SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Hít-le sản xuất bom nguyên tử trước cả nước Mỹ
Nguyễn Hoà (Theo Những bí mật của lịch sử)
Hít-le sản xuất bom nguyên tử trước cả nước Mỹ
Quá trình sản xuất bom nguyên tử của Đức quốc xã.
Hít-le còn có bom nguyên tử trước cả nước Mỹ, đó là những thông tin rất ít người biết. Mới đây tờ “Sự thật và Nhân chứng” và tờ “Chân lý” của nước Nga dẫn các nguồn tin mới được giải mật từ Ủy ban lưu trữ đặc biệt cho biết: Đức quốc xã đã từng có bom nguyên tử trước cả nước Mỹ, thậm chí chúng còn dùng những tù binh chiến tranh người Liên Xô để thử sức công phá của quả bom nguyên tử đầu tiên này.
Giấc mộng của Hít-le
“Vũ khí thần kỳ” này được hy vọng sẽ làm thay đổi cục diện chiến trường khi quân đội Đức quốc xã giội lên Thủ đô Luân Đôn của nước Anh và Thủ đô Pa-ri của Pháp. Nhưng, những bước tiến quá thần tốc của Hồng quân Liên Xô vào Béc-lin đã làm hỏng giấc mộng của tên trùm phát-xít. Theo các tài liệu tình báo tuyệt mật mà Hồng quân Liên Xô thu được cho biết, vào tháng 3-1945, các nhà khoa học nước Đức quốc xã đã tiến hành những vụ thử vô cùng bí mật. Đó là một quả bom nguyên tử thế hệ mới nhất với sức công phá lên tới 5 ki-lô-tông, trong nháy mắt đã giết chết 700 tù binh Liên Xô. Các tên trùm phát-xít hy vọng thông qua loại bom nguyên tử này có thể lật ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng, giành lại thế chủ động trên chiến trường. Mọi tin tức được tuyệt đối giữ bí mật, nhưng không biết từ nguồn nào mà chúng vẫn tới tai của các nhà lãnh đạo phe đồng minh, khiến cho cả thế giới được một phen kinh hoàng. Trong hồi ký của mình, nữ tiến sĩ Vê-nai-dơ đã kể lại rằng: Chỉ sau một tiếng nổ rất nhẹ, quả bom đã gây chấn động cả một vùng rộng lớn. Trong số 700 tù binh Liên Xô đó không còn một ai sống sót. Chứng kiến cảnh đó, nữ tiến sĩ đã không thể ăn được trong suốt hai tuần, cũng từ đó cô bị mắc căn bệnh đau đầu cho đến lúc chết. Trong khu rừng đó không chỉ người mà toàn bộ các loài sinh vật trong vòng bán kính 500m cũng đã bị thiêu rụi.
Thấy rõ kết quả như vậy, đúng 21 giờ ngày 3-3-1945, chính quyền Đức quốc xã lại một lần nữa yêu cầu các nhà khoa học tiếp tục cho thử nghiệm loạt bom nguyên tử thứ hai. Kết quả thu được cũng rất khả quan. Như vậy, trong những giờ khắc cuối cùng, nước Đức đã thử bom nguyên tử, điều này thậm chí còn xảy ra trước cả những quả bom nguyên tử của nước Mỹ tới 4 tháng
Những quả bom nguyên tử đầu tiên của phát-xít Đức
Theo những tài liệu tình báo mà Nga mới công bố, loại bom nguyên tử đó về kết cấu khoa học không có gì mới, nhưng lại có sức công phá khủng khiếp nhất thời bấy giờ. Để làm được việc này, nước Đức quốc xã đã phải huy động tới hàng trăm nhà khoa học hạt nhân hàng đầu. Quả bom đã được chế tạo thành công, nhưng rất may cho nhân loại là nó chưa kịp đưa vào biên chế trang bị của quân đội Đức. Vì nhiều lý do khác nhau mà những bí mật này mãi cho tới những năm 1960 mới được tiết lộ một phần. Nguyên nhân rất tình cờ, khi những nhà khoa học Đông Đức phát hiện ra thi thể và toàn bộ khu rừng nơi đã thử quả bom đầu tiên năm 1945. Nhiều cuộc điều tra và các cuộc săn lùng tài liệu với quy mô lớn đã được tiến hành. Kết quả đã cho thấy, ngay từ năm 1942 nước Đức đã có tham vọng sản xuất được những loại vũ khí siêu việt vượt trội những loại vũ khí thông thường của đối phương. Đầu năm 1942, kế hoạch tuyệt mật bắt đầu được triển khai. Những nhà khoa học thuộc dự án này nhận được những thiết bị nghiên cứu kỹ thuật tối tân nhất, đồng thời luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính tên trùm Hít-le. Cho tới cuối năm 1943, khi mà các loại vũ khí của Đức luôn tỏ ra lạc hậu và kém hiệu quả hơn đối phương, trùm phát-xít quyết tâm tăng cường đầu tư hơn nữa cho công trình đặc biệt này với mong muốn tạo ra một bước chuyển mạnh trên chiến trường. Các nhà khoa học Đức đã không làm Hít-le thất vọng. Chỉ trong thời gian quá ngắn như vậy mà họ đã nghiên cứu chế tạo thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của thế giới. Nhưng vẫn còn một số khiếm khuyết nhỏ trong chế tạo như sức công phá chưa lớn, chính vì vậy Hít-le đã quyết định dành thêm thời gian để chế tạo những điều lớn lao hơn. Theo nhận định ban đầu của các thông tin tình báo cho biết, quả bom này có khả năng sát thương trong vòng bán kính 500m, nhưng trong vòng bán kính nhiều cây số quanh đó mọi vật đều bị nhiễm độc U-ran-ni-um rất nặng. Như vậy có thể thấy nước Đức chính là nước đã sản xuất thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, chứ không phải như mọi người vẫn lầm tưởng là quả bom nguyên tử đầu tiên do nước Mỹ sản xuất và được thử tại bang Niu Mê-hi-cô.