Sao Thiên Vương hay Thiên Vương Tinh hay Thiên Tinh thật ra không phải là một ngôi sao, mà là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh lớn thứ ba của Thái Dương Hệ nếu theo đường kính, hay thứ tư nếu theo khối lượng. Các quốc gia Tây phương dùng tên của thần Uranus (Ουρανός), vị thần của bầu trời trong thần thoại Hy Lạp, cho hành tinh này; vị thần tương đương trong thần thoại La Mã có tên là Caelus. Tên tiếng Việt của hành tinh được dịch ra dựa vào Uranus vì Sao Thiên Vương, viết theo chữ Nho là 天王星, có nghĩa là "ngôi sao của vị vua trên trời".
Fri Nov 14, 2008 2:27 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Giới thiệu sơ lược về sao Thiên Vương .
Sự khám phá ra hành tinh
Sao Thiên Vương là một trong ba hành tinh không được biết ở thời thượng cổ vì không nhìn được bằng mắt thường từ Trái Đất. Vào năm 1690 Sao Thiên Vương được quan sát lần đầu bởi John Flamsteed. Nhà thiên văn này tưởng đó là một ngôi sao tại chòm saoKim Ngưu và đặt tên cho nó là 34 Tauri. Gần năm 1769 Sao Thiên Vương được quan sát 12 lần bởi Pierre Charles Le Monnier, nhưng nhà thiên văn học này cũng nghĩ rằng ông ta nhìn thấy một ngôi sao. Sự khám phá của hành tinh này được chính thức cấp cho William Herschel vào ngày 13 tháng 3 năm 1781, khi ông ta phân loại nó như một hành tinh. Ông ta cũng đặt tên cho nó là Georgium Sidus, dựa vào tên của vua George III đang ngự trì Đế quốc Anh lúc bấy giờ. Một tên khác cũng được dùng ở thời này là Herschel. Nhưng từ 1850 tên Uranus - đề xuất bởi Johann Bode - đã trở nên thông dụng với các ngôn ngữ Tây phương. Cấu tạo và khí quyển
Cũng giống như Sao Mộc và Sao Thổ, Sao Thiên Vương là loại hành tinh cấu tạo bằng các chất khí ở thể lỏng nhưng không chứa nhiều khinh khí (H2) như hai hành tinh trên. Sao Thiên Vương có một cấu tạo giống như các lõi của Sao Mộc và Sao Thổ mà không có lớp khinh khí ở thể đặc bọc bên ngoài. Voyager 2 chỉ nhận thấy các lớp mây mỏng và không có gì đặc sắc khi bay ngang Sao Thiên Vương vào năm 1986. Nhưng gần đây (2004), viễn vọng kínhHubble lại nhận thấy nhiều vòng mây tựa như các vòng mây của Sao Mộc.
Độ nghiêng của trục quay
The magnetic field of Uranus as seen by Voyager 2 in 1986. S and N are magnetic south and north poles.
Trong khi Sao Mộc có Đốm Đỏ Lớn khổng lồ và Sao Thổ có một vòng đai nhiều mầu thì điểm đặc biệt của Sao Thiên Vương là trục quay của nó. Trong khi các hành tinh khác hầu như đứng thẳng trên quỹ đạo của chúng, Sao Thiên Vương quay trong khi nằm ngang trên quỹ đạo. Độ nghiêng của trục quay đối với quỹ đạo của nó là 97°.
Hậu quả của việc nằm ngang trên quỹ đạo là hai cực của Sao Thiên Vương nhận được nhiều năng lượng Mặt Trời hơn vùng xích đạo. Khi Sao Thiên Vương ở trong khoảng 1/4 phần của quỹ đạo, Mặt Trời chiếu gần như thẳng vào một cực; khi ở trong khoảng 1/4 phần đối diện, Mặt Trời chiếu gần như thẳng vào cực kia. Tuy nhiên vùng xích đạo của Sao Thiên Vương vẫn nóng hơn hai vùng cực và các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được.
Khi Voyager 2 bay ngang Sao Thiên Vương vào năm 1986 thì Mặt Trời đang chiếu thẳng vào "cực Nam" của nó. Sự phân biệt giữa hai cực của Sao Thiên Vương không được rõ vì Sao Thiên Vương có thể được xem như quay ngược với một trục quay nghiêng 97°, hay xem như quay bình thường với một trục quay nghiêng 83° theo hướng kia. Nguyên nhân của độ nghiêng lớn này vẫn chưa được giải thích rõ, ngoại trừ một sự va chạm với một hành tinh khác trong quá khứ.
Fri Nov 14, 2008 2:28 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Giới thiệu sơ lược về sao Thiên Vương .
Sao Thiên Vương có một vòng đai rất mờ tạo bằng những hòn đá với đường kính vào khoảng 10 m. Vòng đai này thật sự bao gồm nhiều vòng đai nhỏ và được khám phá bất ngờ bởi James L. Elliot, Edward W. Dunham và Douglas J. Mink khi họ dùng viễn vọng kính để nghiên cứu bầu khí quyển của Sao Thiên Vương vào tháng 3 năm 1977. Sư hiện diện của các vòng đai này đã được kiểm chứng bởi Voyager 2 khi phi thuyền này bay ngang Sao Thiên Vương vào 1986.
A close-up view of the ε ring of Uranus
Các vòng đai của Sao Thiên Vương
Tên
Khoảng cách từ tâm sao Thiên Vương (ngàn km)
Bề rộng (km)
1986 U2R
38
2500?
Vòng số 6
41,84
1 - 3
Vòng số 5
42,23
2 - 3
Vòng số 4
42,48
2 - 3
Vòng Alpha
44,72
7 - 12
Vòng Beta
45,67
7 - 12
Vòng Eta
47,19
0 - 2
Vòng Gamma
47,63
1 - 4
Vòng Delta
48,29
3 - 9
1986 U1R
50,02
1 - 2
Vòng Epsilon
51,14
20 - 100
Fri Nov 14, 2008 2:28 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Giới thiệu sơ lược về sao Thiên Vương .
Vệ tinh
Cho đến nay (2004) các nhà khoa học đã công nhận 27 vệ tinh tự nhiên của Sao Thiên Vương. Titania và Oberon được khám phá bởi William Herchel vào năm 1787. Ariel và Umbirel được khám phá bởi William Lassell vào năm 1852. Miranda được khám phá bởi Gerard Kuiper vào năm 1948. Đây là các vệ tinh lớn nhất của Sao Thiên Vương và lập thành một nhóm. Nhóm này có quỹ đạo nằm giữa 120 ngàn km và 590 ngàn km nếu kể từ tâm của Sao Thiên Vương ra. Cả 5 vệ tinh tự quay một vòng chung quanh chính mình trong cùng một thời gian với một vòng chung quanh Sao Thiên Vương nên luôn luôn có một mặt hướng về Sao Thiên Vương và một mặt quay đi – giống như trường hợp của Mặt Trăng đối với Địa Cầu.
Trong số 22 vệ tinh nhỏ, một nửa được khám phá bởi Voyager 2 khi phi thuyền này bay ngang Sao Thiên Vương vào năm 1986 và một nửa được khám phá với các viễn vọng kính tân tiến hiện nay.
Chu kỳ của quỹ đạo mang dấu trừ (−) nếu vệ tinh đi ngược với chiều quay của sao Thiên Vương. S có nghĩa là chu kỳ quay của vệ tinh bằng đúng chu kỳ của quỹ đạo.
Quá trình thám hiểm
Cho đến 2004 chỉ có một phi thuyền đi gần đến Sao Thiên Vương. Vào ngày 24 tháng 1 năm 1986Voyager 2, phóng lên với mục đích thám hiểm Sao Hải Vương, đã bay gần Sao Thiên Vương nhất – vào khoảng 9,1 triệu km – và gửi về nhiều bức ảnh của hành tinh cũng như những vòng đai của nó.
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Giới thiệu sơ lược về sao Thiên Vương .