Năm 1858, Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Quân dân ta đã anh dũng chiến đấu, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch. Tuy vậy, triều đình nhà Nguyễn vẫn kí những bản hiệp ước Nhâm Tuất(1862); Giáp Tuất(1874); Hác-măng(1883) nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi. Năm 1884, triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt, đánh dấu sự sụp đổ của triều đại phong kiến Nguyễn với tư cách một quốc gia độc lập, đưa nước ta vàp ách đô hộ của Thực dân Pháp, kéo dài đến năm 1945.
Dựa vào quá trình xâm lược, ta có thể thấy, sau 5 tháng tiến hành xâm lược(9/1858-2/1859), quân Pháp chỉ chiếm được Bđ. Sơn Trà, chúng đã thất bại hoàn toàn trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng. Ngày 17/2/1859, quân Pháp chuyển hướng tấn công sang thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. Thành Gia Định thất thủ nguyên nhân chính là do Gia Định là nơi có vị trí xa triều đình Huế, lại có hệ thống phòng thủ yếu. Nhưng thất bại này cũng cho thấy sự hèn yếu, bạc nhược của quan quân nhà Nguyễn bởi mặc dù còn nhiều binh khí, lương thực nhưng quan quân nhà Nguyễn vẫn để thành bị chiếm. Trong năm 1860, Pháp gặp khó khăn ở chiến trường châu Âu và Trung Quốc, phần lớn quân Pháp ở Gia Định bị chuyển sang các chiến trường này, số còn lại phải dàn mỏng trên phòng tuyến dài 10 km(với 1000 tên) nên chúng không dám tấn công mà chỉ cố thủ trong thành. Nhưng, quân ta vẫn đóng ở Đại đồn Chí Hoà mới được xây trong tư thế "thủ hiểm", điều này càng làm lộ rõ bản chất run sợ trước vũ khí hiện đại của kẻ thù của quan quân nhà Nguyễn. Tháng 10/1860, chiến trường Trung Quốc tạm ổn định, Pháp lại tập trung lực lượng, mở rộng xâm lược Việt Nam.
(còn tiếp)