SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: 23-9-1945: Ngày Nam Bộ Kháng chiến
23-9-1945: Ngày Nam Bộ Kháng chiến
Chỉ 3 tuần lễ sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 23/9/1945 thực dân Pháp núp dưới bóng quân đội Anh tước vũ khí của quân đội Nhật ở Nam Bộ, âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa. 6.000 quân Pháp dựa vào hơn 1 vạn quân Anh đã trắng trợn gây hấn ở thành phố Sài Gòn. Chúng mưu toan chiếm Nam Bộ làm bàn đạp chiếm cả Việt Nam và Đông Dương.
7h sáng ngày 23/9, Xứ uỷ và Uỷ ban hành chính Nam Bộ (sau đổi tên thành Uỷ ban kháng chiến) họp khẩn cấp tại phố Cây Mai (Chợ Lớn) có đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung Ương Đảng và tổng bộ Việt Minh tham dự. Hội nghị quyết định phát động nhân dân kiên quyết kháng chiến chống xâm lược. Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập, ra lệnh tổng bãi công, bãi thị, bất hợp tác với địch, phong toả địch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam Bộ sục sôi căm thù, nhất tề đứng dậy, xông ra mặt trận quyết chiến với quân xâm lược, mở ra một trang sử oanh liệt mới: Nam Bộ Kháng Chiến.
Chiều 23/9, cả Sài Gòn đình công, không hợp tác với Pháp. Các công sở xí nghiệp, hãng buôn đóng cửa, chợ không họp, xe ngừng chạy. Các ụ chiến đấu mọc lên khắp nơi. Ngay những ngày đầu quân Sài Gòn đã tiêu hao sinh lực địch và phá huỷ một phần cơ sở vật chấ của chúng. Tiếng súng kháng chiến ở Sài Gòn chấn động cả nước. Nhiều tỉnh Nam Bộ đưa lực lượng đoàn viên, thanh niên về góp sức với Sài Gòn chống quân xâm lược.
Ban thường vụ Trung Ương Đảng họp chủ trương đánh mạnh quân Pháp ở Nam bộ, quyết tâm giành thắng lợi ở chiến trường để tạo điều kiện cho việc đấu tranh với quân Tưởng ở ngoài Bắc. Ngày 27/9/1945, chủ tich Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào miền Nam khẳng định quyết tâm kháng chiến của Đảng, chính phủ và nhân dân ta, chỉ rõ mục tiêu chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc. Người nêu cao lẽ sống “thà chết tự do hơn sống nô lệ” của nhân dân ta. Đáp lời kêu gọi của Người, xứng đáng với lòng tin cậy và sự cổ vũ của nhân dân cả nước, nhân dân Nam Bộ vùng dậy dũng cảm đánh trả kẻ địch có trang bị hiện đại, làm thất bại âm mưu của địch, tạo điều kiện để ta củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc.
Tháng 2/1946, thay mặt chính phủ và đồng bào cả nước, chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Nam Bộ danh hiệu vẻ vang: “Thành đồng tổ quốc”.
Thu Sep 23, 2010 9:20 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: 23-9-1945: Ngày Nam Bộ Kháng chiến
Ngày hôm nay có ai còn nhớ
Mùa thu rồi ngày 23, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến...
Lịch sử CM miền Nam thật phức tạp, nhiều đau thương và anh dũng nhưng có phần còn ít được nhắc đến và phân tích kĩ, vì nhiều lí do tế nhị
Thu Sep 23, 2010 6:06 pm
Gần bóng đèn, xa lọ mực
Thành viên cấp 3
Phụng_Thiên
Họ & tên : Hoàng Thiên
Ngày tham gia : 21/07/2010
Tổng số bài gửi : 126
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Gần bóng đèn, xa lọ mực
Điểm thành tích : 151
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: 23-9-1945: Ngày Nam Bộ Kháng chiến
Thanhsamkhach đã viết:
Ngày hôm nay có ai còn nhớ
Mùa thu rồi ngày 23, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến...
Lịch sử CM miền Nam thật phức tạp, nhiều đau thương và anh dũng nhưng có phần còn ít được nhắc đến và phân tích kĩ, vì nhiều lí do tế nhị
Thật sự em k hiểu phần tế nhị đó là gì.....tại sao lại ít đc nhắc đến chứ. Em vẫn nhớ mà. giải thích hộ em cái
Fri Sep 24, 2010 8:22 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: 23-9-1945: Ngày Nam Bộ Kháng chiến
Đã gọi là tế nhị mà, bạn có thể đọc thêm tài liệu ngoài sgk, mình k0 dám nói đâu (sợ vi phạm nội quy 4rum)
Fri Sep 24, 2010 9:40 am
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: 23-9-1945: Ngày Nam Bộ Kháng chiến
Ngày 23/9/1945 quân Pháp đánh Nam Bộ, nay gọi là ngày Nam Bộ Kháng Chiến, diễn ra trên chiến trường Nam Bộ, sau đó phát triển ra Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Pháp khoảng 6000 quân, hơn 1 vạn quân Anh, 4 vạn quân Nhật. Dự định trong vòng 48 tiếng đánh chiếm các vị trí xung yếu và làm chủ Sài Gòn, sau 4 tuần sẽ bình định xong Nam Bộ. Nhưng Pháp bị cầm chân trong Sài Gòn. 23/10 Pháp thêm viện binh, mở rộng vùng chiếm đóng: Mỹ Tho, Gò Công (25/10), Vĩnh Long (29/10), Cần Thơ (30/10). Quân đội Anh chiếm và giap cho Pháp Biên Hoà, Thủ Dầu Một ...Hà Tiên, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu mất tháng 1/1946. Tháng 3/1946, quân Anh rút khỏi đây để lại cho Pháp. Tháng 9/1945 Anh đổ bộ lên Nha Trang, tước vũ khí Nhật trang bị cho 2000 tù binh Pháp và Pháp kiều ở đây. Anh đẩy quân Nhật chiếm Phan Rang, Phan Thiết, Đà Lạt, nhưng đều thất bại. Ngày 19/10/1945, Pháp đổ bộ lên Nha Trang, ngày 4/12 chiếm Buôn Ma Thuột, Đà Lạt (27/1/1946), Phan Rang (28/1) và cuối cùng là Quy Nhơn, Kon Tum (7/1946), kiểm soát phía Nam đường 1.
Hội nghị Thiên Hộ 25/10/1945 đã đề ra những biện pháp hạn chế quân Pháp. Cuối tháng 12/1945, để củng cố các tỉnh miền tây, quân dân Nam Bộ đã tước vũ khí quân Nhật ở Hà Tiên, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu, đây là nguồn vũ khí đáng kể đầu tiên của Việt Minh Nam Bộ.
Nam Bộ kháng chiến rất gian khổ vì hầu như chưa chuẩn bị được gì, kể cả việc tổ chức lực lượng kháng chiến. Các địa phương tự thành lập các lực lượng vũ trang, nhiều lực lượng thành phần rất phức tạp.
Miền Bắc liên tục thành lập Quân Nam Tiến tiếp viện, các tướng lĩnh quan trọng được cấp tốc cử vào như Nguyễn Bình, Nguyễn Sơn...Sau này, tướng Nguyễn Bình tổ chức thống nhất các lực lượng năm 1948, thành lập lực lượng Vệ Quốc Đoàn(lực lượng quân sự của Việt Minh Nam Bộ), Việt Minh rút về những căn cứ đầm lầy và rừng núi, xây dưng chiến khu. Một số thành phần bất đồng không chấp nhận cuộc kháng chiến đã ly khai khỏi Việt Minh.
Sun Sep 26, 2010 12:17 pm
Để mãi không quên
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Vuhoangsonhn
Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