ChauTienLoc CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011) Huy chương Cống hiến : Huy chương thành tích : Ngày tham gia : 17/06/2008 Tổng số bài gửi : 823 Đến từ : TP. Hồ Chí Minh Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia Điểm thành tích : 1969 Được cám ơn : 665
| | Chút suy nghĩ bâng khuâng về chức vụ Phó nguyên thủ ! | |
SUY NGHĨ VỀ CHỨC PHÓ NGUYÊN THỦ TRÊN VŨ ĐÀI CHÍNH TRỊ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
* Trên Wikipedia có đoạn viết về chức danh Phó Chủ tịch nước :
“…Phó Chủ tịch nước là chức vụ phó nguyên thủ tại Việt Nam. Theo Hiến pháp Việt Nam, chức vụ này do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội, có nhiệm vụ giúp đỡ Chủ tịch nước trong một số công việc. Ngoài ra, Phó Chủ tịch nước sẽ là quyền Chủ tịch nước khi đất nước khuyết chức danh này. Chức danh này đã từng được bãi bỏ hoặc tăng số lượng chức vụ cho đến khi chính thức như hiện nay từ năm 1992. Từ đó đến nay, vị trí này đều do phụ nữ đảm nhiệm.
Ý nghĩa chính trị :
- Phó Chủ tịch nước do Chủ tịch nước đề nghị trong số đại biểu Quốc hội, và được Quốc hội thông qua bằng cách bầu chọn. Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch nước làm nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch ủy quyền làm một số nhiệm vụ hoặc làm quyền Chủ tịch. [...]
- Sau khi khôi phục vào năm 1992, chức vụ Phó Chủ tịch Nước đều do nữ giới đảm nhiệm…”
* Hôm nay, cũng có một thắc mắc nhỏ, giữa chức vụ Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam với cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, chức vụ nào giữ vai trò, địa vị chính trị ở Việt Nam lớn hơn ?
* “…Thông thường, chức vụ Phó chủ tịch nước được lựa chọn và là vị trí cân bằng với chức vụ Chủ tịch nước”. => Nhìn thì cứ tưởng là vậy, cứ nghĩ là vậy, nhưng chưa chắc là vậy !
Ta có thể thấy, rõ ràng Bà Định, Bà Bình có uy danh, vị trí nổi bật trên chính trường Việt Nam xuất phát từ vai trò to lớn từ thời kháng chiến chống Mỹ vệ quốc cũng như tài năng, đức độ của hai bà, chứ không phải mới nổi bật lên trên chính trường từ khi làm phó nguyên thủ quốc gia. Điểm đáng nói là sau bà Bình, chưa vị phó chủ tịch nước nào có tầm quan trọng trên chính trường Việt Nam….
* Chúng ta lại xét ở một khía cạnh khác, theo Hiến pháp năm 1787 của Hoa Kỳ : “…Phó tổng thống là viên chức hành pháp đứng hàng thứ nhì trong chính quyền. Là nhân vật số một theo thứ tự kế nhiệm tổng thống, Phó tổng thống sẽ đảm nhiệm chức vụ tổng thống trong trường hợp tổng thống qua đời, từ nhiệm hoặc bị bãi nhiệm. Cho đến nay đã có chín trường hợp phó tổng thống thay thế tổng thống theo thể thức kế nhiệm. Chức trách hiến định của phó tổng thống là phục vụ trong cương vị Chủ tịch Thượng viện với quyền biểu quyết hầu phá thế bế tắc khi số phiếu của các thượng nghị sĩ rơi vào vị trí cân bằng...”
* Hiến pháp 1787 của Hoa Kỳ là 1 trong những bộ Hiến pháp tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại, chúng ta hãy thử suy ngẫm về vai trò của cương vị Phó nguyên thủ đầy quyền uy của một quốc gia như Mỹ thử xem ? Nói đâu cho xa, ngay cả ở Trung Quốc - bạn láng giềng ta cũng vậy, cương vị Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa vẫn giữ một vị trí cao trên chính trường....Chúng ta đã và đang bâng khuâng, liệu Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam với cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, chức vụ nào giữ vai trò, địa vị chính trị ở Việt Nam lớn hơn ? Liệu có nhất thiết là do nữ giới đảm nhận không nhỉ ?C âu trả lời này chắc hẳn nhiều người không trả lời được. Bên cạnh đó, thời nào cũng cần người tài năng, đức độ gánh vác việc nước cho nên phải thực sự cầu hiền. Tiến sĩ Thân Nhân Trung từng có câu "...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn...". Đúng vậy, Đảng và Nhà nước cần có chính sách ưu đãi nhiều hơn nữa để nhân sĩ, trí thức không phải là Đảng viên để họ góp sức tham gia vào sự nghiệp xây dựng tổ quốc. Tại sao nước ta lại không có một một vị PHÓ CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM KIÊM CHỦ TỊCH MẶT TRẬN TỔ QUỐC ? Nhân vật này phải là người có tài năng và đức độ, là người mà Đảng tin cậy, dân chúng yêu mến, người này cũng có thể là một Đảng viên hoặc cũng có thể một trí thức yêu nước không phải là Đảng viên. Theo tôi, đủ chuẩn như vậy chỉ có 3 người : bác Quốc (Đại biểu Quốc hội, không phải là Đảng viên nhưng lại là 1 Trí thức yêu nước, Tổng thư ký Hội Sử học), bác Tư Sang (Thường trực Ban bí thư Trung ương), cô Thảo (Phó bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.HCM).
(Ngồi rãnh viết chút suy nghĩ lên Nhật kí “Mở”, suy nghĩ sau thì viết vậy, cho nên viết có thiếu sót gì thì bạn đọc thông cảm hộ !)
Được sửa bởi Chế Hồng Tiến ngày Sat May 30, 2009 10:06 am; sửa lần 1. | |
|
Fri May 22, 2009 2:11 pm by Nam_Thuan