CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Rõ hơn về trà đạo sứ xở Mặt Trời mọc .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Rõ hơn về trà đạo sứ xở Mặt Trời mọc . I_icon_minitimeSun Nov 16, 2008 10:48 am

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Rõ hơn về trà đạo sứ xở Mặt Trời mọc . 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Rõ hơn về trà đạo sứ xở Mặt Trời mọc . 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Rõ hơn về trà đạo sứ xở Mặt Trời mọc .

 
Lịch sử Trà Đạo Nhật bản

Từ Trung Hoa đại lục, trà du nhập vào nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, nhưng Trà Đạo xuất hiện là từ nhu cầu tâm linh của người dân nước này. Theo cuốn “Nhật Bản những điều cần biết” thì: Sự khởi đầu của nghành sản xuất trà Nhật Bản là vào năm 1191, khi nhà sư EiSai gieo trong vườn chùa những hạt giống trà mà ông đã mang về từ Trung Quốc. Rồi sư EiSai đã khuyến khích nông dân, phật tử tại nhiều vùng khác nhau trồng trà. Cùng lúc, ông cũng tuyên truyền quảng bá những lợi ích về mặt y học của việc trồng trà. Thực ra vào thời đó, ở Nhật Bản cũng đã có cây trà hoang mọc rải rác nhiều nơi nhưng chất lượng kém nên không được dùng đến còn trà từ những hạt giống do nhà sư EiSai mang về được người Nhật gọi là: ‘Trà chính gốc”.

Trong vòng 500 năm kể từ khi nhà sư EiSai mang giống trà từ Trung Quốc về trồng, trà chỉ thường dùng dưới dạng bột, tức là trà Matcha, 1 loại trà chủ yếu dùng trong Trà Đạo. Từ đó có thể nói Trà Đạo đã manh nha tại Nhật Bản vào những năm của thế kỉ XII. Nhưng sau đó hơn 400 năm tiếp theo, những thủ tục mới được dần hoàn thiện và phổ biến rộng rãi. Vào cuối thế kỉ XVI, Trà Đạo đã được Trà sư Sen no Rikyu hoàn thiện. Chính Sen no Rikyu là người đầu tiên làm 1 cuộc cải cách về phương tiện uống trà, các trà cụ quý hiếm đắt tiền đã được ông bỏ đi và thay vào đó là những ấm, chén, bình, nồi bình dân, để bất cứ người dân nào ở Nhật cũng có thể đến với Trà Đạo. Đến đầu thế kỉ XIX, tức là cuối thời kì Edo (1603-1868), văn hóa Trà Nhật đã thực sự phát triển rộng khắp, việc uống trà đã thực sự phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân với hàng loạt tiệm trà mọc lên như nấm.


Trong lịch sử Trà Đạo Nhật Bản, người ta thường nhắc đến Sen no Rikyu và So Ami, đó là 2 bậc khai sáng ra Trà Đạo vào thế kỉ XVI. Đến thế kỉ XVII, thì người nối tiếp công việc và chấn hưng tinh thần Trà Đạo mạnh mẽ nhất, được người Nhật biết đến nhiều nhất phải kể đến trà sư Furuta Oribe. Ông là bậc thầy Trà Đạo vào thế kỉ này, đã đem sự tinh tế của Trà Đạo hòa vào mạch sống của quần chúng. Sự tinh tế và tính quần chúng trong Trà Đạo vào thời kỳ này đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống văn hóa, tinh thần và đời sống tâm linh sâu sắc của người Nhật sau này.

Nghệ thuật Trà Đạo

Nghi thức được bắt đầu cử hành tại một phòng trà đơn giản nhưng trang nhã gọi là “Trà Thất” (Tea House), chỗ đi vào phòng trà là một cửa thấp được che bằng rèm. Sở dĩ cửa được làm thấp, là để xóa đi rào cản sang hèn trong xã hội, ai cũng phải cúi mình cung kính bước vào phòng, và người chủ thì quỳ phía trước để nghênh tiếp và biểu lộ sự tôn kính với khách.

Trà thất:

Trong phòng trà, trên bốn bức tường người ta thường treo những bức thư pháp, những chiếc quạt giấy kiểu Nhật, những bức tranh thủy mặc, có cả những bình hoa được cắm tỉa để trang trí và cũng là một vật để biểu hiện sự chào đón của chủ đối với khách. Tất cả được trang trí hài hòa, đẹp mắt trên bốn bức tường tạo cảm giác êm ả, ấm cúng cho người thưởng thức trà.

Phòng trà không có ghế ngồi mà chỉ có chiếc bàn thấp, có chiều cao độ khoảng 30 cm. Người uống trà phải xếp bằng trên “Tọa cụ”, đây là loại nệm ngồi mà những người tọa thiền thường sử dụng. Trên bàn trà được đặt 1 lư đốt trầm bằng gốm đỏ, 1 cái đèn giấy kiểu Nhật chỉ đủ tỏa ánh sáng vừa đủ cho bàn trà. “Trà cụ” được bày ra trên bàn gồm có: Ấm, chén, bình đựng trà, bình chuyên, bình hãm trà, bếp lò than, nồi châm trà, gáo pha trà, đồ gạt trà.

Cách pha trà:

Trước hết, phải đun nước bằng bếp lò than, bằng kinh nghiệm những Trà nhân sau khi nhận biết nước trong nồi đun vừa đủ độ nóng thích hợp để pha trà (khoảng 60OC), bằng động tác thuần thục họ mới bắt đầu tráng ấm chén, rồi bỏ trà vào ấm. Tiếp theo,họ mới nhẹ nhàng dùng 1 chiếc gáo bằng gỗ múc nước trong nồi đun chế vào ấm trà. Sau khi hãm trà trong vài phút để trà được hòa vào nước mà vẫn giữ nguyên phẩm chất và hương vị của nó, họ cẩn thận rót vào bình chuyên, rồi từ bình chuyên mới châm trà vào chén. Việc cuối cùng là đặt những chén trà lên bàn, mời khách dùng trà với 1 cung cách lễ phép kiểu Nhật.

Khách uống trà phải dùng hai tay nâng bát trà, đưa bát trà từ trái qua phải một vòng, và nhất định trong vòng ba ngụm phải uống hết. Ngụm cuối cùng nên có kèm theo một tiếng “khà” nho nhỏ để biểu thị sự tán thưởng khen ngợi.

Toàn bộ nghi thức Chanoyu cổ truyền cần từ 3-4 tiếng, gồm bốn giai đoạn. Bước đầu tiên được gọi là “Hoài thạch”. Sau khi những người khách đã an vị, chủ nhà sẽ mời khách dùng một ít thức ăn điểm tâm ( thường là bánh). Bước thứ hai là “Trung lập”. Khách sau khi dùng món điểm tâm xong sẽ đi xuống Trà đình và ngồi nghỉ tại đó. Sau đó là “Ngự tòa nhập”, lúc này khách sẽ được dâng trà đặc. Và cuối cùng là dùng “trà loãng”. Ngày nay có rất nhiều cuộc trà, và người ta đã đơn giản hóa nó đến mức chỉ còn bước cuối cùng. Hơi tiếc cho chúng ta, phải không? Hy vọng 1 ngày nào đó ta được dự một nghi thức Chanoyu đúng phong cách cổ truyền^^.

Nghệ thuật Trà Đạo có 4 đức tính cao quý là: “Hòa, Kính, Thanh, Tịch”
+Hòa: Hòa là hòa đồng, hòa điệu và hòa nhã. Đến với nghệ thuật Trà Đạo cần thể hiện sự hòa nhã, lễ độ, trong buổi uống trà nên cùng nhau hòa điệu để chia sẻ cảm thông với nhau, đối với cảnh vật xung quanh chúng ta nên hòa đồng.
+Kính: Đức tính “Kính” trong Trà Đạo thể hiện qua hành vi kính trọng, lễ kính. Nó sẽ làm con người biết nhún nhường nhau, từ đó nết hạnh sẽ nảy nở trong lòng mọi người.
+Thanh: Thanh trong Trà Đạo được hiểu là trong sạch. Một ly nước cáu bẩn nhiều để lâu ngày chất bẩn lắng xuống, nó sẽ trong sạch. Điều này cũng giống như con người nếu lắng tâm yên tĩnh nhiều ngày, tâm hồn sẽ trở nên thanh tịnh.
+Tịch: Tịch có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng. Chính sự tĩnh lặng mới khiến tâm trong sáng (“Thanh”) từ đó là động cơ để phát khởi 2 đức tính:”Kính” và Hòa”

Nghệ thuật Trà Đạo còn có 7 quy tắc:
+Trà cần đậm nhạt vừa miệng
+Lửa to nhỏ vừa phải
+Tùy theo thời tiết bốn mùa mà để cho độ nóng của trà thích ứng theo
+Hoa cắm trong phòng phải tươi mới
+Người đến thưởng trà phải đến sớm ( thông thường là khoảng 20-30 phút so với thời gian được mời)
+Bất luận trời mưa hay nắng cũng phải mang áo mưa theo
+Quan tâm chu đáo đến khách, kể cả khách của khách

Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, xuyên suốt cả buổi lễ là một tinh thần đầm ấm hòa hoãn và thân mật, đem lễ nghi để đãi khách, đó là phong cách của dân tộc Nhật Bản

(Bài này có tham khảo của Keno veno ở accvn.net)

Trà trong đời sống của người dân Nhật Bản.

So với nhiều nước Á Đông, Nhật Bản được xem là 1 trong những nước tiêu thụ sản lượng trà lớn nhất trong khu vực. Người Nhật uống rất nhiều trà vào nhiều buổi trong 1 ngày. Họ có thói quen dùng 1 chén trà vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy cho tỉnh ngủ, 1 chén trà trước khi bắt tay vào công việc, vài ba chén trà vào buổi chiều, và ít nhất là 1 chén trà sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra trong đời sống hằng ngày của người Nhật, việc dùng trà cũng đã trở thành tập tục trong giao tiếp đối đãi nhau.

Trong tiếng Nhật, trà được phiên âm là “Cha”. Trà xanh gọi là “Ocha”, và trà đỏ gọi là “Kocha”. Ở Nhật có rất nhiều loại trà xanh, nó được trồng tập trung tại những khu vực có khí hậu ấm, trong đó trà của tỉnh Shizuoka chiếm đến 1 nửa tổng sản lượng trà của toàn nước Nhật. Tại Nhật Bản, trà thành phẩm dùng để làm thức uống phổ biến cơ bản cũng chỉ có 3 loại: Trà Gyokuro (Trà cao cấp), trà Sencha (Trà trung cấp), và trà Bancha (Trà thứ cấp). Bên cạnh đó, người Nhật còn chế biến ra 1 loại trà bột có tên là Matcha chủ yếu chỉ để dùng trong Trà Đạo.

Khi uống loại trà bột Matcha này, người ta cho bột trà sẵn trong ly, đổ nước vào, dùng 1 dụng cụ bằng tre khuấy lên cho đều.

Việc hái trà được thực hiện vào đầu tháng 5, loại trà hái vào thời điểm này được gọi là Ichibancha ( nghĩa là “Trà nhất”), loại trà hái vào cuối tháng 6, gọi là Nibancha (nghĩa là “Trà nhì”), loại trà hái cuối mùa vào cuối tháng 7, gọi là Sanbancha (nghĩa là "Trà ba”). Theo chuyên môn thì càng vào đầu mùa, thành phần trà có nhiều axit amin nên có vị thanh. Khi trà về cuối vụ nó có nhiều tanin nên sẽ bị vị chát.

Để có 1 tách trà ngọn, nhất là đối với người sành điệu trong việc thưởng thức trà Nhật, người ta ít khi dùng loại nước có nhiều thành phần khoáng chất như muối,sắt,canxi... để pha trà mà dùng loại nước “mềm”, tức là loại nước được lấy ra từ những dòng suối trong vắt từ nơi khe núi chảy ra.

Khi uống trà đỏ (Trà Kocha) người Nhật ít khi uống riêng nó mà thường pha thêm các chất như đường, sữa, chanh, rượu brandy...tạo thành 1 loại trà hỗn hợp có đặc vị riêng. Ngược lại, đối với trà xanh (Trà Ocha), người Nhật chỉ uống riêng mà không dùng với bất kỳ thức uống nào kèm theo. Đó là để giữ cho hương vị thơm ngon của trà được thuần khiết, cũng như bảo đảm màu xanh hấp dẫn của trà.

Ngày nay, người Nhật cũng đã có thêm nhiều cách pha trà như Đại Bao Trà (đó là loại trà được bọc trong túi giấy như trà Lipton), Tốc Dục Trà (trà pha nhanh, chỉ cần bỏ trà vào nước sôi là uống được ngay), Băng Trà (trà lạnh), Hương Liệu Trà (trà ướp tẩm hương),Trung Dược Trà ( trà được trộn với thuốc Bắc)...Tuy nhiên những cách pha trà này đều không đặc biệt như Trà Đạo. Tại Nhật Trà Đạo đã đi vào đời sống tinh thần của mỗi người dân, gắn bó hòa quyện với nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp khác
Chữ ký của Thành Hưng




 

Rõ hơn về trà đạo sứ xở Mặt Trời mọc .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: Văn hóa nghệ thuật thế giới-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất