CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 TIỂU SỬ CUẢ FRIEDRICH ENGELS

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
TIỂU SỬ CUẢ FRIEDRICH ENGELS I_icon_minitimeFri Sep 16, 2011 8:27 pm

Braveheart_28492
thích nhìn thấy người mình yêu mỗi ngày.

Thành viên mới gia nhập

Braveheart_28492

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Thiên Linh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 25/03/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 11
Đến từ Đến từ : Nghệ An
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : thích nhìn thấy người mình yêu mỗi ngày.
Điểm thành tích Điểm thành tích : 28
Được cám ơn Được cám ơn : 8

Bài gửiTiêu đề: TIỂU SỬ CUẢ FRIEDRICH ENGELS

 


Tên: Friedrich Engels
Sinh: 28 tháng 11, năm 1820 (Wuppertal, Đức)
Mất: 5 tháng 8, năm 1895 (London, Anh)
Trường phái: Chủ nghĩa Marx
Quan tâm chính: Triết học, Chính trị, Kinh tế, Đấu tranh giai cấp
Tư tưởng đáng lưu ý: Đồng sáng lập chủ nghĩa Marx, Có nhiều tư tưởng cách mạng về chủ nghĩa cộng sản
Ảnh hưởng bởi: Kant, Hegel, Feuerbach, Stirner, Smith, Ricardo, Rousseau, Goethe, Fourier
Ảnh hưởng tới: Lenin, Trotsky, Mao, Guevara, Hồ Chí Minh, Luxemburg, Sartre, Debord, Frankfurt School, Negri, more...


Friedrich Engels (Phát âm tiếng Việt là Phridrich Ăngghen[1]) (Sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 mất ngày 5 tháng 8 năm 1895) nhà lí luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng với Karl Marx đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I[2]. Ông cùng với Karl Marx và là đồng tác giả của bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848). Engels cũng biên tập và xuất bản quyển II và quyển III của bộ Tư bản sau khi Karl Marx mất.

Ngoài những công trình chung với Marx, ông còn viết nhiều tác phẩm khoa học có giá trị như: "Nguồn gốc của gia đình, sở hữu tư nhân và nhà nước", "Về lịch sử người German cổ đại", "Chống Duhring", "Biện chứng của tự nhiên", v.v... Ngoài ra, cuốn "Tác dụng của lao động chuyển hoá vượn thành người" cũng là một công trình khoa học tuyệt vời góp phần giải thích nguồn gốc hình thành và phát triển của loài người.

Friedrich Engels sinh ở Barmen, tỉnh Rhine của Vương quốc Phổ (hiện nay là một phần của Wuppertal, nước Đức). Ông là con trai trưởng của một nhà sản xuất sợi dệt giàu có người Đức. Thân phụ ông là một chủ tư bản lớn, rất sùng đạo, tháo vát về kinh doanh, giao du rộng, nhưng về chính kiến thì rất bảo thủ. Mẹ ông là một trí thức kinh tế, nhạy cảm, đôn hậu, hoạt bát, thích hài hước và yêu văn học nghệ thuật. Ông ngoại của Engels là một giáo sư đại học về ngôn ngữ học, thường kể cho cháu ngoại mình nghe chuyện về các anh hùng trong các thần thoại Hy Lạp cổ đại và trong các truyền thuyết dân gian Đức.

Lúc Friedrich Engels vừa chào đời, thân mẫu không hứng thú gì với việc cha ông đã đặt tên cho ông là Friedrich, theo tên của vua Friedrich II Đại đế nước Phổ. Khác với cha ông, mẹ của Engels muốn lấy tên Johann Wolfgang von Goethe - một đại thi hào và nhà thông thái người Đức để đặt cho con trai. Ngay từ khi còn bé, Engels đã bộc lộ tính cách độc lập, sống trong một gia đình tư bản giàu có, những lời dạy bảo nghiêm khắc của cha và những sự đe doạ trừng phạt không thể làm cho ông đi đến chỗ phải phục tùng mù quáng. Đến năm 14 tuổi, Engels học ở trường tại thành phố Barmen. Học ở bậc trung học, ông luôn suy nghĩ, nêu nghi vấn rồi tự tìm đọc thêm để tự giải đáp cho mình. Ông có một châm ngôn là “Tôi nghi ngờ những gì mà tôi chưa rõ”.
Do nhu cầu tra cứu, ông đã đọc thêm rất nhiều ngoại ngữ. Ông đã sớm bộc lộ năng khiếu về ngoại ngữ, mới 17 tuổi mà Engels đã biết 15 ngoại ngữ, nói viết thông thạo tiếng La tinh, Cổ Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan, Italya. Ngoài ra còn có thể đọc được các thứ tiếng Xcandinaves, Bồ Đào Nha và tiếng Ba Lan, thậm chí cả một thổ ngữ Bắc Ireland mà trên khắp trái đất chỉ có 550 người nói.
Vào tháng 10 năm 1834, Engels được cho đi học ở trường trung học Elberfelder, một trường tốt nhất ở Phổ thời bấy giờ.
Khi còn là học sinh trung học, Engels đã căm ghét sự chuyên chế và độc đoán của giới quan lại, ông kiên trì tự học, nuôi ý chí làm khoa học và hoạt động cải biến xã hội bằng cách mạng.

Vào năm 1838, theo yêu cầu của bố, ông phải dời trường Trung học khi chưa tốt nghiệp và được gửi đến làm việc với vai trò một thư ký không công ở văn phòng thương mại tại thành phố cảng Bremen năm 1838. Trong thời gian này ông tự học các ngành sử học, triết học, văn học, ngôn ngữ và thơ ca, cũng trong thời gian này, Engels bắt đầu tiếp cận các tác phẩm triết học của Hegel, một triết gia đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền triết học Đức thời gian đó. Ông say mê nghiêm cứu về bộ môn này.

Tháng 9 năm 1838, ông đã xuất bản tác phẩm đầu tiên có tựa đề The Bedouin, trong Bremisches Conversationsblatt Số 40. Ông cũng bận rộn với lĩnh vực văn chương khác và các tác phẩm báo chí. Cũng trong thời gian này, Engels cũng đã có tác phẩm về báo chí đầu tiên của mình trong bài báo có tựa đề "Những bức thư từ Vesphalia" công bố vào tháng 3 năm 1839.Trong tác phẩm này, ông đã phê phán những chủ xưởng sùng đạo, đồng thời thể hiện rõ thiện cảm đối với công nhân. Bài báo đầu tiên này đã thể hiện tinh thần dân chủ cách mạng và vô thần của ông.
Tháng 9 năm 1841, Engels đến Berlin gia nhập Quân đội Phổ theo diện nghĩa vụ quân sự, được biên chế vào binh đoàn Pháo binh Ngự lâm, ở đây ông được huấn luyện quân sự mà trong những năm sau, ông rất cần đến nó. Nhờ địa vị này ông đã có điều kiện để lui tới Berlin nơi ông tham gia theo dõi các bài giảng trong trường đại học, tham gia hội thảo về lịch sử tôn giáo. Vào thời điểm này, ông bắt đầu tham gia vào nhóm Hegel trẻ. Cuối năm này, Engels đã được tiếp cận tác phẩm Bản chất đạo Cơ Đốc của Fuerbac, tác phẩm nổi tiếng này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới quan của ông.
Mùa xuân 1842, Engels bắt đầu cộng tác với tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh) và xuất bản một vài bài trên Nhật báo sông Rhein. Trong những bài báo in năm 1842, trên tờ báo Engels đã lên tiếng phản kháng chế độ kiểm duyệt của Chính phủ Vương quốc Phổ, trật tự phong kiến ở Đức.

Ngày 8 tháng 10 năm 1842, Engels mãn hạn phục vụ trong quân đội, từ Berlin ông trở về Barmen. Một tháng sau vào tháng 11 năm 1842, ở tuổi 22, Engels đã được gửi đến Manchester, Anh để làm việc cho một công ty dệt Ermen and Engels, nơi cha của ông là một cổ đông để thực tập buôn bán. Trên đường sang Anh, Engels đã ghé thăm trụ sở tờ báo Rheinische Zeitung ở Kioln và tại đây, ông đã lần đầu tiên gặp Marx, Tổng biên tập tờ báo này. Từ đó họ trao đổi thư từ với nhau, tình bạn giữa hai người được bắt đầu và ngày càng thắm thiết. Sợi dây thắt chặt tình bạn của họ là cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người. Họ đã sát cánh bên nhau viết nên những công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh nhằm xoá bỏ Chủ nghĩa tư bản, xây dựng Chủ nghĩa cộng sản.

Nhìn chung, trong thời gian này, những tác phẩm của Engels chủ yếu tập trung vào phê phán quan điểm của Sherling, một giáo sư và là triết học Đức trong thời kỳ này. Ông vẫn đứng trên lập trường duy tâm của triết học Hegel. Ví dụ: Ông cho rằng, cái gọi là lợi ích vật chất không bao giờ có thể xuất hiện trong lịch sử với tính cách là những mục đích độc lập, chủ đạo, những bao giờ cũng phục vụ một cách tự giác hoặc không tự giác cho cái nguyên tắc đang dẫn đường cho tiến bộ của lịch sử. Nhưng ông bắt đầu cảm thấy sự mâu thuẫn giữa tính cách mạng và bảo thủ trong triết học của Hegel, đồng thời cũng thấy tính triệt để hơn của triết học theo trường phái của Fuerbach so với trường phái triết học của Hegel.

Trong thời gian hai năm sống ở Manchester từ mùa thu năm 1842, việc nghiên cứu đời sống kinh tế và sự phát triển của chính trị nước Anh, nhất là việc trực tiếp tham gia phong trào công nhân mới dẫn đến việc chuyển biến căn bản trong thế giới quan và lập trường quan điểm chính trị của ông từ một người duy tâm về triết học và là những nhà dân chủ cách mạng về quan điểm chính trị để dần trở thành một người theo chủ nghĩa duy vật biện chứng và là một người cộng sản. Ông đã đi thăm những nơi công nhân sống chen chúc trong cảnh nghèo nàn, bẩn thỉu. Ông đã tìm đọc tất cả những gì người trước đã viết về cuộc sống của công nhân. Cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh của ông đã miêu tả một cách chân thực và sâu sắc nhất cuộc sống khốn cùng của giai cấp công nhân. Chính Engels, lần đầu tiên đã phát hiện ra rằng, giai cấp công nhân không chỉ là giai cấp đau khổ trong xã hội tư bản, mà còn là giai cấp có sứ mệnh đấu tranh cho sự giải phóng cuối cùng của mình, đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội.

Cũng trong thời gian ở Anh, dù phải tất bật với việc buôn bán nhưng ông vẫn không ngừng nghiên cứu viết bài cho tạp chí sông Rhinne từ nước Anh như: Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị là tác phẩm Những phác thảo phê phán môn kinh tế chính trị học, trong đó ông đã chỉ rõ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là cơ sở của toàn bộ sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội tư sản, Tình cảnh nước Anh, Thomas Carley, Quá khứ và hiện tại, "Alexhsander Iung: Những bài giảng về văn học hiện đại của người Đức"... Đặc biệt là bài báo "Tình cảnh của giai cấp công nhân ở Anh năm 1844" (1844) đã phân tích rõ sự phân chia xã hội thành ba giai cấp cơ bản: giai cấp quý tộc chiếm hữu ruộng đất, giai cấp tư sản công nghiệp và giai cấp vô sản. Ông còn tham gia viết bài cho tờ tạp chí Niên giám Pháp - Đức (tháng 2 năm 1844) của A. Ruge. Các bài báo này đề cập đến việc áp dụng phương pháp biện chứng vào việc phân tích các quan hệ kinh tế của xã hội tư sản.

Các tác phẩm này đã cho thấy Engels đã hoàn tất quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật và từ dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản. Khi đánh giá về cuộc cách mạng xảy ra ở nước Anh, ông viết: "Cuộc cách mạng ấy là tất yếu đối với nước Anh, nhưng cũng như tất cả mọi việc xảy ra ở Anh, cuộc cách mạng đó sẽ' được khởi đầu và tiến hành vì những lợi ích, chứ không phải vì những nguyên tắc, các nguyên tắc chỉ có thể phát triển từ lợi ích, tức là cách mạng sẽ không phải là cách mạng chính trị, mà là cách mạng xã hội". Ông cũng đã đứng trên lập trường duy vật và cộng sản để phê phán kinh tế chính trị học của nhà kinh tế học Adam Smith và David Ricardo đồng thời cũng vạch trần quan điểm chính trị của Thomas Carley, một người phê phán chủ nghĩa tư bản trên lâp trường của giai cấp phong kiến.

Trong thời gian sống ở Paris, Engels quan tâm nhiều đến hoạt động của Ban chấp hành Trung ương Liên đoàn những người cộng sản và trở thành Uỷ viên của Ban lãnh đạo và là một trong những lãnh đạo Câu lạc bộ công nhân Đức (Tháng 3 năm 1848) do Ban chấp hành Trung ương Liên đoàn những người cộng sản lập ra.

Tháng 3 năm 1848, cùng với Marx, Engels thảo ra Những yêu sách của Đảng cộng sản Đức được Ban chấp hành Trung ương Liên đoàn những người cộng sản thông qua như là văn kiện có tính chất cương lĩnh cho hành động của giai cấp vô sản Đức. Tháng 4 năm 1848 ông cùng với Marx trở về Đức tham gia cuộc cách mạng Đức.

Ngày 20 tháng 5 năm 1848 Engels đến cùng với Marx chuẩn bị xuất bản tờ Neue Rheinische Zeitung. Engels tham gia viết các bài xã luận, bài điểm tình hình chính trị. Tháng 10 năm 1848 ông đi Bỉ để tránh lệnh truy nã của chính quyền Phổ nhưng ông không được phép cư trú chính trị. Engels lại đến Paris sau đó sang Thuỵ Sĩ tham gia Đại hội các liên đoàn công nhân Đức, ông được bầu vào Uỷ ban trung ương của tổ chức này.

Tháng giêng năm 1849 ông trở về Đức tiếp tục hoạt động cách mạng. Khi cuộc đấu tranh bùng nổ ở Tây và Nam nước Đức (vào tháng 5 năm 1849) Engels đã vạch ra một kế hoạch hoạt động quân sự, thành lập quân đội cách mạng tiến hành cuộc khởi nghĩa.
Ngày 10 tháng 5 năm 1849, Engels đến Elberfeld và được sung vào Ban quân sự. Engels đưa ra một kế hoạch để triển khai cuộc đấu tranh cách mạng dấy lên thành phong trào toàn nước Đức. Trong thời kỳ này, ông tham gia trực tiếp bốn trận đánh lớn, trong đó có trận Rastatt. Sau này Engels đã viết một luận văn quân sự nổi tiếng có tên là: Tiểu luận về chiến tranh.
Tháng 11 năm 1849, Engels đến Luân đôn và được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Liên đoàn Những người cộng sản mà Marx đã cải tổ sau khi đến đây. Engels sống ở Luân Đôn một năm, trong thời gian đó ông đã viết các tác phẩm Cách mạng và phản cách mạng ở Đức, Cuộc chiến tranh nông dân ở Đức. Sau đó, ông cùng với K. Marx viết "Lời kêu gọi của Ban chấp hành trung ương gửi Liên đoàn những người cộng sản. Tháng ba - 1850".

Trong cuộc Cách mạng 1848 - 1849 ở Đức, Engels đã trực tiếp chiến đấu trong quân đội cách mạng. Cách mạng thất bại, tháng 11 năm 1850, Engels buộc phải chuyển dến Manchester và lại bắt đầu làm việc ở Văn phòng thương mại phụ trách doanh nghiệp ngành sợi bông của gia đình, sau chung cổ phần với một hãng buôn. Điều này tạo điều kiện cho Engels có thể giúp đỡ về vật chất cho Marx hoạt động cách mạng. Vì giành hết tâm lực cho sự nghiệp cách mạng, nên gia đình Marx gặp rất nhiều khó khăn túng thiếu trong cuộc sống. Engels luôn là người tận tình giúp đỡ bạn của mình bằng số tài sản có được từ gia đình. Ngày 3 tháng 2 năm 1845, Marx bị trục xuất khỏi Paris giữa lúc nguồn tài chính của gia đình cạn kiệt. Engels đã tìm cách quyên tiền từ các bạn bè, đồng chí để giúp gia đình Marx vượt qua khó khăn. Những năm tiếp theo, Marx vẫn luôn ở vào cảnh túng thiếu, thậm chí có lúc không mua đủ bánh mì ăn hàng ngày. Để bạn hoàn thành sự nghiệp, Engels đã chấp nhẫn làm thư ký trong hãng buôn của cha mình suốt 20 năm để lấy tiền giúp Marx.

Engels đặc biệt chú ý nghiên cứu các môn khoa học tự nhiên, môn quân sự, chính sách quốc tế. Cùng với Maex, Engels tham gia lãnh đạo Quốc tế cộng sản I. Tháng 9 năm 1870, Engels đến Luân Đôn và được đưa vào tổng hội đồng của quốc tế cộng sản I. Ông luôn kiên trì đấu tranh chống lại quan điểm cơ hội của phái Bakunin, Proudhon, Lassalle.

Năm 1871, Engels tham gia vào việc tổ chức chiến dịch bảo vệ Công xã Paris. Trong thời gian này, Engels đã viết một số tác phẩm có giá trị lý luận, đặc biệt là cuốn Chống Duhring (1818) góp phần to lớn cho việc hoàn thiện lý luận cho chủ nghĩa Marx.

Sau khi Marx qua đời (1883), Engels là người lãnh đạo tổ chức những người theo chủ nghĩa xã hội ở châu Âu, chuẩn bị cho in tập 2 và 3 của bộ Tư bản mà K. Marx chưa kịp hoàn thành. Engels còn viết nhiều tác phẩm nổi tiếng vào những năm cuối đời: Nguồn gốc gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà nước (1884), Lút-vích Phơ-bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1866), Biện chứng tự nhiên, Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức (1894)...

Vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 5 tháng 8 năm 1895 Engels qua đời. Trước lúc mất, ông yêu cầu sau này để tang ông chỉ nên tiến hành trong một số ít người, thi hài được hỏa táng và tro được ném xuống biển. Vào hồi 14 giờ Thứ bảy ngày 10 tháng 8 năm 1895, chiếc quan tài để thi hài Engels đã đặt tại nhà thiêu ở Yoking cách Luân Ðôn gần 30 dặm, phủ đầy hoa tang từ các nước Ðức, Áo, Pháp, Anh, Italia, Bỉ, Hà Lan, Nga, Ba Lan, Bulgaria... Những người đại diện cho tất cả các dân tộc lớn đã tập hợp bên cạnh linh cữu ông để tiễn biệt.
Các tác phẩm chính

Trong suốc cuộc đời của mình, Engels đã viết nhiều tác phẩm kinh điển. Trong hoàn cảnh lịch sử mới hiện nay, những tác phẩm của Engels không hề mất đi tính thời sự. Người đọc vẫn tìm thấy chân giá trị vĩnh hằng trong những tư tưởng của ông đối với khoa học hiện đại ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống: về bản chất con người, về quan hệ giữa người và người, giữa con người và thiên nhiên, về tự do của con người, về ý nghĩa của cuộc sống[30] Những tác phẩm của ông có thể kể đến là:

1. Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị (1843)
Kiệt tác thời trẻ này của Engels không chỉ phê phán đúng đắn Adam Smith, Ricardo và Malthus mà còn tạo tiền đề để chúng ta tiếp tục phê phán Samuelsson và Mankiw.
Một năm sau khi đến nước Anh, tức là khoảng cuối năm 1843, Engels đã viết cuốn tác phẩm này, trong đó ông phê phán kinh tế chính trị học tư sản rằng: "kinh tế chính trị học cũng không nghĩ đến việc đặt vấn đề về tính chất chính đáng của chế độ tư hữu" và nhấn mạnh "chỉ có chứng giải và thực hiện chế độ tự do thương mại thì mới làm cho chúng ta có thể vượt ra khỏi những giới hạn của khoa kinh tế chính trị của chế độ tư hữu”.
Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị thể hiện những kinh nghiệm đầu tiên khi Engels tiếp nhận và vận dụng phép biện chứng để nghiên cứu kinh tế chính trị học. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, các phạm trù mặt đối lập và mâu thuẫn được Engels sử dụng để phân tích các phạm trù kinh tế. Đối lập với các nhà kinh tế học tư sản xem xét các phạm trù kinh tế như những gì vĩnh viễn, ông coi các phạm trù đó là những phạm trù lịch sử được chế định bởi sở hữu tư nhân và như vậy, sự xuất hiện của chúng mang tính lịch sử nhất thời.
Tác phẩm này thể hiện khá rõ những ảnh hưởng của Fuerbach đối với Engels. Tuy nhiên, về phương diện triết học, ông đã đi xa hơn Fuerbach. Chẳng hạn, khi xem xét tính tất yếu của cách mạng xã hội, Engels đã không coi nguyên nhân của cách mạng xã hội bắt nguồn từ những cơ sở đạo đức như Fuerbach quan niệm, mà từ sự phát triển của các mâu thuẫn khách quan do sở hữu tư nhân tạo nên. Như vậy, về phương diện này, quan điểm của Engels đã khác hẳn so với quan điểm của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng cũng như các nhà duy vật tiền bối. Để làm rõ cơ sở duy vật trong Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị, cần phải xem xét nội dung của tác phẩm trong bối cảnh bao quát hơn, phải chú ý đến tổng thể các công trình của Engels trong thời kỳ ông sống ở Manchester, từ đó mới có thể thấy được mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện kinh tế, sự đối lập giai cấp, đấu tranh chính trị.
Trước Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị, trong các bài báo đầu tiên của Engels ở Anh, mới chỉ thấy những dự đoán của ông về vai trò của lợi ích kinh tế trong đời sống xã hội. Đến Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị, Engels đã nhận thấy giai cấp vô sản và giai cấp tư sản như những giai cấp xã hội xét về phương diện kinh tế. Thật ra, điều này đã được các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh chỉ rõ và Engels lấy đó làm điểm xuất phát cho nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, khác với các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh, Engels cho rằng, sở hữu tư nhân chính là cơ sở lịch sử của sự tồn tại giai cấp trong xã hội tư sản.

Gia đình Thần thánh (18
44)



Bìa cuốn gia đình thần thánh
"Gia đình thần thánh" là tác phẩm lý luận viết chung đầu tiên của Engels và Marx, đây là tác phẩm có vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình hình thành các quan điểm triết học và chính trị xã hội của học thuyết Marx.
Tên đầy đủ của tác phẩm này là "Gia đình thần thánh hay phê phán sự phê phán có tính phê phán. Chống Bruno Bauer và đồng bọn" được viết vào năm 1884. "Gia đình thần thánh" là tên gọi hài hước đặt cho anh em Bauer và bọn theo đuôi họ tụ tập quanh tờ "Allgemeine Literatur - Zeitung" ("Báo văn học phổ thông"). Trong cuốn sách này, Marx và Engels đã bác bỏ anh em Bauer và những người khác thuộc phái Hegel trẻ (hoặc phái Hegel tả) đồng thời cũng phê phán cả triết học duy tâm của chính Hegel. Tác phẩm này được viết vào khoảng tháng Chín đến tháng Mười một 1844 và xuất bản vào tháng Hai 1845 ở Frankfurt trên sông Main. Tác phẩm này gồm tất cả 9 chương, trong đó có gi chú rõ ràng những chương, mục do hai người viết.

Trong tác phẩm này, hai ông đã đề ra những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, như vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với tiến trình phát triển của xã hội loài người, vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân lao động. Cũng trong tác phẩm này, Enggel đã cùng với Marx một lần nữa khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản và chỉ ra rằng, chính địa vị của giai cấp vô sản trong xã hội tư sản hiện đại đã quy định vai trò, sứ mệnh đó. Cũng trong tác phẩm này, hai ông đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm và phương pháp của nó, nêu luận điểm về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh năm 1884(1884)
Bài chi tiết: Điều kiện làm việc của giai cấp công nhân Anh năm 1844
Đây là bài báo của Engels gửi cho Nhật báo song Rhine từ nước Anh. Đây được xem là tư tưởng về vai trò xác định của cách mạng công nghiệp trong lịch sử nước Anh. Trong bài báo đó, ông khẳng định: "Tác dụng cách mạng hoá ấy của nền công nghiệp Anh là cơ sở của tất cả mọi quan hệ ở nước Anh ngày nay, là động lực của toàn bộ sự phát triển xã hội. Hậu quả đầu tiên của nó là việc đề cao lợi ích... lên thành sự thống trị đối với con người... Nói một cách khác, ở hữu, vật đã trở thành kẻ thống trị thế giới. Kết quả quan trọng nhất của thế kỷ XVIII đối với nước Anh là sự hình thành giai cấp vô sản do có cuộc cách mạng công nghiệp... Kết quả của toàn bộ sự phát triển là giờ đây, nước Anh chia thành ba phái: phái quý tộc ruộng đất, phái quý tộc kim tiền và phái dân chủ công nhân".
Cũng thông qua tác phẩm này, Engels đã phân tích các quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp trong xã hội lúc đó và chỉ ra mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Trên cơ sở phân tích này, Ph. Ăng-ghen lần đầu tiên đã đưa ra tư tưởng về tính tất yếu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; tính quốc tế của cuộc cách mạng này

Tình cảnh nước Anh

Dự định của Enggels quay trở lại phân tích tình cảnh nước Anh đã phải thực hiện theo hình thức khác một chút so với mong muốn, vì tờ Niên giám Pháp - Đức bị ngừng xuất bản do bị kiểm duyệt. Từ cuối tháng 8 đến tháng 10 năm 1844, trên các trang tiếng Đức của tờ báo Tiên lên xuất bản ở Phổ đã có sự tham gia của Marx vào Ban biên tập. Do vậy, Enggels có điều kiện đăng tiếp tục hai bài báo có nhan đề Tình cảnh nước Anh thế kỷ XVIII và Tình cảnh nước Anh.
Trong tác phẩm Tình cảnh nước Anh, Enggels đã thể hiện thái độ phê phán quan điểm của Hegel về lịch sử và khẳng định: "Lịch sử được chúng ta đánh giá cao hơn là bất kỳ một học thuyết triết học nào khác trước đây, thậm chí còn cao hơn cả Hegel, mà lịch sử chung quy chỉ được ông ta dùng để kiểm nghiệm cái kết cấu logic của ông ta thôi".
Theo ông, "tình cảnh nước Anh có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử và đối với tất cả các nước khác, bởi vì về mặt xã hội, rõ ràng là nước Anh đã vượt xa tất cả những nước khác". Đây là kết luận vô cùng quan trọng mà Engels đã rút ra từ sự phân tích lịch sử xã hội Anh. ở đây, ông phát hiện ra rằng, thực trạng xã hội Anh dưới chế độ tư bản chủ nghĩa biểu hiện không chỉ đặc điểm xã hội của bản thân nước Anh tư bản chủ nghĩa mà trong chừng mực nào đó, còn có ý nghĩa to lớn, toàn diện cho các quốc gia khác.
Đó cũng chính là điều mà Marx đã kết luận trong lời tựa của tập I, bộ Tư bản trong lần xuất bản thứ nhất: "Nước phát triển hơn về công nghiệp chỉ nêu lên cho nước kém phát triển cái hình ảnh tương lai của bản thân nước này mà thôi".

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848)

Bài chi tiết: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
Đây là tác phẩm viết chung của Marx và Engels, đây được xem là tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Marx. Lê-nin đã cho rằng "Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng bộ sách".

Tiểu luận về chiến tranh (1870 - 1871)
"Tiểu luận về chiến tranh" là một trong những tác phẩm quân sự lớn của F. Engels, trong đó ông đứng trên lập trường của chù nghĩa duy vật lịch sử để phân lích các sự kiện của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ năm 1870-1871. Tác phẩm gồm một loạt 59 bài gắn liền với nhau viết dưới hình thức điểm tình hình chiến sự. Trong số này có 40 bài nhan đề "Tiểu luận về chiến tranh" kèm theo số thứ tự tương ứng, còn những bài kia thì lấy đầu đề khác nhau.
Lý do trực tiếp để viết những bài về cuộc chiến tranh Pháp - Phổ là Ti-blin (Ta- ran). Một trong những phóng viên quân sự của tờ "Pall Mall Gazetle". Đã nghị với Marx gửi những bản tin quân sự cho tờ báo này. Mác chuyển đề nghị ấy cho Ăng-ghen. Ba bài đầu Engels gửi cho Marx, xem xong Marx chuyển cho ban biên tập. Những bài sau Engels gửi thẳng cho ban biên tập tờ "Pall Mall Gazette"để đăng được nhanh hơn.
Những bài của Engels về cuộc chiến tranh Pháp - Phổ được viết cập nhật liên tục theo các sự kiện xảy ra. Engels nghiên cứu tỉ mỉ tất cả những tài liệu mà ông có được về tình hình chiến sự: những bản tin của các tờ báo Anh, Đức, Pháp, những bức điên mới nhất từ Pháp và Đức gửi đi. Mặc dầu những bản tin đó không đầy đủ và mâu thuẫn nhau, nhưng với tất cả những thiếu sót trong một số chi tiết không sao tránh khỏi trong điều kiện ấy, Engels đã dựng lại được tiến trình thực sự của chiến cuộc trong những bài báo của mình.
Khi bắt tay vào viết "tiểu luận về chiến tranh". Engels dự định viết một tuần 2 bài; sau khi đăng 3 bài đầu gây được sự quan tâm sâu sắc của độc giả và thu hut sự chú ý của toàn bộ báo chí, biên tập viên của tờ "Pall Mall Gazette" là Grin-vút đề nghị Engels gửi bài cho báo với sổ lượng không hạn chế, vào thời kỳ chiến sự diễn ra sôi nổi nhất, Engels viết môi tuần 3 thậm chí 4 bài.
Grin-vút đã nhiều lần sửa chữa hài viết của Engels mà không có sự đồng ý của tác giả. Như Engels đã nhận xét trong thư của mình trong bài "'Tiểu luận về chiến lranh.- lIl" người ta đã tùy tiện sửa đổi những thuật ngữ quân sự, hơn nữa nhứng sửa đổi đó chứng tỏ Grin-vút không hiểu hiết những thuậl ngữ quân sự ấy. Trong bài "Tiểu luận về chiến tranh.- XIII", người ta đã thêm vào đoạn cuối một số nội dung.
Những bài "Tiểu luận về chiến tranh" được đãng trên tờ "Pall Mall Gazette" từ ngày 29 tháng Bảy 1870 đến 18 tháng Hai 1871, trừ ba bài đầu ký tên "Z.", những bài khác đều đăng không ký lên, hơn nữa chỉ có một số ít người biết tác giả của những bài ấy là Engels. Những bài viết của Engels về cuộc chiến tranh Pháp- Phổ dã thành công lớn. Hàng loạt tờ báo đã lặp lại nội dung của những bài ấy trong các bài điểm tình hình. Bạn bè của Engels đặt cho ông biệt hiệu "Tướng quân".
Khi Engels còn sống. Những bài viết của ông về cuộc chiến tranh Pháp- Phổ đã không được tái bản. Những bài báo cắt từ tờ "Pall Mall Gazette" có mang chữ ký của chính tay Engels ở góc phải hoặc trái mỗi bài do V.Át-le, một trong những nhà lãnh đạo Đảng dân chủ xã hội Áo, gửi trong nhiều năm đã không được đông đảo độc giả biết đến. Chỉ mấy năm sau khi Át-le chết, vào năm 1923, những bài viết của Engels mới được xuất bản thành tập sách riêng bằng tiếng Anh in li-tô dưới nhan đề chung "Tiểu luận về chiến tranh". "Tiểu luận về chiến tranh" được xuất bản lần đầu bằng tiếng Nga vào năm 1924.

Chống Duhring (1878)
Tên nguyên bản của tác phẩm này là "Ônng Duhring đảo lộn khoa học"[34] là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của chủ nghĩa Marx. Tác phẩm này gồm có ba phần: phần thứ nhất có tựa đề: Triết học, phần thứ hai có tựa đề là kinh tế chính trị học và phần thứ ba là xã hội chủ nghĩa.[35]
Trong tác phẩm này, lần đầu tiên Engels trình bày một cách hoàn chỉnh thế giới quan Marxist: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, khoa kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học. Ông chỉ ra mối liên hệ không thể tách rời và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Marx.
Ông cũng chỉ rõ chúng gắn bó với nhau và tác động lẫn nhau như thế nào và chúng tạo nên toàn bộ một hệ thống lý luận mà các bộ phận cấu thành riêng rẽ thì tương đối độc lập nhưng đồng thời lại chỉ có thể hiểu được một cách đúng đắn trong mối liên hệ bên trong giữa chúng với tổng thể. Đồng thời Engels cũng tiếp tục phát triển triết học Marxist trong những vấn đề cơ bản, ở đây ông đã sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên cũng như những kinh nghiệm của cuộc đấu tranh giai cấp.
Với tác phẩm của mình, Engels trực tiếp tham gia vào các cuộc tranh luận trong phong trào công nhân Đức xung quanh các vấn đề cơ bản về thế giới quan và chính trị. Với việc đó, ông ủng hộ cuộc đấu tranh chống hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản mà đại biểu trước hết là Eugen Duhring. Tác phẩm "Chống Duhring" góp phần quyết định vào thắng lợi của chủ nghĩa Marx trong phong trào công nhân.
Engels viết tác phẩm này từ mùa thu năm 1876 đến giữa năm 1878. Chương X của phần thứ hai là do Marx biên soạn. Tác phẩm này được đăng lần đầu tiên dưới hình thức một loạt bài trên tờ "Vorwarts" từ ngày 3 tháng giêng năm 1877 đến tháng bảy năm 1878. Tháng bảy 1877, phần thứ nhất của tác phẩm được xuất bản ở Leizig thành một tập riêng, tiếp theo đó vào tháng bảy 1878 là phần thứ hai và phần thứ ba, cũng được in dưới hình thức một tập riêng. Đồng thời, tháng bảy 1878 ở Leipzig cũng ra đời bản in đầu tiên toàn bộ tác phẩm với lời nói đầu của Engels. Lần xuất bản cuối cùng (thứ ba) được Engels xem lại và bổ sung, đã ra đời vào năm 1894.
Trong "Chống Duhring", Engels đấu tranh chống những tác phẩm sau đây của Duhring: "Giáo trình triết học với tư cách là một thế giới quan khoa học chặt chẽ và sự hình thành cuộc sống", Leipzig 1875, "Giáo trình kinh tế chính trị và kinh tế xã hội gồm các điểm chủ yếu của chính sách tài chính", lần xuất bản thứ hai có biên soạn lại một phần, Leipzig 1876, "Lịch sử phê phán của khoa kinh tế chính trị và của chủ nghĩa xã hội", lần xuất bản thứ hai có biên soạn lại một phần, Berling,1875.[36]

Biện chứng của tự nhiên (1873 - 1882)

Đây là tác phẩm chưa hoàn thành của Engels, lần đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Nga và tiếng Đức tại Liên Xô năm 1925. Tác phẩm này bao gồm những bài bút kí viết từ 1873 đến 1886, chủ yếu là từ 1873 đến 1882.[37]
Tư tưởng trung tâm của tác phẩm là tư tưởng về các hình thái vận động của vật chất. Chính dựa trên tư tưởng này, Engels dự định xây dựng một tác phẩm – về con đường phát triển biện chứng khách quan của tự nhiên tiến đến sự phát triển kinh tế của xã hội loài người – tiếp nối bộ "Tư bản" của K. Marx để cùng với "Tư bản" tạo nên một công trình hoàn chỉnh về học thuyết Marxist, chứ không có ý định viết một cuốn sách phổ thông về phép biện chứng và cũng không chỉ dừng lại ở sự khái quát lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên.
Xuất phát từ các hình thái vận động của vật chất, Engels xác định đối tượng của các khoa học, lấy sự phụ thuộc lẫn nhau của các khoa học làm nguyên tắc chung để phân loại chúng. Theo Engels, vật chất vận động từ thấp lên cao, từ vận động cơ học đến vận động hoá học, sinh học và cao hơn cả là sự vận động của xã hội loài người. Tương ứng với các hình thức vận động đó của vật chất – trong quá trình lịch sử – là các khoa học: cơ học, vật lí học, hoá học, sinh học, khoa học xã hội. Nhận thức phải đi từ các hình thái vận động thấp đến các hình thái vận động cao hơn. Sự chuyển hoá từ một hình thái vận động này sang một hình thái vận động khác cao hơn bao giờ cũng là một bước nhảy vọt, một quá trình biện chứng. Vì vậy các khoa học nghiên cứu về chúng cũng phải phản ánh được phép biện chứng đó.
Engels chỉ rõ rằng quan điểm máy móc, siêu hình về giới tự nhiên đang sụp đổ do sự phát triển của khoa học tự nhiên và buộc phải nhường chỗ cho quan điểm biện chứng. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với các nhà khoa học tự nhiên là cần chuyển từ tư duy siêu hình sang tư duy biện chứng, phải tự giác nắm lấy phép biện chứng. Engels còn đề cập đến hàng loạt các vấn đề triết học khác như các quy luật cơ bản và các phạm trù của phép biện chứng được rút ra từ trong tự nhiên, vấn đề lí thuyết tiến hoá C. Darwin, vấn đề vai trò của lao động trong sự hình thành con người.
Do sự phát triển của khoa học hơn một trăm năm qua, dĩ nhiên, không ít những vấn đề chuyên sâu được Engels đề cập trong Biện chứng của tự nhiên cần được bổ sung, phát triển. Mặc dù vậy, nhiều tư tưởng của Engels vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn trong việc tiếp cận với sự phát triển mới trên mọi lĩnh vực triết học, khoa học và đời sống xã hội của thời đại ngày nay.

Nguồn gốc của Gia đình, Sở hữu tư nhân, và Nhà nước (1884)

Bài chi tiết: Ngồn gốc của Gia đình, Sở hữu tư nhân, và Nhà nước
Tên đầu đủ của tác phẩm là "Nguồn gốc của Gia đình, Sở hữu tư nhân, và Nhà nước. Nhân có những công trình nghiên cứu của Lewis H. Morgan". Tác phẩm gồm có tất cả chín chương, được viết vào năm 1884.[38] Đây là một tác phẩm cơ bản của chủ nghĩa Marx.
Dựa trên các kết quả và phát hiện của Lewis H. Morgan, Friedrich Engels đã phân tích lịch sử nhân loại trong những giai đoạn sớm nhất của nó, luận chứng quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình hình thành của xã hội có giai cấp, dựa trên chế độ tư hữu. Ông cũng vạch rõ những đặc trưng của xã hội đó, giải thích sự phát triển của các quan hệ gia đình trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, chỉ ra nguồn gốc và bản chất của Nhà nước, chứng minh sự tất yếu diệt vong của Nhà nước và xã hội có giai cấp nói chung.
Engels bắt đầu viết cuốn này từ cuối tháng Ba năm 1884, và tới hết tháng Năm năm đó thì hoàn tất. Khi đọc các bản thảo viết tay của Marx, Engels đã tìm thấy một bản tóm tắt cuốn "Xã hội Cổ đại" của L.H. Morgan, nhà khoa học tiến bộ người Mỹ, được Marx ghi trong các năm 1880-1881, có nhiều nhận xét phê phán và luận điểm của chính Marx.
Sau khi đọc bản tóm tắt, Engels nhận thấy cuốn sách của Morgan đã xác minh quan điểm duy vật lịch sử và các quan điểm về xã hội nguyên thủy của Marx và mình đề xuất, và thấy cần viết một tác phẩm riêng, sử dụng các tài liệu và kết luận của Morgan và Marx. Khi viết cuốn này, Engels đã đưa vào nhiều tài liệu bổ sung, lấy từ các nghiên cứu của bản thân mình về lịch sử Hi Lạp - La Mã, lịch sử Ireland thời cổ, lịch sử người Germania thời cổ, v.v.
Năm 1890, với việc những tài liệu về lịch sử xã hội nguyên thủy đã phong phú hơn, Engels bắt đầu chuẩn bị cho bản in mới, cũng là bản in thứ 4 của cuốn này. Người đã nghiên cứu các sách báo mới nhất, đặc biệt là các tác phẩm của M.M. Kovalevsky, nhà khoa học người Nga và đã thêm vào nhiều điểm sửa chữa, bổ sung. Bản in này được xuất bản năm 1891, và sau đó không còn sửa đổi gì nữa. Đây là một kiệt tác về lịch sử của Engels mà nhiều nhà nghiên cứu đã cố tình bỏ qua hay bóp méo nó.
Trong tác phẩm này, ông trình bày cặn kẽ sự phát sinh các nhà nước ở Hy lạp, La mã, Celt và German. Đồng thời ông cũng vạch trần sự lẫn lộn của nhiều nhà sử học hiện nay khi lẫn lộn thời đại dã man với thời kỳ hình thành các quốc gia cổ đại. Do đó, biến các thủ lĩnh quân sự của bộ lạc thành vua, lẫn các Pharaoh, vua Thương, Hùng Vương thành người cai trị tối cao. Do đó, cũng lẫn lộn rằng các thể chế thời Thương, vương quốc của các Pharaoh, Văn Lang...là các nhà nước(thực ra đây chỉ là các tổ chức thị tộc phát triển ở mức độ cao).

Một số câu nói

Ta không nên quá ảo tưởng vào những chiến thắng của mình đối với thiên nhiên. Thiên nhiên sẽ trả thù ta cho mỗi một "chiến thắng" ấy.
Một dân tộc không thể được tự do nếu dân tộc ấy uy hiếp các dân tộc khác. Sức mạnh mà dân tộc này cần có để đè nén dân tộc khác cuối cùng sẽ luôn chống lại chính dân tộc ấy.
Khi con người thôi không là nô lệ của con người nữa thì con người lại trở thành nô lệ của đồ vật.
Nếu cuộc hôn nhân vì tình yêu được coi là chuẩn mực đạo đức thì cuộc hôn nhân ấy chỉ được coi là đạo đức nếu như sau đó, tình yêu vẫn còn tiếp tục tồn tại.
Không thể chạy trốn khỏi số phận - hay nói cách khác, không thể trốn chạy khỏi những hậu quả tất yếu từ các hành động của mình.
Nếu ta muốn cống hiến cho một sự nghiệp, một công việc nào đó thì trước tiên công việc ấy, sự nghiệp ấy phải trở thành sự nghiệp ích kỷ của riêng ta.
Những ý tưởng nhen nhóm, nuôi dưỡng lẫn nhau, giống như những tia lửa điện vậy.
Đứa trẻ ít bị xúc phạm thì lớn lên sẽ trở thành người biết tự trọng nhiều hơn.
Những quyết định nông nổi thường rất cao thượng, hào hiệp, và anh hùng nữa, nhưng thông thường chúng dẫn đến những điều ngu ngốc.
Một cá nhân được khắc họa tính cách không chỉ bằng những việc anh ta làm mà còn bằng cách anh ta làm việc ấy nữa.
Sự hèn nhát làm mất đi trí tuệ.
“ Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại
Chữ ký của Braveheart_28492




 

TIỂU SỬ CUẢ FRIEDRICH ENGELS

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch sử thế giới cận đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất