Ấn Độ là 1 đất nước vô cùng phong phú đa dạng hội đủ mọi sắc thái về điều kiện tự nhiên. Với lãnh thổ trải dài từ 7-32 độ vĩ bắc và 67 – 87 độ kinh đông, đó là 1 bán đảo hình tam giác tưởng chừng như 1 khối thống nhất đơn giản về địa hình khí hâu nhưng đi sâu vào trong đó mới có thể thấy được mọi thiên hình vạn trạngcủa đất nước này.
Với trí tưởng tượng phong phú của mình, người dân Ấn Độ hình dung đất nước họ như 1 nàng tiên cá xinh đẹp có mái tóc bạch kim dài tung bay trong mây trời Himalaya và có cái đuôi cá vẫy vùng trong Ấn Độ Dương xanh thẳm.
Còn dãy núi Himalaya bao la hùng vĩ là vận mệnh của Ấn Độ. Nó gợi lên bao nỗi sợ hãi cho tất cả mọi người nơi đây. Trong đó ẩn chứa biết bao câu chuyện huyền thọai linh thiêng gắn liền với đất nước con người Ấn Độ. Người ta nói rằng, dãy núi này trước kia vốn là 1 đàn voi biết bay đã làm phật ý vị thần vạn năng Indra, cho nên thần đã trừng phạt chúng bằng cách cắt mất cặp cánh của chúng và biến chúng tàhnh những ngọn núi hùng vĩ . Nơi đây cũng trên ngọn núi Kailasa là nơi thiền định của vị thần Shiva để giúp cho thế gian được tiếp tục tồn tại.
Bên cạnh những sự tích thân thọai đó, ẩn dưới những bóng rợp của rừng cây bạt ngàn là những vị tu sĩ khổ hạnh. Họ rời bỏ cuộc sống gia đình trần tục để ngồi dưới gốc cây thiền định suy tư về vũ trụ bao la này. Nhìn lên những tán rợ của rừng núi Himalaya, họ cảm thấy thế giới thì bao la quá, mà con người chỉ là những sinh vật nhỏ bé phu du , họ tự hỏi sao vũ trụ thì vô hạn, mà vì sao con người lại hữu hạn, đối mặt với sanh lão bệnh tử, với nỗi đau khổ trầm luân, cũng từ đó, họ muốn tìm kiếm sự giải thoát khỏi cuộc sống này, muốn tách cái Atman (linh hồn cá thể) hòa nhập vào cái Braman (linh hồn vũ trụ) đạt đến niềm vui bất diệt giải thoát khỏi sự luân hồi. Và trong rừng rậm Hymalaya là những cây cổ thụ to lớn và những cây nhỏ nương tựa nhau lại được bao bọc bởi những dây leo quấn chặt lấy nó vì vậy, điều đó đã dạy cho Ấn Độ có 1 cách sống đặc biệt với thiên nhiên, đó là cách sống hòa hợp với thiên nhiên, cảm thấy con người và thiên nhiên là 1, chứ không phải con người là trung tâm của vũ trụ, chinh phục thiên nhiên. Và chúng ta và những chim muon hoa cỏ kia cùng sống với nhau, cất cao lời ca về tình yêu cuộc sống.
Himalaya.JPG (48.89 KiB) Đã xem 949 lần.
Cũng từ dãy núi Hymalaya đó, 2 dòng sông Ấn Hằng tuôn chảy xuống đồng bằng như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi lớn người dân Ấn Độ bằng nguồn phù sa dồi dào. Chính nơi đây đã bắt đầu buổi bình minh sơ khai của đất nước Ấn Độ, là cái nôi văn hóa cổ xưa lâu đời nhất trên thế giới và trường tồn liên tục nhất quán cho đến ngày hôm nay.
Đất nước có tên Ấn Độ cũng bắt nguồn từ dòng sông Indus này. Nó chảy về phía tây, đổ ra vịnh Bengal chia làm 5 nhánh nên được gọi là vùng Punjab. Nhưng đối với tâm thức người Ấn Độ, dòng sông Hằng Ganga là 1 dòng sông linh thiêng có khả năng thanh tẩymọi tội lỗi. theo thần thoại, nữ thần Ganga được sinh ra từ 1 ngón chân thần Vishnu. Bà sống trên trời trước khi xuống trần gian. Khi mặt đất phủ đầy tro hỏa táng, hiền nhân Bhagiratha đã câu khấn thần Brahma và Shiva để cho dòng sông Hằng chảy xuống trần gian để rửa sạch lớp tro này và giải thóat cho linh hồn những người chết. Để phòng ngừa sự ngập lụt nguy hại, thần Shiva để cho nước rót xuống đầu mình chảy ngoằn ngoèo qua các lọn tóc rối quăn của thần và thần đã chia nó ra làm 7 con suối chảy yên lành trên nước Ấn Độ.
Với niềm tin như thế, hàng triệu người dân Ấn Độ hàng năm, hay ít nhất là 1 lần trong đời mình đều phải đến đây để hành hương. Họ muốn được tắm dưới dòng sông Hằng, uống nước sông Hẳng, và chết thả mình dưới dòng sông Hằng linh thiêng thần thánh nhằm được giải thoát khỏi bể khổ muôn đời.
Than Shiva tren song Hang song hang.JPG (38.73 KiB) Đã xem 790 lần.
Đi xuống phía Nam là cao nguyên Deccan rộng lớn với ngọn núi Đông Gat và Tây Gat chạy dọc 2 bờ đông và tây của bán đảo Ấn Độ.Nhưng thiên nhiên nơi khô cằn nên không thuận tiện cho việc sinh sống. Chính vì thế mà miền Nam Ấn kém phát triển hơn miền bắc Ấn.
Với vị trí địa hình vô cùng phức tạp đã làm cho đất nước Ấn Độ có khí hậu vô cùng đa dạng như thế. nơi đây hội đủ tất cả những yếu tố thời tiết khắc nghiệt nhất.
Từ cực nam Ấn Độ đến vùng hạ lưu sông Ấn Hằng khí hậu nóng và rất nóng. Nhưng ngược lại, cực bắc Ấn Độ giáp chân núi Himalaya lại rất lanh , vào mùa đông có tuyết rơi. Song ở vùng tây bắc cách Himalaya chừng 100km có sa mạc Thar rộng lớn quanh năm hầu như không mưa. Với những đối cực khắc nghiệt của thời tiết như vậy đã làm cho đất nước Ấn Độ có 3 mùa: mùa nắng, mùa mưa và mùa đông.
HOANG MAC THAR hoang ma thar.JPG (59.18 KiB) Đã xem 932 lần.
Mùa nắng bắt đầu từ tháng 4 nhiệt độ có khi lên cao đến 45 độ C làm cho đất đaikhô cằn, nhịp sống con người như bị trì trệ bởi cái nóng khủng khiếp, người dân cũng khó có thể ăn ngon ngủ yên hay lao động dưới cái khí trời oi bức khủng khiếp đến như vậy.Họ chỉ còn có thể ngồi yên chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên và cũng từ đó những suy nghĩ, ước muốn được giải thoát dấy lên trong tâm trí họ. Vì vậy triết học của họ mang đậm tính giải thoát khỏi cuộc sống này.
Rồi đến giữa tháng 6, những cơn gió mùa mang theo những khối mây mưa khổng lồ trút nước dữ dội xuống đồng bằng Ấn Hằng khiến mặt đất như 1 đầm lầy rộng lớn, có khi nướcmưa làm ngập tràn bờ các dòng sông gây nên những cơn lũ kinh hoàng nhất. Chính vì vậy, người dân Ấn Độ cảm thấy sức mạnh thiên nhiên thật sự vĩ đại còn sức lực của con người thì bé nhỏ, họ lại chỉ còn cách ở trong nhà ngồi suy tư về sự đổi thay khốn khổ của cuộc đời. Đây cũng chính là mùa an cư của các vị sa môn. Rồi thời tiết trở nên ôn hòa dễ chịu hơn vào tháng 10 cho đến tháng 3. Tháng giêng và tháng chạp trời trở lạnh và rồi cái chu kỳ thời tiết này tuần hòan mãi cho đến ngày hôm nay.
Chính hòan cảnh tự nhiên đó làm cho Ấn Độ đa dạng và phức tạp với rừng rậm hoang sơ, có nguồn động thực vật phong phú, quý hiếm, đồi núi bao phủ và hoang mạc khô cằn. Với vị trí địa lý tương đối biệt lập so với thế giới xung quanh do bị ngăn cách bởi đồi núi hiểm trở, đại dương mênh mông, văn minh Ấn Độ có những bước thăng trầm của nó. Điều kiện này bảo đảm cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhưng cũng đồng thời làm cho Ấn Độ xã hội Ấn Độ trì trệ không phát triển,(mà nguyên tắc của sự phát triển là hợp tác, giao lưu)và cũng chính môi trường đó là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo phát triển, người dân tìm cách giải phóng tinh thần, giải thoát khỏi sự trì trệ. Vì thế, Ấn Độ được mệnh danh là xứ sở của tôn giáo, xứ sở tâm linh