Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Quanh chuyện “hạ chuẩn” giáo viên
“Các em giờ đều là con một hoặc là con út trong gia đình, sinh ra đã được bố mẹ phục vụ đâu phải chăm sóc em út. Vậy hỏi cớ gì lớn lên, các em lại chọn công việc đi… đổ bô”, một giáo viên mầm non chia sẻ. Liên tục những năm gần đây, đầu năm học, ngành giáo dục lại vang lên điệp khúc thiếu giáo viên (GV). Từ bậc học thấp nhất cho đến bậc học cao nhất, đâu đâu cũng thiếu. Không chỉ thiếu hiện tại mà thì còn thấy rõ sự thiếu hụt nghiêm trọng ở thì tương lai khi mà thí sinh thi vào các trường Sư phạm năm sau luôn thấp hơn năm trước, điểm chuẩn hạ ầm ầm vẫn không tuyển đủ, thậm chí nhiều ngành Sư phạm ở một số trường còn phải đóng cửa vì không có người học.
Chẳng phải nói dông dài nhiều người cũng hiểu được vì sao ngành Sư phạm ngày càng “rớt giá” như hiện nay. Nhưng từ chia sẻ của chính những nhà giáo có lẽ mới “thấm” hết được tại sao nghề giáo lại được “ưu tiên” hạ chuẩn đến vậy?
Thà đi giúp việc…
Tại một hội thảo về giáo dục tại TPHCM cách đây không lâu, một vị lãnh đạo thuộc phòng giáo dục ở Q.3 khi nói về tình trạng thiếu GV trên địa bàn mình đã… bật khóc. Bà khóc có lẽ không hẳn chỉ vì mai mốt các trường ở quận mình không có GV đứng lớp mà dường như dồn nén bấy lâu có dịp bật ra.
Vẫn là câu chuyện về đời sống GV. GV bây giờ gánh áp lực rất nhiều mà thu nhập thấp thì quá thấp. Bà không kêu thẳng ra như vậy mà nói ngắn gọn: “Có GV bỏ nghề đến nói với tôi: “Thà đi giúp việc còn tốt hơn chị ạ, thu nhập còn được 3 - 4 triệu, công việc nhẹ còn có thời gian lo cho gia đình, chồng con”.
Từ nhỏ được phục vụ, lớn lên chịu đi… đổ bô?
Năm học này, chính thức về hưu, kết thúc hơn 35 năm gắn bó với nghề dạy trẻ, cô Vũ Thị Thanh Vân, nguyên phó hiệu trưởng trường Mầm non Thành phố (TPHCM) còn mang nhiều tâm tư về nghề. Theo cô Vân, tình trạng thiếu GV không có gì khó hiểu không chỉ riêng về vấn đề thu nhập mà còn xuất phát từ chính công việc. Nếu trường đây, ngành nghề nào cũng tương đương nhau, nghề nhà giáo cũng như bao nghề khác, thậm chí có phần được coi trọng thì giờ đang “tụt dốc”, có sự khác biệt rõ ràng với các ngành khác.
“Hãy nghĩ xem, bây giờ mỗi gia đình chỉ sinh 1 hoặc 2 con, các em được bố mẹ phục vụ tận răng, không phải chăm sóc em út gì. Vậy hỏi cớ sao lớn lên các em lại phải chọn cái nghề mà tôi xin lỗi nói tuột ra là… đi đổ bô”, cô Vân nói thẳng.
Cô Vân phân tích, ngày nay người ta đi học Sư phạm bởi 3 lý do. Một là đam mê nhưng lý do này rất ít vì nhiều em có đam mê đi nữa thì vẫn gạt bỏ theo nghề khác; hai là những em vì điều kiện gia đình nên theo học Sư phạm để không mất học phí, sau này sẽ tìm cơ hội ở những lĩnh vực khác và cuối cùng là những người quá kém, chẳng vào nổi đâu nữa thì đi… Sư phạm. Cô dẫn chứng, rất nhiều GV chấp nhận đến trường dạy học nhưng không bận tâm đến thành tích, khen thưởng, thậm chí kỷ luật vẫn… vui. Bởi họ tạm thời dừng chân ở trường học, còn vẫn tích học lên, học nâng cao, khi có cơ hội là đi ngay.
Sống một mình thì đủ
Trong hội nghị tổng kết năm học tại một tỉnh thành nọ, một phó hiệu trưởng xung phong hỏi lãnh đạo cao nhất trong Sở GD-ĐT: “Theo giám đốc, GV đã sống được bằng nghề của mình chưa?”. Vị giám đốc trả lời câu hỏi một cách đầy hài hước nhưng cũng không kém phần chua xót: “Nếu sống một mình thì sống được”.
Câu trả lời của vị giám đốc làm tôi liên tưởng đến không ít GV khi lập gia đình phải bỏ dạy tìm công việc khác vì khi đó “họ không thể chỉ sống cho riêng mình”. Hay có những thầy cô giáo vì công việc trồng người mà phải gác bỏ hạnh phúc riêng.
Một cô giáo 23 tuổi, dạy tại một trường THPT ở Q.8 (TPHCM) từ chia sẻ, thu nhập của mình chỉ đủ trang trải tiền nhà trọ, tiền ăn uống, sinh hoạt hàng ngày… Còn khi có việc “lớn” như đi cưới, đám giỗ, hay mua đồ dùng trong nhà, học thêm cô phải ngửa tay xin bố mẹ ở quê. Việc lập gia đình cũng bị cô gạt sang một bên vì “Lo cho mình không nổi, lấy gì lo cho gia đình cho con”. Nỗi lo lắng tương lai rồi không có GV đi dạy chứ chưa bàn đến việc GV giỏi không phải là không có cơ sở. Bởi khi thiếu GV, thiếu người theo học ngành Sư phạm buộc phải hạ chuẩn mong cho đủ, dù điều đó chẳng khác nào đồng nghĩa với hạ chất lượng giáo dục.
Chẳng đâu xa, những năm gần đây, điểm chuẩn vào các trường Sư phạm năm sau luôn thấp hơn năm trước, điểm chuẩn hạ ầm ầm vẫn không tuyển đủ người học. Nhiều ngành đã phải đóng cửa. Chẳng đâu xa, mới đây nhất, từ chuẩn năng lực ngoại ngữ bắt buộc với GV dạy tiếng Anh tiểu học là trình độ B2, giờ đã được hạ xuống “chuẩn” thấp hơn là B1 mong cho đủ GV. Nếu còn thiếu, ai dám đảm bảo chuẩn sẽ không tiếp tục hạ? Chuẩn nghề giáo đang hạ từ đầu vào lẫn đầu ra mà còn chưa chắc giải quyết được bài toán thiếu GV.
Hoài Nam - Dân Trí
Mon Aug 29, 2011 8:52 am
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: Quanh chuyện “hạ chuẩn” giáo viên
Phải đổi mới phương thức tuyển sinh ngành sư phạm; Ngoài những tiêu chí chung thí sinh bắt buộc phải thi môn chung là ngữ văn (bao gồm văn học và tiếng Việt).
Thực tập sư phạm phải thường xuyên, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngay từ năm đầu tiên; Cần đầu tư cho mỗi trường sư phạm hệ thống trường thực hành từ mầm non đến trung học phổ thông nhằm tránh tránh tình trạng đầu vào các trường sư phạm thấp, nơi thừa nơi thiếu, thầy ra trường 10 năm không được ký hợp đồng làm việc… Chính phủ, Bộ GD-ĐT và địa phương cần khảo sát, đánh giá tổng thể để đưa ra dự báo, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho ngành.
Nhiều đại biểu đã đề nghị như thế tại hội nghị trực tuyến toàn quốc các trường sư phạm do Bộ GD-ĐT tổ chức sáng 27-8.
Theo Bộ GD-ĐT, đến nay bộ vẫn chưa chủ động trong quy hoạch hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên và việc cho phép mở ngành còn thiếu chặt chẽ; quy mô đào tạo tăng nhưng không giám sát chặt chẽ được chất lượng...
Nhiều đại biểu kiến nghị cần phải xác định rõ ai sẽ là người vào nghề và làm nghề. Từ đó, sẽ xác định cụ thể lộ trình, từ mục tiêu đến tuyển chọn người học và tiếp theo là nội dung chương trình và phương pháp đào tạo. Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng liên thông và có tính hệ thống giữa các cấp và các bộ môn...
Mon Aug 29, 2011 8:59 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Quanh chuyện “hạ chuẩn” giáo viên
Những kiến nghị rất đúng nhưng sao bạn lại ko chọn SP để vào đó mà đổi mới? A, mà bạn học trường LDXH sau này chắc sẽ làm lãnh đạo thì có thể thi hành các kiến nghị đó đấy
Fri Sep 02, 2011 10:59 am
Thành viên mới gia nhập
liendongduong
Ngày tham gia : 03/08/2010
Tổng số bài gửi : 7
Đến từ : Hoa Lư -Ninh Bình
Điểm thành tích : 9
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: Quanh chuyện “hạ chuẩn” giáo viên
ai cũng muốn đổi mới nhưng làm thì không ai dám xung phong có lẽ các bạn phần đa đang đi học, hỏi một câu nhưng đừng chả lời hoa mỹ. trong kỳ thi hết học phần ,vì một lý do nào đó các bạn ko ôn bài kịp, lúc trả bài cho giáo viên các bạn có thể quay bài được các bạn sẽ làm gì. th1: làm như những gì mình có và chịu điểm kém học lại th2: làm như thực trạng và lấy điểm qua Vừa rồi mình đi coi thi, mình là đứa rất nghiêm ,nói chính ra trong việc thi cử mình rất hà khắc,nghiêm túc tuyệt đối, nhưng một kỳ thi đại học mà các thầy cùng coi lại nói thương các em ý , kệ bọn nó,thì mình cũng nản,/rõ ràng kỳ thi đại học là một kỳ thi tuyển chọn nhân tài thế mà ..............Mình nghĩ chẳng phải lúc nào cũng thương được,cứ thương thế thành ra bất công bằng
Sat Sep 03, 2011 10:23 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Quanh chuyện “hạ chuẩn” giáo viên
Chắc trường bạn đang 'đói' SV nên các thầy phải 'vơ bèo vạt tép' Mình đi coi thi trường Kinh tế, các thầy làm nghiêm lắm, lơ mơ là bị kỉ luật ngay
Mon Sep 12, 2011 11:33 pm
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: Quanh chuyện “hạ chuẩn” giáo viên
Có thái độ tốt và tình yêu sẽ học sử tốt
Trước đây, mỗi lần học môn sử tôi cảm thấy rất thích thú bởi vì những sự kiện, trận đánh anh hùng, ý nghĩa sâu sắc... của môn sử.
Hồi mới vào đầu năm học tôi đọc một lèo hết cả cuốn lịch sử, tôi nghĩ nếu các bạn cố gắng điều này không khó. Rồi trước khi có môn học tôi lại dành thời gian đọc bài cũ khoảng 15-30 phút và bài mới 5-15 phút. Vậy là tôi không bao giờ phải sợ mỗi lần cô giáo kiểm tra bài cũ mà tôi còn tìm cách tranh luận với cô. Quan trọng là thái độ, tình yêu môn lịch sử của các bạn mà thôi.
Hoàng Lanh
Thầy phải biết gợi mở, trò cần có đam mê
Khi dạy sử, người thầy cần phải nêu vấn đề, đưa ra hệ thống câu hỏi có tính tư duy, chiều sâu để các học sinh tự lý giải, trao đổi. Sau đó thầy đưa ra những câu trả lời xác đáng. Học sinh phải có đam mê với sử, và quan trọng nhất là các em phải tự học, tự nghiên cứu.
Lâu nay chúng ta hay nói tới sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Ngày xưa có công nghệ đâu mà nhiều người giỏi đến thế, chẳng hạn như Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc, Lê Văn Lan... Chắc chắn họ giỏi là nhờ vào sự đam mê và ý thức tự nghiên cứu.
Nguyễn Phong An
Thầy đưa nhận định, trò tìm hiểu, đánh giá
Học sử ở bậc phổ thông rất chán. Những bài phải học thuộc lòng mà văn phong chưa chắc đã hay. Những mốc thời gian, năm tháng bắt học thuộc lòng là quá sức chịu đựng. Bộ óc là để suy nghĩ chứ đâu phải để học thuộc lòng. Chưa kể nội dung chương trình cứ dạy tới dạy lui!
Năm học lớp 7, tôi nhớ vanh vách về Hai Bà Trưng nhờ đọc một cuốn truyện tranh, chứ bài trong sách sử thì học thuộc lòng không nổi. Tại sao không dạy theo hình thức đưa ra một nhận định rồi cho học sinh tìm hiểu và đánh giá nhân vật đó? Cứ bắt học sinh học thuộc lòng thì kết quả thấp là do các thầy chứ không phải do học trò.
Thi
Học hỏi cách dạy và học lịch sử của cha anh
Tại sao các bậc cha anh của chúng ta đã học lịch sử từ trước nhưng đến bây giờ nói đến lịch sử họ còn nhớ rất rõ và trả lời rất mạch lạc? Tại sao chúng ta không học hỏi cách dạy và học lịch sử của thế hệ trước?
Trước hết, cần soạn lại giáo trình lịch sử cho hay, câu văn đơn giản để người học dễ hiểu, nhớ lâu... Giáo viên dạy sử cần sử dụng các phương pháp dạy học tích cực: dùng tranh ảnh, bản đồ, trích những đoạn thơ, những tư liệu có tính thực tế...
Cha mẹ học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học môn sử để động viên, thúc đẩy con em. Các em học sinh cần nhận thức học sử vừa là trách nhiệm vừa là nguồn cảm hứng, thích thú. Nhà nước cần chăm lo cho thầy cô giáo có cuộc sống vật chất đầy đủ. Có như vậy thì việc nghiên cứu, chuẩn bị bài ở nhà, nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực và việc giảng dạy trên lớp của thầy cô sẽ tốt hơn.
Trần Việt Hùng
Học trò biết tự hỏi, giáo viên biết vượt khỏi sách giáo khoa
Từ cấp II đến cấp III, điểm trung bình môn sử của tôi không mấy khi dưới 9. Có lẽ ai cũng nghĩ tôi là con vẹt chính hiệu nhưng thật ra tôi rất đam mê môn học này. Cái chính là phải thật sự đặt môn sử vào vị trí quan trọng.
Khi học phải biết tự hỏi những câu như: nước mình ra đời khi nào, ông cha ta đã sống ra sao, những công trình kiến trúc văn hóa hiện tại có được ra sao, tại sao miền Bắc và miền Nam lại có sự khác nhau về con người và lối sống?... Và khi trả lời được một câu hỏi thì tôi lại muốn biết đáp án những câu hỏi tiếp theo.
Giáo viên dạy sử không chỉ biết tường tận nhiều sự kiện trong sách giáo khoa mà còn phải tìm hiểu thêm các sự kiện bên lề, cũng như một bộ phim thì thường có cảnh hậu trường. Một cuốn sách mà mình đã đọc hết nhưng có ai nhắc lại với giọng điệu mới thì mình sẽ chỉ có chút ấn tượng, nhưng nếu họ có thêm những tiết lộ mới thì mình sẽ cảm thấy tuyệt biết bao.