CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

  Điểm giống và khác nhau giữa 2 cuộc cách mạng tư sản Đức và I-ta-li-a

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
 Điểm giống và khác nhau giữa 2 cuộc cách mạng tư sản Đức và I-ta-li-a I_icon_minitimeTue Aug 24, 2010 10:32 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích :  Điểm giống và khác nhau giữa 2 cuộc cách mạng tư sản Đức và I-ta-li-a 36  Điểm giống và khác nhau giữa 2 cuộc cách mạng tư sản Đức và I-ta-li-a 6  Điểm giống và khác nhau giữa 2 cuộc cách mạng tư sản Đức và I-ta-li-a 40 Điểm giống và khác nhau giữa 2 cuộc cách mạng tư sản Đức và I-ta-li-a 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Điểm giống và khác nhau giữa 2 cuộc cách mạng tư sản Đức và I-ta-li-a

 
Giống nhau:
- Trước cách mạng 1848, lãnh thổ Đức và Y-ta-li-a đều bị chia cắt, bị phân chia thành cát cứ phong kiến và theo chế đọ quân chủ chuyên chế.
- Từ giữa thế kỉ XIX, quan hệ sản xuát tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Đức và Y-ta-li-a, nhưng không có điều kiện phát triển ( do đất nước bị chia cắt, chưa có sự thống nhất về thị trường, đơn vị đo lường, tiền tệ ….). chế đọ phong kiến luôn tìm mọi cách kìm hãm, không cho nền kinh tế tư bản phát triển.
- Giai cấp tư sản ở Đức và Y-ta-li-a đã xuất hiện, đủ lớn mạnh với hàng chục vạn người, nhưng họ không hề tự lãnh đạo được cuộc cách mạng vì thế lực của phong kiến còn mạnh và do bản chất yếu kém giai cấp tư sản ( họ vừa sợ chế độ phong kiến, vừa sợ phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân)
- Trước khi đất nước thống nhất cả Đức và Y-ta-li-a đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân để lật đổ và chống lại sự thống trị của chế đọ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhưng cuối cùng đều thất bại đất nước vẫn bị chia cắt.
 Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, sự thống trị, kìm hãm của chế đọ phong kiến và tình trạng chia cắt đất nước là những nguyên nhân dẫn đến công cuộc thống nhất đất nước ở Đức và Y-ta-li-a là yêu cầu cấp thiết và phù hợp với quy luật của lịch sử
- Cuộc đấu tranh thống nhất Đức và Y-ta-li-a mang tính chất là 1 cuộc cách mạng tư sản mở đường cho CNTB phát triển.
- Quần chúng nhân dân là động lực chính quyết định sự thắng lợi của cách mạng , nhưng cuối cùng chính quyền lại thuộc về tay giai cấp tư sản, quý tộc tư sản hóa, nông dân vẫn không có đất đai sản xuất, ko có quyền bầu cử. Vì vậy, giống như các cuộc cách mạng trước đây công cuộc thống nhất Đức và Y-ta-li-a là 1 cuộc cách mạng ko triệt để.
Khác nhau:
ĐỨC:
- Trước khi được thống nhất nước Đức bị chia thành 38 quốc gia lớn nhỏ khác nhau trong đó vương quốc Phổ là quốc gia có nền kinh tế tư bản phát triển nhất
- Ở Đức nền kinh tế TBCN phát triển đã hình thành tầng lớp Giongke – Quý tộc Phổ ( quý tộc phong kiến kinh doanh theo con đường TBCN). Sau khi được giai cấp tư sản Đức thỏa hiệp, quý tộc Phổ dùng vũ lực ( chiến tranh) để thống nhất đất nước theo con đường “ từ trên xuống”
- Lãnh đạo công cuộc thống nhất Đức là thủ tướng phổ, Bix-mác. Ông thức hiện chính sách “ Sắt và Máu”, dùng vũ lực chiến tranh với bên ngoài ( đánh Đan Mạch, Áo, gây chiến với Pháp)
- Do tính chất của công cuộc thống nhất ( dùng vũ lực để gây chiến tranh với bên ngoài) nước Đức dần dần bị quân phiệt hóa theo kiểu Phổ và trở thành 1 trung tâm gây chiến ở Châu Âu. Nước Đức trở thành lò lửa chiến tranh của 2 cuộc chiến tranh thế giới lần I và II.
I-TA-LI-A: - Trước khi được thống nhất I-ta-li-a cũng bị chia thành 7 quốc gia nhỏ khác nhau theo chế độ quân chủ chuyên chế nhưng lại phụ thuộc vào Áo. Trong số 7 quốc gia thì vương quốc Piêmôntê có nền kinh tế tư bản phát triển nhất.
- Ở I-ta-li-a nền kinh tế TBCN phát triển đã hình thành tầng lớp đại tư sản và quý tộc tư sản hóa- Quý tộc Iuncơ (quý tộc phong kiến kinh doanh theo con đường TBCN). Họ dựa vào Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Áo lãnh đạo nhân dân Piêmôntê thực hiện công cuộc thống nhất I-ta-li-a theo con đường “ từ trên xuống”
- Lãnh đạo công cuộc thống nhất I-ta-li-a là thủ tướng nước Piêmôntê, Cavua. Ông lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh lật đổ ách thống trị của áo giả phóng miền Bắc và trung I-ta-li-a lập nên nhà nước quân chủ lập hiến dưới quyền vua Piêmôntê
- Không chỉ được tiến hành thống nhất “ từ trên xuống” cuộc đấu tranh thống nhất của I-ta-li-a còn được tiến hành “ từ dưới lên” thông qua vai trò của quần chúng nhân dân với “đội quân áo đỏ” nghìn người do Ga-ri-ban-đi chỉ huy. Ông đã lãnh đạo quân đội đánh xuống phía nam thống nhất nam I-ta-li-a sau đó sát nhập vào vương quốc Piêmôntê. Sau chiến tranh Pháp-Phổ (1870) I-ta-li-a được thống nhất và phát triển theo con đường TBCN.
Chữ ký của Khánh Trang





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)

 

Điểm giống và khác nhau giữa 2 cuộc cách mạng tư sản Đức và I-ta-li-a

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch sử thế giới cận đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất