“ SỰ TÀN BẠO CỦA CNTD ĐỐI VỚI NHÂN DÂN TA TRONG NHÀ ĐÀY BMT
Kính thư quý thầy cô giáo và các bạn!
Để đánh giá kết quả của chuyến đi thăm quan trải nghiệm di tích lịch sử nhà Đày BMT và bảo tàng Đăk Lăk ngày 2/12/2012. Đội chúng em xin trình bày hiểu biết của dội mình về nội dung “ SỰ TÀN BẠO CỦA CNTD ĐỐI VỚI NHÂN DÂN TA TRONG NHÀ ĐÀY BMT” Như chúng ta đã biết ! (Chiếu hình ảnh )
Đến với nhà Đày BMT chúng ta sẽ nhận thấy rõ hơn điều này.
Trong giai đoạn 1930-1935 sau khi cao trào cách mạng 1930-1930 với quá trình xây dựng của Đảng, nhiều cuộc đấu tranh diễn ra trên phạm vi cả nước, nhận thấy nguy cơ lung lay về chế độ thống trị thuộc địa của mình , TDF điên cuồng khủng bố đàn áp, lùng sục, bắt bớ các cán bộ, đảng viên của ta, gây cho ta nhiều tổn thất. Các nhà tù mà TDF xây dựng không đủ sức để giam giữ tù nhân. Con số từ nhân dư ra lên tới hàng ngàn người. Vì vậy TDF cho xây dựng nhà Đày BMT để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu các chiến sĩ cách mạng của ta. Với TDF thì BMT trở thành nơi lí tưởng để thực hiện mục tiêu đó của chúng (Khí hậu khắc nghiệt, giao thông cách biệt với bên ngoài, là cái xứ rừng thiêng nước độc). TDF từng khẳng định “chỉ cần cho họ hít thở khí hậu này, uống nguồn nước này cũng đã cướp đi sinh mạng họ “. Hơn nữa BMT là nơi có tình hình chính trị, xã hội khá phức tạp chủ yếu là đồng bào thiểu số Êđê, Gia rai, Mơ Nông, …nên rất bất đồng về ngôn ngữ và phong tục tập quán. Chúng đã sử dụng người bản địa làm lính canh để hạn chế sự liên lạc của những người tù nhân ở đây đối với thế giới bên ngoài. Nhà Đày BMT được xây dựng trên một khuôn viên rộng gần 2 ha, có tướng cao 4m, dày 40cm, bốn góc có 4 tháp canh để dễ dàng quan sát được nhất cử nhất động của tù nhân. Kết hợp với kiến trúc nhà Đày hình chữ V, một dạng kiến trúc quen thuộc trong hệ thống nhà đày của TDF thì bất cứ nơi đâu tỏng nhà Đày tù nhân cũng bị quản lí và giám sát rất chặt chẽ của lính canh. Điểm đặc biệt của nhà đày BMT là được xây dựng bằng chính lao động khổ sai của tù nhân. Các tù nhân bị giam giữu ở đây bị thực dân pháp bóc lột hết sức nặng nề. Làm việc từ 10- 11 h trong một ngày, toàn là những việc nặng nhọc như xây nhà, đường sá, cầu cống cho TDF. Đáng chú ý là khi làm con đường chiến lược QL 14 có hơn 100 tù nhân ra đi làm nhưng chỉ có 20-30 tù nhân sống sót trở về. Họ đã chết trong khi làm việc. Đất sập, đá đè, thú dữ ăn thịt, nước trôi, họ còn chết vì bệnh tật, đói, sốt rét, kiết lị, thổ tả. Tù nhân bị sốt đến 39-40 độ C trong nhiều ngày liền mà không có lấy một viên thuốc, họ vẫn phải làm việc dưới điều kiện nắng gắt gao hay mưa như trút nước. Moshine là một tên quản ngục khét tiếng nhất tại nhà Đày BMT đã từng lấy dao chặt đứt bàn tay của đồng chí Tan khi ông sơ ý bị búa tạ đạp vào tay trong khi xây dựng cầu 14. Bên cạnh đó chúng còn đưa ra những quyết định hết sức vô lí như : Chỉ cho phép tù nhân nghỉ ngơi, đi vệ sinh không quá 5’, trong thời gian ít ỏi ấy một số đ/c của chúng ta mắc bệnh kiết lị, thổ tả. TDF yêu cầu cởi quàn để vừa đi vệ sinh, vừa làm để không ảnh hưởng đến công việc. Mặc dù làm việck khổ sai như vậy nhưng trong ăn uống TDF đối xử với tù nhân vô cùng độc ắc. Vd:Một tháng có 15 ngày ăn nhạt và 15 ngày ăn mặn.
Ăn nhạt: Chỉ ăn có 700 g gạo/ ngày. Đia làm thì 800 g/ngày. Cơm thường là gạo mốc, nước lã, không có muối, được trộn lẫn với sạn vì vậy mà phần lớn các đ/c của chúng ta đều bị phù thũng.
Ăn mặn: Cơm trộn sạn, cá pha dòi cứ 99kg gạo có trộn với 1kg sạn. Cá thì mua từ Nha Trang lên chủ yếu là cá ẩm mốc, thiu thối mà dân chài không dùng tới chỉ phơi qua có một hai nắng rồi nấu lên để mấy tháng trời. Khi dùng đến đã có dòi lúc nhúc. Mặc dù trong nhà Đày có xây dựng bếp ăn nhưng các đ/c của ta không bao giờ được ăn trong đó, mỗi buổi chiều khi đi làm về họ đã thấy cơm được phơi trong rá để giữa sân, chúng đã khô từ hồi nào, chỉ cần một trận gió lùa qua là bay hết. Đã thế thời gian ăn cũng rất ít ỏi chỉ có từ 3-5 phút. Tội ác của thực dân trong nhà Đày được biểu hiện rõ nhất trong dãy Xà lim nơi mà chúng coi là biệt giam để giam giữ những tù chính trị mà chúng cho là đặc biệt nguy hiểm. Thời Pháp coá 21 phòng mỗi phòng rộng 1m dài 2,5 m chỉ giam giữ được một người nhưng khi lượng tù nhân nhiều thì có thể lên tới 2 đến 3 người/ phòng. Trong ô Xà lim có hai ống tre ở cuối chỗ nằm của tù nhân, một đựng nước uống, cái còn lại thì dùng để đựng nước tiểu. Hai ống tre này mỗi tuần chỉ đuwọc thay có một lần, khi không có đủ nước uống các tù nhân thường phải uống cả nước tiểu của mình cho đỡ khát. Khi đi vệ sinh phải ho la lính canh, đi lâu sẽ bị chúng đánh đập. Tù nhân trong Xà lim mỗi tuần đuwọc tắm nắng một lần là 15’ và vào lúc giữa trưa nắng gắt nhất, để tránh tù nhân bỏ trốn chúng cột chặt tay chân tù nhân vào hai cục đá nặng 70-80 kg. Việc tra tấn tù nhân của thực dân tại nhà Đày BMT là vô cùng tàn bạo, chúng thường dùng roi mây, tre, đầu có quấn dây thép, hay những chiếc đinh nhỏ để mỗi lần quất roi sẽ lôi ra từ cơ thể của tù nhân từng miếng thịt đau thấu xương. Riêng quản ngục Moshine không dùng roi mây, tre mà dùng roi gân bò, trên đầu có gắn dây thép gai. Khi mới vào thì roi dài 1m đến 1,2 m. Nhưng khi lính canh mang trả roi cho quản ngục chỉ còn lại 20-30cm. Nếu roi nào dài quá quy định thì sẽ bị quản ngục đánh. Sau những trận roi mây, roi tre mở màn thì tiếp theo là báng súng và mũi lê tiếp tục tran tấn. Đến nỗi sau mỗi giờ tra tấn số báng súng bị hỏng chất lên thành núi. Đã có một người bác sĩ của Pháp vô tình nhìn thấy cânhr tra tấn này phải thốt lên rằng “Đây là một lò mổ thịt”. Trong mỗi nhà lao chúng xây rất thoáng và có nhiều cửa sổ , chúng phát cho tù nhân những bộ quần áo không ra ngắn cũng chẳng ra dài có một tấm chăn rất mỏng vào những ngày đông lạnh giá, với quần áo và kiến trúc phòng giam kiểu như vậy các chiến sĩ của chúng ta đa số mắc bệnh sốt rét, đái cả ra máu, nếu kéo dài khoảng 3-4 tiếng dồng hồ có thể gây tử vong.. Trong một phòng giam có khoảng 100 tù nhân có hai Sạp nằm. Số người tương ứng với số lỗ gông bị sỏ vào chân trong chiếc gông cùm tập thể. Tù nhân thường phải nằm nghiêng, do lỗ gông nhỏ lên nó là một cực hình khi tù nhân bị bệnh phù thũng chân sưng to, hai nửa gông không thể khít lại với nhua nên bọn thực dân phải thường dùng búa tạ đạp lại cho khít, chưa kể đến bọn muỗi nhiều vô kể hàng ngày huỷ diệt sự sống của tù nhân nơi đây. Khi tù nhân chết thì không được chôn cất mà bị quăng xác cho thú dữ ăn thịt, người nào còn thoi thóp cuãng bị như vậy để uy hiếp tinh thần những người còn lại. Vì vậy mà khoảng từ 3 đến 4 giờ chiều lại có tiếng cọp về gầm rú vì đó là giờ mà xác tù nhân bị quăng ra ngoài.Với những tù nhân vượt ngục bỏ trốn những không thành công bị bắt lại sẽ bị bắn chết…