cách mạng lớn.
-khẳng định đường lối cach mạng việt nam do đảng đề ra trong c­ương lĩnh chính trị đầu tiên là dúng đắn.chỉ ra con đường c­­uu nước duy nhât đúng ở việt nam là con đường canh mạng theo chủ nghĩa mác-lênin,là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
dh cach mạng việt nam nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cả thành công và chưa thành công về kế thưa và phát huy truyền thống bât khuât,quật cường của dân tộc,quyết không cam chịu làm nô lệ;về tinh thần độc lập tư chủ và sáng tạo;về tăng cường su lảnh đạo của đảng,tổ chưc lưc lượng,đoàn kết toàn dân,thống nhất ý chí và hành động tạo ra các cao trào cach mạng trong cả nước.
+đối với cao trào cach mạng 1936-1939:
-trong điều kiện hoàn cảnh mới đang ta đả tổ chưc được một cao trào mạnh mẽ trong cả nước,bằng nhiều hình th­ưc đấu tranh công khai và nua công khai,hợp pháp và nưa hợp pháp,định hướng theo nhiệm vụ mà đảng ta đả xác định.
-ko coi đấu tranh cải cach làm mục đich cuối cùng mà để phát triển lưc lượng,chuẩn bị cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc sau này.
-đảng đả vận động quần chúng công nông trong các cuộc đâu tranh chính trị rộng khăp trong cả nước tu thành thị đến nông thôn,tu nhà máy đồn điền hầm mỏ đến làng mạc thôn xóm,chuẩn bị điều kiện để đưa quần chúng nhân dân đến nhung trận đấu quyết liệt hơn trong giai đoạn 1940-1945 và nhât là cách mạng tháng tam1945 thắng lợi sau này.
Chữ ký của tuyêtrơi_samac





Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng I_icon_minitimeThu Jul 09, 2009 1:14 pm

avatar

Thành viên cấp 1

depzaiqua

Thành viên cấp 1

http://hocmai.vn
Họ & tên Họ & tên : long
Ngày tham gia Ngày tham gia : 31/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 34
Điểm thành tích Điểm thành tích : 60
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng

 
hai bài này dài quá
Chữ ký của depzaiqua





Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng I_icon_minitimeThu Jul 09, 2009 1:25 pm

tuyêtrơi_samac
lich su-âm nhạc

Thành viên cấp 2

tuyêtrơi_samac

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : phạm tuấn anh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên CLB Sử học Trẻ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 08/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 61
Đến từ Đến từ : quảng bình
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : lich su-âm nhạc
Điểm thành tích Điểm thành tích : 139
Được cám ơn Được cám ơn : 37

Bài gửiTiêu đề: Re: Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng

 
nếu nhu cảm thấy dài quá bạn có thể viết lại ngắn gọn và súc tich hơn được ko?chúng ta cùng góp ý kiến cho nhau.
Chữ ký của tuyêtrơi_samac





Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng I_icon_minitimeThu Jul 09, 2009 4:20 pm

avatar

Thành viên cấp 1

depzaiqua

Thành viên cấp 1

http://hocmai.vn
Họ & tên Họ & tên : long
Ngày tham gia Ngày tham gia : 31/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 34
Điểm thành tích Điểm thành tích : 60
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng

 
bài này dài thật
Chữ ký của depzaiqua





Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng I_icon_minitimeFri Jul 10, 2009 8:12 am

thinhtkp
Lịch Sử là cô giáo của cuộc sống, là bó đuốc soi đường đến tương lai. Nếu bạn bắn vào quá khứ một phát súng lục thì tương lai sẽ trả lời bằng một loạt đại bác.

Thành viên cấp 3

thinhtkp

Thành viên cấp 3

Họ & tên Họ & tên : Huỳnh Ngọc Thịnh
Ngày tham gia Ngày tham gia : 04/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 100
Đến từ Đến từ : Bình Sơn - Quảng Ngãi
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch Sử là cô giáo của cuộc sống, là bó đuốc soi đường đến tương lai. Nếu bạn bắn vào quá khứ một phát súng lục thì tương lai sẽ trả lời bằng một loạt đại bác.
Điểm thành tích Điểm thành tích : 214
Được cám ơn Được cám ơn : 30

Bài gửiTiêu đề: Re: Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng

 
Đúng là dài nhưng mà đầy đủ. Chúng ta học Sử là cần phải biết chính xác và đầy đủ mà.
Chữ ký của thinhtkp





Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng I_icon_minitimeFri Jul 10, 2009 3:10 pm

tuyêtrơi_samac
lich su-âm nhạc

Thành viên cấp 2

tuyêtrơi_samac

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : phạm tuấn anh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên CLB Sử học Trẻ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 08/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 61
Đến từ Đến từ : quảng bình
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : lich su-âm nhạc
Điểm thành tích Điểm thành tích : 139
Được cám ơn Được cám ơn : 37

Bài gửiTiêu đề: Re: Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng

 
đả là dân lịch su,nghiên cuu về lịch su việc dài hay ngắn ko phải là vấn đề quan trọng mà nội dung chuyển tải của nó đến người đọc có đầy đủ hay ko mới là điều quan trọng
Chữ ký của tuyêtrơi_samac





Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng I_icon_minitimeSat Jul 11, 2009 7:14 am

thinhtkp
Lịch Sử là cô giáo của cuộc sống, là bó đuốc soi đường đến tương lai. Nếu bạn bắn vào quá khứ một phát súng lục thì tương lai sẽ trả lời bằng một loạt đại bác.

Thành viên cấp 3

thinhtkp

Thành viên cấp 3

Họ & tên Họ & tên : Huỳnh Ngọc Thịnh
Ngày tham gia Ngày tham gia : 04/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 100
Đến từ Đến từ : Bình Sơn - Quảng Ngãi
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch Sử là cô giáo của cuộc sống, là bó đuốc soi đường đến tương lai. Nếu bạn bắn vào quá khứ một phát súng lục thì tương lai sẽ trả lời bằng một loạt đại bác.
Điểm thành tích Điểm thành tích : 214
Được cám ơn Được cám ơn : 30

Bài gửiTiêu đề: Re: Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng

 
tuỳ theo tư duy của mỗi người thôi bạn ahf. Có người đọc mãi mà không hiểu gì hết nhưng co người chỉ đọc sơ qua là hiểu hết rồi.
Chữ ký của thinhtkp





Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Hai bài học – hai di sản của một cuộc Cách mạng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại :: Giai đoạn 1930 – 1945-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất