tanpopo92 Thành viên cấp 3
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên Ngày tham gia : 04/10/2010 Tổng số bài gửi : 141 Sở trường/ Sở thích : sống thật tốt .. để ngày mai được chết Điểm thành tích : 245 Được cám ơn : 29
| | học vẹt khối C | |
Từ lâu quan niệm học thi khối C thường gắn liền với việc học thuộc. Chúng ta hãy thay đổi một chút để nghe theo lời khuyên của những giáo viên kinh nghiệm và học theo cách của các thủ khoa các bạn nhé!
Thực tế thì học thuộc, học vẹt không phải là một cách học tốt, nó không cho chúng ta vững tin trước ngưỡng cửa ĐH. Thay đổi một chút trong phương pháp học, bạn sẽ thấy hiệu quả hơn.
Văn học: Mưa dầm thấm lâu
Đây chính là chiêu thức giúp cho Nguyễn Thúy Ngân dành vị trí thủ khoa ngành báo chí của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM năm 2007. Ngân cho biết: Có nhiều bạn sẵn sàng bỏ buổi học chính để đi học thêm vì giờ học thêm bị đổi. Nhưng thực ra những kiến thức của thầy cô giáo trên lớp mới có hệ thống. Lượng kiến thức có vẻ như mỏng manh nhưng là "mưa dầm thấm lâu", còn việc học thêm bằng cách dồn kiến thức vào một lúc chỉ càng làm cho chúng ta thêm căng thẳng.
Theo Ngân thì các bạn học sinh nên nắm vững những kiến thức đơn giản nhất, kiếm trọn điểm ở những phần kiến thức cơ bản. "Khi bạn làm hết những bài cơ bản mà có số điểm tương đối, bạn sẽ thoải mái để ghi điểm sáng tạo ở những bài khó hơn"
Như vậy, vấn đề nằm ở chỗ, mỗi bạn phải tự xác định được đâu là phần kiến thức cơ bản và dễ ăn điểm nhất và nắm thật chắc phần kiến thức đó. Kinh nghiệm cho thấy qua các kỳ thi ĐH gần đây đối với môn Văn thì phần kiến thức về một tác gia lớn xuất hiện trong đề thi với tần suất khá lớn. Đồng thời đây là phần dễ ăn điểm nhất cho các thí sinh. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản như vậy có lẽ là không quá khó. Vì vậy đừng để mất đi những phần điểm quý giá đó dù chỉ là ¼ điểm các bạn nhé.
Lịch sử: Phân chia kiến thức theo giai đoạn
Phân chia kiến thức theo từng giai đoạn là cách mà hầu hết các bạn học sinh khá giỏi môn Lịch sử thường hay sử dụng.
Mai Hương - thủ khoa khối C năm 2007 của trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc Gia Hà Nội chia sẻ: “Với môn Sử, mình thường phân chia theo từng giai đoạn, ví dụ: Giai đoạn cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu những năm 1920, giai đoạn nửa sau những năm 1920 đến đầu những năm 1930, giai đoạn 1930-1945”. Cứ như thế kiến thức được xếp thành hệ thống rành mạch, rõ ràng nhưng vẫn có tính liên kết giữa các thời kỳ.
Mỗi giai đoạn Hương học kỹ: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm, rồi xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau. Theo Hương để làm bài thi thật tốt thì các bạn nên xác định các dạng đề khác nhau từ một sự kiện và trả lời theo các ý nhỏ. Như vậy khi vào phòng thi sẽ không bị “choáng” trước những câu hỏi hóc búa.
Địa lí: Kỹ năng học và làm bài thi
Những lời khuyên mà cô Lữ Thanh Trước (giáo viên trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP.HCM) đưa ra chắc sẽ giúp ích cho các bạn vào thời điểm cận kề mùa thi này.
Theo cô Lữ Thanh Trước: “Học Địa lí theo kiểu học vẹt, học tủ là thất bại. Vì cách học này sẽ làm các em rất dễ quên bài, dễ bị "tủ đè”, tâm lý luôn hoang mang, lo sợ. Từ đó dẫn đến việc không đủ tự tin và bình tĩnh để có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất”
Để tiếp thu kiến thức Địa lí một cách có hệ thống và nhớ được lâu, trươc hết các bạn cần đọc bài 1-2 lần để hiểu được cấu trúc của bài và ghi nhận được dàn bài. Để kiểm tra xem mình hiểu bài được bao nhiêu phần trăm, cô Trước khuyên chúng ta nên thử diễn đạt lại các kiến thức mình vừa học theo hệ thống trên giấy nháp, không cần ghi lại nguyên văn theo sách giáo khoa (ngoại trừ những ý bắt buộc). Với mỗi bài, nếu bạn có thể viết lại trôi chảy, đầy đủ trong ba lần thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm với lượng kiến thức mà mình đã học.
Trong bài thi Địa lí, nội dung vẽ và nhận xét biểu đồ gần như năm nào cũng có. Nắm chắc các kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ bạn có thể nắm chắc trong tay từ 1,5 – 2,5 điểm (tùy thuộc vào thang điểm bài thi).
Để hoàn thành bài biểu đồ các bạn cần lưu ý: Đọc kỹ để xác định phải vẽ biểu đồ nào đúng với yêu cầu đề bài. Các bạn nhớ nhất thiết phải có tên biểu đồ, có thể ghi lên đầu hoặc dưới biểu đồ. Rất nhiều bạn vì hồi hộp mà bỏ qua điều này và mất điểm ở phần này Khi ghi các ký hiệu trên biểu đồ cần có sự lựa chọn cẩn thận tránh làm rối mắt, xấu biểu đồ. Phần ghi chú cho biểu đồ cần ghi theo thứ tự đúng như đề bài đã ghi.
Phần nhận xét, các bạn nên xuống dòng sau mỗi ý. Phần giải thích nên được trình bày riêng, chú ý không nên gắn liền với phần nhận xét tránh dài dòng và lặp lại.
Luyện tập với các bài thi trắc nghiệm là một cách học hiệu quả vừa nắm được kiến thức cơ bản vừa tránh được tình trạng học vẹt. Các bạn có thể vào đây để làm bài thi trắc nghiệm các môn | |
|
Fri Feb 11, 2011 9:38 am by tanpopo92