CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

 

 Giáo viên dạy Sử hiến kế tận dụng 50 phút làm bài thi trắc nghiệm

Go down 
Tác giảThông điệp
Khánh Trang
ĐIỀU HÀNH VIÊN
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang


Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Giáo viên dạy Sử hiến kế tận dụng 50 phút làm bài thi trắc nghiệm 36 Giáo viên dạy Sử hiến kế tận dụng 50 phút làm bài thi trắc nghiệm 6 Giáo viên dạy Sử hiến kế tận dụng 50 phút làm bài thi trắc nghiệm 40Giáo viên dạy Sử hiến kế tận dụng 50 phút làm bài thi trắc nghiệm 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Giáo viên dạy Sử hiến kế tận dụng 50 phút làm bài thi trắc nghiệm Empty
17042017
Bài gửiGiáo viên dạy Sử hiến kế tận dụng 50 phút làm bài thi trắc nghiệm

Theo thống kê mới nhất thì môn Sử năm 2017 hiện đang có lượng thí sinh đăng ký dự thi tăng đột biến, và hiện là môn tự chọn có lượng thí sinh đăng ký nhiều nhất.
Trong nhiều năm gần đây, Lịch sử luôn là môn thi thu hút sự chú ý của dư luận về độ nóng của việc ra đề. Năm nay lần đầu tiên, Lịch sử chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm đã tạo ra không ít bỡ ngỡ cho các sĩ tử. Hoc.vtc.vn đã có cuộc phỏng vấn với thạc sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An). Người từng có nhiều phản biện trên các phương tiện truyền thông về cách dạy và học môn sử sẽ hiến kế giúp các bạn học sinh ôn tập hiệu quả nhất.

Từ năm 2017, môn Lịch sử sẽ là một môn thi nằm trong tổ hợp bài thi Khoa học xã hội, quan điểm của thầy về việc chuyển từ hình thức thi tự luận sang trắc nghiệm đối với riêng môn Lịch sử ?
Quan điểm của cá nhân tôi trước sau như một là không đồng tình phương án chuyển từ hình thức thi tự luận truyền thống sang hình thức thi 100% trắc nghiệm môn Lịch sử. Theo kinh nghiệm thực tiễn 20 năm giảng dạy, tôi cho rằng sẽ hợp lý hơn khi thực hiện giữa tự luận và trắc nghiệm là 70% và 30 %.

Tất cả các hình thức thi đều có nhưng ưu điểm, khuyết điểm của nó. Việc Lịch sử là một môn thi trắc nghiệm như vậy sẽ hạn chế nhiều đến khả năng tổng hợp, tư duy, xâu chuỗi kiến thức. Và một điều chắc chắn là khi làm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan là sẽ có nhiều thí sinh trả lời theo kiểu “võ đoán”, “may rủi” trong nhiều câu hỏi yêu cầu nhận biết kiến thức về không gian, thời gian, tên người, tên các địa danh lịch sử.
Việc ra đề đề đối với bài thi trắc nghiệm Lịch sử sẽ có những thay đổi gì so với trước đây ?

Thực ra, hình thi trắc nghiệm không còn là mới mẻ. Cách đây 10 năm Bộ GD&ĐT đã tiến hành thi tốt nghiệp THPT bằng hình thức này ở một số môn thi. Tuy nhiên, việc môn Sử là môn thi trắc nghiệm 100% thì đây là lần đầu tiên trong 1 kỳ thi THPT quốc gia.
Điều quan trọng mà các thí sinh lưu ý là: hình thức thi thay đổi nhưng nội dung, kiến thức học và thi không đổi.
Với một môn có thể gọi là “khó nhai” như Lịch sử, rất nhiều bạn lo ngại sẽ bị nhầm lẫn giữa các sự kiện, tên các nhân vật lịch sử với nhau, thầy có bí quyết nào để khắc phục điều đó ?

Xét về góc độ khoa học thì không nên phân biệt môn này khó, môn kia dễ, môn này “chính”, môn kia “phụ”. Tôi thiết nghĩ, môn học nào mà học sinh nhác học cùng với tâm lý sợ khó và không có phương pháp học tốt thì dù môn đó được quan niệm là “dễ” xét về góc độ lý thuyết cũng đều trở nên “khó” trong thực tiễn.
Trong các môn học phổ thông, Lịch sử là môn học làm học sinh rất “ngại” bởi cái tâm lý sợ phải nhớ các kiến thức, sự kiện, không gian, thời gian vụn vặt, tỉ mỉ. Vậy, để chế ngự được cái tâm lý ngại học Sử, ngán chọn Sử là môn thi dẫn đến tự tin khi học và thi môn này, các em học sinh cần có phương pháp học khoa học.

Thứ nhất, về cấu trúc và chương trình cơ bản của đề thi

Từ các đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT đã công bố, điều tối quan trọng đầu tiên mà các em học sinh cần biết và hiểu là kiến thức các câu hỏi đề thi trắc nghiệm rải đều tất cả các phần, các chương của của chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 hiện hành. Các câu hỏi sẽ có các cấp độ từ nhận biết kiến thức đến thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao theo “ma trận đề” của Bộ. Số lượng kiến thức của phần lịch sử thế giới là 30% và lịch sử Việt Nam là 70%. Đề thi sẽ có sự phân hóa từ thấp đến cao, từ dễ đến khó đảm bảo về cơ bản các mức độ sau:
Mức độ biết: là những câu hỏi đơn giản mang tính chất tái hiện kiến thức lịch sử như sự kiện, thời gian, không gian, nhân vật…

Mức độ hiểu: là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải lý giải, phân tích, chứng minh được các vấn đề lịch sử dùng để đánh giá năng lực học sinh ở mức độ cao hơn.

Mức độ vận dụng (bao gồm vận dụng và vận dụng cao): là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải đưa ra những nhận xét, đánh giá; vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề thực tiễn đặt ra. Đây là nhóm câu hỏi khó nhất và phân loại, phân hóa học sinh cao nhất.
Thứ hai, nắm vững những kiến thức căn bản

Trong chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 hiện hành của Bộ GD&ĐT theo cấu trúc và trình tự thời gian của lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000 và lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 2000.
Từ những kiến thức, sự kiện, giai đoạn lịch sử cụ thể từng phần, từng chương, hãy học các bài Tổng kết phần, chương để rèn luyện kỹ năng khái quát hóa kiến thức và xâu chuỗi vẫn đề.Tất cả những kiến thức, những vấn đề và sự kiện lịch sử cốt lõi nhất, nổi bật nhất đều hiện hữu trong các bài Tổng kết và đa phần giáo viên, học sinh không để ý.

Thứ ba, học tập bằng kỹ năng khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức
Ở phần lịch sử thế giới, các em nên học và ôn theo từng vấn đề, chuyên đề với 6 nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ 1945 đến 2000:

Trật tự thế giới hai cực Ianta;
Sự hình thành, phát triển và khủng hoảng, sụp đổ của hệ thống CNXH của Liên Xô, Đông Âu;
Phong trào giải phóng dân tộc Á - Phi - Mỹ La tinh;
Những chuyển biến quan trọng của CNTB sau Đại chiến 2;
Sự mở rộng và đa dạng của quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX;
Sự bùng nổ của cách mạng khoa học - kỹ thuật sau Đại chiến 2
Cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay
Ở phần lịch sử Việt Nam, học sinh nên học theo từng giai đoạn lịch sử trong một quá trình liên tục của các sự kiện lớn theo trình tự thời gian từ 1919 đến 2000 (1919-1930, 1930-1945, 1945-1946, 1946-1954, 1954-1975, 1975 - 2000).
Mỗi sự mở đầu của từng giai đoạn đều được bắt đầu những sự kiện lớn đánh dấu một thời kỳ phát triển của dân tộc trong những bối cảnh lịch sử khác nhau.Học sinh cần nắm vững nội dung, nhiệm vụ cách mạng của mỗi giai đoạn từ đó rút ra mối quan hệ tương tác, biện chứng của từng giai đoạn gắn liền với từng nhiệm vụ cụ thể. Hoàn cảnh lịch sử thay đổi, đối tượng đấu tranh thay đổi thì chủ trương, khẩu hiệu đấu tranh, hình thức đấu tranh cũng thay đổi.

Thứ tư, rèn luyện kỹ năng ôn kiến thức cơ bản bằng “sơ đồ tư duy”

Đặc thù của môn Sử là hiện hữu nhiều mốc sự kiện, không gian, thời gian nên các em nên hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn.
Trong quá trình giảng dạy, tùy vào nội dung và tính chất của từng bài giảng, sau mỗi bài học, mỗi chương, mỗi giai đoạn giáo viên có thể định hướng, hướng dẫn học sinh làm “sơ đồ tư duy” dựa trên nguyên lý từ “cây” đến “cành” đến “nhánh”, từ ý lớn sang ý nhỏ theo phương pháp “diễn dịch” : luận điểm, luận cứ, luận chứng.

Từ những kiến thức, sự kiện, vấn đề cơ bản của từng bài, từng chương, từng phần trong sách giáo khoa hiện hành, thông qua sơ đồ tư duy, các em sẽ tự biết cách tổng hợp và xâu chuổi kiến thức theo trình tự, trật tự kiến thức và lý giải các mối quan hệ tác động biện chứng, nhân quả giữa các vấn đề, sự kiện. Từ đó các em sẽ thấy các bài học sẽ trở nên ngắn gọn hơn, súc tích và dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Lúc đó, kỹ năng tự học của các em sẽ trở nên bớt nhàm chán khi tự học ở nhà.
Thứ năm, tự ôn luyện ở nhà

Sau khi học xong từng bài, từng chương, từng phần trong chương trình “giảm tải” của Bộ GD&ĐT, trên cơ sở tham khảo các tài liệu hướng dẫn ôn thi trắc nghiệm hiện hành và với sự hướng dẫn của giáo viên Sử, các em nên tập làm các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài đó.
Tự mình làm các câu hỏi là một cách ôn kiến thức và luyện kỹ năng nhuần nhuyễn, tập làm quen với nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để giúp các em chuẩn bị tâm lý, tinh thần vững vàng và tự tin khi vào phòng thi và làm bài thi.

Cuối cùng, thầy có nhắn nhủ gì tới các bạn sĩ tử để tận dụng triệt để 50 phút làm bài môn Lịch sử trong kỳ thi tới đây ?

Giai đoạn cuối cho cuộc chạy đua nước rút, khi thời gian thi đang đến gần mà thời tiết cũng đang bắt đầu nắng nóng thì việc nỗ lực bứt phát trong thời điểm quyết định là vấn đề quan trọng. Tôi chỉ xin nhắn nhủ các em hai điều rằng:
Thứ nhất, với số lượng 40 câu hỏi trong thời gian 50 phút là rất ngắn nên vấn đề thời gian suy nghĩ và điền phương án đúng vào phiếu trả lời trắc nghiệm để làm hết các câu hỏi sẽ quyết định điểm số của bài thi. Cẩn thận, chắc chắn nhưng phải nhanh chóng.

Thứ hai, bí quyết cốt lõi nhất để cấu thành nên sự toại nguyện trong thi cử là sự cộng hưởng 3 yếu tố : thực lực, nỗ lực và may mắn - trong đó: thực lực là nhân tố đầu tiên, nỗ lực là nhân tố quyết định và may mắn đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Theo nguồn http://hoc.vtc.vn/
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Share this post on: reddit

Giáo viên dạy Sử hiến kế tận dụng 50 phút làm bài thi trắc nghiệm :: Comments

No Comment.
 

Giáo viên dạy Sử hiến kế tận dụng 50 phút làm bài thi trắc nghiệm

Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Câu hỏi trắc nghiêm Phần lịch su Việt Nam lớp 11
» Câu hỏi trắc nghiêm Phần lịch su Việt Nam lớp 11
» Không nên thi trắc nghiệm lịch sử
» Câu hỏi trắc nghiêm Phần lịch su Việt Nam lớp 11
» 20 câu hỏi trắc nghiệm on thi học kỳ 1

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Góc trò chuyện-
Chuyển đến 
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất