CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 TRUYỀN THỐNG UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
TRUYỀN THỐNG UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN I_icon_minitimeSun Oct 17, 2010 8:26 pm

phangxehana
lịch sử

Thành viên cấp 1

phangxehana

Thành viên cấp 1

Họ & tên Họ & tên : Nguyẽn Thị Én
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 32
Đến từ Đến từ : Nam Định
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 68
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: TRUYỀN THỐNG UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

 
Những lý luận chung về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Khái niệm về truyền thống
Trong tiếng Việt, từ truyền thống được dùng gắn với các loại hình cộng đồng, như truyền thống gia đình, truyền thống dòng họ, truyền thống địa phương, truyền thống tộc người, truyền thống dân tộc, mở rộng ra là truyền thống khu vực.
Truyền thống thường gắn liền với một lĩnh vực nào đó, như truyền thống văn hóa, truyền thống lao động cần cù, truyền thống chống giặc ngoại xâm, truyền thống hiếu học….
Từ truyền thống hiện nay dùng là theo âm Hán Việt, được định nghĩa như sau: Truyền thống là sức mạnh của tập quán xã hội được lưu truyền lại từ lịch sử. Nó tồn tạ ở các lĩnh vực, chế độ, tư tưởng, văn hóa, đạo đức. Truyền thống khớp chế vô hình đến hành vi xã hội của con người. Truyền thống là biểu hiện tính kế thừa của lịch sử.
Từ điển bách khoa định nghĩa: Truyền thống, đó là những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội truyền từ đời này qua đời khác, và được lưu giữ qua các xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong một quá trình lâu dài. Truyền thống được thể hiện trong định chế xã hội, chuẩn mực của hành vi, các giá trị tư tưởng, phong tục, tập quán, và lối sống….Truyền thống tác động tới mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.
2. Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang, nhiều câu ca dao, tục ngữ thấm nhuần nhiều đạo lí làm người. Qua đó, chúng khuyên bao thế hệ người Việt Nam những lời khuyên bổ ích cho việc làm người. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" thể hiện lòng biết ơn đối với những ai đã tạo nên thành quả cho người đời sau hưởng thụ.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội và tất cả những thành quả mà con người được hưởng bao gồm cả con người, lịch sử, truyền thống. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có, do đó, người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy thành quả của người làm ra chúng.
Câu tục ngữ như lời khuyên răn biết bao thế hệ sau về việc nhớ đến những người đã làm ra những thành quả cho mình hưởng thụ ngày nay. Cuộc đời có nhiều loại người cùng chung sống. Không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ dữ tợn, giả dối, vong ân bội nghĩa người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa của mình nhằm khuyên răn những kẻ “khỏi vòng cong đuôi”, “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “khỏi rên quên thầy”, “ăn cháo đá bát”,…
Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” được khái quát từ nhiều mối quan hệ nhân quả trong đời sống xã hội kế tiếp nhau từ quá khứ đến hiện tại tới tương lai, được tổng kết từ nhiều cách tiếp cận khác nhau như: Cây phải có gốc, sông phải có nguồn, núi cao bởi có đất bồi, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, không thầy đố mày làm nên, con người có tổ có tiên…Cái trục xuyên suốt của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là lòng biết ơn và đền đáp công ơn của con người đối với con người, đối với làng bản thôn xóm, đối với giang sơn đất nước. Trong đó đời sống của con người hiện tại đều được nảy sinh nhờ được chuẩn bị, tạo điều kiện thuận lợi từ tất cả những cái tương ứng trong quá khứ. Cái hiện tại đó lại chuẩn bị mọi điều kiện cho sự ra đời và tồn tại của cái tương lai…Như vậy, các thế hệ sau bao giờ cũng biết ơn và đền đáp công ơn đối với các thế hệ trước. Sự đền ơn đáp nghĩa qua các thế hệ được củng cố vững chắc thêm nhờ tác động của tín ngưỡng, tôn giáo, càng làm cho sự đền ơn đáp nghĩa ở hiện tại thêm phong phú và sâu sắc.
Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” ở Việt Nam có nhiều cấp độ rộng hẹp, cao thấp nhất định, nhưng có thể mô hình hóa với ba cấp độ tạo thành hình tháp. Một là, biết ơn và đền đáp công ơn ở cấp độ gia đình (nhà) với tín ngưỡng tổ tiên – con cháu biết ơn và đền đáp công ơn đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…” Đây là cấp độ cơ sở trực tiếp nhất, sâu sắc và vững bền nhất, là nền tảng tinh thần sâu rộng của quốc gia dân tộc như là tầng đáy tháp. Hai là, biết ơn và đền đáp công ơn ở cấp độ làng xã với tín ngưỡng thần linh, chủ yếu là thành hoàng – những người có công lập, xây dựng, bảo vệ, phù hộ độ trì làng bản thôn xóm quê hương. Đây là tầng giữa của tháp. Đỉnh của tháp là tầng thứ ba, với tín ngưỡng các Thượng, Trung và Hạ đẳng thần, phản ánh lòng biết ơn đối với những vị thần tối cao tượng trưng cho khí thiêng sông núi Việt Nam và những vị anh hùng, nghĩa sĩ có công dựng nước và giữ nước…
Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” hàm chứa nhiều giá trị văn hóa phổ biến, sâu sắc và lâu bền cả về văn hóa vật thể và phi vật thể.
Các giá trị văn hóa vật thể được thể hiận ở các công trình kiến trúc nhà cửa, đàn, đài, lầu, các, đình, đền, miếu, miễu, lăng mộ và những hiện vật khác cùng thời với các công trình kiến trúc đó ở các niên đại lịch sử kế tiếp nhau, càng cách xa ngày nay càng có giá. Tất cả những giá trị văn hóa vật thể đó lại phản ánh trung thực và tương đối đầy đủ nền văn hóa, văn minh của người Việt ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định trên các mặt: văn hóa sản xuất, văn hóa tiêu dùng, văn hóa giáo dục, văn hóa giao tiếp, văn hóa chính trị, văn hóa nghệ thuật, văn hóa tín ngưỡng – tôn giáo cùng với những công cụ phục vụ khác như ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phong tục, tập quán và luật pháp…Chính trong khi triển khai thực hiện uống nước nhớ nguồn mà các giá trị văn hóa ấy được bộc lộ rõ nét nhất. Thông qua các giá trị văn hóa vật thể và các phương thức khác mà các giá trị văn hóa phi vật thể được thể hiện, được khái quát tổng kết thành đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Đây mới là cái trường tồn, cái nội lực cứ dần dần được tích lũy thêm cùng với sự tồn tại của người Việt.
Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trước hết là sự tổng kết các giá trị văn hóa phi vật thể khi người Việt nhận thức và thực hiện việc đền đáp công ơn của tổ tiên, của các vị anh hùng, nghĩa sĩ trong quá trình dựng nước và giữ nước. Vì vậy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là một nội dung cơ bản cảu chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, phản ánh nhiều đặc điểm khác về chất của văn hóa Việt Nam so với văn hóa của các nước khác.
Trước hết đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” góp phần làm rõ cội nguồn của người Việt và sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam trong lịch sử, góp tiếng nói chung khẳng định truyền thống lâu đời, thuộc vào loại sớm trên thế giới của văn hóa, văn minh đất Việt. Tổng kết truyền thống lâu dài đó hình thành nhiều triết lý nhân sinh của người Việt như: “Cây có gốc, sông có nguồn”, “con người có tổ có tiên”…
Trong phong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt đã lần hồi trở về với cội nguồn dân tộc, với gốc gác gia đình – dòng họ của mình. Qua đó mà tình yêu thương quê hương đất nước và con người cứ luôn luôn được tích tụ thẳm sâu và bùng lên mạnh mẽ, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Bởi vì làng xóm, quê hương, đất nước cứ đời này qua đời khác đều thấm đẫm mồ hôi công sức, thấm đượm tình thầy trò, tình làng nghĩa xóm, tình yêu đôi lứa thủy chung và biết bao máu xương đã đổ ra của ông bà, cha mẹ, tổ tiên trong quá trình dựng nước và giữ nước để có được con người và quê hương đất nước như ngày nay. Chính vì vậy mà các thế hệ sau luôn biết ơn và làm hết sức mình để tỏ lòng thành kính, hiếu thảo và đền đáp công ơn dưỡng dục sinh thành của các thế hệ trước...Đây chính là những giá trị văn hóa lớn nhất của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” còn phản ánh nhiều giá trị nữa rất quý của văn hóa dân tộc. Đó là các giá trị đạo đức, nhân văn, bản tính sáng tạo đặc biệt của con người và đoàn kết dân tộc.
Giá trị, như một sự tổng kết của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” chính là ở sự hình thành, củng cố, khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn, laòng tự hào và tự tôn dân tộc.
Như ta đã biết, đất nước Việt Nam ta ngày xưa đã có những vị anh hùng lịch sử, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đến Phan Bội Châu,Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ đã giúp giải phóng đất nước thoát khỏi chiến tranh cũng nhơ duy trì nền hoà bình dân tộc bền vững và đồng thời giúp đất nước ta tiến bộ, bắt nhịp theo thời đại. Họ là người có công với đất nước, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Do đó, nhân dân ta ngày xưa đã nhắc nhở:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã chú ý rất nhiều đến chính sách xã hội để làm sao cho tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với cải thiện đời sống của đại đa số nhân dân lao động cũng như kết hợp với xóa đói, giảm nghèo. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ.
Cùng với các chuyến hành hương thăm lại chiến trường xưa, tổ chức lễ cầu siêu cho các linh hồn liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước, nhiều hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, để rồi trở thành phong trào tri ân trong toàn xã hội, trở thành đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước, nhớ nguồn”... Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy - chung thủy, nghĩa tình.
Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ. Từ khi mới lọt lòng, mỗi người đều đã ở trong vòng tay của mẹ. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời. Dù khôn lớn nhường nào, trong mắt cha mẹ, các con luôn là những đứa trẻ, luôn cần sự bảo bọc, che chở. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Họ trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất.
Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, bền vững biết bao. Đây là đạo lý cần có ở mỗi người, nó luôn có sẵn trong mỗi người, thể hiện tuỳ vào từng người. Mỗi khi nhận định một người, người ta vẫn hay quan tâm đến cách thực hiện và thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” ở người ấy. Bởi vì đó là chuẩn mực quan trọng để đánh giá một con người có đạo đức tốt đẹp.
Mỗi khi được hưởng một thành quả nào do người khác làm nên, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy chúng. Không chỉ có thế, mỗi người còn cần tự cố gắng, cống hiến bằng chính sức lực của mình cho đất nước để trở thành một con người có ích cho xã hội. Có như thế, xã hội mới phát triển, đó là cách “nhớ nguồn” thiết thực.
“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị. Nhưng chính nó là một chân lí muôn đời. Nó là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa đến mai sau. Nếu chúng ta biết thực hành tốt lời dạy này, ta sẽ sống đẹp, sống có nhân cách, góp phần làm đẹp truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta.
Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta luôn phải gồng mình chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Ði liền với những vinh quang đó phải kể đến những tổn hại hết sức to lớn về người và của. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây".
Chữ ký của phangxehana





TRUYỀN THỐNG UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN I_icon_minitimeMon Oct 18, 2010 11:20 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỀN THỐNG UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

 
'Truyền thống' trong tiếng Hán Việt là 1 cụm từ nghĩa là 'nối dài sợi dây'

Thời Hùng vương sử Tàu ghi rằng nước ta chính sự đơn giản theo lối thắt nút cũng có nghĩa gần như vậy

Còn có từ 'thể thống', thống trị, thống lĩnh với từ thống là sợi dây thừng




Chữ ký của Thanhsamkhach




 

TRUYỀN THỐNG UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất