Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
Tue Sep 28, 2010 8:46 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
Ngày nay, chương trình quy định, nhà trường bắt buộc, nhà nước cổ vũ học các môn học dân tộc, xã hội, nhân văn nhưng “thầy nản, trò chán”, “phân ban là cách tốt nhất để tiêu diệt các môn học nhân văn”... (Ý kiến tại cuộc thảo luận về môn sử ở TP.HCM). Các môn học ấy để làm người nhưng lại không kiếm ra tiền thì học để làm gì?
5/11/2010 GS TRẦN THANH ĐẠM Tạp chi Hồn Viêt
Ngày xưa, lớp người trẻ chúng tôi dồn sức học cho thật giỏi ở các lớp dưới, học quên ăn ngủ, quên giờ giấc, quên chơi đùa, thời bấy giờ gọi là “học gạo”, nghĩa là học để chóng ra đời làm công chức, tư chức, “kiếm cơm”. Đại học chỉ là giấc mơ xa xôi, không bao giờ dám nghĩ đến. Tuy học phổ thông nhưng chính ra là học chuyên nghiệp, tức là học nghề - một nghề duy nhất hồi đó làm công chức cho Tây, được gọi tên là “nghề cạo giấy”. Chỉ một số người học giỏi mà có điều kiện mới học được lên cao, sang Tây du học, làm trí thức cấp cao, nhưng thực ra cũng tiếp tục cái nghề công chức làm thuê cho Tây ở cấp cao hơn mà thôi.
Tất nhiên, cái “chế độ Bảo hộ ấy” không thể tồn tại mãi được. Song cái kiểu nhà trường, cái lối học tập mà nó sinh ra vẫn còn ảnh hưởng ở cái nước Việt Nam độc lập này, tạo nên một lối mòn mà chúng ta ngày nay vẫn vô tình tiếp tục đi theo. Ví như: Hà cớ gì mà con em chúng ta ngày nay, ngay ở trường phổ thông ở cấp tiểu học, vẫn phải quên ăn, quên ngủ, bỏ cả chơi đùa với niềm vui tuổi thơ và tuổi trẻ, quên cả sức khỏe, vệ sinh, cặm cụi học Toán, Lý, Hóa, bỏ cả Văn, Sử, Địa, ngày đêm “học gạo” để kiếm một mớ điểm, một mảnh bằng để học lên đại học, để thoát nghề lao lực, thành người lao tâm, để được làm thầy, làm quan, may ra “có thể ăn trên ngồi trốc” so với những người lao động.
Nếu muốn học một cái nghề thiết thực mà lương thiện thì các trường chuyên nghiệp không có đủ, hoặc có thì không ai thèm vào, bất đắc dĩ mới vào. Ngày xưa, vì mất nước cho nên khi đi học không ai dạy cho Lịch sử, Địa lý, Văn hóa nước nhà, mà cũng cố tìm lấy mà học, có người vừa gạt nước mắt vừa học “Học quốc sử cho khỏi tủi quốc hồn” nhà sử học Trần Trọng Kim viết như vậy đầu cuốn Việt Nam sử lược. Không có lòng thì thôi, chỉ cần học ba chữ Tây và vài môn học để thi đỗ ra đời kiếm ăn.
Ngày nay, chương trình quy định, nhà trường bắt buộc, nhà nước cổ vũ học các môn học dân tộc, xã hội, nhân văn thì “thầy nản, trò chán”, “phân ban là cách tốt nhất để tiêu diệt các môn học nhân văn”... (Ý kiến tại cuộc thảo luận về môn sử ở TP.HCM). Các môn học ấy để làm người nhưng lại không kiếm ra tiền thì học để làm gì?
Theo tôi, nguyên nhân sâu xa là ở chỗ đường lối giáo dục của chúng ta mà nhiều lần tôi đã nói: nó rời xa Chủ nghĩa nhân văn để đi vào Chủ nghĩa thực dụng. Một nền giáo dục thực dụng thì không thể nào coi trọng sự giáo dục nhân văn, các môn học nhân văn. Dù cố gắng áp đặt thì nó cũng chỉ có tính chất miễn cưỡng mà thôi, không thể nào tạo ra sự tự nguyện được.
Đó là nói nguyên nhân chung nhất. Còn cụ thể hơn là trong thực tiễn giáo dục, chúng ta không phân biệt được giáo dục phổ thông (giáo dục con người) và giáo dục chuyên nghiệp (đào tạo ngành nghề), bắt giáo dục phổ thông gánh nhiệm vụ của giáo dục chuyên nghiệp. Đáng lẽ ra, giáo dục phổ thông có mục tiêu chính là giáo dục toàn diện theo ý nghĩa giáo dục những con người có văn hóa phổ thông, cái văn hóa bao gồm những giá trị nhân văn cơ bản để làm người chân chính.
Dù chia ra các môn KHXH, KHTN, KHKT nữa, song tất cả các môn học phổ thông đều là những môn học nhân văn, có mục đích bồi dưỡng trí tuệ và tâm hồn, ý thức và tình cảm, thường gọi là Đức, Trí, Thể, Mỹ. GDPT chưa trực tiếp chuẩn bị cho học sinh ra đời, làm việc, hành nghề. Muốn làm việc đó, con người phải qua một giai đoạn giáo dục nữa: đó là giáo dục chuyên nghiệp, thấp thì ở trung học, cao hơn là ở đại học. Ở đó thì mới phân ban, phân ngành ra mà học, đi vào chuyên môn, chuyên nghiệp, chuyên nghề.
Dạy và học phổ thông phải khác dạy học chuyên nghiệp, GDPT thì dạy làm người, chuẩn bị học nghề (gọi là hướng nghiệp), còn GDCN thì dạy học nghề (tức chuyên nghiệp) đồng thời tiếp tục dạy làm người. Đi vào chuyên nghiệp thì học sinh các ngành XHNV không cần học kỹ KHKT và ngược lại. Song khi còn học PT thì không thể như thế. Phải học đều, học giỏi, họa thấm thía các môn. PT là nền tảng nên cần học rộng. CN là nghề nghiệp nên phải học sâu.
Các nhà khoa học và giáo dục hiện đại đã khẳng định rằng: học rộng và học sâu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Không rộng thì không thể sâu cũng như không sâu thì không thể rộng, như gốc rễ với thân cành, nền móng với tường mái, bên dưới có vững thì bên trên mới cao.
Lẫn lộn hai bộ phận giáo dục này là nguyên nhân gây ra tình trạng bên nào cũng kém, cái kém của GDPT kéo theo cái kém của GDCN, vì làm người đã kém thì nghề nào cho giỏi? Tình trạng yếu kém của môn Sử chỉ là hệ quả của một sự yếu kém lớn hơn. Đó là sự lệch lạc nhỏ do một sự lệch lạc lớn, một sự trục trặc vi mô từ một sự trục trặc vĩ mô. Chữa bệnh mà chỉ chữa chứng chứ không chữa căn thì không bao giờ lành bệnh. Dù sách hay, thầy giỏi, thêm giờ thi cử ngặt nghèo đến đâu mà động lực học tập của người học và gia đình, xã hội không có, thì kết quả học tập không thể tốt, mà có tốt cũng chỉ là hình thức, không thể đi vào thực chất.
Kém Sử, kém Văn, kém đọc sách, kém lễ độ, đạo đức, kém sức khỏe, vệ sinh... đều chỉ là dấu hiệu của một sự yếu kém toàn thân (faiblesse gene’rale) của ngành giáo dục do một đường lối giáo dục lệch lạc và sai lầm, điều mà những người lãnh đạo, quản lý và thực hiện giáo dục của chúng ta hiện nay khó lòng chấp nhận để sửa chữa. Còn nếu cần sửa chữa thì trước hết là về tư tưởng sau đó là về tổ chức.
Thu Sep 30, 2010 1:57 pm
Con đường dài ai bước ?Con đường nhỏ ai đi ?Cho tôi hỏi ai sẽ bước cúng tôi ?
Thành viên cấp 3
nh0c_0nlin3_92
Họ & tên : Nguyễn Phạm Hạ Yến Linh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 11/02/2010
Tổng số bài gửi : 296
Đến từ : Hải Phòng
Sở trường/ Sở thích : Con đường dài ai bước ?Con đường nhỏ ai đi ?Cho tôi hỏi ai sẽ bước cúng tôi ?
Điểm thành tích : 423
Được cám ơn : 45
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử là :không lắng nghe và không suy ngẫm....
Mon Oct 04, 2010 9:12 am
sống thật tốt .. để ngày mai được chết
Thành viên cấp 3
tanpopo92
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/10/2010
Tổng số bài gửi : 141
Sở trường/ Sở thích : sống thật tốt .. để ngày mai được chết
Điểm thành tích : 245
Được cám ơn : 29
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
không chụi học hoàn cảnh lịch sử !! nếu ko yêu nước ko thể học lịch sử được đâu !! mà cũng phải nói vấn đề này gv phổ thông dạy lịch sử chán ngắt
Mon Oct 04, 2010 11:30 pm
sing , dance , xem show hàn , yêu VN
Thành viên cấp 2
gamiriki
Họ & tên : Thu Chi
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 28/02/2010
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : Thái Bình hiện học ở Hà Nội
Sở trường/ Sở thích : sing , dance , xem show hàn , yêu VN
Điểm thành tích : 65
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
tiết học thì ngắn tũn phân theo chương trình ,lịch sử thì tự hào 4000 năm + sử thế giới = 0 quá chuẩn .
Tue Oct 05, 2010 11:45 am
mạo hiểm ,trèo núi và tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội hiện tại
Thành viên cấp 2
phiadonglienmattroi
Họ & tên : trịnh thị hoàng liên
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 03/08/2010
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : tỉnh ninh bình
Sở trường/ Sở thích : mạo hiểm ,trèo núi và tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội hiện tại
Điểm thành tích : 68
Được cám ơn : 16
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
nguyên nhân thì đã tìm được thì bây h phải đưa ra giải pháp chứ nhỉ .làm cách nào có giải pháp mà giải pháp ấy phải thay đổi được thực tiễn ,vậy việc bạn luận của chúng ta mới không phí thời gian ,công sức
Sat Oct 09, 2010 8:25 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
Chúng ta thì làm được gì
Ngồi trên nước khôn ngăn được nước, trót buông câu nên ắt phải lần Nghĩ việc đời mà ngán cho đời, đành nhắm mắt tới đâu hay đó
Đến bậc đế vương còn bó tay nữa là các phó thường dân như chúng ta
Than ôi! Trăm cơn mơ k0 xoá nổi một đêm dày Ta lại mặc cho mây bay và gió thổi Lòng ta thành con rối Cho cuộc đời giật dây (Chế Lan Viên)
Sat Oct 09, 2010 5:25 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
Chủ đề của topic là bàn về nguyên nhân, khi nào có thời gian mình sẽ thử "mò kim" cách giải quyết xem sau... Trước tiên, không riêng môn Sử mà tât cả các môn thiên về khoa học xã hội, thiên về "chữ, chữ và chữ..." thường không nhận được sự quan tâm của học sinh. điều này là do Thứ nhất cách dạy có vấn đề. Thứ hai SGK "pháp lệnh" không khác pháp lệnh là mấy. Thứ ba cũng là nguyên nhân quan trọng nhất chính là sự thiếu tinh thần học tập của học sinh... "Học Toán Lý Hoá đã điên cái đầu rồi. Học thêm Sử Địa cho nó ngu luôn à..."...Mấy đứa bạn của mình thường lấy lí do này để chống chế... Ác liệt hơn, dù không học bài...Nhưng khi kiểm tra. Không ít tên "tiểu quỷ" đã tự thán rằng "Ai cho tao lương thiện"...Và nhanh tay mở sách chép, không chút hối hận mà còn cười nhái lời Chí Phèo rằng "... Chỉ có cách này, biết không, biết không..." ...Và tụi nó cứ thế mà "tìm lương thiện"
Vậy nên theo mình. Nguyên nhân con người là nguyên nhân quan trọng nhất. Chi phối những nguyên nhân còn lại...Nếu muốn tìm giải pháp. Không cần đổi SGK ngay. Chưa nên thay đổi cách dạy sớm...Mà trước hết phải làm sao thay đổi nhận thức của bọn trẻ.
"Nhân tố con người là nguyên nhân quan trọng nhất của sự thần kì Nhật Bản"
Bài học này chúng ta không thể không thể bỏ qua...Không bỏ qua nhưng làm như thế nào...Các bạn nghĩ xem.?
Sat Oct 09, 2010 7:28 pm
mạo hiểm ,trèo núi và tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội hiện tại
Thành viên cấp 2
phiadonglienmattroi
Họ & tên : trịnh thị hoàng liên
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 03/08/2010
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : tỉnh ninh bình
Sở trường/ Sở thích : mạo hiểm ,trèo núi và tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội hiện tại
Điểm thành tích : 68
Được cám ơn : 16
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
ồ thế ư bạn mình thấy người việt ta có cái tư tưởng hay lắm nhá "nghiên cứu một vấn đề nào đó xong rồi cho vào tủ " mình có nhớ một câu thế này nè "khi ta không thể là cô giáo hãy làm người bạn ,khi không thể là bạn hãy hành động với suy nghĩ của mình,...." không phải chúng ta không làm được gì ,mà chúng ta có thể làm được nhiều lắm ,mình chỉ đưa ra một ví dụ thuần tuý thôi nhé "nếu những con số làm nên vật chất thì những con chữ sẽ đem lại tinh thần ,khi tinh thần ở ta ,ta hành động cái tinh thần của ta một cách mạnh mẽ ,vì con người ai cũng có tình cảm ,dù trước không thích học sử, nhưng trong họ có tình cảm,tình cảm của họ vẫn có một thuộc tính "lan truyền tình cảm ...."thực ra không học được sử vì nó chỉ là một bài nghe lý thuyết không truyền cảm ,mà những khối A ,B .. thì đầy sự thú vị khám phá ,,,.thế bạn biết con người cũng mang trong mình một điều rất tự nhiên ai cũng có ít hay nhiều :tò mò ,ư khám phá ,sáng tạo ,sử thì không sáng tạo được nhưng rất thú vị ,nếu chúng ta truyền cho mọi người sự tò mò ở những câu truyện sử thì có lẽ nhiều bạn sẽ hứng thù với nó .việc bác Hồ đi nói chuyện với tổ chức ISS tiền thân của CIA ,chuyện về tổng bí thư LÊ DUẨN ,đó là những câu chuyện mà ít người biết nhưng mình tin chắc các bạn ôn thi học sinh giỏi ,hay thi quốc gia sẽ được tiếp cận với nhứng tài liệu MẬT này .và các bạn sẽ nhìn nhận những cái hay trong chính sách thời cuộc và các bạn ấy sẽ truyền đạt một cách ý nghĩa nhất những câu truyện ít người có được điều kiện tiếp xúc
Sun Oct 10, 2010 4:09 pm
nghe nhạc hihi
Thành viên mới gia nhập
nhat.light
Họ & tên : Nhat Light
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 08/08/2010
Tổng số bài gửi : 16
Đến từ : Tiên Lữ - Hưng Yên
Sở trường/ Sở thích : nghe nhạc hihi
Điểm thành tích : 24
Được cám ơn : 1
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
Theo em có những phương hướng giải quyết là :
Thứ nhất : Do cách giảng dạy của thầy giáo (Theo em thì đây là p/hướng q/trọng nhất ). ....thầy giáo biết cách đưa học sinh vào từng hoàn cảnh l/s của từng bài để hsinh cảm nhận đc thì sẽ tạo cảm hứng tốt cho hsinh Thứ hai : Do ý thức của học sinh,học sinh đã k chăm chú nghe thì có giảng hay đến mấy cũng vô ích....Cho nên ý thuc cua cac ban la rat anh huong? Thứ 3 : Chí ít học sinh học lịch sử cần có 1 chút '' iu '' lsử thì mới học đc chứ k có cảm tình thì sẽ k bao giờ học đc đâu
Tóm lại là phải có sự trao đổi,đồng tình,ủng hộ của người dậy và người học thì mới có thể tiếp thu nhanh và cẩm nhận đc lịck sử.
