CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại I_icon_minitimeWed Nov 03, 2010 4:06 pm

Phụng_Thiên
Gần bóng đèn, xa lọ mực

Thành viên cấp 3

Phụng_Thiên

Thành viên cấp 3

Họ & tên Họ & tên : Hoàng Thiên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 21/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 126
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Gần bóng đèn, xa lọ mực
Điểm thành tích Điểm thành tích : 151
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại

 
Nguyên nhân dẫn dến thành lập chủ nghĩa phát xít.Và mở màn cho các cuộc chiến đẫm máu :[u]

Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới trong những năm 1929 - 1933 có nguồn gốc sâu xa từ thực trạng cung vuợt quá cầu, do những biến đổi rõ rệt trên cán cân quyền lực toàn cầu kể từ sau Hội nghị Versailles (1919). Kẻ thắng trận thì phè phỡn, hả hê ; người chiến bại thì vừa phải gồng gánh hậu quả chiến tranh vừa phải nai lưng ra bồi thường các khoản chiến phí. Từ những hoàn cảnh khắc nghiệt đó, ở một số nước châu Âu và Nhật Bản bắt đầu nảy sinh các trào lưu tư tưởng được gọi là "chủ nghĩa phục thù" - tức là muốn "đòi lại những gì đã mất". Trong khi các nước tư bản giành phần thắng trong cuộc Đại chiến I ra sức củng cố nền kinh tế bằng nhiều chính sách mang tính tập trung, phúc lợi thì ở những nước như Đức, Ý, Nhật, bước đầu hình thành nên một trào lưu dân tộc cực đoan chủ nghĩa, hay còn gọi là chủ nghĩa phát xít. Các lực lượng cực hữu này công khai đòi phát động chiến tranh toàn cầu, chia lại thị trường thế giới, tất nhiên có lợi cho họ.

Từ nghĩ đến hành động, ngay từ trước những năm khủng hoảng, lẻ tẻ đã bắt đầu xảy ra các vụ bạo động, nổi loạn (điển hình nhất là cuộc bạo loạn nhà hàng bia - tiểu bang Bayern nước Đức, 8 - 1 - 1923) hòng thiết lập một thể chế quyền lực kiểu mới : chế độ độc tài phát xít. Cuối cùng thì, bằng vô số thủ đoạn từ công khai đến thâm hiểm, thậm chí rất tàn ác, ngày 30 - 1 - 1933, Adolf Hitler chính thức được bổ nhiệm làm Thủ tướng của nền Cộng hòa Weimar. Như thế, không phải Tổng thống Paul von Hindenburg đã bổ nhiệm Hitler mà chính những thế lực quân phiệt chủ nghĩa đã hợp sức đưa ông ta lên "ngai vàng". Cũng không nằm ngoài bất cứ một nguyên cớ nào, chỉ ngay sau khi lên làm Thủ tướng, và nhất là chỉ ít lâu sau cái chết của Tổng thống đương nhiệm, Adolf Hitler - một công dân có nguồn gốc xứ Waldviertel nước Áo - tự xem như quyền lực tuyệt đối đã nằm gọn trong tay hắn và Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, NSDAP).

Năm 1934, Adolf Hitler tự xưng "Führer und Reichskanzler" (Lãnh tụ và Thủ tướng Đế quốc), chính thức thiết lập thể chế độc tài phát xít lại chỉ do một đảng duy nhất nắm quyền trên toàn cõi nước Đức. Sự "chào đời" của tên đồ tể mang tên Đế chế III là như thế !

Bằng cái sự kiện tưởng như bình thường đó, mà chỉ vài năm sau, thế giới bắt đầu ngột ngạt bởi bóng ma chủ nghĩa phát xít Đức - Ý - Nhật đang lớn mạnh từng ngày. Từ năm 1934 cho đến năm 1939 là giai đoạn "thanh lọc thể chế" đồng thời củng cố, phát triển các cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho những cuộc đối đầu ở giai đoạn tiếp theo. Rất nhiều Đảng viên Cộng sản hoặc các đối thủ chính trị đều bị ám hại từ công khai đến bí mật, chế độ phân biệt chủng tộc (đặc biệt là người Do Thái, công dân gốc Slav, Á - Phi) cùng với trào lưu đề cao "dòng máu Đức thượng đẳng" dần dần lộ diện. Cảm tưởng như chỉ trong tích tắc, một đạo quân lớn hàng triệu người với trang thiết bị vào loại khủng khiếp nhất thế giới đã thay thế cho một nhóm quân nhân mấy trăm ngàn vốn bị hạn chế bởi Hòa ước Versailles...

Ngày 1 tháng 9 năm 1939, phát xít Đức đồng loạt kéo quân sang Ba Lan, chính thức châm ngòi cho cuộc chiến tranh xâm lược đất nước Ba Lan và toàn bộ châu Âu. Vậy là, Thế chiến II đã bùng nổ, bóng đen của chủ nghĩa phát xít đã bắt đầu lan rộng trên toàn thế giới (bên này là Đức, Ý và bên kia là Nhật Bản). Nhưng phải đến năm 1941, sau khi đã nuốt gần trọn châu Âu (trừ Anh và một vài nước trung lập), 3 giờ 30 phút rạng sáng ngày 22 tháng 6, không quân Đức đồng loạt tấn công các thành phố, doanh trại, căn cứ quân sự trong tầm từ biên giới Liên Xô đến sâu 300 km trong nội địa. Chiến lược đánh nhanh thắng nhanh (kế hoạch Barbarossa) của phát xít Đức hòng khuất phục Nhà nước Soviet bắt đầu. Ngay trong các giờ đầu tiên của đợt tấn công bất ngờ này, hơn 1200 máy bay chiến đấu Xô Viết đã bị phá hủy ngay trên sân bay mà chưa kịp cất cánh, không quân Soviet gần như tê liệt, phát xít Đức đã làm chủ tuyệt đối bầu trời. Sau các đợt tấn công bằng không quân và pháo binh, các mũi xe tăng Đức tấn công mãnh liệt chia cắt các đơn vị quân đội Soviet. Chiến sự ác liệt đã diễn ra trên một mặt trận rộng lớn từ biển Bắc tới biển Đen trong suốt 3 năm sau đó...

Hàng triệu ngôi nhà, hàng triệu công trình bị phá hủy, và hơn cả, cũng từng ấy người con Soviet đã ngã xuống nhưng không hề nuối tiếc, bởi họ đã chiến đấu đến cùng vì quê hương - đất nước và vì nhân loại. Topic này nay được phục hồi sau sự cố sập mạng vừa rồi như một sự tri ân những con người đã dũng cảm đứng lên cứu cả thế giới khỏi sự hủy diệt khủng khiếp, những mong rằng Topic có thể tái hiện một phần nào chiến thắng vinh quang của một đội quân - một dân tộc...!

Đối với các bạn học sinh - sinh viên và tất cả những ai quan tâm đến các sự kiện lịch sử thì tôi hi vọng, đây sẽ là nơi chúng ta có thể đóng góp chút hiểu biết của mình không những để kiếm bổ sung tài liệu học tập mà còn là cơ hội trau dồi kiến thức lịch sử cho bản thân !

Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại Berlin1945aj_8
Cứ mỗi độ tháng năm, khi mùa xuân về, linh hồn những chiến sĩ Soviet đã hi sinh trên các chiến trường Ba Lan và Tiệp Khắc, Hungaria và nước Đức ; tất cả lại tìm về với Đất Mẹ, tìm về với mảnh đất mà họ đã hiến dâng cả cuộc đời để Người mãi mãi mùa xuân nở hoa ! (Lời kết trong bộ phim "Tinh cầu")


Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại 1208734262_9maya

SƠ LƯỢC VỀ CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ HAI 1939 - 1945

Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại WW2Montage
1939
Chiến sự khởi đầu tại Bal Lan, sau đó quân đội Đức và quân đội Liên Xô ký hiệp định không gây hấn với nhau và đã cùng chia cắt đất nước Ba Lan thành hai vùng chiến tuyến. Sau đó, Thế chiến II chỉ thực sự bắt đầu khi Anh và Pháp tuyên bố chiến tranh. Tại Trung Quốc, Trung - Nhật (Sino - Japanese) đã hâm nóng cuộc chiến sau sự xung đột nhỏ - Trận Phụng Thiên năm 1931.

Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại German_motorized_troops_enter_polish_village_1939
1940
Là một thời kỳ "lận đận" nhất của các nước Đồng minh. Pháp bị thất thủ. Nước Anh phải một mình đơn phương độc mã chống chọi lại với Đức Quốc xã và hầu như không có được một sự phòng thủ nào để chống lại các cuộc tấn công của quân địch. Duy chỉ có một số ít lực lượng phi cơ chiến đấu được tồn tại. Các hãng hàng không dân sự của Anh thì vào thời kỳ này hoàn toàn là không có. Nước Ý thì tuyên bố chiến tranh và bắt đầu xâm chiếm Bắc Phi.
Tại Trung Quốc, quân Nhật thực sự không thể làm gì hơn được nữa để tăng sức mạnh cho quân đội, do vậy họ chỉ xâm chiếm được các thành phố thuộc vùng duyên hải, và không thể tiến sâu vào bên trong lãnh thổ Trung Hoa. Bên trong, Tưởng Giới Thạch còn lo ngại về sức mạnh của những người Cộng sản (Hồng quân Trung Hoa) hơn cả quân Nhật.
Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại Paris1940
1941
Hitle bắt đầu xâm chiếm Liên Xô. Nước Anh tiếp tục thất thủ tại Hy Lạp, nhưng họ cũng đã chiến thắng trong các cuộc chống trả, còn quân Ý tại Libya cho mãi đến khi lính Đức đến họ mới tạm thu binh. Đến cuối năm, khối liên minh (Đức, Ý, Nhật) mở các cuộc tấn công dữ dội, vào thời gian này nước Mỹ bắt đầu tham chiến.
Chiến tranh lại càng dữ dội khi quân Nhật tấn công hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu cảng. Cùng thời gian Nhật Bản tấn công các nước Đông Nam Á như Guam, Wake, Philippines, Singapore và rất nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Quân Đồng minh đã không chuẩn bị được nhiều tinh thần để đối kháng, bao gồm cả việc đánh giá quá thấp đối với quân đội Nhật Bản thời bấy giờ, Chiến tranh Trung - Nhật đã mở rộng trên khắp đất nước Trung Hoa cùng với chiến sự trên khắp thế giới.
Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại Pearl_harbor
1942
Đây là thời kỳ duy nhất mà quân Nhật có cơ may chiến thắng trên các chiến trường. Với những thắng lợi trong tháng 12 - 1941 và nửa đầu năm 1942, quân Đồng minh rất khó khăn trong việc chi viện cho cả hai chiến trường tại châu Âu và Nhật Bản. Trong tháng 6-1942 quân Nhật bành trướng và kết thúc giá băng tại trận chiến tại Midway. Trong hải phận xung quanh vùng Guadalcanal thường xuyên có hai lực lượng hải quân đụng độ nhau rất khốc liệt, trên đất liền chiến sự cũng xảy ra ác liệt.
Cùng thời điểm, Tướng Mỹ là MacArthur đưa quân đội Úc tiến thẳng vào vùng biển New Guinea, do ông ta không có trong tay một binh lực Mỹ nào cả. Cuối năm 1942, lực lượng quân đội Hoa Kỳ đổ bộ và tham chiến. Cuộc chiến bắt đầu bắt đầu kéo dài, thảm khốc và quyết liệt.
Hoa Kỳ rất khó khăn trong việc bình định ở Thái Bình Dương, quân đội của họ không thể mở được các chiến dịch hành quân ở châu Âu, đến mãi thời điểm cuối cùng của năm 1942, Hoa Kỳ mới thành lập được những kế hoạch tác chiến bằng không lực rất khổng lồ để công kích lại lực lượng của quân Đức. Quân đội Anh cố gắng đột kích ồ ạt trên vùng biển nước Pháp. Trong khi ấy, quân Đức hi vọng trong mùa hè này sẽ đạt được nhiều ưu thế hơn trên những thành phố của Liên Xô bằng những chiến dịch quyết liệt. Quân Đức cũng phải đương đầu với những trận chiến tại bắc Phi nơi mà quân đội Anh đang nắm giữ. Nếu như quân Đồng minh không dành được sự kiểm soát tại Đại Tây Dương, họ sẽ không thể triển khai tấn công ở bất kỳ nơi nào nữa.
Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại Battle_of_Midway_%28Japanese_air_raid%29
1943
Không có "Bắt đầu của sự kết thúc, nhưng kết thúc của sự khởi đầu" (beginning of the end, but the end of the beginning). Năm1943 là bước ngoặt của chiến tranh, đồng nghĩa với sự bại trận khắp nơi của quân Trục. Hồng quân Liên Xô đã đánh tan tác Quân đoàn 6 tại Stalingrad, tiêu diệt và bắt giữ 600 ngàn lính Đức. Hải quân Đồng minh đã phá tan hạm đội U-boats (Tàu ngầm) làm cho quân Đức không thể xoay chuyển được tình thế. Cùng năm quân Đức bị đuổi khỏi Bắc Phi.
Trong năm 1943, quân đội Hoa kỳ đã lên kế hoạch cấp tốc để bắt đầu triển khai quân đội tham chiến. Trong khi đó Nhật Bản lại không thể thực hiện nổi các kế hoạch trong một chương trình khổng lồ để đóng mới và trang bị thêm tàu chiến cho lực lượng hải quân của mình, do lúc này họ rất thiếu sắt thép, xăng dầu và các nguồn phụ trợ khác. Tướng MacArthur thì liên tục tiến quân đến gần New Guinea. Quân Đồng minh trong khi đó cũng chiếm giữ vùng Aleutians (một quần đảo từ bắc Thái Bình Dương kéo dài đến Tây Nam Alaska) đó là một sự khởi đầu thuận lợi cho các thế trận của quân Đồng minh và họ sẽ không bao giờ để mất vị trí này. Tháng 11 năm 1943 các giao tranh khốc liệt trên những hòn đảo nằm giữa Thái Bình Dương bắt đầu. Đầu tiên là cuộc chiến đổ bộ xuống quần đảo Tarawa là một sự cảnh cáo thật đẫm máu và khốc liệt. Đối với quân Nhật thì đây thực sự là một sự hủy diệt vì tất cả quân lính đồn trú của họ trên các hòn đảo này bị tiêu diệt không sót một người nào. Tháng 12 - 1943, chiến sự ở Thái Bình Dương đã bước sang năm thứ hai.
Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại Stalingrad-after
1944
Đây là một năm có nhiều diễn biến khá quan trọng. Sự đình trệ tại Ý. Phía Tây cuộc chiến, quân Đồng minh lập kế hoạch tập kích Hitler tại phòng tuyến Đại Tây Dương. Một loại vũ khí mới tấn công vào London. Lính Đức cướp bóc và tàn phá châu Âu rất ghê rợn, chúng đã giết và thủ tiêu hàng triệu tù nhân… Đây là một năm đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh của loài người. Các cuộc đổ bộ vào Hà Lan là một kế hoạch và thời điểm tồi tệ nhất, nhưng đó cũng không thể cản được những bước tiến quân của các nước Đồng minh. Hồng quân Liên Xô đã bắt đầu duy trì được các cuộc tiến công đến Berlin. Sau khi bị thất bại tại thung lũng Ardennes, Hitler đã thử liều lĩnh và mạo hiểm giành lại chiến thắng vào thời điểm cuối năm này.
Trong năm này có đến một nửa trong số những người bị tử thương trong cuộc chiến Thái Bình Dương. Đế quốc Nhật thông qua một kế hoạch duy nhất là : Tiêu diệt bằng hết quân Đồng minh nếu có thể để làm tê liệt ý chí chiến đấu của họ và sẽ thương lượng một cuộc đàm phán để ngừng bắn theo sự tiên quyết của phía Nhật Bản. Nhưng kế hoạch này đã đánh giá quá thấp về thực lực hiện tại của quân đồng minh. Vì vậy các cuộc chiến vẫn ngày càng khốc liệt hơn để dồn quân Nhật vào phía cuối của chân tường.
Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại TreatingWoundedBurmaNtlArch1944
1945
Bắt đầu năm 1945 nó hiển nhiên đến với cả ở hai bên chiến tuyến bằng một thực tế là : Chiến tranh sẽ kết thúc theo hướng dẫn dắt bởi định hướng của quân Đồng minh. Trong cuộc chiến này, tham vọng ghê tởm của của Đức quốc xã đã bị phơi bày, Quân Đồng minh đã dần làm chủ được cục diện. trong cuộc thảo luận của ba nguyên thủ tại Yalta. Quân Đồng minh sẽ đánh chiếm các vùng Rhine, Hồng quân Liên Xô sẽ tiến thẳng tới Berlin. Một kế hoạch dội bom thẳng xuống lãnh địa Nhật Bản đã được soạn thảo. Vụ ném bom nguyên tử cũng đã xảy ra. Chiến tranh kết thúc.
Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại Humans_at_war_nagasaki_atomic_bomb_japan
Chữ ký của Phụng_Thiên





Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại I_icon_minitimeWed Nov 03, 2010 4:11 pm

Phụng_Thiên
Gần bóng đèn, xa lọ mực

Thành viên cấp 3

Phụng_Thiên

Thành viên cấp 3

Họ & tên Họ & tên : Hoàng Thiên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 21/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 126
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Gần bóng đèn, xa lọ mực
Điểm thành tích Điểm thành tích : 151
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại

 
Cuộc chiến mở màn cho thế chiến thứ II xảy ra tại Ba Lan

Tháng 8 năm 1939. Thế giới trong một giai đoạn dường như đang nín thở. Thời gian này, cuộc chiến tại Tây Ban Nha đã kết thúc và chiến tranh tại Trung Quốc tạm ngưng hơi. Một số người còn tin tưởng rằng chiến tranh sẽ lùi sâu vào dĩ vãng.
Nhưng không có sự chắc chắn hoặc dự báo nào có thể khẳng định được rằng chiến sự sẽ ra sao, nó có thể sẽ xảy ra khi nào và ở đâu. Trong khi đó, Adolf Hitler được công chúng Đức hưởng ứng rất mạnh mẽ tại quê nhà. Trên thế giới, các phe phái thân đảng Quốc Xã hoạt động mạnh tại các quốc gia như Mỹ, Pháp và Anh quốc. Cùng thời gian Hitler đã bắt đầu tiến hành chiếm đóng Tiệp Khắc, sự kiện này làm dấy lên những mối lo ngại tại các quốc gia khác ở châu Âu. Tuy nhiên, có rất người còn chưa biết đến sự ác liệt, tính kinh hoàng và thảm khốc sẽ xảy ra của - Cỗ máy chiến tranh Đức Quốc Xã, thậm trí những người này còn xem Hitler như là một khuôn mẫu, một con người tiêu biểu và rất xứng đáng là một vị thủ lĩnh xuất sắc của họ.
Trong thời điểm này mọi người vẫn chưa thể hình dung được việc gì sẽ xảy ra, do mọi sự việc những bàn tính còn đang trong thời kỳ trứng nước. Vào hạ tuần tháng 8/1939, ngoại trưởng của Hitler là Joaquim von Ribbentrop có chuyến công du đến Moskva để ký kết với ngoại trưởng Molotop một hiệp ước vào ngày 21/8/1939 cùng đảm bảo và cam kết giữa Liên Xô với Đức quốc xã sẽ không gây hấn và xâm phạm lẫn nhau. Bản hiệp ước này cũng thông báo thêm với thế giới rằng : Ba Lan sẽ chia cắt làm hai chiến tuyến.
Nếu ai đã đọc cuốn "Mein Kampf" có thể thấy rằng tại sao Hitler khi đó rất quan tâm đến đất nước Ba Lan, một địa phận xưa của Nga hoàng (A former province of Czarist Russia), do Ba Lan là một cửa ngõ để đảm bảo thông thương ra đến đại dương. Đây cũng có thể được coi là - Một địa điểm có thể liên kết với các quốc gia khác trên thế giới bằng "đường hành lang tự do" của Danzig. Bản hiệp ước giữa Nga-Đức đã chia cắt Prussia bởi một mốc giới bắt đầu từ Greater Germany theo một đường thẳng đến tận hải cảng của Danzig. Hiệp ước này đã làm cho Hitler và nhiều người Đức khác tức giận, vì họ cho rằng tất cả các miền đất là thuộc quyền sở hữu của nước Đức. Hơn nữa, Ba Lan lại không phải là một vùng đất của người Aryan. Người Ba Lan xưa thuộc tầng lớp untermensch - họ chỉ là những người nô lệ trung thành hoặc những Corpses.
Sau khi chiếm đóng Tiệp Khắc, Hitler đã ra lệnh bộ tham mưu của y soạn thảo một bộ kế hoạch để xâm chiếm Bal Lan. Ông ta quyết tâm xâm chiếm và muốn làm bá chủ các nước phương Tây. Vào cuối tháng 8/1939, một đội lính cận vệ SS đem 12 tù nhân từ Buchenwald, dẫn họ đến biên giới Ba Lan, sau khi cho mặc đồng phục của binh lính Ba Lan, chúng đã bức tử họ bằng thuốc độc và xả súng vào những xác chết đó. Sau đó một nhân viên SS la hét sang Ba Lan bằng radio rằng những người này đã sang xâm chiếm lãnh thổ Đức. Sau khi thực hiện song nhiệm vụ, toán lính SS này trốn mất.
Ngày 1/9/1939, Hitler điều trần với Quốc hội Quốc xã rằng : Đã có bằng chứng lính Ba Lan xâm lấn sang lãnh thổ Đức và ngay sau đó Wehrmacht điều hướng hỏa lực tấn công Ba Lan bắt đầu vào lúc 5:45 AM. Trên thực tế kế hoạch này đã được chuẩn bị chu đáo cho cuộc tấn công cơ động cao có mật danh Fall Weiss (Case White) do thống soái Walther von Brauchitsch soạn thảo, do vậy tất cả lực lượng không quân Đức đã nhanh chóng triển khai trên lãnh thổ và các vùng biển của Đức để bao vây Ba Lan từ trước đó.
Quân đội của Balan trong năm 1939 có nhiều binh lực và có cả một lực lượng kỵ binh hùng hậu. Không lực rất mạnh và tân tiến. Nhưng họ hoàn toàn không được chuẩn bị trước để đối phó với một cuộc chiến có tính chất rất đột biến như vậy.
Anh và Pháp lúc đó đã thấy rõ rằng không thể để mất Balan như Tiệp Khắc trước đây được. Do vậy ngày 3 tháng 9 năm 1939. Quân đồng minh đã công khai tuyên chiến chống lại nước Đức. Nhưng lời tuyên bố đó cũng không thể cứu vãn được tình thế chiến sự đang thời kỳ nóng bỏng tại Ba Lan. Lodz đang bị lung lay và Krakow thì thất thủ vào ngày 6/9. Tại Danzig, sau một tuần bị chiến hạm Đức nã pháo thẳng vào pháo đài và cũng chịu ngã vào ngày 7/9.
Sau cuộc chiến bất ngờ này, quân đội Ba Lan bị chịu nhiều tổn thất rất nặng nề. Ngoài những thương vong vô số, quân Đức còn bắt giữ 100,000 tù binh của Ba Lan. Sau khi nã pháo dữ dội đến tận 27/9 quân Đức đã đổ bộ và đánh chiếm hoàn toàn Warsaw ngày 1/10/1939.
Ngày 17/9/1939, quân đội Liên Xô đã chuyển quân đến phía tây Ba Lan và đóng quân tại Brest-Litovsk. Lại một lần nữa đất nước Ba Lan lại được chia thành hai giới tuyến. Sự kháng trả quân Đức của quân đội Ba Lan chỉ kết thúc vào ngày 6/10/1939. Khoảng vài trăm ngàn lính Ba Lan đã rút lui và thành lập thành một lữ đoàn tự tác chiến tại Anh quốc.
Sau khi chiếm đóng thủ đô Warsaw, Đức quốc xã đã bổ nhiệm tướng SA trong lực lượng xung kích là Hans Frank lên làm toàn quyền tại Ba Lan. Dưới sự cai trị của y đã có hơn 6 triệu người Ba Lan bị tử vong, bao gồm cả 3 triệu người Do Thái.
Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại 1-27
Ngày 23/8/1929 Ngoại trưởng Liên Xô - Molotov và ngoại trưởng Đức - von Ribbentrop (có sự
chứng kiến của Stalin) đã ký thỏa thuận không gây hấn lẫn nhau giữa Liên Xô và Đức Quốc xã
Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại 2-23
Bộ binh Ba Lan trong chiến dịch diễn ra vào tháng 9 năm 1939



Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại 3-21Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại 3-21Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại 3-21
Chữ ký của Phụng_Thiên





Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại I_icon_minitimeWed Nov 03, 2010 4:16 pm

Phụng_Thiên
Gần bóng đèn, xa lọ mực

Thành viên cấp 3

Phụng_Thiên

Thành viên cấp 3

Họ & tên Họ & tên : Hoàng Thiên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 21/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 126
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Gần bóng đèn, xa lọ mực
Điểm thành tích Điểm thành tích : 151
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại

 
Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại 4-19
Lính Đức hành hạ người Do Thái (phía Nam Ba Lan), 31 - 7 - 1940
Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại 5-17
Lính Đức hành hình phụ nữ trên bãi biển Skede ở Libau Liepaja
Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại 6-15
Một cuộc hành hình người Do Thái tại vùng Đức chiếm đóng (Ba Lan - nay thuộc lãnh thổ Ukraina)
Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại 7-13
Phụ nữ và trẻ em bị buộc phải vứt bỏ y phục
Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại 8-14
Phụ nữ Do Thái bị buộc phải lột bỏ y phục trược khi hành hình
Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại 9-12
Hai tên lính Đức hạ sát các phụ nữ tại một khe núi
Kết thúc màn mở đầu
Chữ ký của Phụng_Thiên





Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại I_icon_minitimeWed Nov 03, 2010 4:25 pm

Phụng_Thiên
Gần bóng đèn, xa lọ mực

Thành viên cấp 3

Phụng_Thiên

Thành viên cấp 3

Họ & tên Họ & tên : Hoàng Thiên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 21/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 126
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Gần bóng đèn, xa lọ mực
Điểm thành tích Điểm thành tích : 151
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại

 
Chiến dịch "trả đũa" của Không quân Liên Xô tại Berlin năm 1941
Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại VA110_Soviet_Air_Force_fighter_colours
Ngày 22/6/1941, Hitler phát động chiến tranh xâm lược Liên Xô. Ngày 21/7/1941, gần 300 chiếc máy bay Đức điên cuồng ném bom nhiều nơi ở thủ đô Moskva. Từ đó cho đến tháng 8/1941, hàng ngày hầu như Moskva đều bị máy bay phát xít Đức không kích. Với sự ngăn chặn ngoan cường của không quân và sự bắn trả quyết liệt của pháo phòng không Liên Xô, máy bay Đức bị tổn thất đáng kể.

Trước tình hình đó Stalin đã ra lệnh cho không quân nghiên cứu hành động chiến lược để đối phó với các đợt không kích của phát xít Đức... Lúc đó, một phần lãnh thổ phía tây Liên Xô đã rơi vào tay Đức phát xít, không có sân bay sử dụng, chỉ còn tàu sân bay Hạm đội Baltic là gần Berlin nhất, có thể sử dụng máy bay cất cánh tập kích Berlin. Một số thành viên đại bản doanh cùng Tổng Tư lệnh Hải quân Kuznetsov và Tham mưu trưởng Hải quân Arafeyzov đã nghiên cứu tính khả thi của hành động chiến lược này. Họ cho rằng, nếu như cất cánh từ Hạm đội Baltic ở Leningrad có thể bay đến Berlin, nhưng đường bay quá dài, máy bay không thể trở về sân bay của mình. Biện pháp duy nhất là cất cánh từ đảo Eszel đến tập kích Berlin. Phương án được một số chuyên gia quân sự nghiên cứu, lập luận chứng và nhất trí cao.
Vấn đề đặt ra lúc đó là, lực lượng Không quân Hải quân Liên Xô chỉ có thể sử dụng máy bay oanh tạc đường dài DB-3; nạp đầy 3.000kg nhiên liệu, chở bom đạn không quá 800kg, mới có thể bay đến Berlin và quay về đảo Eszel. Theo tính toán, máy bay ném bom đường dài DB-3 khi chở đầy xăng dầu và bom đạn chỉ bay được 7 giờ 25 phút; nếu như mất gần 7 giờ bay đến Berlin và về thì thời gian cơ động chỉ còn khoảng 20-30 phút; cho nên kế hoạch phải thực hiện thật chuẩn xác, máy bay mới có thể hoàn thành nhiệm vụ ném bom Berlin và kịp trở về sân bay Eszel.
Tổng Tư lệnh Hải quân Kuznetsov đem phương án tác chiến đến báo cáo với Đại nguyên soái - Tổng Tư lệnh tối cao Stalin. Sau khi nghe xong, Stalin kéo rèm, mở bản đồ trên tường, vạch một đường kẻ từ đảo Eszel đến Berlin phê chuẩn phương án của Hải quân. Stalin còn nói, hành động ném bom chiến lược lần này mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là quân sự, phải bằng mọi cách hoàn thành.
Kuznetsov ý thức được chiến dịch này là rất quan trọng. Ông đã nhanh chóng bí mật tổ chức thực hiện phương án. Trung tướng Zavolukov, Tư lệnh Lực lượng Không quân Hải quân Hạm đội Baltic đảm nhiệm chức vụ Tổng chỉ huy. Hội đồng quân sự Hạm đội Baltic đã chọn ra các phi công ưu tú và xác định đội máy bay gồm 15 chiếc thuộc Trung đoàn bay ném bom số 1 Hải quân thực hiện nhiệm vụ tác chiến. Sĩ quan chỉ huy cả tốp bay là Thượng tá Puliozenski; Phó chỉ huy là Đại úy Coliseshinicov; Đại đội trưởng là Đại úy Efeylimov; Cơ trưởng chuyên gia dẫn đường giỏi nhất của Hạm đội: Đại úy Khokhelov. Các thành viên khác trong tổ bay đều là những phi công giàu kinh nghiệm chiến đấu và kinh qua trên 2.000 giờ. Thời gian ném bom Berlin được xác định đêm ngày 7/8/1941.
Ngày 30-7-1941, đích thân Trung tướng Kuznetsov bay đến đảo Eszel, kiểm tra và đôn đốc tình hình chuẩn bị tác chiến. Công việc chuẩn bị gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, sân bay trên đảo Eszel là sân bay cho máy bay tiêm kích, được xây dựng từ trước chiến tranh, đường băng chỉ dài 1.300m, điều này gây khó khăn cho máy bay ném bom hạng nặng lên xuống; từ đó yêu cầu kỹ thuật lái của phi công phải rất cao. Thứ hai, sân bay thiếu cơ sở bảo đảm, xăng dầu và đạn dược phải chuyển từ Talin, thủ phủ Estonia (đang bị bao vây) đến, quá trình vận chuyển phải qua vịnh Phần Lan rải đầy bom mìn. Ngoài ra, thực hiện nhiệm vụ ném bom lần này không có máy bay tiêm kích dẫn đường hộ tống. Vì vậy, tốp máy bay khi lên bầu trời là hoàn toàn bị hỏa lực pháo mặt đất của địch uy hiếp, tỉ lệ thương vong có thể rất lớn.
Nhưng khó khăn này đã không ảnh hưởng tới tinh thần dũng cảm của lực lượng tham chiến. Công việc được chuẩn bị khẩn trương và có trình tự, khó khăn dần được khắc phục. Đêm mùng 2 rạng sáng 3/8/1941, tốp máy bay DB-3 tiến hành diễn tập ném bom tại căn cứ hải quân Shweinimtdi để kiểm tra, kết quả khá lý tưởng. Khoảng 23 giờ ngày 4/8/1941, 15 máy bay ném bom DB-3 từ Leningrad bí mật di chuyển đến sân bay trên đảo Eszel, khẩn trương chuẩn bị tác chiến.
Đêm ngày 5/8/1941, 5 chiếc máy bay Liên Xô đã tiến hành trinh sát Berlin, thêm một bước nắm tình hình phòng không ở đây. Theo trinh sát cho biết, bán kính phòng không của Berlin là 100 km, có đèn pha phát hiện mục tiêu trên không ở độ cao 6.000m... Căn cứ kết quả trinh sát, Không quân Liên Xô đã khẳng định được phương án bay chiến đấu.
21 giờ ngày 7/8/1941, Puliozenski, Thượng tá chỉ huy, cơ trưởng cất cánh đầu tiên, sau đó là 14 máy bay bám theo, tiến thẳng đến Berlin. Tin tốp máy bay cất cánh cũng lập tức được báo về Stalin.
Sau khi cất cánh, biên đội đã nhanh chóng bay ở độ cao 6.000m trên biển Baltic sau gần 3 giờ đã đến bầu trời nước Đức. Quân Đức không nghĩ được rằng máy bay Liên Xô có thể bay đường dài thẳng đến Đức nên các đài quan sát mặt đất đã tưởng là máy bay của mình, bị nhầm đường bay; hơn nữa còn chủ động báo phương vị sân bay gần nhất, đồng thời kiến nghị các máy bay này cần hạ cánh.
Đến thủ đô Berlin, Thượng tá Puliozenski ra lệnh cho tốp máy bay tản ra, theo kế hoạch công kích mục tiêu đã định. Khi trái bom đầu tiên ném xuống, quân Đức mới biết là đang bị tập kích, chúng vội vàng kéo còi báo động. Lúc này, trên mặt đất là sự hỗn loạn, pháo cao xạ bắn lên tứ tung, máy bay tiêm kích cũng vội vàng cất cánh để ngăn chặn. Nhưng đã muộn, máy bay ném bom Liên Xô sau khi trút xuống các khu đóng quân của quân Đức hàng trăm quả bom (mỗi quả 100 kg), đã vọt lên cao và an toàn trở về sân bay Eszel. Tin thắng lợi ngay lập tức được báo về đại bản doanh.
Ngày hôm sau, báo chí và Đài Phát thanh Đức đưa tin: “Tối hôm qua, quân Anh đã tập kích Berlin, có người chết, 6 máy bay Anh bị bắn rơi”. Anh nghe tin này, lập tức đã khẳng định là tin bịa đặt. Ngày 9/8/1941, báo Sự thật của Liên Xô công bố tin Không quân Liên Xô ném bom quân Đức tại Berlin và trở về an toàn. Đến lúc này, phát xít Đức mới bừng tỉnh.
Những ngày tiếp theo, một số sư đoàn máy bay ném bom đường dài của Không quân Liên Xô cũng tham gia vào đội hình với không quân Hạm đội Baltic tiếp tục ném bom Berlin. Trong gần 1 tháng, Không quân Liên Xô hơn 10 lần ném bom Berlin, phá hủy nhiều mục tiêu của quân Đức. Do quân Đức đã phòng bị và chống trả nên những lần ném bom về sau, Liên Xô đã tổn thất 18 máy bay.
Ngày 5/9/1941, Liên Xô ngừng ném bom Berlin cho đến mùa xuân năm 1945, khi Liên Xô mở chiến dịch công phá Berlin, Không quân Liên Xô mới tiếp tục ném bom.
Để biểu dương chiến công của Lực lượng Không quân Hải quân Liên Xô, ngày 13/8/1941, Đoàn chủ tịch Xôviết tối cao đã tuyên dương danh hiệu Anh hùng và thưởng huân chương cho các thành viên lần đầu tiên tham gia ném bom chiến lược vào Berlin. Thượng tá Puliozenski, Đại úy Coliseshnikov, Đại úy Efeylimov, Khokhelov và Puletzin được nhận danh hiệu Anh hùng.
Lần đầu tiên trong chiến tranh Vệ quốc, Quân đội Liên Xô thực hiện ném bom chiến lược thủ đô Berlin, Đức. Trận chiến đấu này tuy không ảnh gây hưởng lớn như các chiến dịch nổi tiếng khác nhưng tinh thần dũng cảm không sợ hy sinh của phi công đã để lại mãi mãi trong lịch sử của quân đội Liên Xô.
Chữ ký của Phụng_Thiên





Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Nguyên nhân và diễn biến thế chiến đêj nhị [Có hình ảnh ] + cuộc chiến tranh vệ Quốc vĩ đại

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch sử thế giới hiện đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất