Đất phương Nam có chúa Nguyễn cát cứ, còn được gọi là Đằng trong. Nguyễn Cư Trinh là người có công gầy dựng vùng đát này thưở ban sơ. Theo sách cũ ghi lại nơi đây là: “Tàn hà đái thấp, chiết liễu triêm nê” (sen tàn nơi ẩm thấp, khí hậu độc địa, nhánh cây bần gẫy rơi xuống bùn). Những người Đằng ngoài thuận buồm xuôi gió trên biển Đông, đã cập bến vùng đất ven biển như: Bà Rịa, Long Hải, Cần Giờ, Bến Tre … rồi theo kinh mạch tiến sâu vào đất liền lên bờ khai khẩn đất hoang. Một vài nơi đã có người đến trước hoặc cư dân tại chỗ là người khmer, Xiêm La, Minh Hương (người Minh Hương hay còn gọi là người Hoa.). ..
Những cư dân Đằng ngoài từ chỗ có làng xã, sinh hoạt lễ thói nhiều đời, nay đến nơi tứ cố vô than, lại thêm phong thổ khắc nghiệt… đã làm cho họ trở nên bản lĩnh và đặt biệt “hiếu khách”. “Hiếu khách” có lẽ là nét đặt trưng là cá tính độc đáo của người miền Nam, bởi họ rất cần người để tâm sự. Để giải bày nỗi niềm sâu kín, hoặc để uống với nhau ly rượu giải sầu, cái sầu ly hương, hay để hàng huyên chuyện xứ sở Đằng ngoài, nơi quê cha đất tổ.
Trong sinh hoạt láng giềng Nam Bộ ta thấy có nhiều tiệc tùng, nhậu nhẹt đám cưới, đám hỏi, đám giỗ, thôi nôi, đầy tháng … mà người mời ít khi từ chối. Mặc dù họ hiểu rằng “ăn bữa giỗ lỗ bữa cày”. Họ đến không phải vì rượu thịt, vì miếng ngon vật lạ mà là vì “phải quấy” (đây là cách nói của người địa phương miền Nam hay nói). Ai không đi không dự thì gửi bao thư, lễ vật cáo lỗi, còn nếu làm thinh, không “phản hồi” là “có vấn đề”!. Từ những bàn tiệc đôi khi nảy sinh vấn đề quan hệ tình cảm, kết nghĩa thông gia, tri âm tri kỷ…
Trong nhân gian còn lưu truyền câu nói “ăn mặn nói ngay” để nói lên tính cách người miền Nam. Lý giải cho câu thành ngữ này phải dựa trên cơ sở lịch sử và đời sống thực tế của người dân Nam Bộ. Như đã nói, họ là những lưu dân đã đến đây chủ yếu bằng đường biển, suốt hành trình lênh đênh giữa sóng to gió lớn, chống lại cái rét, cơn thịnh nộ của biển cả … buộc họ phải đảm bảo mạng sống và sinh tồn. Để lặn sâu dưới nước người ta hay uống nước muối (giờ hiện đại hơn uống nước mắm), cá để lâu thì muối hoặc làm mắm. Dần dần người miền Nam trở nên ăn mặn (tôi sẽ giải thích cuối bài về điều này) so với đất liền. Trong bữa ăn truyền thống của người miền Nam không bao giờ thiếu các món kho: thịt kho, cá kho, mắm kho, hoặc kho mặn … Đặt biệt dù giàu hay nghèo, bình dân hay tiệc tùng lễ lạc giữa nhà hàng sang trọng đều có chén nước mắn trong mâm thức ăn dùng làm nước chấm.
Người miền Nam trong lịch sử khẩn hoang Nam Kỳ là những người luôn luôn đối đầu với nghịch cảnh. Bởi thế họ không có thời gian con cà con kê, nếu có việc gì họ nói dứt khoát ngắn gọn, trực tiếp và rõ rang. Vì lênh đênh giữ sóng biển nên giọng của họ bị át đi, cho đến khi lên bờ khai khẩn thì đất rộng người thưa, cây cối um tùm, phương thức lao động không phải tập đoàn (nói cho sang) hay quần hợp mà là thủ công, riêng lẻ, khi cần gọi nhau để trao đổi thì họ phải hét to, bởi vậy người miền Nam cho tới sau này vẫn còn ăn to nói lớn.
Thông thường mỗi khi dỗ chạp, tết nhất hay mỗi khi bày cỗ cúng kiếng người miền Nam ngoài việc dọn cỗ trên bàn thờ ông bà, cha mẹ … còn có một mâm cỗ riêng được bày trên bàn ở trước nhà để cúng. Gọi là “mâm đất đai”, mâm thức ăn này để cúng bậc tiền hiền đã có công khai phá vùng đất hiện tại cũng những người khuất mặt khuất mày đã bỏ mạng nơi đây không nơi nương tựa. Trước khi khấn vái bàn thờ gia tiên chủ nhân phải thành tâm trước “mâm đất đai” xem như thủ tục trình báo với “sở tại”. Điều này nói lên người dân miền Nam giàu lòng nhân ái, đầy lòng vị tha, câu nhân gian bà con mình hay nói đó là “Biết điều”.