Em xin hết ý kiến hihi
—»™Nhật.Light™
Wed Jul 20, 2011 8:55 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
Nhân bàn về giới trẻ và LS chúng ta thử xem lại topic này
Wed Jul 20, 2011 10:16 am
Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Thành viên cấp 2
hoangdunglsk31
Họ & tên : Hoàng Văn Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/06/2011
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : DH Đà Lạt
Sở trường/ Sở thích : Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Điểm thành tích : 83
Được cám ơn : 20
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
Xin chào các bạn vấn đề sử học trong giới trẻ quả thật được rất nhiều người quan tâm và mình cũng không thể thờ ở trước vấn đề này. - Sử học nước ta suy yếu như thế phần lớn do chất lượng giáo dục. Tại sao người nước ngoài họ lại yêu sử thích sử thế còn ta thì thờ ơ. Thậm chí họ hiểu sử ta hơn ta. Phải chăng là do sự giáo dục. " Tốt xấu phần nhiều là do giáo dục mà ra" nói như GS Trần Thanh Đạm "Theo tôi, nguyên nhân sâu xa là ở chỗ đường lối giáo dục của chúng ta mà nhiều lần tôi đã nói: nó rời xa Chủ nghĩa nhân văn để đi vào Chủ nghĩa thực dụng. Một nền giáo dục thực dụng thì không thể nào coi trọng sự giáo dục nhân văn, các môn học nhân văn. Dù cố gắng áp đặt thì nó cũng chỉ có tính chất miễn cưỡng mà thôi, không thể nào tạo ra sự tự nguyện được." Thật sự việc học sử không tạo cho HS SV có cách nhìn mới mẻ về sử không tạo được cảm hứng học sử không giúp con người yêu sử mà trái lại các bạn ghét sử sợ sử. Đây là sai lầm của cả một phương hướng giáo dục con người. Dù giáo dục con người một cách thực dục là kiếm nhiều tiền nhưng k giáo dục con người có cái tâm có bản chất cội nguồn thì con người đó khó mà tốt được. - Mặt khác cái sai trong phương hướng đào tạo kéo theo cái sai trong việc đào tạo cán bộ giảng dạy. Giáo viên dạy sử ở phổ thông đến ĐH dạy vô cùng nhàm chán chỉ đọc chép rồi hôm sau kiểm tra bài cũ, mặc dù đã có sự thây đổi trong cách truyền đạt đó là "chiếu chép" như chính lời thầy của mình cũng k có tác dụng gì nhiều. Họ không có tầm nhìn rộng không có sự hiểu biết rộng ít liên hệ thực tế, không tạo được sự cảm hứng yêu thích môn sử. Mình học trên lớp nhiều thầy giáo bọn mình đặt cho danh hiệu " giáo sư gây ngủ, tiến sĩ gây mê" tuy nhiên có một số thầy dạy rất hay rất sinh động có nhiều câu chuyện thực tế cách liên hệ sinh động mình học không thiếu buổi nào. cái này là một sự so sánh ở tầm vi mô để thấy được chất lượng giáo viên, sự khác nhau ở đây là sự say mê với nghề, tầm hiểu biết và phương pháp giảng dạy. - Về ý thức của học sinh cũng là nguyên nhân khiến việc học sử không được chú ý. Nhưng chúng ta nên nhìn nhận môt cách sâu xa vì sao học sinh k có ý thức học bài môn sử hay họ tiếp cận không được với sử. Ai chỉ cho họ cách tiếp cận môn sử. nhìn từ bản thân. Mình yêu sử yêu nước vì cô giáo đã truyền cảm hứng cho mình. Cô đã khen mình một câu mà mình nhớ mãi và đã học theo ngành sử này.
Wed Jul 20, 2011 10:22 am
Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Thành viên cấp 2
hoangdunglsk31
Họ & tên : Hoàng Văn Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/06/2011
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : DH Đà Lạt
Sở trường/ Sở thích : Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Điểm thành tích : 83
Được cám ơn : 20
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
" thầy cô giáo dạy sử là người học bài trước học trò một đêm" Đó chính là cách nhìn nhận của người dạy và người học của môn lich sử.
Wed Jul 20, 2011 7:05 pm
con nguoi sinh ra de in dau chan minh len mat dat va in dau trong trai tim moi nguoi
Thành viên cấp 2
cuoilenroimoichuyensequa
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 05/03/2011
Tổng số bài gửi : 49
Đến từ : nam định
Sở trường/ Sở thích : con nguoi sinh ra de in dau chan minh len mat dat va in dau trong trai tim moi nguoi
Điểm thành tích : 60
Được cám ơn : 4
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
thiên chức của một nhà giáo không phải chỉ là cho học trò kiến thức mà quan trọng hơn cả vẫn là dạy cho học trò của mình cách làm người, điều này vô cùng quan trọng, bao nhiêu năm trời học hành vất vả với bao kiến thức xong sau này khi ra trường rồi có khi chúng lại k bao giờ dùng tới, cái để lại trong chúng chỉ đơn giản là những bài học về cuộc sống về cách làm người, .. đơn giản nhưng không phải người thầy nào cũng làm được?????????????? nếu mỗi khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời chúng nghĩ tới lời dạy của bạn thì bạn đã là 1 người thầy hạnh phúc rồi đó!
Wed Jul 27, 2011 8:15 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
Ko thể phủ nhận nguyên nhân mà gs TT Đạm nêu ra 'Các môn học ấy để làm người nhưng lại không kiếm ra tiền thì học để làm gì?' Cổ nhân nói Có thực mới vực được đạo. Mark nói Vật chất quyết định tinh thần Nếu muốn chỉ giáo dục con người có cái tâm, có bản chất cội nguồn thì đó là duy ý chí. Tất nhiên có một số ng có nhu cầu vật chất thấp thậm chí ko có nhưng đó là số rất ít Thời trước có lúc chúng ta từng kêu gọi 'mo cơm, quả cà và một tấm lòng yêu nước đi xây dựng CNCS' nhưng hiện nay ko thể thế đươc
Wed Jul 27, 2011 9:42 am
con nguoi sinh ra de in dau chan minh len mat dat va in dau trong trai tim moi nguoi
Thành viên cấp 2
cuoilenroimoichuyensequa
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 05/03/2011
Tổng số bài gửi : 49
Đến từ : nam định
Sở trường/ Sở thích : con nguoi sinh ra de in dau chan minh len mat dat va in dau trong trai tim moi nguoi
Điểm thành tích : 60
Được cám ơn : 4
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
vậy ý bạn là gì, nói chung là cái gì cũng có 2 mặt thực tế cũng cho thấy có rất nhiều người thậm chí là học Đại học bách khoa, kế toán nhưng khi ra trường để xin được công việc tốt và đúng năng lực của họ cũng không phải là dễ còn về việc theo lịch sử bạn nghĩ là cuộc sống sẽ khó khăn với mức lương ít ỏi nhưng tớ lại nhìn thấy xung quanh mình cũng có rất nhiều người thành đạt ngay như thầy dạy tớ đó thôi sự thật là nhiều người thích nhưng mà họ chưa chắc đã làm được như bọn tớ họ có thể đi những con đường gọi là gì đây ? tươi sáng hơn ư? có tương lai hơn ư? nhưng khi hỏi những người đó có ít người thích công việc hiện tại và họ nói nếu có cơ hội trở lại họ sẽ lựa chọn khác.. dù sao cũng lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người bởi cách nhìn nhận đánh giá cuộc sống của mỗi người là khác nhau thậm chí khi sống ở những môi trường hoàn cảnh sống khác nhau thì cũng đã có những nhận xét khác nhau rồi ! hãy trân trọng những gì mình có bởi đâu đó xung quanh mình có rất nhiều người muốn được như bạn, tớ nghĩ vậy đó!
Wed Jul 27, 2011 3:51 pm
Thành viên thân thiện
fudo85
Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi : 394
Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn : 244
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
- Chính là do cơ chế thi cử hiện nay . Hiện nay các trường đại học tuyển học sinh khối C quá ít.
Thu Jul 28, 2011 8:01 am
ĐIỀU HÀNH VIÊN
hihihehe
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên Điều hành
Ngày tham gia : 03/07/2011
Tổng số bài gửi : 12
Điểm thành tích : 14
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
nguyên nhân sâu xa là chưa xây dựng được lòng yêu sử của con người việt nam
Mon Aug 01, 2011 6:36 am
Thành viên thân thiện
fudo85
Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi : 394
Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn : 244
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
Môn thi đạt “kỷ lục” chất lượng yếu kém 8:24 AM Thứ bảy, ngày 05 tháng mười hai năm 2009- Chuyên mụcGiáo dục|Đào tạo - Thi cử| Trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ, có lẽ không khó gì để thấy rằng môn Lịch sử lập được nhiều “kỷ lục” về chất lượng yếu kém.
Trước hết, là môn có điểm bình quân thấp nhất trong các môn thi tốt nghiệp THPT nhiều năm gần đây; là môn thi có điểm bình quân thấp nhất của khối C nói riêng và tất cả các môn thi tuyển sinh ĐH nói chung; là môn thi mà số học sinh đạt điểm dưới trung bình nhiều nhất, bị điểm 0 và 0,5 với tỉ lệ cao nhất. Điểm bình quân môn sử trong kỳ thi ĐH 2006 là 1,90, năm 2007 là 2,09, năm 2008 có khá hơn nhưng cũng chỉ 2,39.
Trong số 107.000 bài thi khối C trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2007 được thống kê, chỉ có 9,23% bài thi có điểm trên 5, trong khi có đến 21,3% bài thi bị 0 điểm hoặc 0,5 điểm.
Đó là số liệu mà TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐHQG TP.HCM đưa ra qua thống kê kết quả kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ trong 3 năm từ 2006-2008. Còn năm 2009, theo thông tin từ ban tuyển sinh các trường đại học, môn sử tiếp tục “đội sổ” và là môn có điểm thi thấp nhất trong ba môn khối C. Điểm bình quân chỉ trên dưới 2 điểm, số bài có điểm từ 0,25 - 2 điểm nhiều vô kể. Đơn cử số bài thi trên điểm trung bình của ĐH Văn hóa TP.HCM chỉ 3,7%, ĐH Đà Lạt 4%, ĐH Sư phạm Đà Nẵng 5%, ĐH Quy Nhơn 9,8%...
Không khó để chỉ ra nguyên nhân của thực trạng bi quan đó. Ngoài số ít học sinh có năng khiếu, có sở thích thi ĐH khối C, phần lớn học sinh có học lực khá, giỏi không chọn khối C vì học khối này, ít có cơ hội nghề nghiệp và triển vọng tương lai, nếu không muốn nói là sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, phải thẳng thắn thừa nhận một điều rằng phần lớn thí sinh thi khối C đều có học lực yếu, không thể thi các khối A, B, D nên mới lựa chọn khối C vì nghĩ rằng khối này chỉ cần học thuộc lòng là có điểm, hoặc hi vọng ăn may nhờ… trúng tủ. Vậy nên, không muốn vơ đũa cả nắm nhưng từ lô-gíc của thực tế trên cho thấy, các ngành tuyển sinh khối C thật sự là phao cứu hộ cho nhiều thí sinh, là nơi hội tụ các thí sinh kém.
Có một thực tế không thể phủ nhận là nhiều năm nay môn Lịch sử bị xem là “môn phụ” không chỉ trong suy nghĩ của học sinh, phụ huynh mà ngay cả giáo viên. Mà đã coi là “môn phụ” thì chỉ học cho có, qua loa đại khái. Tôi đã từng được nghe một giáo viên dạy môn tự nhiên khẳng định rằng: “ môn Lịch sử thì có gì để tư duy?”. Đáng buồn hơn nữa là không chỉ giáo viên dạy môn tự nhiên mà ngay cả chính không ít giáo viên dạy môn Sử cũng coi môn của mình là “môn phụ” nên ít có sự đầu tư và không yêu cầu gì nhiều đối với học sinh, thành ra chất lượng càng ngày càng tuột dốc.
Đã thế, hầu hết các em thi khối C nhưng lại không đầu tư cho khối C mà phần lớn thời gian dành cho việc đi học thêm các môn toán, lý, hóa, Anh. Chỉ sau khi thi tốt nghiệp, khoảng thời gian hơn một tháng các em mới tập trung “cày” các môn văn, sử, địa. Như thế học làm sao kịp và làm sao có hiệu quả? Vậy nên điểm thi đại học khối C, nhất là môn sử, thấp cũng là điều dễ hiểu.
Hơn nữa trong vài năm trở lại đây đề thi đại học khối C đã có nhiều thay đổi, yêu cầu học sinh phải biết phân tích, tổng hợp, khái quát mới làm được. Tất cả thí sinh thi đỗ đại học khối C những năm gần đây đều là những người có tố chất, biết tư duy và có sự đầu tư đúng hướng. Trước sự thay đổi đó cách dạy và học môn Lịch sử không có sự thay đổi tương ứng để theo kịp, thích nghi mà phần lớn vẫn duy trì cách dạy và học như cũ là “thầy đọc trò chép và... học vẹt”. Chính cách dạy và học đó làm thui chột mất khả năng suy nghĩ độc lập, tư duy sáng tạo của học sinh, khiến học sinh không thể làm được những bài đòi hỏi sự phân tích, khái quát, tổng hợp...
Ngoài ra, việc phân phối chương trình quá nặng, muốn nhồi nhét quá nhiều kiến thức vào môn Lịch sử cũng góp phần làm cho học sinh rất mệt mỏi, không còn thời gian để đào sâu suy nghĩ, mất đi kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp của học sinh. Bởi lẽ muốn có kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp thì phải được rèn luyện nhiều, nhưng suốt cả một học kỳ học sinh chỉ được làm nhiều nhất là 5 bài kiểm tra thì làm sao có thể rèn luyện được những kỹ năng đó? Bản thân người viết bài này cũng là một giáo viên dạy môn Lịch sử. Tôi rất muốn rèn luyện cho các em kỹ năng diễn đạt, phân tích, lập luận, tổng hợp, đánh giá... nhưng thời gian đâu?
Vào lớp là lo dạy cho hết khối lượng kiến thức, đúng theo phân phối chương trình của bộ. Trong khi khối lượng kiến thức thì rất nhiều, không dám bỏ bớt vì nếu bỏ bớt học trò sẽ thi không đạt do cách kiểm tra đánh giá, cách thi tốt nghiệp hiện nay đang bám sát sách giáo khoa, (còn đề thi đại học lại yêu cầu học sinh phân tích, khái quát, tổng hợp mới làm bài được). Chỉ riêng việc cung cấp hết kiến thức trong sách giáo khoa đã hết thời gian. Ai cũng biết muốn rèn những kỹ năng trên cần phải được thực hành nhiều, nhưng thầy trò chúng tôi lấy đâu ra thời gian để thực hành?
Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho việc dạy và học sử ở phổ thông không được thầy và trò quan tâm đầu tư đúng mức, bởi khi trò không hào hứng học thì thầy cũng chẳng thể dạy nhiệt tình. Rốt cuộc chất lượng môn Lịch sử càng ngày càng đi xuống.
Ai cũng biết môn Lịch sử rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh, giáo dục thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống hào hùng của dân tộc. từ đó phấn đấu học tập rèn luyện để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Thế nhưng nhìn kết quả điểm thi đại học môn Lịch sử nhiều năm nay thì không thể không buồn và lo lắng.
Thiết nghĩ đã đến lúc xem việc cải thiện và nâng cao chất lương môn Lịch sử không chỉ là trách nhiệm của giáo viên dạy môn Lịch sử hay của ngành giáo dục mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Chừng nào chúng ta chưa coi trọng vai trò của môn Lịch sử trong việc giáo dục học sinh, giáo dục thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước là thiết yếu như bữa ăn sáng hằng ngày thì đừng mong cải thiện và nâng cao chất lượng môn học nà
LTS Dân trí-Nói đến “vấn nạn” của chất lượng giáo dục chính khóa, không thể không nói đến chất lượng ngày càng sa sút của môn lịch sử. Bài viết trên đây của chính thầy giáo dạy môn lịch sử đã trình bầy khá rõ và đầy đủ những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới tình trạng rất đáng buồn đó.
Có nguyên nhân khách quan khó khắc phục một sớm một chiều, nhưng về phía chủ quan, ngành giáo dục nên sớm cải cách chương trình lịch sử sao cho gọn nhẹ và hợp lý hơn, để trên cơ sở đó đổi mới cách dạy và cách học, giúp cho học sinh không thể quên những kiến thức cơ bản nhất, điển hình nhất của các giai đoạn lịch sử, trở thành vốn kiến thức hữu ích trong suốt cuộc đời.
Cần sớm chấm dứt tình trạng bắt học sinh học rất nhiều nội dung lịch sử mà kết quả là kiến thức rỗng không, thể hiện qua nhiều kỳ thi những năm vừa qua, thí sinh mắc phải những sai lầm rất ngô nghê về môn lịch sử.
Mon Aug 01, 2011 8:32 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
cuoilenroimoichuyensequa đã viết:
vậy ý bạn là gì, còn về việc theo lịch sử bạn nghĩ là cuộc sống sẽ khó khăn với mức lương ít ỏi nhưng tớ lại nhìn thấy xung quanh mình cũng có rất nhiều người thành đạt ngay như thầy dạy tớ đó thôi sự thật là nhiều người thích nhưng mà họ chưa chắc đã làm được như bọn tớ họ có thể đi những con đường gọi là gì đây ? tươi sáng hơn ư? có tương lai hơn ư? nhưng khi hỏi những người đó có ít người thích công việc hiện tại và họ nói nếu có cơ hội trở lại họ sẽ lựa chọn khác..
Đâu có ý gì đâu. Mình rất khâm phục sự dũng cảm của các bạn khi chọn con đường học sử. Bản thân mình ko có dũng khí ấy và mình luôn day dứt, nhiều khi cảm thấy mình đã hèn nhát và phản bội tình yêu với sử học
Nhân đây chúng ta xem thêm ý kiến trên tạp chí Hồn Việt
NGỌC TỈNH
* Chuyện thí sinh dự thi đại học năm nay gần như từ chối thi vào các ngành khoa học xã hội (KHXH) - nhân văn, tuy không mới lạ và cũng chẳng đáng ngạc nhiên, nhưng đau lòng! Nếu hiểu KHXH - nhân văn, rộng ra là nền văn hóa của đất nước, bị tuổi trẻ “ruồng rẫy” như thế, thì tương lai văn hóa Việt Nam sẽ ra sao? Đây là một chỉ báo quan trọng của văn hóa.
Đã đành là thanh niên bây giờ, trước cơn sóng thần “thị trường”, phải cố mà chạy theo những ngành sinh lợi để sống, để tồn tại. Tâm lý đó có trên nhiều nước, nhưng không đến nỗi nặng nề như ở ta. Ở Đài Loan chẳng hạn, nơi tôi đi tham quan kinh nghiệm bên đó những năm 90, vẫn có đến 40% thí sinh đại học ghi tên vào các ngành KHXH. Ở Mỹ, những người tốt nghiệp KHXH vẫn “sống được”, vẫn có thu nhập cao, và họ tiếp tục học lên rất hăng hái, kiên trì.
Ta cần xem lại trên tổng thể - hệ thống cách ứng xử của Nhà nước đối với các ngành KHXH - nhân văn - văn hóa. Đừng bao giờ nghĩ rằng, nó là ngành “phi kinh tế”, không hái ra tiền, mà rẻ rúng nó! Nền văn minh tinh thần của một đất nước là vô giá, và không thể chỉ tính bằng tiền. Trọng “thực nghiệp” là đúng, chống “hư văn” là đúng, nhưng bên cạnh đó, phải biết sùng thượng văn hóa - khoa học… Nếu không, ta sẽ sa mạc hóa cả tư tưởng lẫn tâm hồn con người, và con người sẽ bị hạ thấp xuống tầm một sinh vật vụ lợi, ích kỷ, nghèo nàn thảm hại.
Về phía bản thân mình, KHXH - nhân văn - văn hóa cũng phải nghiêm túc nhìn lại mình, khắc phục những yếu kém, lãng phí, “ăn theo nói leo” nhiều quá, đôi khi cơ hội, sùng ngoại rẻ tiền mà không tự biết… Xưa, nó còn khá hơn vì cái vốn “quốc học” cộng với văn hóa thế giới qua Pháp, Nga, Trung Hoa… còn mạnh, đã sản sinh ra hàng loạt hiền tài có cỡ, thì nay tình trạng tàn lụi nhân tài là khá rõ…
Trong khoa học tự nhiên, những ngành khoa học cơ bản cũng đang khủng hoảng, vì vào đấy rồi đi đâu, làm gì, “ăn” gì…, khiến tuổi trẻ cũng ngoảnh mặt với nó và đi vào các ngành thực hành. Khoa học của một nước mà thiếu nhân tài khoa học cơ bản là chuyện nhà thiếu cái nền, cái móng!
Mon Aug 01, 2011 6:00 pm
Khoa Lịch sử, ĐHSP HN
ĐIỀU HÀNH VIÊN
doducdung.hnue
Họ & tên : Đỗ Đức Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ
Huy chương Cống hiến :
Ngày tham gia : 07/05/2011
Tổng số bài gửi : 111
Đến từ : THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ
Sở trường/ Sở thích : Khoa Lịch sử, ĐHSP HN
Điểm thành tích : 176
Được cám ơn : 36
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
Tôi thấy, các bạn trong diễn đàn bàn nhiều, tìm được nguyên nhân của vấn đề, đề ra nhiều hướng giải quyết. Nhưng đó chỉ là nói trong phạm vi diễn đàn. Nếu những lời lẽ của các bạn chỉ bó hẹp trong diễn đàn này, mà không đến được với những người thực thi chính sách, không đến được với xã hội, với HS thì có nghĩa lý gì. Bàn là việc tốt. Nhưng mong các bạn hãy biến cái đã bàn thành hiện thực. Con đường nào để thực hiện những điều trên? Làm thế nào để thực hiện? Tức là tính khả thi, tính thực tế. Tôi cũng như các bạn, cũng thấy những hạn chế, mong muốn thay đổi, và chúng ta hãy hành động thực tế, chứ không chỉ là bàn thế này. Bằng nhiều con đường khác nhau, hãy đề xuất trực tiếp lên Bộ và Sở giáo dục. Tầm vĩ mô là vậy. Ỏ góc độc vi mô, hãy cố gắng làm theo khả năng của mình. Nói thì dễ, làm thì khó. Tôi cũng như các bạn. Chúng ta phải cố gắng. Nếu sau này tôi có may mắn làm gì đó liên quan đến giáo dục Lịch sử, tôi sẽ thay đổi.
Tue Aug 02, 2011 7:59 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
Bộ GD đã biết hết nhưng có biện pháp gì ko thôi. Mời các bạn xem bài phỏng vấn Bộ trưởng bộ GD
Bộ trưởng Bộ Giáo dục trả lời phỏng vấn báo chí (TTXVN 29/7) Điểm thi môn lịch sử thấp và ngành sử không thu hút được nhiều người là một hiện tượng chung của nhiều nước trên thế giới. Vì sao? Theo tôi, vì tiếng nói của ngành khoa học lịch sử trong cuộc sông hiện đại hôm nay, cũng như cơ hội tìm việc làm, cơ hội có thu nhập tốt của những người giỏi sử, giỏi văn, không nhiều như các lĩnh vực khác...
PV : Thưa Bộ trưởng, hiện nay một số trường đại học đã công bố điểm thi, trong đó điểm thi môn lịch sử được cho là rất thấp, ông suy nghĩ như thế nào về việc này ?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận : Kỳ thi đại học là kỳ thi để tuyển chọn người giỏi hơn nên đề thi có tính phân hóa cao. Đây không phải kỳ thi nhằm đánh giá kiến thức của học sinh phổ thông, nên việc có nhiều học sinh đạt điểm dưới trung bình môn lịch sử cũng như các môn khác cũng là điều dễ hiểu. Chỉ số ít học sinh đạt điểm vào đại học.
Tuy nhiên khi kết quả thi môn lịch sử thấp hơn các môn khác thì cần quan tâm và bản thân tôi cũng rất trăn trở. Tôi nghĩ dạy sử chính là để dạy cho học sinh hiểu biết thế giới xưa và nay, hiểu được truyền thống tốt đẹp của cha ông, bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước . Nên kết quả thấp như vậy cũng không thể xem nhẹ và cần phải phân tích, đánh giá một cách khoa học để rút ra những kết luận cần thiết.
PV: Có ý kiến cho rằng, kết quả học kém môn lịch sử cũng như các môn khoa học xã hội khác là do ngành giáo dục đã quá chú trọng hô hào các em học ngoại ngữ, tin học...?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:
Tôi nghĩ, chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề này một cách toàn diện, phải nhìn thấy rõ những nguy cơ và thách thức của thời đại để có các nhận định đúng và giải pháp phù hợp.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải dạy và học ngoại ngữ, tin học ngay từ các cấp học dưới.Trong hoàn cảnh đó, việc dạy và học lịch sử, văn học và một vài môn kháckhông được như trước cũng là điều dễ hiểu. Còn có một nguyên nhân khác nữa: Các bạn hãy nhìn rộng ra các nước khác sẽ thấy, không chỉ ở Việt Nam có hiện tượng thế hệ trẻ xao nhãng, thờ ơ với văn học, lịch sử, cũng như các môn khoa học xă hội nói chung. Điểm thi môn lịch sử thấp và ngành sử không thu hút được nhiều người là một hiện tượng chung của nhiều nước trên thế giới. Vì sao? Theo tôi, vì tiếng nói của ngành khoa học lịch sử trong cuộc sông hiện đại hôm nay, cũng như cơ hội tìm việc làm, cơ hội có thu nhập tốt của những người giỏi sử, giỏi văn, không nhiều như các lĩnh vực khác...Đó là vấn đề mang tính thời đại, do tác động của cách mạng khoa học công nghệ, do sự biến đổi của đời sống xã hội và đòi hỏi của thị trường lao động.
Trong khi đó ngoại ngữ và tin học được giới trẻ đón nhận rất nhiệt tình. Có phải vì nội dung và phương pháp dạy - học tin học và ngoại ngữ hay hơn lịch sử không ? Theo tôi thì câu trả lời là không. Nhưng trong xã hội hiện đại không thể thiếu tin học được, và người ta phải học . Khi giỏi tin học, các em dễ tìm được việc làm cho thu nhập cao hơn . Từ đó người ta có động lực tự thân để học và giỏi tin học. Tôi cho rằng, chúng ta phải nhìn rõ xu thế tác động của thời đại, nhìn rõ quy luật khách quan này, để có các định hướng đúng và chú ý xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ.
PV: Nhiều chuyên gia lịch sử lại cho rằng, đây là kết quả của việc dạy và học lịch sử chưa lôi cuốn, quá chú trọng chi tiết và còn mang tính nhồi nhét trong nhà trường? Bộ trưởng có đồng ý về điều này?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:
Đây là một ý kiến đúng nhưng chưa đủ . Tôi nghĩ, nếu dạy sử mà chỉ hướng tới việc yêu cầu học sinh nhớ chi tiết máy móc, nay nhớ xong, mai lại quên , thì không đúng. Điều quan trọng là phải hướng đến mục tiêu giúp các em tiếp thu được tinh thần yêu nước và truyền thống dân tộc qua mỗi bài học lịch sử, từ đó mà xây dựng ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với tổ quốc, với đồng bào.
Tuy nhiên, cũng không nên cực đoan mà cho rằng học sinh bây giờ không cần nhớ điều gì cả. Những ngày tháng đã trở thành sự kiện, thành dấu ấn, thành máu thịt đối với mỗi người Việt Nam thì phải dạy cho các cháu nhớ chứ! Ví dụ như: ngày Giỗ Tổ Hùng vương, ngày thành lập Đảng, ngày sinh Bác Hồ, ngày giải phông miền Nam thống nhất Tổ quốc…, tất cả phải nhớ chứ! Là con Lạc cháu Hồng mà ngày Giỗ Tổ, ngày giỗ ông, bà, cha, mẹ, ngày lễ tết truyền thống không nhớ, thì còn đâu là nguồn cội, lấy ở đâu ra lòng yêu nước.
Tôi xin chia sẻ một vài suy nghĩ bước đầu, nhân đề cập đến kết quả thi tuyển sinh đại học môn lịch sử. Việc đổi mới căn bản và toàn diện chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học trong nhà trường, trong đó có môn lịch sử, đang ở giai đoạn khởi động,cần sự chung tay góp sức của tất cả mọi người.
Hoàng Gia Huy (thực hiện)
Fri Aug 12, 2011 9:16 pm
con nguoi sinh ra de in dau chan minh len mat dat va in dau trong trai tim moi nguoi
Thành viên cấp 2
cuoilenroimoichuyensequa
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 05/03/2011
Tổng số bài gửi : 49
Đến từ : nam định
Sở trường/ Sở thích : con nguoi sinh ra de in dau chan minh len mat dat va in dau trong trai tim moi nguoi
Điểm thành tích : 60
Được cám ơn : 4
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
tại sao khi nhắc đến vấn đề này tất cả đều đổ lỗi cho giáo viên nhỉ? con đường chúng tôi đi không phải là đơn giản , cả về đời sống cũng như định kiến xã hội. đến bao giờ NN mình và Bộ GD có những điều chỉnh thay đổi cụ thể về cơ chế cũng như cách nhìn khác về giáo viên Sử thì đến lúc đó thử hỏi xem tình hình có khả quan hơn bây giờ không?
Wed Mar 27, 2013 7:50 pm
Thành viên thân thiện
fudo85
Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi : 394
Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn : 244
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
-Hậu quả này ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Là người khởi xướng ra việc phân ban? là người quy định các khối thi đại học, là người không nhìn xa trông rộng? Vậy là ai?
Tue Apr 02, 2013 11:44 am
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
mấy bác ở trên bộ rảnh quá mà. chỉ khổ cho học sinh thôi
Sat Jun 29, 2013 8:57 pm
Thành viên thân thiện
fudo85
Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi : 394
Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn : 244
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử là do những người đang làm công tác giáo dục hiện nay
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử
Đi tìm nguyên nhân sâu xa của việc học sinh phổ thông học kém môn Lịch sử