Đức tin được xem như là "hạt mầm" của cội nguồn tâm linh.
Nếu khong có ĐỨC TIN thì cây tâm linh không thể nào sinh trưởng đươc.
Thực tế chứng minh, người thiếu niềm tinkhông thể làm được việc gì thật sự có giá tri. Điều này không chỉ đúng với tôn giáo, mà với bất kỳ mọi hành động nào của con người, cũng như trong việc nghiên cứu khoa học.
Đức tin không đơn giản chỉ là sự chấp nhận những tin tưởng không cần phải chứng minh. Nó được tạo ra từ các yếu tố trí năng, ý chí, tình cảm và xã hội.
Về mặt lý trí, đức tin là sự tán thành những học thuyết chưa được xác chứng bằng chứng cứ thực tế
Để được gọi là đức tin, sự tin tưởng phải vượt trên những gì được nhận thức bằng thực tế và người tin phải nhất tâm sẵn sàng lấp đầy những hố ngăn cách trong tri thức với thái độ chấp nhận 1 cách kiên nhẫn và tin tưởng
Đức tin như 1 thái độ tri thức có phần đối nghịch là tính hoài nghi và do dự.
Tôn giáo nào cũng có một số giả định dựa trên sự tin tưởng và được chấp nhận căn cứ trên thẩm quyền của thánh điển hay các vị tôn sư.
Tuy vậy, Phật giáo xem đức tin chỉ là bước khởi đầu, một tình huống tạm thời.
Phải mất nhiều thời gian trước khi phẩm chất trí tuệ đủ mạnh để lấp đầy đức tin , nhìn sau vào bản chất thực tánh của thực tại. Trước đó khá nhiều học thuyết phải dựa vào đức tin , vì chúng không được duy trì 1 cách hữu hiệu bởi các cảm quan, bởi suy lý hay trực giác tâm linh.
TRong Phật giáo đức tin có 4 đối tượng chính là :
1)Tin có nghiệp và tái sinh
2)Chấp nhận những giáo huấn căn bản về chân tánh của thực tại, như hữu vi duyên sinh , vô ngã, tánh không, khẳng định thế gian này là kết quả của sự vô minh không biết các đối tượng phi hữu, v.v... là những cá thể không tôn tại...
3) tin tưởng vào ba nơi nương tựa của Phật , Pháp,Tăng
4)tin vào hiệu quả của những hành trì được quy định và coi niết bàn là lối thoát cuối cùng khỏi mọi chướng ngại