CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeFri Dec 04, 2009 8:14 am

mariogiza
có chút ít hiểu biết về sử học

Thành viên cấp 3

mariogiza

Thành viên cấp 3

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thái Bình
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 36
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 149
Đến từ Đến từ : phú yên
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : có chút ít hiểu biết về sử học
Điểm thành tích Điểm thành tích : 457
Được cám ơn Được cám ơn : 184

Bài gửiTiêu đề: MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM

 
Mùa hè của học sinh ở Việt Nam.


Có thể nói bây giờ, 90 ngày hè phải xa trường lớp, thầy cô chỉ còn là dĩ vãng một thời, bởi lẽ học sinh ở VN ngày nay hầu như không còn mùa hè.

Ba tháng hè

Thực tế cho thấy, ngay cả ở cấp mẫu giáo và tiểu học, các em cũng không còn được nghỉ ngơi giải trí với một mùa hè đúng nghĩa! Bên cạnh đó, gần đây, một số phụ huynh nhận thấy ngoài việc học hành, việc rèn luyện kỹ năng sống của các em cũng hết sức quan trọng.

Nhân dịp nghỉ hè, họ tìm đến các trung tâm tư nhân có chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Nhưng, chi phí cho một khóa hè lại rất cao. Thế nên, lại chỉ có một tầng lớp nào đó có khả năng cho con em mình tham gia mà thôi.

Do đó, nhân dịp nghỉ hè, họ tìm đến các trung tâm tư nhân có chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Nhưng, chi phí cho một khóa hè lại rất cao. Thế nên, lại chỉ có một tầng lớp nào đó có khả năng cho con em mình tham gia mà thôi.

Vậy, mùa hè của các em học sinh ra sao? Và việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần thiết như thế nào? Phương Anh xin đề cập đến vấn đề này trong mục Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này.

Trong những ngày này, các công ty du lịch đang đua nhau tung ra các tour du lịch trong nước với chủ đề khám phá và huấn luyện kỹ năng để thu hút học sinh và sinh viên.

Có công ty du lịch còn tổ chức tour du lịch ngoài nước như thăm viếng Singapore chẳng hạn, dành cho các em học sinh tiểu học với mục đích tham quan và giao lưu học hỏi. Ngoài các tour du lịch, các trung tâm tư nhân cũng đưa ra nhiều chương trình mùa hè, khóa học thật hấp dẫn như giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, lãnh đạo, v..v…

Các lớp đó đi học phải có tiền, thường ở trong các trường dậy sinh ngữ quốc tế hay trong các trường dân lập thì mới có những chương trình đó. Nói chung, chương trình rất hữu ích, rất tốt nhưng mà để cho cộng đồng thì nó không có tính cách cộng đồng vì chỉ có con nhà khá giả mới ghi danh đi học.

Học hè

Thế nhưng, thành phần học sinh tham gia được các khoá học này chỉ ở mức độ hạn chế theo lời cô giáo Oanh ở Phú Mỹ Hưng, TPHCM cho biết:

Các lớp đó đi học phải có tiền, thường ở trong các trường dậy sinh ngữ quốc tế hay trong các trường dân lập thì mới có những chương trình đó.

Nói chung, chương trình rất hữu ích, rất tốt nhưng mà để cho cộng đồng thì nó không có tính cách cộng đồng vì chỉ có con nhà khá giả mới ghi danh đi học.

Gia đình khá là cho con đi trại hè của các trường dân lập tổ chức thí dụ như đi Singapore, Malaysia, Indonesia …toàn là con nhà giầu thôi.

Ngoài ra, cũng có phụ huynh, có con ở tuổi teen, tuy không đủ tiền bạc để gửi con vào các trung tâm đó thì lại tìm đến các khóa học mùa hè do quân đội tổ chức, như lời anh Trung, nhà ở gần quân khu 7 cho biết:

Người ta gửi vô mấy trường quân đội cho sống ở môi trường đó, họ rèn kỹ năng trong hai, ba tháng hè…Thay vì ở nhà, thì vào trong đó. Khá nhiều người ủng hộ chuyện này. Còn Mẫu giáo thì tổ chức luôn dịp hè, thứ nhất là kiếm thêm thu nhập cho thầy cô, thứ hai nữa là phụ huynh cũng muốn gửi để làm việc.

Người ta gửi vô mấy trường quân đội cho sống ở môi trường đó, họ rèn kỹ năng trong hai, ba tháng hè…Thay vì ở nhà, thì vào trong đó. Khá nhiều người ủng hộ chuyện này.

Nhắc tới chuyện học hè, một thực tế đã và đang tiếp tục xảy ra trong nhiều năm qua là thầy cô nào cũng muốn kiếm thêm thu nhập trong mùa hè nên đâu đâu cũng có các lớp hè. Ở các lớp hè này, các em được dậy các bài cho năm học kế tiếp.

Phần đông cha mẹ vì sợ con mình thua kém bạn bè nên buộc phải gửi con đến lớp hè. Đó là chưa kể “nhất cử lưỡng tiện”, phụ huynh lại không phải bận bịu thêm, khỏi vướng mắc công ăn việc làm của mình. Chị Trâm, một cư dân ở Tân Bình cho hay:

Người ta cũng phải đi làm mỗi ngày, trẻ con được nghỉ hè thì cũng không biết gửi đi đâu..thường đa số là phải đi học thêm 4 buổi hay 5 buổi cũng có. …Tại vì chúng nó ở nhà thì không ai có thời giờ mà trông chúng nó cả. Nghỉ hè chỉ được 1 hay 2 tuần thôi, là trở lại quay lại lớp, đăng ký cho đi học hè. Ở nhà thì chỉ chơi game, rồi sinh tật xấu, tốt nhất là cho đi học thêm.

Vì xong muà hè, thì đứa nào vô trường cũng học hè hết rồi nên chúng nó sẽ xa con mình một bực…nên cái muà hè của học hè thì không dám bỏ.. Thầy cô cứ mở lớp thì mình phải đi theo.

Bác sĩ Vân, hiện làm việc ở bệnh viện Da Liễu, cũng cho biết:

Vì xong muà hè, thì đứa nào vô trường cũng học hè hết rồi nên chúng nó sẽ xa con mình một bực…nên cái muà hè của học hè thì không dám bỏ.. Thầy cô cứ mở lớp thì mình phải đi theo.

Giáo dục kỹ năng sống

Với chuyện rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ trong mùa hè, một điều đáng chú ý là hiện nay, có khá nhiều phụ huynh nhận thức được vấn đề này, nhưng lại khó có thể thực hiện được như lời bác sĩ Vân cho biết:

Mình nghĩ là cũng nên cho trẻ em những kỹ năng đó để sau này nó hội nhập cho dễ hơn. Thực sự, mình rất muốn cho con đi học cái đó, nhưng mà tình hình bây giờ thì không thể cho con không học hè được.

Theo lời tiến sĩ tâm lý Võ Văn Nam, giảng viên trường Đại Học Sư Phạm TPHCM thì chuyện giáo dục kỹ năng sống cho các em là một điều hết sức cần thiết, nhưng lại không được chú trọng nơi nhà trường. Ông nói:

Nhà trường đang thiếu rất nhiều kỹ năng cần thiết cho cuộc đời, dậy nhiều cái mà cuộc đời không cần, còn những cái học trò cần thì phải tự trang bị lấy. Các cơ quan chức năng về giáo dục, họ không lo kỹ năng sống cần thiết cho học sinh mà chỉ chạy theo nội dung chương trình mà Bộ qui định…

Nhà trường đang thiếu rất nhiều kỹ năng cần thiết cho cuộc đời, dậy nhiều cái mà cuộc đời không cần, còn những cái học trò cần thì phải tự trang bị lấy. Các cơ quan chức năng về giáo dục, họ không lo kỹ năng sống cần thiết cho học sinh mà chỉ chạy theo nội dung chương trình mà Bộ qui định…

Chương trình đã quá tải rồi, và buộc nhà trường, giáo viên phải thực hiện cho đầy đủ. Cho nên, không còn thời gian để rèn luyện kỹ năng rất cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều trung tâm để giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên như Trung Tâm Ý Tưởng Việt, Trung Tâm Hồn Việt…và qui tụ rất nhiều các nhà tâm lý học, giáo dục học để trang bị cho các em kỹ năng sống từ tuổi tiểu học, trung học rồi cả sinh viên.

Giá cả rất cao, cao lắm vì đó là tư nhân họ mở, cần nhiều chi phí và phải đóng thuế nữa. Do đó, những gia đình bình dân thì không tham gia được, mà chỉ dành cho những gia đình trung lưu trở lên.

Tôi cho rằng hiện nay giao tiếp và ứng xử với mọi người là rất cần thiết. Biết giao tiếp với những người lạ, biêt tiếp xúc một cách văn hoá và ứng xử với những tình huống bất ngờ trong cuộc sống một cách có văn hoá, có ý thức và sau đó là kỹ năng biết chấp nhận người khác, biết làm việc theo nhóm, tập thể

Cần phải đưa kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống vào học đường…nên đưa vào từ cấp tiểu học. Ở trường thì mình dậy cho các em kỹ năng sống là nghèo nhưng không tự tin mặc cảm, thứ hai là kỹ năng về giao tiếp. Trẻ trả lời thầy cô giáo cũng trống không, thứ ba là kỹ năng tự bảo vệ mình.

Với tiến sĩ Võ Văn Nam, ông cho rằng:

Tôi cho rằng hiện nay giao tiếp và ứng xử với mọi người là rất cần thiết. Biết giao tiếp với những người lạ, biêt tiếp xúc một cách văn hoá và ứng xử với những tình huống bất ngờ trong cuộc sống một cách có văn hoá, có ý thức và sau đó là kỹ năng biết chấp nhận người khác, biết làm việc theo nhóm, tập thể. Làm sao các cháu hoà nhập với mọi người, chấp nhận người khác, hợp tác với mọi người.

Phụ huynh do tâm lý nôn nóng, sợ con mình không theo kịp bạn bè thế là đánh cắp muà hè của các cháu. Phụ huynh này làm thì phụ huynh kia cũng bắt chước theo, chung quanh mình cho con học hết mà mình không cho học thì mình không an tâm và do đó, cái tâm lý “quần chúng” nó lôi kéo

TS.tâm lý Võ Văn Nam

Lấy đi mùa hè của các em

Trở lại với chuyện sinh hoạt mùa hè của các em, thầy Tuấn Anh, giảng viên đại học Sư Phạm Huế, cũng than thở rằng đã từ bao lâu nay, hầu như học sinh chẳng bao giờ có mùa hè, ông nói:

Các em không có mùa hè, vì các em phải học nhiều quá. Thí dụ lớp 5 thì phải lo lớp 6, phải thi trường chuyên lớp chọn, các em muốn học tốt thì phải vào trường chuyên lớp chọn. Cấp 1, thì từ lớp 1 đến lớp 3 là bình thường, nhưng từ lớp 4, lớp 5 là đã phân cấp rồi...

Đó là sự đánh cắp tuổi thơ, lẽ ra các cháu phải được nghỉ ngơi, vui chơi thoải mái để lấy lại sức lực tiếp tục cho năm học mới thì các cháu phải vùi đầu vào sách vở, lại phải học căng thẳng suốt muà hè,

TS.tâm lý Võ Văn Nam

các em qua một cấp thì phải thi một cấp, và rất khó, nếu như được vào lớp chọn thì đó là vinh dự. Còn không, thì phải học ở phổ cập, đại trà, không chuyên sâu, phải học thêm.

Chính vì vậy, hè, muốn bằng bạn bè thì phải đi học hè, chứ không được đi chơi, không có ngày nghỉ. Hè đi học văn hóa: văn, toán, còn lại là vẽ, nhạc…

Còn tiến sĩ Võ Văn Nam thì phát biểu:

Phụ huynh do tâm lý nôn nóng, sợ con mình không theo kịp bạn bè thế là đánh cắp muà hè của các cháu. Phụ huynh này làm thì phụ huynh kia cũng bắt chước theo, chung quanh mình cho con học hết mà mình không cho học thì mình không an tâm và do đó, cái tâm lý “quần chúng” nó lôi kéo từ phụ huynh này đến phụ huynh khác, nó sinh ra hiện tượng mà tôi cho là tệ nạn hiện nay:

Đó là sự đánh cắp tuổi thơ, lẽ ra các cháu phải được nghỉ ngơi, vui chơi thoải mái để lấy lại sức lực tiếp tục cho năm học mới thì các cháu phải vùi đầu vào sách vở, lại phải học căng thẳng suốt muà hè, để đến khi vào năm học mới thì các cháu lại không đủ sức để theo đuổi chương trình.

Hoặc là, các cháu học rồi, vào lớp, các cháu ỷ y, không tập trung, đằng nào cũng có những cái bất lợi cho các cháu về lâu về dài.

Ba tháng hè được nghỉ ngơi thỏai mái thực sự có lẽ chỉ là trong “chuyện cổ tích”, vì chẳng biết đến bao giờ thì các cơ quan chức năng mới giải quyết được vấn đề, cho dù có rất nhiều người quan tâm đến thế hệ trẻ đã lên tiếng!
NGUỒN: RFA
Chữ ký của mariogiza





MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeMon Aug 23, 2010 7:27 pm

lovelychip1590

Thành viên mới gia nhập

lovelychip1590

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 42
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/06/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 7
Điểm thành tích Điểm thành tích : 8
Được cám ơn Được cám ơn : -4

Bài gửiTiêu đề: Re: MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM

 
Đây là tình hình chung ở Việt Nam mà


bong da 24h | bong da | ngoai hang anh | ket qua bong da | lich thi dau bong da | Tin tuc
Chữ ký của lovelychip1590





MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Aug 24, 2010 1:42 pm

[L]onely_Star
Ăn+Ngủ

ĐIỀU HÀNH VIÊN

[L]onely_Star

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Ngô Phước Lộc
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Quản lý Nhân sự Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ
Phụ trách Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Use for [L]onely_Star only
Ngày tham gia Ngày tham gia : 12/06/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 106
Đến từ Đến từ : HCM
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Ăn+Ngủ
Điểm thành tích Điểm thành tích : 169
Được cám ơn Được cám ơn : 44

Bài gửiTiêu đề: Re: MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM

 
Hè thì mình có đi chơi chút ít rồi lên chùa làm công quả. Mệt mà vui lắm ok3

P/s:Đề nghị bạn lovelychip1590 không quảng cáo cho các trang web khác trên 4r. Thân
Chữ ký của [L]onely_Star





MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Aug 24, 2010 4:09 pm

Hoàng Cloud
văn, sử, viết nhật ký và mèo

Thành viên cấp 2

Hoàng Cloud

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : Hồng Vân
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 32
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/06/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 52
Đến từ Đến từ : Lạng Sơn
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : văn, sử, viết nhật ký và mèo
Điểm thành tích Điểm thành tích : 90
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Re: MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM

 
hơ vào học kỳ quân đội vui mà, năm ngoái mình đi năm đầu tiên ở miền bắc tổ chức cũng khá thú vị ;vui
Chữ ký của Hoàng Cloud





MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Aug 24, 2010 6:07 pm

[L]onely_Star
Ăn+Ngủ

ĐIỀU HÀNH VIÊN

[L]onely_Star

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Ngô Phước Lộc
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Quản lý Nhân sự Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ
Phụ trách Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Use for [L]onely_Star only
Ngày tham gia Ngày tham gia : 12/06/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 106
Đến từ Đến từ : HCM
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Ăn+Ngủ
Điểm thành tích Điểm thành tích : 169
Được cám ơn Được cám ơn : 44

Bài gửiTiêu đề: Re: MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM

 
Đang bàn về mùa hè mà ;cgian
Chữ ký của [L]onely_Star





MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Aug 24, 2010 10:08 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 36 MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 6 MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 40MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM

 
lovelychip1590 đã viết:
Đây là tình hình chung ở Việt Nam mà


bong da 24h | bong da | ngoai hang anh | ket qua bong da | lich thi dau bong da | Tin tuc
ko quảng cáo nha đây ko phải là chợ
Chữ ký của Khánh Trang





MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeSun May 08, 2011 9:57 am

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 36 MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 40 MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 43 MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 102
MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Re: MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM

 
Lịch sử Vovinam-Việt võ đạo


--------------------------------------------------------------------------------


Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do Cố Võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo tại Hà Nội, Việt Nam. Ông sinh ngày 24-5-1912 (nhằm mồng tám, tháng tư, năm Nhâm Tý), nguyên quán ở làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Tỉnh Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Hà Tây), trưởng nam của cụ ông Nguyễn Đình Xuyến và cụ bà Nguyễn Thị Hòa.



Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do Cố Võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo tại Hà Nội, Việt Nam. Ông sinh ngày 24-5-1912 (nhằm mồng tám, tháng tư, năm Nhâm Tý), nguyên quán ở làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Tỉnh Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Hà Tây), trưởng nam của cụ ông Nguyễn Đình Xuyến và cụ bà Nguyễn Thị Hòa.
Từ thuở nhỏ, Ông Nguyễn Lộc đã say mê luyện võ và vật dân tộc. Trưởng thành trong thảm cảnh đất nước bị thực dân Pháp chiếm đóng, ông có ước vọng dùng võ thuật để góp phần xây dựng một thế hệ thanh niên có tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, khỏe mạnh và khả năng tự vệ. Thế nên, ngoài việc trau dồi văn hóa, ông còn nghiên cứu nhiều môn võ khác nhằm hình thành môn võ mới phù hợp với thể tạng của người Việt Nam (mảnh khảnh nhưng nhanh lẹ, dẻo dai) và đặt tên là Vovinam.
Sau khi công trình nghiên cứu hoàn thành vào mùa thu năm 1938, ông huấn luyện thử nghiệm cho một số thân hữu… Ngót một năm sau, ông đưa lớp môn sinh nầy ra mắt quần chúng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội.
Cuộc biểu diễn thành công rực rở và lớp tập Vovinam công khai đầu tiên khai giảng tại Trường Sư Phạm Hà Nội vào mùa xuân 1940. Từ đó, nhiều lớp võ liên tục được mở ra ở Hà Nội và vài tỉnh lân cận như Nam Định, Sơn Tây, Thanh Hóa ….
Chương trình huấn luyện thời kỳ nầy chia thành 3 cấp (sơ, trung, cao đẳng) chú trọng cả 3 nội dung (võ thuật, võ lực, võ đạo), nhưng không mấy ai học quá 3 năm, một phần vì thời cuộc, một phần vì bận học hành, mưu sinh …
Từ thập niên 50, Vovinam được phổ biến tại Sài Gòn, Gia Định, Biên Hòa, Đà Lạt. Nhưng công việc mới khởi đầu và còn đầy khó khăn thì Ông Nguyễn Lộc qua đời vào ngày 29-4-1960 (nhằm mồng bốn, tháng tư, năm Canh Tý, hưởng dương 49 tuổi) tại Sài Gòn, nay là Thành phố Hồ Chí Minh (t/p HCM), sau khi trao nhiệm vụ Chưởng môn lại cho môn đệ trưởng tràng là Võ sư Lê Sáng.
Hiện di cốt Cố Võ sư Nguyễn Lộc đang được bảo quản tại số 31 đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, t/p HCM,
Ý nghĩa và lối chào của môn phái VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO

Ý nghĩa lối chào :
Trong Vovinam Việt Võ Đạo gọi là lối nghiêm lễ, được biểu tượng bằng Bàn tay thép đặt lên trái tim từ ái được dùng để mở đầu cho mọi sinh hoạt giao tiếp của Môn phái trong các dịp gặp mặt, các buổi lễ, trước và sau buổi tập luyện, biểu diễn, giao đấu.
- Bàn tay biểu trưng cho sức mạnh là bàn tay thép
- Trái tim biểu trưng cho tình thương là trái tim từ ái
Bàn tay thép do công phu luyện tập mà thành. Trái tim từ ái do thấm nhuần tinh thần võ đạo mà có. Khi đặt tay lên tim nghiêm lễ người môn sinh Vovinam chỉ dùng võ để cảnh cáo, để cảm hóa người chứ không dùng võ để trừng phạt hay trả thù người. Dùng võ với tinh thần võ đạo luôn bao dung tha thứ cho người, chứ không với tính cách thuần võ thuật, tàn bạo áp bức người phải tuân hành ý mình.
Ngoài ra, khi đặt tay lên tim người môn sinh còn phải nghỉ rằng : chúng ta cùng chung sống trong cộng đồng nhân loại, cùng có trái tim và giòng máu đỏ như nhau, cần phải yêu thương che chở, giúp đở, đùm bọc lẫn nhau, cần luôn khích lệ nhau làm việc vì lợi ích cho gia đình, xã hội, tổ quốc và nhân loại
Thực hiện lối chào Vovinam : qua 2 động tác : Nghiêm lễ và lễ.
<< Nghiêm lễ >> : - Đứng nghiêm, bàn tay phải xòe, các ngón tay khép chặt, đặt lên ngực trái (vùng tim), bàn tay phải và cánh tay ngoài phải thẳng hàng, song song với mặt đất
<< Lễ >> : - Cúi thân mình về phía trước cho đến khi đầu ngón tay trái chạm gối trái, thân mình không nghiêng lệch, mặt luôn ngước nhìn thẳng về người mình chào, giữ nguyên ở vị thế nầy chừng 2 giây rồi mới thẳng người lên trở về tư thế nghiêm

Mười Điều Tâm Niệm
Việt Võ Đạo Sinh nguyện:
Đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại.
Việt Võ Đạo Sinh nguyện:
Trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Đạo.
Việt Võ Đạo Sinh:
Đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên, thương mến đồng đạo.
Việt Võ Đạo Sinh:
Tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh dự võ sĩ.
Việt Võ Đạo Sinh:
Tôn trọng các phái võ khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
Việt Võ Đạo Sinh:
Chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh.
Việt Võ Đạo Sinh:
Sống trong sạch, giản dị, trung thực, và cao thượng.
Việt Võ Đạo Sinh:
Kiện toàn một ý chí đanh thép, thắng phục cường quyền và bạo lực.
Việt Võ Đạo Sinh:
Sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu tháo vát hành động.
Việt Võ Đạo Sinh:
Tự tin, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn kiểm điểm để tiến bộ.
Chữ ký của fudo85





MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeSun May 08, 2011 9:58 am

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 36 MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 40 MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 43 MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 102
MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Re: MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM

 
Bát Cực Quyền


--------------------------------------------------------------------------------


Nguồn gốc và danh xưng

Tên đầy đủ là "Khai môn bát cực quyền", còn gọi là "Nhạc sơn bát cực quyền". Gọi tên "Khai môn giả" (người mở cửa) bắt nguồn từ sáu đường mở cửa từ đó làm hạt nhân kỹ pháp, phá bung môn hộ của đối phương (tức giá tử phòng thủ). Gọi Bát Cực là dùng theo hệ cổ đại bảo: "ở ngoài chín châu có tám dần ("bát dần")" ở ngoài bát dần thì có bát hoằng, ngoài bát hoằng thì có bát cực" Dần là nơi xa nhất của tám phương. Gọi là "Nhạc sơn", tương truyền ở Hà Nam có chùa Nhạc Sơn là nơi bắt nguồn của Bát Cực quyền nên mới lấy tên là Nhạc Sơn.
Bát cực quyền bắt đầu từ ai, theo ghi chép thì có hai thuyết: một thuyết nói do đạo sĩ họ Lại dạy nghề cho Ngô Chung người thôn Hậu Trang Khoa, huyện Khánh Vân, tỉnh Hà Bắc, còn thuyết kia báo Trương Nhạc Sơn người Hà Nam truyền cho Ngô Chung. Ngô Chung truyền nghệ cho con gái là Ngô Vinh. Về sau nhà họ Ngô di cư đến trấn Mạnh thôn, huyện Thương tỉnh Hà Bắc, do đó Mạnh Thôn dần trở nên nơi truyền bá Bát cực quyền.
Đặc điểm kỹ pháp của Bát cực quyền: giá thức ngắn nhỏ tinh luyện, động tác nhanh mạnh, kình lực khỏe, đổi hất ép dựa, hất lắc đột kích, lấy khí thực lực, lấy tiếng giúp thế, khí thế hiếp người. Ra tay lẹ như tên bắn, bước thọc như đục đá, lên mạnh xuống cứng, đốt(tiết) ngắn, thế hiểm. Khi diễn luyện bắt đầu thì uy mạnh như hổ, bình tĩnh như gấu, mạnh mẽ như ưng, xoay chuyển như rắn.
Các bài chủ yếu là: bát cực giá nhỏ, bát cực quyền (còn gọi là bát cực đối tiếp), sáu đầu khuỷu, bát cực giá mới, bát cực cương kình, bát cực hai trục, bát trận quyền v.v.. về khí giới thì có lục hợp đại thương , đâm nhau đại lục hợp là chính.

Lịch sử

Xuất xứ Bát cực quyền từ Mạnh Thôn thuộc khu tự trị dân tộc Hồi, cách Thương Châu tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) khoảng 37km về hướng Đông Nam. Đây là một hệ thống quyền được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong khoảng những năm 1644 nhà Thanh.

Đặc điểm

Bát cực quyền hấp thu được tinh hoa của Thiếu Lâm phái, Võ Đang phái, Không Động phái v.v. nhấn mạnh đặc tính cương mãnh, chủ về tấn công. Hệ thống này thường áp dụng chiêu thức liên châu pháo trong cận chiến, thế mạnh như dương cung, sấm sét, mạnh bạo, dữ dội và đầy bất ngờ với uy lực phát huy tối đa từ nắm tay, cùi chỏ, đầu gối, đầu. Những công phu trấn sơn tinh hoa của Bát cực quyền bao gồm Bát cực nội công tâm pháp với 64 thế thủ, 24 thức, 8 đỉnh, 12 đề, 108 chiêu biến hóa tấn công, và Lục hợp đại thương mật phổ.
Do tính chất thực dụng, kỹ thuật đơn giản mà hiệu quả, hệ phái võ thuật cổ điển này hiện nay rất phổ biến ở Bắc Trung Quốc và được nhiều giới theo học, nhất là thanh niên. Tuy nhiên do Bát cực quyền rất khó luyện đại thành, đòi hỏi môn đồ thực hành cần cù miệt mài nên ít người đạt trình độ cao.

Danh nhân

Đời Khang Hy triều Thanh, quyền sư Đinh Phát Tường chuyên luyện Bát cực quyền ở Mạnh Thôn đã thượng đài hạ gục hai đại lực sĩ người Nga tự xưng là vô địch thiên hạ từng hạ thủ nhiều cao đồ Trung Quốc. Đinh Phát Tường sau đó đã được vua Khang Hy ban tặng danh hiệu “thiết tráng sĩ võ hiệp”. Sau Đinh Phát Tường, lần lượt các danh nhân Bát cực quyền được biết đến, khiến môn phái ngày càng lừng danh như Bắc phương thần thương thủ Ngô Chung, Lý Thụ Văn, Đinh Ngọc Lâm, Ngô Tú Phong, Mã Hiển Đạt v.v.
Hiện nay, người kế thừa và phát dương tinh hoa Bát cực quyền Mạnh Thôn là võ sư Đinh Nhuận Hoa, hậu duệ đời thứ 13 của Đinh Phát Tường. Ông hiện là chủ tịch Hiệp hội võ thuật khu tự trị dân tộc Hồi tỉnh Hồ Bắc và là Chủ nhiệm Võ quán Tinh anh Bát cực quyền với hơn 3000 môn đồ. Từ đây, nhiều đệ tử của Nhuận Hoa đã thành danh, như 13 trọng tài võ thuật cấp quốc gia, 35 võ sĩ từng đoạt ngôi vô địch hoặc thứ hạng cao trong các giải Wushu toàn quốc, 125 huấn luyện viên Wushu cao cấp. Đặc biệt võ sĩ Lý Chiếm Hoa, môn đồ của Đinh Nhuận Hoa, đã từng tham gia đoàn Wushu Trung Quốc biểu diễn Bát cực quyền tại Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc, Indonesia, Singapore và được tán thưởng với những tuyệt kỹ công phu của Bát cực quyền.

Đánh giá

Bát cực quyền được giới võ lâm Trung Quốc đề cao hết mực: “Văn dụng Thái cực an thiên hạ, Vũ hữu Bát cực định càn khôn”, có lẽ xuất xứ từ câu nói của Càn Long hoàng đế đời Thanh: "Đối với nhu phái và trong thời bình, chúng ta có Thái cực quyền, nhưng để chiến đấu và chinh phục, chúng ta có Bát cực quyền". Trong thực tế Thanh triều, hầu hết các hoàng đế đều học Bát cực quyền và dùng các võ sư của môn phái này làm hộ vệ hoặc làm giáo đầu cho các võ quan cao cấp của mình.

Chữ ký của fudo85





MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM

 
Chữ ký của Sponsored content




 

MÙA HÈ CỦA HỌC SINH Ở VIỆT NAM

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Đọc và suy ngẫm-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất