TRẬN ĐÁNH TẠI CỨ ĐIỂM C1 VÀ C2 (ĐỢT 2, CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ) CỦA TRUNG ĐOÀN 98 (-) ĐẠI ĐOÀN BỘ BINH 316
Từ ngày 31 tháng 1 đến 1 tháng 4 năm 1954
Sau thắng lợi của đợt tiến công thứ nhất, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết đinh mở đợt tiến công thứ hai của chiến dịch Điện Biên Phủ với quyết tâm: tập trung ưu thế binh, hỏa lực tiêu diệt địch ở khu đông Mường Thanh, chiếm lĩnh dãy đồi phía đông, uy hiếp trung tâm, tạo điều kiện chuyền sang tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điềm Điện Biên Phủ.
Trung đoàn 98 đại đoàn 316 được giao nhiệm vụ tiến công tiêu diệt cứ điểm C1, sau đó phát triền đột phá sang C2 phối hợp cùng đơn vị bạn tiêu diệt tiểu đoàn dù sồ 6 của địch.
Nhờ chuẩn bị chu đáo, xây dựng trận địa vững chắc, hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, triệt để lợi dụng địa hình có lợi nên ngày 30 tháng 3, sau 45 phút chiến đấu trung đoàn đã nhanh chóng tiêu diệt C1, nhưng đột phá sang C2 không thành công. Ngày 31 tháng 3, trung đoàn đã ngoan cường giữ vững trận địa, đánh bại 12 đợt phản kích của địch và chuyển sang phòng ngự. Ta và địch ở thế giằng co kéo dài 2 ngày, địch chiếm lại một nửa đồi C1. Đây là một trong những trận chiến đấu gay go quyết liệt nhất trong đợt 2 chiến dịch Điện Biên Phủ.
I. TÌNH HÌNH CHUNG
1. Địa hình, thời tiết
Cao điểm C bố trí trên 3 điểm cao thuộc dãy đồi phía đông Điện Biên Phủ, nằm ở giữa các điềm cao A1, D1, D3. Dãy đồi này chạy dài từ bắc xuống nam là bức tường chắn bảo vệ khu trung tâm Mường Thanh. Địch đóng 8 cứ điểm trên dãy đồi này, hình thành hướng phòng ngự chủ yếu đề ngăn chặn ta từ phía đông và đông bắc đánh vào trung tâm. Ngoài những điểm cao này các cứ điềm khác thuộc khu trung tâm đều ở vị trí thấp. Giữ được các điềm cao phía đông, địch mới có chỗ dựa để cố thủ.
Cứ điểm C1 năm trên điềm cao 493, cao 50 m, là một quả đồi nhọn; sườn phía đông dốc thoải hơn sườn phía tây, đỉnh cao là khu cột cờ của địch, có thể quan sát và khống chế được xung quanh. Sườn phía đông có một mỏm nhô ra phía trước, hỏa lực bắn thắng khó kiềm soát khi ta đã tiếp cận cứ điểm. So với D1, C1 ở thụt vào phía trong, do đó hỏa lực bắn thẳng của địch ở D1 có thề kiềm soát tới chân C1,
Đông nam C1 có 1 mỏm thấp nhô ra chân C2 (điềm cao 437), hỏa lực từ C1 có thể không chế.
Tây Nam C1 là là cứ điểm C2 nằm trên 2 mỏm đồi 485 và 484, cao 42 m, C1 và C2 cùng nằm trên một dãy dồi, chỉ cách nhau khoảng 100 mét qua một sườn đồi võng xuống như hình yên ngựa. C2 dài hơn nhưng thấp hơn C1, nam C2 490m là A1, cao gần bằng Cl, lại nhô ra phía ngoài, cùng với hỏa lực ở C1, C2 tạo thành lưới lửa dày đặc trước tiền duyên.
Sát chân C1 về phía đông là điểm cao 473 (còn gọi là đồi Mâm xôi) thấp hơn C1 20 m, nhưng hỏa lực bắn thằng từ đây có thề kiểm soát khu vực giữa Cl, D2 và đồi Yên Ngựa giữa Cl, C2. Từ chân C2, C1 tới tây đường cái là khu vực bố trí của tiều đoàn dù thuộc địa sổ 6 (6è BPC) và tiểu đoàn Thái số 2 (2è BAT).
Tây Bắc C1 300 m là D2, đích đóng trên điềm cao 485 ; bắc C1 200 m là D3 (điểm cao 479), Giữa 2 điểm cao, có 6 hàng rào dây thép gai, kết hợp với hỏa lực trong tung thâm và bên sườn hình thành lưới lửa dày đặc đề bảo đảm cạnh sườn. Cách 500 m là D1 (điềm cao 508), cao hơn C1 15 m, nhô ra phía ngoài, nên có thể bắn chéo sang yểm trợ cho C1 rất lợi hại.
Đông C1, C2 là ruộng thấp bằng phẳng trống trải chạy từ điểm cao ra xa 200-300 m, tiện cho ta triền khai lực lượng tiến công; tiếp đó là những dãy đồi, càng về phía sau càng cao dần, có các điểm cao 183, 470, 516… tiện cho ta bố trí hỏa lực, đặt đồi quan sát. Đông nam C2 400 m có điềm cao 493 (còn gọi là đồi F), nơi địch hổ trí lực lượng cảnh giới, nếu ta chiếm được thì có thể đặt trung liên, đại liên, ĐKZ bắn vào C1, C2 rất tốt. Sau dãy đồi là những vạt rừng bằng phẳng chạy từ Pom Loi đến Long Bua, sau đó là đồi núi, rừng rậm liên tiếp tiện cho ta cơ động tiếp cận. Đông nam điểm cao 470, cách C1 khoảng 200 m có bản Hồng Líu không có dân, cạnh bản có điềm cao 491 có thể đặt sở chỉ huy trung đoàn.
Về đường sá: phía tây C1 khoảng 200 m có đường số 41 chạy từ bắc xuống nam. Từ C1 có đường về Mường Thanh, sang C2, A1, D1, xe tăng có thể đi được.
Có một suối cạn từ nam điểm cao 516 qua bản Hồng Líu về hậu phương của ta và có một nhánh theo sườn đông điểm cao 516 vòng ra bản Long Bua; ta có thề lợi dụng làm hào giao thông tiếp cận địch rất kín đảo, bí mật. Thời tiết lúc này vào đầu mùa mưa, có sương mù, buổi sáng đến 9 - 10 giờ mới tan, chiều từ 17 đến18 giờ, hạn chế tầm quan sát và hoạt động của máy bay địch.
Trận địa ta ở vi trí thấp, khi mưa to nước đọng trong giao thông hào, công sự dễ sụt lở gây khó khăn cho việc cơ động, bảo quản vũ khí vả ảnh hưởng đến sinh hoạt của bộ đội.
Với địa hình như trên, ta đột phá C1 chỉ có một hướng độc nhất là hướng đông theo dãy đồi vào lô cốt số 1 là ít bị hỏa lực địch ngăn chặn, có điều kiện tiếp cận, triển khai lực lượng, đặt trận địa hỏa lực, xung phong vào khu cột cờ nhanh và từ đỏ theo đồi Yên ngựa đột phá sang C2. Ta cũng có thể lợi dụng các mỏm nhô ra để đột phá vào C2, nhưng địa hình ít thuận lợi hơn, phải xây dựng trận địa vững chắc và kiềm chế chặt hỏa lực địch.
-nguon: quansuvn.net---
Sat Sep 25, 2010 10:57 pm
Thành viên mới gia nhập
linhlala
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 25/09/2010
Tổng số bài gửi : 8
Điểm thành tích : 22
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954
2. Tình hình địch:
Sau khi mất các cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, khu trung tâm của địch tổ chức thành hai phân khu đông và tây. Địch chú ý phòng ngự phần khu đông nên đã tăng cường 2 tiều đoàn dù (6è BPC và 5è BPVN) để chiếm đóng thêm một số cứ điểm nhằm củng cố khu vực phòng thủ, đồng thời làm lực lương cơ động phản kích. Cứ điểm C1, C2 do đại đội 3 tiểu đoàn 1 trung đoàn bộ binh Ma-rốc số 4 (1/4è RTM) là một đơn vi quen phòng ngự rừng núi chiếm giữ. Trang bị có 2 cối 60 mm, 3 đại liên, 8 trọng liên, 2 súng phun lửa, còn lại là súng trường, tiểu liên. Đội hình bố trí như sau:
Chỉ huy đại đội ở đỉnh cao nhất (khu cột cờ), các trung đội bố trí ở các khu vực xung quanh cứ điểm. Riêng trung đội lê dương bố trí ở khu cột cờ làm lực lượng phản kích khi bị ta tiến công, đột nhập.
Hỏa lực bố trí thành hai tầng. Tầng dưới hướng ra ngoài gồm một hệ thống 9 lô cốt quanh cứ điểm, bố trí trung liên, đại liên để kiểm soát mặt đất, nhưng vì ở sườn dốc nên có nhiều tử giác, ta có thể lợi dụng tiếp cận. Tầng trên, địch bố trí 12,7 mm, cối 60 mm, cối 81 mm; súng phun lửa bố trí trên hướng bị uy hiếp. Trong tung thâm cũng có bố trí hỏa lực.
Ở những nơi hỏa lực của bản thân cứ điểm không kiềm soát được thì dùng hỏa lực bắn thăng, cầu vồng của các cứ điềm lân cận không chế (D1, D3, A1 bắn tới chân C1 C2; đại liên ở đồi Mâm Xôi, 12,7 mm ở Mường Thanh bắn ra đồi Yên ngựa giữa C1 C2). Đồng thời địch cũng chuẩn bị phần tử cho pháo ở Hồng Cúm, cối 120mm ở Mường Thanh và hỏa lực ở các cứ điềm lân cận bắn vào những nơi ta có thể triển khai lực lượng tiền công.
Công sự trận địa theo kiểu dã chiến lâu dài, tương đối vững chắc, nhất là ở hướng đông. Địch cấu trúc hệ thống chiến hào nhiều tầng, xen kẽ các lô cốt, có giao thông hào nối liền, hình thành điểm tựa vòng tròn. Giao thông hào sâu 1,7 mét, rộng 0,8m nhiều đoạn có nắp, nhưng gấp khúc, khó cơ động. Ụ súng, lô cốt bằng bao cát, gỗ đất dày 0,8 - 1,5 m chống được đạn cối 82 mm. Những công sự quan trọng như hầm chỉ huy, trung tâm thông tin lát bằng gỗ hoặc ghi đường băng máy bay, trên đắp đất dày.
Vật cản được bố trí kết hợp với địa hình vả hỏa lực, khoảng cách giữa 2 hàng rào 7 - 15 m. Trong cứ điểm, giữa các trung đội có hàng rào đơn ngăn cách; các ụ súng lớn, hầm chỉ huy đều có hàng rào dây thép gai bao bọc. Mìn bố trí dày, đặc trong và ngoài các hàng rào.
Khi bi tiến công, C1 C2 có thể được tiêu đoàn pháo cối chi viện. Về không quân có thể được chi viện 10 - 20 lần chiểc/ngày: lực lượng phản kích ứng cứu có thể 1-3 tiểu đoàn bộ binh, có 2 - 3 xe tăng yểm hộ. Khi ta đào trận địa xuất phát xung phong, địch có thể dùng bộ binh và xe tăng ra phản kích; ban đêm có thể dùng hỏa lực bắn chặn đề phòng ta tiếp cận.
Khi ta đánh C1 rồi đột phá sang C2, đích có thề phản kích theo 2 hướng: Từ C2 qua đồi Yên ngựa và từ C1 lên, hoặc ngay từ chân C2 phản kích theo giao thông hào.
Ở đồi F ban ngày có từ 1 tiểu đội đến 1 trung đội từ A1, C2 ra bố trí cảnh giới. Địch mới thả dù xuống căn cứ pháo binh ở Hồng Cúm thêm 1 đại đội pháo 105 mm, như vậy ở khu vực đó có 1 tiểu đoàn pháo (12 khẩu).
Tóm lại, địch tổ chức phòng ngự có binh lực, hỏa lực mạnh, công sự dày đặc, vững chắc, hướng phòng ngự chủ yếu là hướng đông; khi bị tiến công được hỏa lực của các cứ điểm lân cận và của tập đoàn cứ điểm chi viện.
Nhưng địch có chỗ yểu là: cứ điềm hẹp, lực lượng đông, công sự ở tung thâm mỏng yếu nên dễ bi sát thương ; hỏa lực bắn thẳng ít tác dụng khi ta đã tiếp cận sát chân cứ điểm; phòng ngự tiền duyên mạnh, tung thâm yếu, sau đợt tiến công thứ nhất của ta, tinh thần chiến đầu của binh lính địch sa sút.
3. Tình hình ta
Trung đoàn 98 (-1d) từ đầu chiến dịch đã tham gia giải phóng Lai Châu, chặn đánh đích ở Mường Pồn. Trungđoàn có kinh nghiệm tiến công địch phòng ngự công sự vững chắc ở địa hình rừng núi.
Cán bộ chiến sĩ có tinh thần chiến đấu dũng cảm và được rèn lyện thử thách trong quá trình xây dựng trận địa gần địch, nắm được quy luật hoạt động của địch, thông thuộc địa hình.
Sau thời gian dài chiến đấu sức khỏe của bộ đội giảm, đã xuất hiện tư tưởng mệt mỏi, ngại thương vong. Cùng thời gian trung đoàn tiến công C1, C2 thì ở phía đông trung đoàn 174 tiến công cứ điểm A1 ; các tiểu đoàn 11/e141, 115/e165, 54/e102 tiến công địch ở cứ điểm 210, tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 (6è BPC) và tiểu đoàn dù ngụy số 5 (5è BPVN).
Tóm lại, trung đoàn 98 bước vào chiến đấu còn sung sức, được chuẩn bi đầy đủ, nắm chắc đích ở C1; có sự hiệp đồng chiến đấu của các đơn vị bạn trong thế chung của chiến dịch; được hỏa lực cấp trên chí viện. --nguon: quansuvn.net--
Sat Sep 25, 2010 10:58 pm
Thành viên mới gia nhập
linhlala
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 25/09/2010
Tổng số bài gửi : 8
Điểm thành tích : 22
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954
II. TỔ CHỨC, CHUẨN BỊ CHIẾN ĐẤU 1. Chủ trương của Bộ chỉ huy chiến dịch, nhiệm vụ của đại đoàn 316.
Trong đợt 2 chiến dịch, tập trung tiêu diệt đích ở A1, C1, D1 đồi E; sau đó phát triển tiêu diệt địch ở C2, E2, D2, đồng thời thọc sâu vào tung thâm tiêu diệt khu pháo binh, các tiểu đoàn cơ động; tạo điều kiện chuyển sang tổng công kích, tiêu diệt toàn bộ khu trung tâm Mường Thanh. Đại đoàn 316 được tăng cường 2 đại đội sơn pháo 75 mm, 2 cối 120 mm, 2 trung đội cối 82 mm và được đại đội lựu pháo 105 mm chi viện có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt A1, C1, sau đó phát triền tiêu diệt A3, C2 và phối hợp cùng đơn vị bạn tiêu diệt tiểu đoàn dù số 6 (6è BPC), chiếm địa hình có lợi, chuẩn bị phát triển vào trung tâm tập đoàn cứ điểm.
2. Nhiệm vụ của trung đoàn 98
Trung đoàn 98 (-d938) được tăng cường 1 đại đội sơn pháo 75 mm, 1 đại đội cối 120 mm, 1 trung đội cối 82 mm, 1 trung đội 12,7 mm, được 1 đại đội lựu pháo 105 mm chi viện, có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt C1, phát triển sang C2; sau đó phối hợp cùng đơn vị bạn tiêu diệt 1 bộ phận của tiểu đoàn dù sổ 6 ở chân C1, C2.
Tiểu đoàn 938 làm dự bi cho đại đoàn.
3. Công tác chuẩn bị:
Sau khi nhận mệnh lệnh của đại đoàn, trung đoàn trưởng và chính ủy hội ý quán triệt nhiệm vụ, đánh giá tình hình địch ta, địa hình, thuận lợi khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ, sơ bộ dự kiến quyết tâm chiến đầu.
Tiếp đó, Đảng ủy trung đoàn họp thảo luận quyết tâm chiến đầu sơ bộ: sử dụng lực lượng, cách đánh, thuận lợi khó khăn và hướng khác phục; phân công cán bộ trung đoàn tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bi kế hoạch tác chiến.
Trung đoàn tổ chức, cho các cán bộ từ trung đội đến trung đoàn và cơ quan đi trinh sự thực địa. Tại đài quan sát ở điểm cao 516, trung đoàn trưởng sơ bộ giao nhiệm vụ cho các đơn vi. Ban đêm các cán bộ tiềm nhập xác đinh điểm, hướng đột phá, trận địa xuất phát xung phong các tiểu đoàn, trận địa hỏa lực. Sau đó, Đảng ủy họp lần thứ hai mở rộng đến thủ trưởng quân chính các tiểu đoàn, các đơn vi tăng cường, phối thuộc, thủ trưởng các cơ quan, xác đinh quyết tâm chiến đấu cuối cùng. --nguon: quansuvn.net--
Sat Sep 25, 2010 11:00 pm
Thành viên mới gia nhập
linhlala
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 25/09/2010
Tổng số bài gửi : 8
Điểm thành tích : 22
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954
Sat Sep 25, 2010 11:00 pm
Thành viên mới gia nhập
linhlala
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 25/09/2010
Tổng số bài gửi : 8
Điểm thành tích : 22
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954