Sao Thổ hay Thổ Tinh (tên tiếng Anh: Saturn) thật ra không phải là một ngôi sao, mà là hành tinh thứ sáu tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh lớn thứ nhì của Hệ Mặt Trời. Sao Thổ là một hành tinh khí khổng lồ (loại hành tinh cấu tạo bằng các chất khí ở thể lỏng do đó không có đất và đá giống như Trái Đất). Tuy lớn thứ nhì sau Sao Mộc nhưng khối lượng của Sao Thổ chưa bằng 1/3 khối lượng của Sao Mộc.
Tên tiếng Việt của hành tinh này được rập khuôn theo tên do Trung Quốc đặt, dựa vào nguyên tố thổ của Ngũ Hành; chữ Nho viết là 土星. Các văn hóa Tây phương dùng tên của thần Saturn của La Mã để đặt tên cho hành tinh này; trong thần thoại Hy Lạp vị thần này là Cronus.
Sao Thổ là hành tinh biểu tượng nhiều cho đất và gió, khí, sự lạnh lẽo nhưng lại có sự ấm áp do màu sắc của các vệ tinh lân cận. Đây còn là hành tinh nhẹ nhất trong Hệ Mặt Trời.
Hình ảnh của Sao Thổ rất nổi bật vì một vòng đai nhiều mầu xung quanh xích đạo. Chính vì vòng đai này làm cho Galileo Galilei lầm tưởng là Sao Thổ có hai "tai", hay hai "quai".
Fri Nov 14, 2008 2:19 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Hiểu thêm về Sao Hoả .
Cấu tạo và khí quyển
So sánh kích thước giữa Trái Đất và Sao Thổ
Cũng giống như Sao Mộc, Sao Thổ là một khối hình cầu với một lõi bằng đá và nhiều lớp khinh khí (H2) ở cả ba thể nằm ở trên. Ngay trên lõi là một lớp khinh khí ở thể đặc, với nhiều tính chất vật lý giống như một kim loại. Lớp khinh khí đặc đó biến dần dần sang thể lỏng đặc, thể lỏng thường, thể khí đặc, rồi thể khí thường của những lớp nằm bên trên.
Nhìn từ xa bầu khí quyển của Sao Thổ có nhiều vành nằm song song với xích đạo giống như Sao Mộc tuy rằng rộng hơn và không có mầu đậm bằng các vành của Sao Mộc. Sao Thổ cũng có nhiều cơn lốc khổng lồ giống như Đốm Đỏ Lớn của Sao Mộc nhưng không tồn tại lâu bằng – vào năm 1990viễn vọng kínhHubble đã khám phá một vết tương tự ở gần xích đạo của Sao Thổ nhưng 4 năm sau thì vết này biến mất, trong khi Đốm Đỏ Lớn vẫn còn sau hơn 300 năm nay. Trong 4 năm đó, các nhà khoa học đã đặt tên cho vết này là Đốm Trắng Lớn.
Sao Thổ là hành tinh độc nhất trong Hệ Mặt Trời có tỉ trọng kém hơn tỉ trọng của nước. Vận tốc quay của hành tinh
Giống như trường hợp của Sao Mộc, những vùng khác nhau trên Sao Thổ quay với một vận tốc khác nhau. Vùng chung quanh xích đạo, còn gọi là System I của Sao Thổ, quay một vòng trong 10 giờ 14 phút trong khi vùng gần hai cực, còn gọi là System II của Sao Thổ, quay chậm hơn 25 phút, hay 10 giờ 39 phút 24 giây.
Fri Nov 14, 2008 2:20 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Hiểu thêm về Sao Hoả .
Vệ tinh Bức xạ nhiệt của Sao Thổ
4 vệ tinh của sao Thổ: Dione, Titan, Prometheus (edge of rings), Telesto (top center)
Cho đến nay (2005), đã có 47 vệ tinh của Sao Thổ được khám phá. Tổng số vệ tinh của Sao Thổ sẽ rất khó xác định vì sự khác biệt giữa một vệ tinh nhỏ và một viên đá lớn của vòng đai không được ấn định rõ. Bốn vệ tinh có đường kính lớn hơn 1000 km, trong đó Titan là vệ tinh to nhất. Với một đường kính 5150 km, Titan không những to hơn cả Mặt Trăng mà còn to hơn 2 hành tinh của Hệ Mặt Trời là: Sao Diêm Vương và Sao Thủy. Hơn nữa, Titan là vệ tinh độc nhất trong Hệ Mặt Trời với một bầu khí quyển.
Các nhà khoa học phân loại các vệ tinh của Sao Thổ ra làm 7 loại. Khác hẳn với trường hợp của Sao Mộc, một vệ tinh của Sao Thổ có thể thuộc nhiều loại. Các loại vệ tinh của Sao Thổ là:
Loại "bảo vệ vòng đai" có quỹ đạo nằm sát ngoài, hay sát trong, hay ở giữa của vòng đai. Các vệ tinh ở sát ngoài hay sát trong của một vòng đai giới hạn phạm vi của vòng đai đó và làm cho ranh giới của nó rõ ràng hơn, trong khi các vệ tinh ở giữa một vòng đai tạo ra những khoảng hở ở trong giữa vòng đai. Các vệ tinh thuộc loại này gồm có: Pan, Atlas, Prometheus, Pandora, Epimetheus, Janus, S/2004 S3 và S/2004 S4 (hai vệ tinh mới được khám phá vào năm 2004 nên chưa có tên).
Pan
Atlas
Prometheus
Pandora
Epimetheus
Janus
Loại vệ tinh "lớn, bên trong" có quỹ đạo nằm giữa 200 ngàn và 450 ngàn km nếu kể từ tâm của Sao Thổ ra. Tuy tên gọi có chữ "lớn", loại này bao gồm vài vệ tinh nhỏ. Các vệ tinh thuộc loại này gồm: Mimas, Enceladus, Tethys, Dione, Rhea, Methone, Pallene...
Mimas
Enceladus
Tethys
Dione
Rhea
Methone
Pallene
Loại "quỹ đạo chung" là một nhóm vệ tinh nằm trên cùng một quỹ đạo nhưng ở cách xa nhau và có cùng một vận tốc nên không bao giờ va chạm. Tethys (xem loại "lớn, bên trong" ở trên) dùng chung một quỹ đạo với hai vệ tinh nhỏ tên là Telesto và Calypso; Dione (xem loại "lớn, bên trong" ở trên) dùng chung một quỹ đạo với hai vệ tinh nhỏ tên là Helene và Polydeuces. Trường hợp của Epimetheus và Janus (xem loại "bảo vệ vòng đai" ở trên) là trường hợp đặc biệt của loại này: cả hai lớn gần bằng nhau, có quỹ đạo riêng, và gần nhau vừa đủ để có thể va chạm, nhưng cứ vào khoảng 4 năm hai vệ tinh này đổi quỹ đạo với nhau để tránh va chạm.
Telesto
Calypso
Helene
Polydeuces
Loại vệ tinh "lớn, bên ngoài" có quỹ đạo nằm giữa 1 triệu và 3,5 triệu km nếu kể từ tâm của Sao Thổ ra. Các vệ tinh thuộc loại này gồm: Titan, Hyperion và Iapetus. Loại này có thể gọi là một nhóm.
Titan
Hyperion
Bay tới Hyperion
Iapetus
Các vệ tinh thuộc những loại trên là vệ tinh lớn với khối lượng đáng kể (ngoại trừ S/2004 S3, S/2004 S4, Methone và Pallene). Các vệ tinh còn lại là các vệ tinh nhỏ, thường thường bán kính chỉ vào khoảng 10 km (ngoại trừ Phoebe), có quỹ đạo ở ngoài 10 triệu km nếu kể từ tâm của Sao Thổ ra, mới được khám phá gần đây và được chia ra làm 3 nhóm:
Nhóm Inuit bao gồm Kiviuq, Ijiraq, Paaliaq và Siarnaq.
Nhóm Norse bao gồm Phoebe, Skathi, Mundilfari, Suttungr, Thrymr và Ymir.
Nhóm Gallic bao gồm Albiorix, Erripao và Tarvos.
Trong các vệ tinh lớn, 8 vệ tinh tự quay một vòng chung quanh chính mình trong cùng một thời gian với một vòng chung quanh Sao Thổ nên luôn luôn có một mặt hướng về Sao Thổ và một mặt quay đi – giống như trường hợp của Mặt Trăng đối với Địa Cầu. Trong số các vệ tinh nhỏ, 6 vệ tinh đi ngược với chiều quay của Sao Thổ. Hầu hết các vệ tinh của Sao Thổ có cấu tạo pha trộn giữa băng và đá.
Chu kỳ của quỹ đạo mang dấu trừ (−) nếu vệ tinh đi ngược với chiều quay của Sao Thổ. S có nghĩa là chu kỳ quay của vệ tinh bằng đúng chu kỳ của quỹ đạo.
Vòng đai
Ánh sáng vành đai phía trước. Lưu ý bóng của Sao Thổ lên vành đai và ngược lại, bóng của vành đai lên hành tinh. Vành đai dày bên trong chính là phần sáng nhất của cả hệ thống vành đai.
Vào năm 1610, Galileo Galilei là người đầu tiên quan sát Sao Thổ qua viễn vọng kính và để ý là hành tinh này có hai mẩu ánh sáng nhỏ đi kèm hai bên. Lúc đó ông cho rằng Sao Thổ bao gồm ba phần: hành tinh chính ở giữa và hai phần phụ ở hai bên mà nhiều khi ông ta gọi là hai "tai", hay hai "quai", của Sao Thổ. Hai năm sau Sao Thổ đứng thẳng lên song song với Trái Đất nên vòng đai, vì nằm trên cùng một mặt phẳng với xích đạo, tựa như biến mất. Những năm sau Sao Thổ từ từ nghiêng về phía Trái Đất và, do đó, vòng đai của nó lại xuất hiện trở lại. Các sự kiện này đã gây nhiều thắc mắc cho Galileo mà ông không giải thích được. Hơn 40 năm sau, 1655, Christiaan Huygens, vì có viễn vọng kính tốt hơn, đã giải thích rõ vì sao một người tại Trái Đất có khi nhìn thấy vòng đai của Sao Thổ, có khi không. Vào năm 1675Giovanni Domenico Cassini xác định rằng vòng đai của Sao Thổ bao gồm nhiều vòng đai nhỏ với những khoảng hở ở giữa chúng. Khoảng hở lớn nhất, do đó, được đặt tên là Khoảng hở Cassini.
Cho đến nay (2004), có hai giả thuyết về nguồn gốc của các vòng đai này. Một giả thuyết, được phát biểu bởi Édouard Roche từ thế kỷ 19, cho rằng một vệ tinh của Sao Thổ đã vỡ ra vì ảnh hưởng trọng lực của hành tinh này. Giả thuyết thứ hai, không được nhiều nhà khoa học chấp nhận, cho rằng vệ tinh đó vỡ ra khi va chạm với một sao chổi.
Cấu tạo của các vòng đai này là các viên đá, sắt hay thiên thể có kích thước từ nhỏ như hạt bụi đến lớn như chiếc xe. Với kỹ thuật tân tiến hiện nay, vòng đai của Sao Thổ có thể được quan sát qua các viễn vọng kính bán cho các người nghiên cứu về thiên văn học một cách tài tử.
Fri Nov 14, 2008 2:23 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Hiểu thêm về Sao Hoả .
Hình chụp toàn bộ vành đai của sao Thổ
Cassini spacecraft: October 27, 2004; Backlit rings in detail. The thick B ring appears darkest from this side.
Vòng B bên trong, khoảng hở Cassini rồi đến vòng A bên ngoài
Khoảng hở Encke
Khoảng hở Keeler
Quá trình thám hiểm
Phi thuyền đầu tiên bay ngang Sao Thổ là Pioneer 1, vào năm 1979. Trong hai năm sau, 1980 và 1981, Voyager 1 và Voyager 2 đã bay ngang và cho thêm nhiều dữ kiện về hành tinh này. Vào đầu tháng 7 năm 2004, tàu vũ trụ Cassini-Huygens đã trở thành vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Sao Thổ. Chương trình chính của Cassini-Huygens là khảo cứu về Sao Thổ và các vệ tinh quan trọng của nó, nhất là Titan.
Tàu Cassini Huygens
Hình vành đai Sao Thổ
Hình ảnh chung về Sao Thổ
Full Sky logo
Dấu hiệu của sự sống trên các vệ tinh của sao Thổ
Một số bức ảnh do tàu Cassini cung cấp gần đây[1] cho thấy có dấu vết của protein và amino axit trên vệ tinh Titan, nơi có bầu khí quyển dày gồm nitơ và methane rất giống với khí quyểnTrái Đất trước khi sự sống bắt đầu cách đây hơn 3,8 tỷ năm[2]. Một giả thuyết được đưa ra là một vài vi sinh vật đã di trú từ Trái Đất lên Titan sau một vụ va chạm của Trái Đất với thiên thạch cách đây 65 triệu năm[3]. Tuy nhiên, khả năng tìm thấy các sinh vật sống trên Titan là rất xa vời, bởi Titan rất lạnh. Nhiệt độ của nó ở vào khoảng -180°C nên rất hiếm nước ở thể lỏng, đồng thời hạn chế các phản ứng hoá học cần cho sự sống.
Ngoài ra, tàu thăm dò Cassini cũng cho thấy trên vệ tinh Enceladus của Sao Thổ cũng có nước ở dạng lỏng:[4] các cột nước ngầm và mảnh băng vụn ở cực nam của Enceladus. Enceladus, có đường kính 502 km, là vật thể sáng nhất trong Hệ Mặt Trời. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, vệ tinh này đã biến đổi rất tích cực về địa lý và cực Nam của nó đang ấm lên một cách bất thường (hiện là -183°C, cao hơn 20°C so với khu vực lân cận). Những kết quả này cho phép ta có thể thêm Enceladus vào danh sách ít ỏi các thiên thể trong Hệ Mặt Trời có thể có sự sống bên ngoài Trái đất. Sự sống này có thể là những vi khuẩn hoặc các tổ chức sinh vật nguyên thủy có khả năng tồn tại trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt.