CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Cùng đọc và suy ngẫm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Cùng đọc và suy ngẫm  I_icon_minitimeThu Sep 08, 2011 5:56 pm

Braveheart_28492
thích nhìn thấy người mình yêu mỗi ngày.

Thành viên mới gia nhập

Braveheart_28492

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Thiên Linh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 25/03/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 11
Đến từ Đến từ : Nghệ An
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : thích nhìn thấy người mình yêu mỗi ngày.
Điểm thành tích Điểm thành tích : 28
Được cám ơn Được cám ơn : 8

Bài gửiTiêu đề: Cùng đọc và suy ngẫm

 
Không thể chối bỏ được rằng: Cách dạy môn Sử chưa tạo ra được sức hút với nhiều học sinh.

Hãy cùng đọc lại vài trích đoạn tổng hợp lại từ các bài thi môn Văn, môn Sử để bạn đọc suy ngẫm về kiến thức ngây ngô, cả về sự vô cảm với lịch sử dân tộc của những người được xem là tương lai đất nước.

- “Tưởng Giới Thạch là một tên Việt gian bán nước”.

- “Mỹ – Diệm đã đàn áp nhân dân, lôi kéo người dân vào nhà chứa và đưa họ vào con đường nghiện ngập… Mở các lớp học, bắt người dân không học về lịch sử Việt Nam mà phải học về những gì mà các giáo sư Mỹ dạy”.

- “Mùa xuân 1974-1975, quân và dân ta không chịu được cảnh đàn áp của thực dân Pháp… Sau Lê Lai, Lê Lợi không chịu được cảnh lòng mang dạ sói của thực dân Pháp, đã nổi dậy đấu tranh năm 1975… nổ ra dòng dã 2 ngày 1 đêm và quân ta đã đánh đuổi thực dân Pháp… Mùa xuân năm 1975 máu chảy thành sông, người chết thì nhiều. Sau Lê Lợi lên làm vua được vài năm là chết”.

- “Quảng Bình, Quảng Trị, sông Hiền Lương ở đâu em không biết, em chỉ biết Mỹ đã dội bom B52 xuống Điện Biên Phủ, làm nên một Điện Biên Phủ trên không chấn động địa cầu”.

- “Ngày 22/12/1975, sau khi gấp rút miền Nam Việt Nam thực dân Pháp phong kiến tay sai Mỹ đã hoàn toàn khâm phục trước lòng thương dân và sự đoàn kết của toàn thể đất nước chống thù trong giặc ngoài”.

Kỳ thi Đại học, cao đẳng năm 2011 ghi nhận một năm thất bát, đáng xấu hổ của ngành học Sử khi mà CÓ TỚI 4000 bài thi nhận điểm 0 tròn trĩnh. Quả là đau đớn thật khi mà thế hệ trẻ đang ngày càng phai nhạt kiến thức về chính dân tộc mình. >> Học sử để làm gì?


- “Chúng ta đã đón tiếp quân đồng minh và quân Nhật với một tư cách rất công bằng và một tư thế rất oai nghiêm”.

- Năm 1945, chúng ta chủ trương giành chính quyền để với tư cách là một quốc gia độc lập sẽ tiếp đón quân đồng minh, điều này, trong sách giáo khoa đã rõ như ban ngày, vậy mà không ít thí sinh “liều mạng” viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ mặt trận Việt Minh họp thống nhất một quan điểm mở cửa biên giới để cho Nhật tràn vào”.

- “Đêm 30/12, rạng sáng 1/1/1975, nhân lúc quân lính Mỹ (…) đang say sưa, quân ta tấn công. Tiếng súng đầu tiên nổ lên, kháng chiến bắt đầu. Giặc lúng túng chống trả không kịp, bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc”.

- “Năm 1946, ở Trung Quốc hình thành hai tầng lớp riêng biệt đó là cách mạng XHCN do Mao Trạch Đông lãnh đạo và dai cấp vô sản do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo…”

- Rồi có em không làm được bài, thật thà ghi hẳn tâm sự vào bài thi: “Nhà em vốn rất nghèo, em học hành chăm chỉ lắm, bỗng nhà em vụt khá giả, có nhà cao cửa rộng, em bị cuốn vào cơn lốc cuộc đời. Tạm biệt thầy cô nhé, năm sau em sẽ cố gắng để trở thành một học trò tử tế”…

Bài làm môn Sử



Ngẫm đề thi...

Đề thi lịch sử khó làm sao
Cố viết mà chẳng được câu nào
Khen ai ra đề, ôi chao khéo
Quả là đầu óc có tầm cao

Đề thi lịch sử khó làm sao
Mấy bác giám thị thật gắt gao
Bên ngoài, giám sát viên thao láo
Biên bản đình chỉ sẵn giơ cao...

Đề thi lịch sử khó làm sao
Thế là bạn bè hết ăn khao
Định mời chúng nó chầu sủi cảo
Thi trượt, cũng tốt, càng đỡ khao

Đề thi lịch sử khó làm sao
Nhìn tờ giấy trắng lòng nôn nao
Lại mất một năm tốn cơm gạo
Tuổi xanh lãng phí buồn biết bao!

Đề thi lịch sử khó làm sao
Nhưng tự hỏi ta chăm đâu nào?
Ôn văn, luyện võ ta chưa thạo
Bạn nhạo, thầy chê, trốn nơi nao?

Đề thi lịch sử khó làm sao
Cầu mong chỉ giống giấc chiêm bao
Than ôi! Nhưng đó là mơ hão
Lười học đừng nuôi mộng anh hào

Đề thi lịch sử khó làm sao
Ra chợ vài chục một bộ phao
Nhưng không! Anh đây quyết trong sạch
Không đỗ mà đầu vẫn ngẩng cao
(...)
__________________________

Rồi đến môn Văn:


Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (chương trình không phân ban) năm học 2007-2008 có hai đề, thí sinh được chọn một; trong đó, đề I, câu 3 yêu cầu như sau : Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm.

Thật thú vị khi đọc những bài làm văn viết đầy cảm xúc, kiến thức phong phú và sâu sắc. Nhưng có không ít bài đọc xong nhiều thầy cô đã cười ra nước mắt trước cách hiểu “siêu tưởng” của một số em về những câu thơ:Chó ngộ một đàn /Lưỡi dê dài sắc máu /Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang/Mẹ con đàn lợn âm dương /Chia lìa đôi ngả.

Xin chép ra đây... 10 đoạn văn “tiêu biểu” nhất:
1. Chó ngộ một đàn/ Lưỡi dài lê sắc máu. Những con chó thì kiệt sức, mệt mỏi, không phải một hay hai con mà từng đàn “lưỡi dài lê sắc máu” chúng chỉ còn chờ chết, chúng đã cùng đường không còn lối thoát “kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”!T iếp đến là: Mẹ con đàn lợn âm dương/Chia lìa đôi ngả. Lợn là một loài được mệnh danh là động vật ăn tạp và dễ nuôi, thế mà mẹ con đành phải đôi ngã chia ly, âm dương cách biệt!

2. Tuy đọc qua chỉ thấy toàn là hình ảnh của những con vật nhưng cũng gây sốc đối với độc giả.Những đàn chó thì bị sức ép của bom đạn hay mũi giày của Pháp khiến cho chúng thương tích đầy người “lưỡi dài lê sắc máu”. Những con lợn con đang vui đùa bên mẹ, nhưng bỗng chốc lại mồ côi, mẹ mất con, con mất mẹ, từ nay sống hai bên âm dương thế giới.

3. Bọn giặc quá tàn bạo hung dữ cả xúc vật “chó ngộ một đàn” - chúng giết chó bằng thuốc độc, tàn sát chúng thảm hại “lưỡi dài lê sắc máu”. Còn đàn lợn con chưa biết gì thì cướp đi người mẹ của chúng. Thương thay cho đàn lợn con vì phải chia lìa mẹ, âm dương cách biệt đôi ngã.

4. Nhìn những chú chó ngày nào còn quây quần bên chủ được ăn những bữa ăn ngon và cùng quấn quít bên người chủ nó mà giờ đây lại ngộ một đàn. Dường như chúng ta bây giờ có thể tưởng tượng ra được những gương mặt đáng thương, hoảng loạn của những chú chó đó.

5. Bọn giặc còn đàn áp “mẹ con đàn lợn” vào ngõ cụt không còn lối thoát, phải “chia cắt âm dương”, “chia lìa đôi ngả”.

6. Tàn bạo hơn nữa là những đàn chó dễ thương kia, chúng có tội gì đâu mà giờ đây lại “lưỡi dài lê sắc máu”!

7. Chó ngộ một đàn/Lưỡi dài lê sắc máu/Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang. Ba câu thơ trên muốn nói đàn chó chạy hỗn loạn, chạy mệt đến nổi “lưỡi dài lê sắc máu”, cuối cùng kiệt sức ở “ngõ thẳm bờ hoang”!

8. Chó ngộ một đàn/Lưỡi dài lê sắc máu. Những chú chó cũng thật tội nghiệp, lưỡi dài lê thê đẫm đầy máu!

9. Khi kéo quân vào thì bọn giặc đã làm cho nhân dân trở nên khổ sở đau thương, ruộng thì khô, nhà thì cháy, chó thì đã chia lìa, lưỡi lê thì đẫm máu của nhân dân!

10. Mẹ con đàn lợn đang sống hạnh phúc bên nhau, chỉ vì bọn giặc kéo đến đã làm thay đổi mọi thứ, mẹ con đàn lợn từ đây mỗi người một ngã, âm dương cách biệt!...
Đọc lại sách Văn học 12, tập I, ai cũng thấy: khi giới thiệu bài thơ “Bên kia sông Đuống”, các tác giả soạn sách giáo khoa đã giải thích khá rõ:

+ Chó ngộ: chó dại

+ Đàn lợn âm dương: tranh lợn làng Hồ có xoáy âm dương xanh đỏ - tượng trưng loại lợn giống tốt, hay ăn chóng lớn. Ngày Tết, người ta treo tranh lợn âm dương để mong chăn nuôi phát đạt!

***

Có thí sinh nhầm lẫn rất sơ đẳng khi viết rằng "Tác phẩm Vi hành ra đời xuất phát từ việc Bác Hồ cải trang đi vi hành khắp 5 châu 4 bể. Tài hóa trang của Bác cao siêu đến mức không ai nhận ra".

Thí sinh khác lại khẳng định: "Tràng giang là bài thơ viết về một vùng đất trù phú, thuyền bè tập nập buôn bán trên sông. Bên bờ sông, nhiều cụ già ngồi thảnh thơi kể chuyện về chiến tích oai hùng của các chiến sỹ quân giải phóng".

Về hoàn cảnh ra đời của "Tuyên ngôn độc lập", một thí sinh "sáng tạo" rằng: "Năm 1945, sau khi từ nước ngoài về Việt Bắc, Bác Hồ nhận thấy điều kiện làm việc và sinh hoạt ở Hà Nội tốt hơn nên đã đề nghị chuyển về Hà Nội làm việc".

Phân tích câu "Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong" của bài "Tống biệt hành", có thí sinh thốt lên: "Mặt trời chỉ có 1 thôi mà sao lấy đâu ra lắm hoàng hôn đến thế! Chắc tác giả buồn quá nên tưởng tượng ra thêm".

"Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khốn rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đức, em cảm ơn)"

- “Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.

- “Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói”.

- “ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã man, chúng nó thực sự đàn áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu”.

Khi đọc xong đoạn văn này nhiều giám khảo chấm thi cũng lắc đầu ngao ngán vì không thể hiểu nổi là thí sinh đang định diễn đạt điều gì.

“Qua một cặp vợ chồng trong đời sống hàng ngày, họ sống giản dị, trôi theo dòng sông đưa đẩy, họ được mọi người mến mộ tác phẩm làm cho nhà thơ không phải quên, không phải văn chương nào cũng có lòng nhân đạo nói lên rất ư là nổi bật, đó sáng tác rất nổi bật”.

_________________________________

Những lời van xin khổ sở


- “Cầu xin thày cô chấm dễ dễ cho em, em bị bể tủ rồi, nếu mà em dưới năm điểm môn này thì chắc em rớt quá, thầy cô làm ơn làm phước đi mà”.

- “Chắc là em đành phải xuôi tay theo số phận an bài quá rồi thầy cô ơi, chuyến này em rớt thiệt rồi. Hỡi ơi, đời em còn khổ hơn đời cô Mỵ nữa”.

_________________________________

Đọc những bài thi, mới nhận ra khả năng bình luận văn chương của các nhà phê bình văn học kém hẳn so với “ tài năng” của các em: “Có thể chắc chắn một điều chắc chắn rằng, trong Tây tiến đã phơi bày của mình hết sức trầm trọng làm chúng ta hiểu biết về ông rất là nhiều”.


***

Còn đây là một kiểu suy diễn... chết người, ai manh nha tham vọng thành nhà thơ, đọc rồi sẽ tuyên bố bỏ nghề làm thơ:

“Quân xanh màu lá tức là màu xanh của màu hi vọng mong rằng quân ta tòan thắng”; “ Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được vùi xâu dưới lòng đất đến thiên nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con người nên sông Mã mới gằn lên um sùm như thế chứ”; “Chiến trường đi không tiếc đời anh đời anh câu thơ thực là dí dỏm tinh nghịch quá”. Quang Dũng mà sống lại có lẽ cũng phải... bó tay!


***

Còn tác giả của “Dế Mèn” yêu quí của bạn nhỏ thì không biết sẽ bình luận gì trước những nhà bình luận văn chương tài ba này:

“Mị và A Sử sống gần gũi thân mặt nhau dần dần nảy sinh tình cảm, hạnh phúc xuất phát từ sự đau khổ xã hội phong kiến lại không chấp nhận mối nhân duyên ấy nên họ càng đau khổ càng mất hạnh phúc”.

Còn giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: “Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính Tây Tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến”.

“Kinh dị” hơn, một thí sinh viết trong bài: “Mị có sắc đẹp hết sức khêu gợi; nhiều nhà thơ nhà văn mê phụ nữ, Tô Hoài cũng giống họ, cũng mê Mị...”

Nhà văn mê... phụ nữ!

Trong khi đó, chuyện lấy râu ông này cắm cằm bà kia cũng không hiếm. Cô Mị xinh đẹp như thế mà học sinh nhẫn tâm bảo rằng: Mị về làm vợ cho nhà bá hộ, vất vả như con bò tót nên Mị trở thành một thứ quái vật, người không ra người, ngợm không ra ngợm... (chuyển sang hình dáng bên ngoài của Chí Phèo, sau khi ra tù).

Có một thí sinh tỏ ra rất bất bình khi dẫn ra hoàn cảnh của A Phủ: Vì bất bình trước việc dụ dỗ con gái nhà lành, A Phủ đánh Bá Kiến, bị Lí Cường bắt về gạt nợ, trói đứng không cho đi chơi mùa xuân. Bọn chúng thật là dã man. Em đọc đến đây thì bất bình lắm, thương cho A Phủ và hận cha con nhà Bá Kiến.

Em khác thì có óc “khái quát” cao hơn khi phân tích chi tiết Mị và A Phủ bị trói: Thấy chồng mình bị trói, Mị cảm thấy ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa... (đã qua đến Hịch tướng sĩ). Còn A Phủ thì sao? A Phủ thấy vợ mình (tức Mị) bị bọn nó hành hạ thì liền xách dao chạy thẳng đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kiến rồi tự sát cho chết luôn! (chi tiết này nói về Chí Phèo).

Cũng có nhiều đoạn văn của thí sinh mà người chấm không hiểu viết gì. Đơn cử đôi dòng trong số ấy để bạn đọc suy nghĩ hộ: Xuân Diệu sinh ra sau ngày giải phóng, chứng kiến nhiều cảnh trái tai nên không chịu được. Một hôm Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ một từ sóng. Đó là sự giải thoát phụ nữ của ông.

Còn cuộc tình của Mị được một thí sinh kể lại như một câu chuyện thời hiện đại: Mị đẹp hơn ai hết nên rất nhiều bồ. Một hôm trời đẹp ơi là đẹp, Mị được một cậu ấm họ Lí tên là Phá Sa con ông tá điền giàu có đeo được chiếc nhẫn kim cương vào tai và cuối cùng Mị đành vui vẻ nhận và theo về nhà làm vợ luôn. Từ đó Mị sống khổ lắm như là con ngựa nuôi trong xó bếp không ai thèm dòm tới nữa Mị đã tàn đời...

Em khác thì thể hiện quyết tâm: Sóng nghĩa là tình yêu. Em đang bước vào yêu nhưng em sẽ yêu lãng mạn khi em đã hoàn thành ước nguyện bước vào ngưỡng cửa trường đại học, sẽ yêu và giữ lòng chung thủy như sóng dù em còn gặp nhiều chông gai trong yêu đương lắm lắm...

“Em đâu có muốn...”

Các vấn đề thời sự nóng bỏng cũng được các sĩ tử đưa vào bài làm. Có lẽ nhà văn Nguyên Ngọc sẽ rất ngạc nhiên nếu ông đọc được những dòng này: Hiện nay, nạn chặt phá rừng tràn lan trên khắp mọi miền của đất nước. Trước tai nạn đó, Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu để cảnh báo mọi người, kêu gọi đừng chặt phá rừng nữa. Tôi tin chắc rằng chính tác giả cũng không thể nghĩ ra tác phẩm của mình mang “tính thời sự” như thế.

Có lẽ bức xúc trước việc mua vé tàu lửa khó khăn, thí sinh đã viết về hình ảnh con tàu trong bài Tiếng hát con tàu: Chế Lan Viên muốn ngày càng có nhiều đoàn tàu chạy từ miền Nam ra miền Bắc để phục vụ hành khách, không còn xảy ra tình trạng chen lấn khi mua vé, lên tàu như hiện nay... Ông đã mơ ước thay cho nhiều người...

Khủng khiếp hơn, có bài làm từ đầu đến cuối, sáu lần thí sinh quả quyết Xuân Quỳnh là “ông”, còn bảo rằng “... sau Nguyễn Du, Xuân Quỳnh là nhà thơ nam hiểu rõ về phụ nữ khi viết bài thơ Sóng...”.

Có đến hàng mấy chục học sinh gọi Xuân Diệu là bà, cô, chị, trong khi chương trình THPT phần Xuân Diệu, các em được học nhiều tiết nhất trong số các nhà thơ.

Không những thay đổi giới tính nhà thơ, các thí sinh còn tỏ ra “thông minh” khi tự “sáng chế” thơ và không ngần ngại gắn tên tác giả. Chẳng hạn mấy câu sau đây được đề tên tác giả là Xuân Diệu hết sức éo le như thế này: Làm sao định nghĩa được chữ “mi”. Có khó gì đâu mà hỏi kỳ. Hai đứa gần nhau rồi sát lại. Môi kề, mắt nhắm, thế là “mi”.

Không ít bài thi bỏ giấy trắng. Cũng có nhiều bài nói nhăng nói cuội cho có chữ chứ không ra nghĩa. Một số khác xem bài thi là “diễn đàn” để bày tỏ suy nghĩ, trút cạn tâm sự của mình. Một em thật tình rằng: “Cô ơi! Cô đừng chấm bài này, vì em đâu có biết gì mà thi, mẹ và chị em ép em nên em mới đi thi thôi chứ em đâu có muốn”.

Không biết các bậc cha mẹ sẽ nghĩ gì khi đọc những dòng này? Có lẽ vì không học gì nên một thí sinh đã ngâm ngợi mấy vần thơ trong bài làm: “Làm sao định nghĩa được trường thi? Cắn bút mà đâu biết viết gì. Đem phao nhét túi mà trật hết. Lần này chấm rớt chắc đi tu”.

Có em năn nỉ thấy mà tội nghiệp: “Thầy cô chấm nương tay cho em nhờ, lần này rớt chắc là đi hoang luôn, ba em hăm dọa như vậy đấy”.

Một thí sinh than thở: “Học 12 năm, thi ba năm rồi mà vẫn không đậu. Bữa nay cầm đề thi mà rụng rời tay chân, trật tủ nữa rồi thầy ơi, chắc rớt quá...”.
Chữ ký của Braveheart_28492





Cùng đọc và suy ngẫm  I_icon_minitimeMon Sep 12, 2011 7:49 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng đọc và suy ngẫm  36 Cùng đọc và suy ngẫm  6 Cùng đọc và suy ngẫm  40Cùng đọc và suy ngẫm  43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc và suy ngẫm

 
có lẽ không trách ai được khi xung quanh đó còn có nhìu bất cập về phương phpas dạy và truyền thụ của giáo viên cho học sinh, cách học sinh thu nhận lại vậy đó là từ hai phía. có đúng không nhỉ??
với một số bài báo khi đưa tựa đề “ Lỗi từ cách dạy” . Thực sự việc giảng dạy môn Lịch sử một cách khô khan của các thầy cô lỗi một phần là do học sinh. Vì thực tế, trong 1 lớp chỉ có vài ba bạn thích học lịch sử, số còn lại rất thờ ơ. Khi học sinh cảm thấy ngán ngẩm với Lịch sử tỏ thái độ “coi thường” môn học này thì điều dĩ nhiên giáo viên không thể có đủ nhiệt tình để truyền đạt một cách hiệu quả nhất môn học này. Chính học sinh mới là nguồn “cảm hứng” cho giáo viên đi sâu vào một vấn đề. cách học mới, học sinh tự giác chủ động, tăng khả năng làm việc theo nhóm, còn giáo viên là người định hướng phương pháp. Nhưng thực tế cho thấy, ở các môn tự nhiên học sinh mới làm được như thế còn với các môn xã hội đặc biệt là lịch sử, sự tương tác giữa học sinh và giáo viên là rất ít.
Không có sự tương tác giữa học sinh và giáo viên. Các thầy cô không biết học sinh muốn học như thế nào, muốn hiểu như thế nào còn học sinh thì là có suy nghĩ một chiều, là tại các tiết Sử luôn nhàm chán và gây buồn ngủ nên không thể nào mà nhồi nhét được.
Sách giáo khoa (SGK) cũng là một trong những vấn đề mà cần được quan tâm khi sách Lịch sử có quá nhiều chữ, quá nhiều con số, sự kiện… Chỉ cần nhìn vào sách Lịch sử là chúng em cảm thấy hoa mắt chóng mặt chứ đừng nói là đọc để hiểu hay để nhớ.

Không phải là chúng em không thích đọc lịch sử mà sách viết quá dài dòng và mang nặng tính “chính luận” khó nhớ, khó tiếp thu, khó học. Có thể có một cuốn giáo khoa về sử ít chữ, ít dòng, giàu ý, nhiều hình ảnh sẽ hiệu quả hơn.
Chữ ký của Khánh Trang





Cùng đọc và suy ngẫm  I_icon_minitimeThu Sep 15, 2011 6:50 pm

k0m_ng0z
trên con đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng

Thành viên mới gia nhập

k0m_ng0z

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : hoàng thị thảo ly
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 24/08/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 8
Đến từ Đến từ : lạng sơn
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : trên con đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng
Điểm thành tích Điểm thành tích : 14
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc và suy ngẫm

 
híc e cũng công nhận ạk! đợt trước lớp e đc 1 thầy dạy sử chủ nhiệm thầy dạy hay lắm nhưng bh thỳ đổi lại cô chủ nhiệm dạy chán èk ík cô chẳng biết cái gì cả lúc hỏi thỳ lại đánh trống lảng sang chuyện khác :(
Chữ ký của k0m_ng0z





Cùng đọc và suy ngẫm  I_icon_minitimeFri Sep 23, 2011 9:53 pm

anvi_than
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài

Thành viên cấp 3

anvi_than

Thành viên cấp 3

http://vn.360plus.yahoo.com/dracu_bin_1993/
Họ & tên Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 217
Đến từ Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích Điểm thành tích : 368
Được cám ơn Được cám ơn : 92

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc và suy ngẫm

 
Trời nóng mà sao mình thấy lạnh sóng lưng vậy nèCùng đọc và suy ngẫm  95654
Chữ ký của anvi_than





Cùng đọc và suy ngẫm  I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng đọc và suy ngẫm

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Cùng đọc và suy ngẫm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Đọc và suy ngẫm-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất