KHÁI QUÁT LỊCH SỬ, TẦM QUAN TRỌNG, VỊ TRÍ CHIẾN THẮNG BMT
10/3/1975 TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM
Cách đây 37 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam và bây giờ là Đảng cộng sản Việt Nam, quân và dân ta đã làm nên một chiến thắng vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước. Mảnh đất Tây Nguyên, nơi mà chúng ta đang sinh sống và học tập có một vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của dân tộc. Hôm nay nhân ngày 22/12 đội chúng em xin mời quý thầy cô giáo cùng tất cả các bạn học sinh, chúng ta cùng ôn lại những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, của quê hương qua việc tìm hiểu về lịch sử, tầm quan trọng, vị trí của chiến thắng Ban mê thuột tháng 3/ 1975.
Cuối năm 1974 đầu năm 1975, so sánh tương quan lực lượng trên chiến trường hoàn toàn có lợi cho ta. Bộ chính trị và TW Đảng đã đư ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong 2 năm 1975 -1976. Nhưng Đảng vẫn nhấn mạnh năm 1975 là thời cơ. Nếu thời cơ đến sớm ta phải giải phóng Miền Nam trong năm 1975 với phương châm “ tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh, hạn chế đến mức thấp nhất về người và tài sản, hạn chế sự tàn phá của chiến tranh. Bộ chính trị cũng quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chiến lược chủ yếu trong năm 1975. (Sử dụng lược đồ để xác định vị trí của ba tuyến phòng thủ mạnh nhất của địch và thấy được chủ trương của ta là hoàn toàn đúng đắn.)
*Lí do Bộ chính trị trung ương Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu và đầu tiên vì:
- Có thể khẳng định 1 điều rằng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng nhưng lại cách xa các trung tâm quân sự lớn hạn chế sự chi viện quân đội Sài Gòn, nơi đây là khu vực có địa hình rừng núi hiểm trở, trong khi đó ta lại có kinh nghiệm ở dạng địa hình này ( đánh du kích), có thể nói đây là nơi rất thuận lợi cho ta thực hiện tiến công.
- Mặt khác Tây Nguyên là khu vực ở giữa trong 3 phòng tuyến của địch. Nếu đánh vào Tây Nguyên thì khu vực Huế, Đà Nẵng sẽ bị cô lập vì thế tạo thuận lợi lớn trong việc đánh Huế, Đà Nẵng và uy hiếp Sài Gòn.
- Hơn nữa đánh Tây Nguyên cũng để tạo đòn bất ngờ cho địch vì khả năng địch tưởng chúng ta sẽ đánh vào Huế, Đà Nẵng là rất lớn nên hầu hết lực lượng dịch chuyển về Huế, Đà Nẵng nên Tây Nguyên chỉ có 1 lực lượng mỏng và vô cùng sơ hở.
→ Chọn Tây Nguyên là 1 quyết định vô cùng sáng suốt của Đảng.
*Diễn biến: Thực hiện kế hoạch, ta tập trung chủ lực mạnh với vũ khí, kĩ thuật hiện đại, mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên. Trước đó, ngày 4/3 quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum nhằm thu hút quân địch vào hướng đó. Trận then chốt mở màn là trận đánh ở Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975. Sau đây chúng em sẽ sử dụng sa bàn tại viện bảo tàng tỉnh Đak Lak để tái hiện lại trận đánh lịch sử này.(Cho xem vi deo và sa bàn trận đánh) ngày 12/3/1975 địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành.
* Ý nghĩa:
- Sau thất bại Buôn Ma Thuột, hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.
- Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ của nước ta sang giai đoạn mới: chuyển cuộc tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
- Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi còn tạo điều kiện thuận lợi cho ta thực hiện thành công chiến dịch Huế-Đà Nẵng. (từ 21/3-29/3) và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ 26/4-30/4), dẫn đến chiến thắng vang dội của cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 diễn ra chỉ trong 2 tháng trong khi kế hoạch đề ra 2 năm.
- Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi cũng cho ta thấy sự sáng suốt của Đảng và Nhà nước.
- Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi còn thể hiện lòng yêu nước, thiết tha hòa bình của người dân Việt Nam.
* Chiến thắng Buôn Ma Thuột mở màn cho thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước về lịch sử, truyền thống vẻ vang của Đảng và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước cũng như trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Buôn Ma Thuột vẫn mãi là mảnh đất anh hùng của Tổ Quốc, thế hệ mai sau sẽ mãi mãi biết ơn những người đã làm nên trận đánh lịch sử này!!!