SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Các nước châu Phi
CÁC NƯỚC CHÂU PHI
Bản đồ thế giới chỉ ra châu Phi về mặt địa lý
1. Những nét chung
Với 57 quốc gia lớn nhỏ khác nhau, châu Phi có diện tích 30,3 triệu kilômét vuông (gấp ba lần châu Âu, xấp xỉ châu Mĩ và bằng ¾ châu Á) và dân số khoảng 650 triệu người (1). Châu Phi có các nguồn tài nguyên hết sức phong phú: dầu mỏ, uranium (đứng đầu thế giới), kim cương (90,2% thế giới), crôm (74,9% thế giới), đồng (47,3% thế giới), sắt (34,4% thế giới)… và nhiều nông sản quý giá khác như cà phê, ca cao… Châu Phi vốn là một cái nôi của tổ tiên loài người và cũng là cái nôi của nền văn minh nhân loại, nhưng dưới ách thống trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân phương Tây qua nhiều thế kỉ, châu Phi trở nên nghèo nàn, lạc hậu rất nhiều so với các châu lục khác.
(1): Tính đến năm 1993
Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước đế quốc thắng trận đã tiến hành phân chia lần chót phạm vi thống trị của họ ở châu Phi.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi và châu Phi đã biến thành “lục địa mới trỗi dậy” trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
Quá trình phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã trải qua các giai đoạn sau đây:
- Từ 1945 – 1954: Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi với thắng lợi mở đầu là cuộc chính biến cách mạng của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập ngày 3 – 7 – 1952 lật đổ vương triều Pharúc và nền thống trị thực dân Anh, thành lập ra nước Cộng hoà Ai Cập ngày 18 – 6 – 1953.
- Từ 1954 – 1960: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi và Tây Phi, mở đầu bằng cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Angiêri bùng nổ tháng 11 – 1954, sau đó nhiều quốc gia đã giành lại được nền độc lập dân tộc: Tuynidi (1956), Marốc (1956), Xuđăng (1956), Ghana (1957), Ghinê (1958) v.v… Trong những năm 1954 – 1960, hầu hết các nước Bắc Phi và Tây Phi đã giành được độc lập dân tộc.
- Từ 1960 – 1975: Năm 1960, với 17 nước ở Tây Phi, Đông Phi và Trung Phi giành được độc lập dân tộc, đã được lịch sử ghi nhận là “ Năm châu Phi”, mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Những thắng lợi này có ý nghĩa to lớn và gây ảnh hưởng sâu rộng trong giai đoạn này đã thắng lợi của nhân dân Angiêri, sau hơn 7 năm kháng chiến, đã đánh bại nền độc lập của Angiêri ( tháng 3 – 1962), thắng lợi của cách mạng của Êtiôpi (1974), cách mạng Môdămbich ( 1975) và cách mạng Angôla thành lập và thực dân Bồ Đào Nha hạ cờ, rút tên lính cuối cùng ra khỏi Angôla sau năm thế kỉ thống trị thống trị nước này , được coi như mốc sụp đổ về căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.
- Từ 1975 đến nay : Đây là giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ để giành lại độc lập dân tộc, được đánh dấu bằng sự kiện Namibia ( hay còn gọi là Tây Nam Phi) tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hoà Namibia tháng 3- 1991. Nhưng đây cũng là giai đoạn mà sau khi giành được độc lập dân tộc, trong việc lựa chọn con đường đi lên để củng cố nền độc lập dân tộc và xây dựng đất nước phồn vinh, giàu mạnh thì hầu hết các nước châu Phi đều đang đứng trước con những vấn đề hết sức khó khăn nan giải :
- Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới và sự vơ vét, bóc lột về kinh tế của các cường quốc phát triển phương Tây ; - Nợ nước ngoài, đói rét, bệnh tật và mù chữ ; - Sự bùng nổ về dân số ( hiện nay 650 triệu dự tính sẽ tăng lên 1,6 tỉ năm 2020 ) ; - Xung đột giữa các bộ tộc và phe phái khác nhau gây nên cục diện không ổn định ở Môdămbich, Angôla, Libêria, Etiopi, Angiêri, Mađagaxca… Các nước châu Phi đang ra sức phấn đấu để vượt qua những khó khăn này.
Như thế , trải qua hơn 40 năm, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã giành được những thắng lợi hết sức to lớn : hầu hết các nước châu Phi đều đã giành lại được nền độc lập dân tộc và nhân dân da đen, da màu trong nội bộ nước cộng hoà Nam Phi đã đấu tranh thắng lợi chống lại chế độ phân biệt chủng tộc của thiểu số người da trắng và bộ mặt châu Phi đã thay đổi khác hẳn trước.
So với châu Á và Mĩ latinh, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi mang một số đặc điểm riêng biệt :
- Các nước châu Phi đã thành lập được Tổ chức thống nhất châu Phi ( 1963) và từ khi ra đời đến nay, tổ chức này giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng dân tộc ở các nước châu Phi; - Lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Phi chưa trưởng thành, chưa có chính đảng độc lập của mình, thậm chí chưa có tổ chức công đoàn trước khi giành được độc lập ( trừ vài ba nước ở Bắc Phi và Nam Phi đã có Đảng cộng sản nhưng lại không nắm được quyền lãnh đạo cách mạng ); - Hình thức đấu tranh giành độc lập dân tộc chủ yếu thông qua đấu tranh chính trị hợp pháp, thương lượng với các nước phương Tây để được công nhận độc lập; - Mức độ độc lập và sự phát triển của đất nước sau khi giành được độc lập rất không đồng đều nhau ( vùng châu Phi xích đạo còn đang chậm phát triển, còn vùng Bắc Phi phát triển nhanh chóng ). 2. Một số phong trào Cách mạng tiêu biểu ở châu Phi
Sau chiến tranh thế giới thứ hai , được sự cổ vũ và thúc đẩy của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và vùng Trung Đông, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Angiêri lên cao sôi nổi, đặc biệt là từ sau chiến thắng, lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam. Tháng 8 - 1954, trước yêu cầu của sự phát triển cách mạng, Mặt trận dân tộc giải phóng Angiêri được thành lập nhằm đảm đương sứ mạng lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc. Ngày 1 – 11 - 1954, Mặt trận phát động nhân dân tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ trang ở vùng rừng núi miền Đông Nam Angiêri.
Cuộc khởi nghĩa vũ trang đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều nơi; ở các thành phố như thủ đô Angiê, Côngxtăngtanh… và nhiều vùng nông thôn đã diễn ra những cuộc xung đột vũ trang giữa nhân dân với binh lính. Ở tỉnh Orăng , các căn cứ Cách mạng được thành lập. Thực dân Pháp đã điều động những lực lượng quân đội lớn mạnh với máy bay, xe tăng, pháo binh đến đàn áp cuộc khởi nghĩa. Trải qua nhièu tháng chiến đấu, quân khởi nghĩa vẫn giữ vững vị trí của mình và đánh bại âm muư “ nhanh chóng tiêu diệt cuộc khởi nghĩa” của thực dân Pháp. Trong quá trình chiến đấu, Quân đội giải phóng Angiêri đã hình thành và phát triển ngày càng lớn mạnh.
Năm 1958, sau khi lên làm tổng thống, Đờ Gôn đã tăng số quân Pháp ở Angiêri lên tới 80 vạn người , chiếm ½ lực lượng quân đội Pháp và là đội quân viễn chinh lớn nhất trong lịch sử nước Pháp từ xưa đến nay. Cuộc kháng chiến của nhân dân Angiêri bước vào giai đoạn khó khăn quyết liệt nhất.
Với ưu thế tuyệt đối về người và vũ khí, thực dân Pháp rải quân theo chiến thuật “ô vuông”, lập những tuyến vành đai bịt chặt biên giới, tập trung hàng vạn quân càn đi, quét lại các vùng căn cứ cách mạng lần lượt theo từng “ô vuông”. Chúng còn đi dồn làng , đuổi dân, cưỡng bức 2 triệu dân vào sinh sống trong các trại tập trung ( chiếm 1/5 dân số Angiêri ) và tiến hành đàn áp , khủng bố một cách tàn khốc. Âm mưu của Pháp nhằm cô lập quân giải phóng với nhân dân, làm tê liệt sức đề kháng của nhân dân rồi tiêu diệt nhanh chóng lực lượng kháng chiến bằng sức mạnh quân sự.
Nhưng do ý chí chiến đấu kiên cường và được ủng hộ của toàn dân, Quân giải phóng Angiêri đã không bị tiêu diệt mà còn phát triển lên tới hàng chục vạn và đánh bại các cuộc càn quét của địch. Từ những năm 1960 - 1961, cuộc chiến đấu của quân dân Angiêri đã chuyển từ vùng rừng núi, nông thôn sang bao vây, cô lập các thành phố lớn. Phối hợp với các cuộc tấn công quân sự, còn diễn ra phong trào đấu tranh chính trị của đông đảo quần chúng nhân dân.
Trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân Angiêri, mặt khác, cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài đã gây nên những hậu quả về tài chính và chính trị mà giới cầm quyền Pháp lúc này không thể chịu đựng được nữa, Pháp buộc phải tiến hành đàm phán với đại biểu chính phủ lâm thời Angiêri tại Êviăng. Ngày 18 – 3 – 1962, Pháp buộc phải kí kết Hiệp định Êviăng, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Angiêri.
Hơn 8 năm kháng chiến chống một đế quốc hùng mạnh với hơn 1 triệu người hi sinh (chiếm hơn 1/10 dân số), thắng lợi của cách mạng Angiêri đã có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn ở châu Phi.
Sau khi giành được độc lập, chính phủ Angiêri đã thi hành nhiều chính sách đối nội, đối ngoại tiến bộ và nhân dân Angiêri đã giành được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước.
Ở Cộng hoà Nam Phi, trên danh nghĩa là một quốc gia độc lập, nhưng gần 20 triệu người dân da đen và da màu ở nước này (chiếm khoảng 80% dân số Nam Phi) đã phải sống cơ cực, tủi nhục, giống như thân phận nô lệ dưới ách thống trị của chế độ phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc kéo dài từ hơn một nửa thế kỉ nay.
Chế độ thống trị phản động này được xây dựng trên cơ sở “chủ nghĩa Apácthai” (theo tiếng Aphơrikennơ, Apácthai có nghĩa là sự phân biệt chủng tộc). Hiến pháp Nam Phi ghi rõ: “Học thuyết Apácthai là hợp ý chúa… Muốn bảo vệ nền văn minh phương Tây thì phải duy trì thế ưu việt của người da trắng”. Dựa vào đó, bọn cầm quyền da trắng ở Nam Phi đã ban hành trên 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc, như “luật cách li chủng tộc”, “luật về giấy chứng minh”, “luật trị an công cộng”, “luật về các buntuxtan” – (người da đen phải sống riêng biệt trong các bantuxtan mà thực chất là những trại tập trung trá hình) v.v… Với những đạo luật này, người da đen bị tước hết mọi quyền công dân, phải sinh sống hoàn toàn cách biệt với người da trắng, chịu xử tội theo pháp luật riêng biệt của người da đen, hưởng lương bổng thấp hơn nhiều lần so với người da trắng (lương công nhân đồn điền bằng 1/10 lương của người da trắng, trong các xí nghiệp, hầm mỏ bằng 1/7)…
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đại hội dân tộc Phi (tiếng Anh viết tắt là ANC ) liên minh với Đảng Cộng sản Nam Phi và các tổ chức dân chủ chống Apácthai khác, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc đã phát triển thành một cao trào cách mạng mang tính chất quần chúng rộng rãi.
Từ cuối những năm 80 đến nay, được sự ủng hộ của cả nhân loại (Liên Hợp Quốc đã thông qua hàng chục nghị quyết lên án “chủ nghĩa Apácthai”), cuộc đấu tranh chống chế độ Apácthai của người Phi đã giành được những thẳng lợi to lớn: buộc nhà cầm quyền Nam Phi phải trả tự do cho những nhà lãnh đạo ANC, trong đó có Chủ tịch ANC Nenxơn Manđêla (tháng 2 – 1990); công nhận quyền hợp pháp của ANC và của Đảng Cộng sản Nam Phi (1991); Quốc hội Nam Phi đã buộc phải xoá bỏ hầu hết các đạo luật phân biệt chủng tộc và chính quyền Đơ Cléc phải tiến hành thương lượng với ANC nhằm soạn thảo một hiến pháp mới, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn chế độ Apácthai.
Thu Jun 19, 2008 8:33 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: CHẾ ĐỘ APACTHAI
APACTHAI:
(A. Apartheid; cg. chủ nghĩa Apacthai), chính sách của Đảng Quốc Dân, chính đảng của thiểu số người da trắng nắm quyền ở Nam Phi từ 1948, chủ trương phân biệt chủng tộc và đối xử dã man với người da đen ở Nam Phi và các dân tộc Châu Á đến định cư, đặc biệt là người Ấn Độ. Nhà cầm quyền Nam Phi ban bố trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của dân da đen và da màu, quyền bóc lột được ghi vào hiến pháp. Các nước tiến bộ trên thế giới đã lên án gay gắt chính sách A. Nhiều văn kiện của Liên hợp quốc coi A là "một tội ác chống nhân loại", vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương của Liên hợp quốc, đe doạ nghiêm trọng hoà bình và an ninh của các nước. Năm 1976 có "Công ước quốc tế đòi xoá bỏ và trừng trị tội ác Apacthai" do 80 nước kí. Từ 1986, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết chống A trong các hoạt động thể thao, kêu gọi các nước thành viên cắt quan hệ ngoại giao và áp dụng các biện pháp trừng phạt Nam Phi. Nhưng chính quyền Nam Phi luôn luôn được Hoa Kì và một số nước phương Tây bao che, thậm chí cung cấp cả vũ khí, bất chấp lệnh cấm vận vũ khí của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ban hành năm 1976. Do sự đấu tranh quyết liệt và kiên cường của người da đen ở Nam Phi, dưới sự lãnh đạo của Đại hội Dân tộc Phi (ANC – African National Congress), từ cuối thập kỉ 80 thế kỉ 20, các chính sách hà khắc và phân biệt đối xử của chính quyền Prêtôria (Pretoria) được xóa bỏ dần dần. Ngày 7.12.1993, Hội đồng Hành pháp Lâm thời được thành lập, trong đó có chủ tịch ANC là Nenxơn Manđêla (Nelson Mandela), chấm dứt 340 năm độc quyền cai trị của thiểu số người da trắng ở nước này. Từ 26 đến 28.4.1994, tổng tuyển cử đa sắc tộc lần đầu tiên đã được tổ chức ở Nam Phi: ANC chiếm được đa số phiếu và Nenxơn Manđêla được cử làm tổng thống.
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: ĐẠI HỘI DÂN TỘC PHI
ĐẠI HỘI DÂN TỘC PHI:
(viết tắt: ANC), tổ chức chính trị của người da đen và da màu ở Cộng hoà Nam Phi, thành lập năm 1912. Mục đích chủ yếu: đấu tranh thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc (chế độ Apacthai), xây dựng một xã hội dân chủ, bình đẳng. Từ 3.1960, ANC rút vào hoạt động bí mật và đến năm 1961, thành lập tổ chức vũ trang trên toàn lãnh thổ Nam Phi. Tháng 2.1990, chính quyền Prêtôria hợp pháp hoá ANC, Chủ tịch ANC là Nenxơn Manđêla (Nelson Mandela) được trả tự do (11.2.1990) sau 27 năm bị cầm tù. Cuộc đàm phán đầu tiên giữa ANC và chính quyền Prêtôria diễn ra từ 2 - 4.5.1990, thoả thuận cùng nhau phấn đấu cho quá trình hoà bình bằng thương lượng. ANC quyết định đình chỉ đấu tranh vũ trang được phát động từ 1961 đổi lấy việc chính quyền Prêtôria thả tù chính trị và ân xá cho những người lưu vong trở về nước. Từ 6.1991, chế độ Apacthai bị xoá bỏ. Cuộc bầu cử đa sắc tộc lần đầu tiên ở Nam Phi được tổ chức 27.4.1994, kết quả là ANC chiếm đa số phiếu bầu. Ngày 10.5.1994, Nenxơn Manđêla chính thức nhậm chức tổng thống nước Cộng hoà Nam Phi.
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Manđêla (Nenxơn) (1918 - ....)
Manđêla (Nenxơn) (1918 - ....)
Nenxơn Manđêla (Nelson Mandela) - nhà hoạt động cách mạng của nhân dân da đen Nam Phi chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai, Chủ tịch Đại hội dân tộc Phi (ANC), Tổng thống đầu tiên của Nam Phi sau khi chế độ Apacthai bị xóa bỏ. Nenxơn Manđêla sinh trưởng trong một gia đình tù trưởng bộ lạc Tanbu. Trong thời gian học đại học, ông rời bỏ địa vị thừa kế chức tù trưởng và tham gia Liên minh thanh niên Đại hội dân tộc Phi và làm Chủ tịch Liên minh này. Năm 1942, ông tốt nghiệp đại học luật khoa. Năm 1952, ông mở văn phòng luật sư ở thành phố Giôhannexbơc nhằm bênh vực những người da đen Nam Phi đang bị những người da trắng áp bức. Chính quyền Prêtôria Nam Phi đã cấm ông không được tụ tập nhân dân, không được tham gia hoạt động chính trị. Chính sách hà khắc đó càng thúc đẩy ông chống đối mạnh mẽ hơn. Ông xây dựng lực lượng vũ trang và được cử giữ chức Phó Chủ tịch Đại hội dân tộc Phi (ANC) kiêm Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang của Đại hội dân tộc Phi (ANC).
Năm 1962, ông bị chính quyền Prêtôria bắt giam với tội âm mưu lật đổ chính quyền và kết án tù chung thân. Nhờ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và các chính phủ tiến bộ trên thế giới, sau 27 năm giam cầm, chính phủ Prêtôria đã phải trả tự do cho ông vào tháng 2.1990. Sau khi ra tù, Nenxơn Manđêla tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa Apacthai mạnh mẽ hơn. Ngày 17.6.1991, quốc hội Nam Phi đã phê chuẩn đạo luật hủy bỏ sắc lệnh phân biệt chủng tộc. Về mặt pháp lý chủ nghĩa Apacthai ở Nam Phi đã cáo chung.
Tháng 7/1991, Đại hội dân tộc Phi (ANC) đã họp đại hội và đã bầu Nenxơn Mađêla làm Chủ tịch. Ngày 10.5.1994, sau khi giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống đầu tiên gồm cả người da đen và da trắng ở Nam Phi, Nenxơn Manđêla nhậm chức Tổng thống.