CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Cuốn sách mới nhất về văen hoá Ấn độ .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Cuốn sách mới nhất về văen hoá Ấn độ . I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:06 pm

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cuốn sách mới nhất về văen hoá Ấn độ . 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cuốn sách mới nhất về văen hoá Ấn độ . 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Cuốn sách mới nhất về văen hoá Ấn độ .

 
<SPAN style="FONT-WEIGHT: bold"> 
<DIV align=justify>Namaskar! Xin chào Ấn Độ! - cuốn sách mới về Văn hóa Ấn Độ của nhà văn - Tiến sĩ Đông Phương học Hồ Anh Thái đã thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà nghiên cứu và bạn đọc gần xa. <BR>Mời bạn đọc một số chương trích từ cuốn sách mà tác giả gửi tặng trang web Vanhoahoc.<BR><!-- m --><A class=postlink href="http://www.vanhoahoc.edu.vn/site/index.php?option=com_content&task=view&id=869&Itemid=86">http://www.vanhoahoc.edu.vn/site/index. ... &Itemid=86</A><!-- m --><BR>Xin giới thiệu 2 trong số những bài viết về Xin chào Ấn Độ! để bạn tham khảo.</DIV></SPAN><BR><SPAN style="FONT-WEIGHT: bold">
<DIV align=center><SPAN style="COLOR: #008000">THÊM MỘT ẤN TƯỢNG VỀ ẤN ĐỘ</SPAN></DIV></SPAN><BR><BR>
<DIV align=right>Lê Thị Oanh</DIV><BR>
<DIV align=justify>Cảm tưởng tức thì của độc giả sau khi đọc cuốn Namaskar! Xin chào Ấn Độ(*)) là có thể trả lời ngay những câu hỏi trắc nghiệm theo kiểu: những tôn giáo nào ra đời ở Ấn Độ? Vì sao trong tranh thờ, các vị thần của đạo Hindu lại có nhiều tay? Thành phố nào là đất thánh của đạo Hindu? Bốn thánh địa của Phật giáo là những nơi nào? Có phải trong đời sống hàng ngày, người Ấn “phân công công tác” cho tay phải làm việc “thiêng”, tay trái làm việc “tục”? Tại sao nhiều ngôi đền lại chạm khắc hình trai gái giao hoan? Tấm sari quấn quanh thân hình phụ nữ Ấn Độ dài mấy mét? Vì sao người Ấn thờ thần bò (cái) mà không thờ bò đực?... Tức là những kiến thức cơ bản về đất nước và con người Ấn Độ đã được trình bày trong một cuốn sách dày 340 trang in. Bên cạnh đó, những khái niệm về tôn giáo, triết học, lịch sử như âm thanh thiêng phát ra trước một câu kinh Aum (Om); thần chú Mantra; chữ Vạn (Swatiska); tinh thần đạo pháp, chân lý Dharma; tinh thần bất bạo lực Ahimsa... cũng được giới thiệu một cách súc tích, tưởng như không thể ngắn gọn và sáng rõ hơn.<BR>Namaskar! Xin chào Ấn Độ của Hồ Anh Thái là cuốn sách kết hợp nhiều thể loại non-fiction (phi hư cấu). Hài hòa chất du ký khi đi vào chiều sâu các miền văn hóa Ấn Độ; chất tản văn về tính cách Ấn; chất biên khảo về phong tục, tập quán và đời sống muôn mặt; và đậm chất tiểu luận khi đề cập tôn giáo, lịch sử... Cuốn sách cũng đẹp và hấp dẫn nhờ phần minh họa: những bức tranh thần thánh Hindu theo phong cách tranh thờ dân gian hoặc tranh tượng hiện đại. Dần dần hiện lên chân dung một đất nước. Đó là một chuyến du hành vào xứ sở tưởng như bí ẩn nhưng đã trở nên rõ ràng hơn, dễ hiểu, dễ cảm thông hơn. Xứ sở này, Hồ Anh Thái gọi là “đại dương văn hóa Ấn Độ” và tác giả ví mình đã lựa chọn nhảy xuống đại dương, có lúc tưởng như “càng bơi càng khó thấy bờ”. Kinh nghiệm ấy bây giờ được truyền lại cho người đọc và đã được truyền lại một cách chân thành, giản dị hóa. Cuốn sách thể hiện tính công phu, nghiêm cẩn, chính xác của một nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông được kết hợp với trí tưởng tượng, kỹ năng dẫn dắt và ngôn ngữ sinh động nhiều khi hóm hỉnh của nhà văn.<BR>Từng du học, giảng dạy và làm việc ở nhiều nước Âu – Mỹ, nhưng như tác giả bộc lộ, anh chưa có cảm hứng viết nhiều về những nơi ấy, mà chỉ có Ấn Độ mới trở thành đề tài nung nấu thường xuyên hơn hai chục năm qua. Sáu năm trời ở Ấn Độ, Hồ Anh Thái đã dọc ngang hầu khắp các bang của tiểu lục địa này, đã tiếp xúc với mọi người đủ các đẳng cấp, khai thác được nhiều nguồn tài liệu quý từ các thư viện và viện nghiên cứu... Người viết bài này khi công tác tại Ấn Độ cũng đã biết về những chuyến đi và dự định cho cuốn sách tương lai của anh. Những điều thu lượm được giờ đây gói gọn trong một cuốn sách với cấu trúc mở. Chắc rằng còn nhiều điều Hồ Anh Thái chưa đưa vào ấn bản lần này, sẽ được bổ sung hoặc sẽ là một cuốn sách khác cho đối tượng chuyên sâu hơn.</DIV><BR>
<DIV align=right>Nguồn: (Hà Nội Mới chủ nhật, 24-8-2008)</DIV>
Chữ ký của Thành Hưng





Cuốn sách mới nhất về văen hoá Ấn độ . I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:11 pm

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cuốn sách mới nhất về văen hoá Ấn độ . 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cuốn sách mới nhất về văen hoá Ấn độ . 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Re: Cuốn sách mới nhất về văen hoá Ấn độ .

 
<DIV align=center><SPAN style="COLOR: #00bf00">NHỮNG KHUÔN HÌNH ĐẶC TẢ ẤN ĐỘ</SPAN></DIV><BR><BR>
<DIV align=right>Văn Thị Thu Hà</DIV><BR>Come – Sorrow – come, I spread a seat for you.<BR>Đến đi – Nỗi buồn ơi – hãy đến, ta trải chỗ mời ngươi.<BR>Đó là tâm hồn Ấn – dịu dàng mà bạo liệt trong câu thơ Tagore.<BR>
<DIV align=justify>Tôi đến New Delhi vào chớm thu. Ấn tượng đầu tiên về những cơn gió khô khát như vừa tràn qua sa mạc, nắng trắng hoa vàng, đá đỏ tường thành cổ tích, dải khăn lụa vương như cầu vồng vắt ngang bầu ngực con gái Ấn, và những rèm mi cong rợp bóng đêm phương Nam, đền đài huyền bí... <BR>Có một thứ mà phải hơn một năm sau tôi mới nhận biết được rõ ràng, đó là cái gật đầu rất đặc biệt của người Ấn. Gật mà như lắc vì họ lúc lắc đầu theo mặt phẳng khuôn mặt, không xoay khuôn mặt sang phải sang trái như mình. Đành phải hỏi OK or not OK (đồng ý hay là không đồng ý?) để rồi vẫn nửa tin nửa ngờ nhìn họ vừa lắc vừa cười mủm mỉm mà nói OK. Đã từng được năm người Ấn chỉ đường cho theo năm hướng khác nhau khiến mình lúng túng hết một buổi, dù cũng thấy vui khi cả năm người nghe mình cảm ơn rối rít đều lúc lắc đầu cười, mắt ngời sáng. Và chuyện dịch nghĩa lời hẹn 10 phút nghĩa là một tiếng nữa, một tiếng nữa nghĩa là ngày mai và ngày mai là không bao giờ... do chính thầy giáo và bạn bè người Ấn của tôi giải thích cho nghe, những lúc tôi giận dỗi vì bị lỡ hẹn. Lúc ấy, chỉ thấy người Ấn dễ thương với điệu lúc lắc đầu vẻ hài lòng, chấp nhận, tràn đầy hạnh phúc. Bạn sẽ thấy yêu hơn cái cử chỉ ấy khi xem người Ấn múa: cả đầu, mắt, khuôn mặt, cổ, vai, tay, chân, bụng, thân mình đều “nói” rất nhiều, trong đó có ngôn ngữ cách điệu của cái gật đầu rất biểu cảm này. <BR>Mấy năm trời trôi qua thật nhanh, để rồi những ký ức về một nền văn hóa kỳ lạ, lớn lao, rực rỡ như Tết Đèn Diwali và bí ẩn như tâm hồn Ấn thi thoảng lại ập tới làm nỗi nhớ thành quay quắt. Đọc cuốn Namaskar! Xin chào Ấn Độ(*) của Hồ Anh Thái bỗng thấy ùa về xao xuyến những năm tháng trên đất bạn. Thật vui quá. Tôi như gặp lại những cảm xúc của mình và cả ngạc nhiên thích thú về những phát hiện mới mẻ từ một cặp mắt khác. <BR>Cuốn sách rất nhiều lát cắt văn hóa thú vị, giống như một ống kính đầy cá tính của một nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa có thể lia tới và chớp lấy những khuôn hình tuyệt đẹp, độc đáo và bất ngờ. Như cảnh cô gái đi trên đường, “cái dáng đi khoan thai, có phần hơi chậm rãi, đi mà như ngày rất dài, đời rất dài, cũng chính là dáng đi mấy nghìn năm của người Ấn Độ” (tr. 7). Như hình ảnh thần chết Yama “với người có công, thần hiện ra giống như Vishnu, mắt búp sen, miệng cười vui vẻ. Với kẻ xấu, tay chân thần dài ngoằng ngoẵng, tóc dựng ngược như cành cây, mắt sâu như giếng” (tr.123). Hay như ấn tượng Tết Diwali “nhà cửa, phố phường lung linh ngàn vạn ngôi sao sa… soi lối cho nữ thần tài lộc Laksmi vào nhà” (tr.125). Và những thoáng thần tiên giữa đời thường: “Từ trên tầng ba nhìn sang rừng, thấy từng đàn công xòe đuôi múa gọi mưa” (tr. 145). Những khuôn hình đặc tả “chất Ấn” như thế sẽ đưa chân bạn hồn nhiên bước vào thế giới kỳ diệu của người Ấn. Từ những câu chuyện vui vui về đời sống thế tục như chuyện tay phải tay trái, chuyện món ăn quá nhiều hành, nhiều gia vị kích thích, “giở sách ra thì gặp Kama Sutra, đến đền chùa thì gặp linga của thần Shiva” (tr. 160), chuyện người Ấn tốt nhịn đến những câu chuyện nghiêm chỉnh về tôn giáo, triết lý, thơ ca. <BR>Tôi tin, với những ai đã tới hoặc đã biết một chút về Ấn Độ, sẽ mỉm cười khi bất chợt bắt gặp ký ức của mình đây đó giữa những trang sách. Và chắc chắn ở nhiều trang, người ta cũng sẽ thốt lên – là thế ư, vậy mà mình không biết! Cũng sẽ có những trang, người ta bỗng nghĩ – có lẽ hơi quá lời chăng! Mà người đâu khôn thế, chỉ nói nửa chừng… Còn với những ai chưa biết Ấn Độ thì cuốn sách quả là một món quà quý giá. Mở ra trước mắt bạn là một cuốn cẩm nang hướng dẫn du lịch nhưng là thứ du lịch đặc biệt tới những miền văn hóa. Tương tự chuyện đi như thế nào, xem gì, ăn gì, ở đâu, giá bao nhiêu, cuốn sách cho bạn những thông tin về các mảng, các nét văn hóa khác nhau, có thể chứa một thông điệp ngắn gọn rõ ràng như một quân cờ, có thể là một bài toán đố kích thích trí tò mò và cả lòng hiếu thắng. Là thông tin văn hóa, phải có một cái gì rất đặc biệt chứ! Có lẽ, điểm đặc biệt đó là độ co giãn cần có để người nhận thông tin thấy mình tự do! Cái tự do của tâm hồn, tự do của cái tôi kiêu hãnh trong cảm thụ văn hóa, khám phá các giá trị văn hóa. Nó cho phép bạn làm tính cộng 1 với 1 không phải bằng 2 mà có thể bằng 1 rưỡi, 2 rưỡi hoặc n vô định, tùy vào thẩm định và sở thích của bạn. <BR>Phong cách viết cởi mở, phóng khoáng, gợi nhiều hơn kết của Hồ Anh Thái đã tạo được độ co giãn này. Những nhận định khác nhau được nêu ra có vẻ tình cờ, tiện thì nhắc đến như sự phân tích các hình ảnh phồn thực ở đền Khajuraho. Dù là trong dòng chảy mơ mộng của cảm xúc về văn chương nghệ thuật, hay những lời bàn sắc sảo về chính trị theo dòng lịch sử, Hồ Anh Thái luôn cố gắng đưa ra những thông tin đa tầng và nhiều chiều. Thêm nữa, những thông tin đó còn rất phong phú vì được chia sẻ bởi một người nghiên cứu văn hóa Ấn, một nhà ngoại giao, một nhà văn, hẳn nhiên, nhưng có lẽ trên tất cả là một tâm hồn yêu Ấn Độ, yêu đến nỗi biết rằng “cả một đại dương văn hóa khiến cho ta càng bơi càng không thấy bờ” (tr. 10), nhưng vẫn tự nguyện nhảy xuống. Nhà nghiên cứu văn hóa tìm kiếm những giá trị văn hóa ở mọi ngóc ngách đời sống, nhà văn thổi hồn cho những bình luận về văn hóa, nhà ngoại giao tóm lược hình hài chính trường Ấn qua các thời kỳ, còn tình yêu Ấn Độ đem đến một cái nhìn nâng niu, trân trọng những cái đẹp đã đành, cũng gượng nhẹ với những mảnh sắc nhọn cứa lòng. Hồ Anh Thái muốn trình bầy tư tưởng, sản phẩm văn hóa, biểu tượng ký hiệu, phong tục tập quán… theo quan niệm của đạo Hindu để người đọc có điều kiện so sánh ảnh hưởng của chúng đối với các tôn giáo khác, nền văn hóa khác, đất nước khác. Tất nhiên không dễ gì có thể nhìn thấy ảnh hưởng từ một phía, nhất là khi Phật giáo cũng ra đời từ cái nôi Bà la môn giáo như Hindu nhưng đã có một giai đoạn phát triển rực rỡ hơn nhiều trước đó. Cũng chính tác giả đây đó lại đưa ra nhận định đạo Hindu chịu ảnh hưởng như thế nào từ đạo Phật. Và Mật tông là một tông phái Phật giáo hay Hindu? Cả hai đều có thể tự nhận về mình. Đây là cuốn sách đọc để suy ngẫm thêm, tìm hiểu thêm và sẵn sàng tranh luận. Có những băn khoăn, tò mò mà tác giả gợi lên trong lòng người đọc. Như vấn đề đẳng cấp “một trong những điều bí ẩn và khó hiểu nhất ở Ấn Độ” là do giáo sĩ Bà la môn hay do người Aryan xâm lược khởi xướng?; những cảm nhận trái ngược về một tính cách nhẫn nhịn đi kèm với xung đột tôn giáo liên miên; một đất nước nhiều nhân tài sáng chói trên cái nền tinh thần chậm chạp an bài ở đa số người lao động. Có gì đó lạ lùng trong câu nhận xét: “Ta có thể thấy khoảng cách giữa con người rất xa” (tr. 139). Và có thể, bạn sẽ háo hức đi tìm câu trả lời cho một băn khoăn nào đó, hoặc sẽ muốn phản bác một ý kiến nào đó, hoặc hơn thế, bạn cũng muốn “nhảy xuống biển”!<BR>Cuốn sách còn là một người bạn đường trên hành trình khám phá, thưởng ngoạn văn hóa của bạn. Người ấy cùng reo lên với bạn khi ngắm đền Khajuraho: “Có cảm tưởng đá cẩm thạch trong tay nghệ nhân thời xưa cũng dễ sai khiến như chất dẻo hay đất sét trong tay người thời nay” (tr. 162). Người ấy còn thầm thì bộc bạch: “Người ta dễ yêu một lý tưởng, nhưng không dễ đồng hành với người đi thực hiện lý tưởng đó” (tr.284). Và người ấy có thể còn làm bạn bực mình vì cứ nói không biết mệt về ngôi chùa Việt, về nhà sư Việt đã đặt viên gạch đầu tiên cho cả “một Liên hiệp quốc Phật tự” ở Boddhgaya lẫn Lumbini. Nhưng người ấy cũng làm bạn xúc động và tin tưởng vì, tự đáy lòng, người ấy muốn bạn không lặp lại kỷ niệm vụng về của mình hai mươi năm trước, khi đã gạt phắt đi một bàn tay thiện chí đang chìa tới.<BR>Tôi nghĩ rằng trong cuốn sách nhỏ này, Hồ Anh Thái đã xâu chuỗi được những nét đa dạng của văn hóa Ấn, đã gợi được một HÌNH TƯỢNG VĂN HÓA ẤN. Hình tượng đó có thể làm cho người đọc bối rối khi muốn truy nguyên một nét văn hóa nào đó, là của người Aryan hay của người Dravidian? Là của Phật giáo hay Hindu hay Bà la môn giáo? Hình tượng đó có thể như ngôi đền Taj Mahal biến đổi màu sắc theo ánh sáng nhưng vẫn là ngôi đền ấy. Hình tượng đó có thể đa nghĩa nhưng toàn vẹn ở khao khát vươn tới giải mã cái bí ẩn không cùng của nền văn hóa Ấn Độ. <BR>HÌNH TƯỢNG VĂN HÓA đó, tôi tin sẽ còn lớn lên trong cấu trúc mở của cuốn sách. Mong muốn những lần tái bản sau đây sẽ có thêm những đoạn về “người Ấn gật đầu và lắc đầu”, có lẽ vì tôi quá yêu cái cử chỉ ấy, về “những điệu múa Ấn”, có lẽ vì chúng có khả năng tượng hình sống động cả cái khó tượng hình nhất như tâm hồn và tình yêu; về “âm nhạc Ấn”, có lẽ vì nó thật kỳ lạ khi thứ âm nhạc cung đình lại thích dùng chỉ nguyên âm để mô tả cảm xúc âm thanh còn thứ âm nhạc bình dân thì cứ làm cho trái tim bạn đắm đuối và loạn nhịp; về “điện ảnh Ấn”, có lẽ vì nó luôn cố gắng đồng hiện những ký hiệu văn hóa muôn đời của người Ấn… Và sẽ có nhiều hơn về những tác phẩm kiến trúc Ấn như kiến trúc hang động đục thẳng vào núi đá, kiến trúc đền đài lăng tẩm với những địa danh nổi tiếng: Ajanta, Taj Mahal-Agra, Ellora, Đền Vàng, chùa Hoa Sen của đạo Bahai… Và có thêm những triết lý đặc sắc Ấn Độ như Karma, Moksha – nghiệp và giải thoát – những tư tưởng tỏa sáng trên bầu trời Phương Đông.</DIV><BR>
<DIV align=right>Nguồn: báo Văn Nghệ, số 42&43, 2008</DIV>
Chữ ký của Thành Hưng




 

Cuốn sách mới nhất về văen hoá Ấn độ .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: Văn hóa nghệ thuật thế giới-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất