CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Thờ cúng tổ tiên - một biện pháp giáo dục truyền thống văn hoá cho tuổi trẻ Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Thờ cúng tổ tiên - một biện pháp giáo dục truyền thống văn hoá cho tuổi trẻ Việt Nam I_icon_minitimeSat Feb 20, 2010 8:25 pm

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Thờ cúng tổ tiên - một biện pháp giáo dục truyền thống văn hoá cho tuổi trẻ Việt Nam 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Thờ cúng tổ tiên - một biện pháp giáo dục truyền thống văn hoá cho tuổi trẻ Việt Nam 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Thờ cúng tổ tiên - một biện pháp giáo dục truyền thống văn hoá cho tuổi trẻ Việt Nam

 
Những năm gần đây, Việt Nam đã được thế giới đánh giá là đất nước có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Là một trong hơn 30 nền văn hoá tiên tiến của thế giới. Điều đó đã được chứng minh với những di sản văn hoá thế giới như: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Thành cổ Hội An và khu Thánh địa Mỹ Sơn. Thủ đô Hà Nội cũng được công nhận là thành phố hoà bình năm 1999.

Cả nước Việt Nam có trên bốn mươi nghìn di tích, với hơn hai mươi nghìn điểm đã được Nhà nước công nhận và Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng Di tích lịch sử. Ở mỗi gia đình, mỗi dòng họ còn lưu giữ một kho tàng quý báu về truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là gia phả các dòng họ. Hội thảo về gia phả các dòng họ Việt Nam diễn ra trong hai ngày 11-12/5/2001 do Bảo tàng dân tộc cùng với câu lạc bộ UNESCO thông tin các dòng họ, Hiệp hội câu lạc bộ UNESCO Việt Nam và Viện Nghiên cứu Hán Nôm tổ chức, đã gây xúc động cho bao nhiêu đại biểu cao tuổi từ các địa phương đến dự. Tiếp theo đó là Hội Văn hoá Dân gian Việt Nam và Bảo tàng Dân tộc học cũng đã tổ chức Hội thảo khoa học gia phả Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại vào tháng 5/2002 với hơn 180 dòng họ khắp Bắc, Trung, Nam đã về dự. Đặc biệt ngày 15/11/2002 Viện nghiên cứu Hán Nôm thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, cũng đã tiến hành Hội thảo khoa học về phả học Việt Nam, gần 40 tham luận của các nhà khoa học: Hán học, văn hoá, sử học v.v… đã ngày càng khẳng định những giá trị của ngành phả học Việt Nam. Đó là những di sản văn hoá phả Việt Nam vô cùng quý báu, ngày càng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, xây dựng góp phần giữ gìn nền văn hoá cổ truyền của dân tộc, xứng đáng với nền văn hiến 4000 năm của dân tộc Việt Nam. Mỗi gia phả của dòng họ đều ghi chép về lịch sử, văn hoá, giáo dục, phong tục, tập quán ứng xử dạy con cháu trong gia đình và bí quyết của nghề truyền thống, y học cổ truyền, đặc biệt là lễ hội, thành hoàng làng, tết cổ truyền dân tộc và tết trung thu hàng năm. Đây là một tài sản vô giá gắn liền với sự nghiệp phát triển con người và dân tộc Việt Nam.
Phụ nữ Việt Nam với những nét dịu dàng, xinh đẹp cùng với trang phục áo dài, phong cách ứng xử văn hoá, thông minh, chăm chỉ lại rất khéo tay, hay làm các món ăn dân tộc độc đáo, đã ngày càng làm say lòng du khách quốc tế, đóng góp vai trò không nhỏ trong dòng họ và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Nhà có phả, nước có sử. Theo truyền thuyết xa xưa vua Hùng là tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch nhân dân ta từ trẻ đến già, ở khắp mọi miền tổ quốc lại trở về với lễ hội đền Hùng để thành kính thắp nén nhang thơm tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3
Dù ai buôn xa, bán xa
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng 3 mùng 10
Người Việt Nam từ trẻ đến già, nam thanh nữ tú đến các cháu thiếu nhi khi hành hương về cội nguồn vào dịp giỗ Tổ tại mảnh đất Thánh - Địa - Linh thuộc xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, ngoài những nén nhang thơm tưởng nhớ các vua Hùng đã khai sinh lập địa đất Việt thuở xưa, thì mọi người còn được chiêm bái những di sản văn hoá cội nguồn của dân tộc tại Bảo tàng Hùng Vương.
Tại lễ hội đền Hùng năm 2001, đoàn hành hương về cội nguồn của người Việt ở Mỹ, Trung Quốc v.v… có bà Nguyễn Thị Đức năm nay đã trên 80 tuổi. Cách đây hơn 20 năm bà sang định cư với con cháu tại nước Mỹ. Khi đi bà đã lên đền Hùng làm lễ và xin đất - nước mang sang Mỹ lập đền thờ vọng các vua Hùng. Cảm phục tấm lòng hướng về tổ tiên của bà, nhiều người ở Mỹ, Trung Quốc v.v… đã trở về làm lễ Tổ vua Hùng để xin xây dựng một khu đền thờ vọng các vua Hùng tại nước Mỹ. Khi được trao đổi về chương trình giáo dục văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam cho thế hệ trẻ, ông Nguyễn Thanh Liêm, trưởng đoàn đã xúc động nói: Ở nước Mỹ, chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào cho con cháu mình không quên tổ quốc, không quên mình là người của dân tộc Việt Nam.
Vũ Thái Hà
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Thờ cúng tổ tiên - một biện pháp giáo dục truyền thống văn hoá cho tuổi trẻ Việt Nam I_icon_minitimeMon Mar 22, 2010 9:11 pm

Vuhoangsonhn
Để mãi không quên

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Vuhoangsonhn

ĐIỀU HÀNH VIÊN

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Vuhoangsonhn
Họ & tên Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Use for [L]onely_Star only
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Thờ cúng tổ tiên - một biện pháp giáo dục truyền thống văn hoá cho tuổi trẻ Việt Nam Laodong1 Thờ cúng tổ tiên - một biện pháp giáo dục truyền thống văn hoá cho tuổi trẻ Việt Nam DHVgioi Thờ cúng tổ tiên - một biện pháp giáo dục truyền thống văn hoá cho tuổi trẻ Việt Nam 36Thờ cúng tổ tiên - một biện pháp giáo dục truyền thống văn hoá cho tuổi trẻ Việt Nam 40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 235
Đến từ Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích Điểm thành tích : 450
Được cám ơn Được cám ơn : 131

Bài gửiTiêu đề: Re: Thờ cúng tổ tiên - một biện pháp giáo dục truyền thống văn hoá cho tuổi trẻ Việt Nam

 
Ai về Phú Thọ cùng ta
Về ngày dỗ tổ tháng ba mùng mười
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày dỗ tổ mùng mười tháng ba

Phú Thọ, Bạch Hạc, nơi quê cha đất tổ, nơi khai sinh ra nguồn cội của dân tộc Việt Nam hào hùng. Nơi mà bánh trưng, bánh dày, bánh ót, ... những thức ăn thức uống dân dã mang đậm tính dân tộc được sáng tạo ra.

Vui làm sao khi vào ngày 16/6/1954, thị xã Việt Trì, Bạch Hạc xưa thoát khỏi nanh vuốt của giặc Pháp. Vui sao hơn khi ngày 4/6/1962, Việt Trì được lên cấp thành phố.

Buồn sao khi ngay tại nước ta, phong tục thờ cũng tổ tiên đang bị nhiều giới trẻ ít quan tâm, người ta xây nhà, phòng để thờ cúng ông bà tổ tiên, tách ông bà tổ tiên ra khỏi cõi sống bên cạnh con cháu...

Ngồi thuyền giữa ngã ba sông Bạch Hạc, nhìn những con cá Anh Vũ bơi lội, bỗng tự hỏi: ta đang nghĩ gì? ta biết đi đâu, theo dòng nước nào? "hay để nước trôi"?
Chữ ký của Vuhoangsonhn





Thờ cúng tổ tiên - một biện pháp giáo dục truyền thống văn hoá cho tuổi trẻ Việt Nam I_icon_minitimeWed Mar 24, 2010 4:26 pm

hangxinhdep
Nhảy và hát ,viết văn

Thành viên cấp 2

hangxinhdep

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Vũ Minh Hằng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Thư ký Phó Chủ nhiệm
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 42
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Nhảy và hát ,viết văn
Điểm thành tích Điểm thành tích : 104
Được cám ơn Được cám ơn : 52

Bài gửiTiêu đề: Re: Thờ cúng tổ tiên - một biện pháp giáo dục truyền thống văn hoá cho tuổi trẻ Việt Nam

 
tyt_nnl_3994 đã viết:
Những năm gần đây, Việt Nam đã được thế giới đánh giá là đất nước có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Là một trong hơn 30 nền văn hoá tiên tiến của thế giới. Điều đó đã được chứng minh với những di sản văn hoá thế giới như: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Thành cổ Hội An và khu Thánh địa Mỹ Sơn. Thủ đô Hà Nội cũng được công nhận là thành phố hoà bình năm 1999.

Cả nước Việt Nam có trên bốn mươi nghìn di tích, với hơn hai mươi nghìn điểm đã được Nhà nước công nhận và Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng Di tích lịch sử. Ở mỗi gia đình, mỗi dòng họ còn lưu giữ một kho tàng quý báu về truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là gia phả các dòng họ. Hội thảo về gia phả các dòng họ Việt Nam diễn ra trong hai ngày 11-12/5/2001 do Bảo tàng dân tộc cùng với câu lạc bộ UNESCO thông tin các dòng họ, Hiệp hội câu lạc bộ UNESCO Việt Nam và Viện Nghiên cứu Hán Nôm tổ chức, đã gây xúc động cho bao nhiêu đại biểu cao tuổi từ các địa phương đến dự. Tiếp theo đó là Hội Văn hoá Dân gian Việt Nam và Bảo tàng Dân tộc học cũng đã tổ chức Hội thảo khoa học gia phả Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại vào tháng 5/2002 với hơn 180 dòng họ khắp Bắc, Trung, Nam đã về dự. Đặc biệt ngày 15/11/2002 Viện nghiên cứu Hán Nôm thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, cũng đã tiến hành Hội thảo khoa học về phả học Việt Nam, gần 40 tham luận của các nhà khoa học: Hán học, văn hoá, sử học v.v… đã ngày càng khẳng định những giá trị của ngành phả học Việt Nam. Đó là những di sản văn hoá phả Việt Nam vô cùng quý báu, ngày càng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, xây dựng góp phần giữ gìn nền văn hoá cổ truyền của dân tộc, xứng đáng với nền văn hiến 4000 năm của dân tộc Việt Nam. Mỗi gia phả của dòng họ đều ghi chép về lịch sử, văn hoá, giáo dục, phong tục, tập quán ứng xử dạy con cháu trong gia đình và bí quyết của nghề truyền thống, y học cổ truyền, đặc biệt là lễ hội, thành hoàng làng, tết cổ truyền dân tộc và tết trung thu hàng năm. Đây là một tài sản vô giá gắn liền với sự nghiệp phát triển con người và dân tộc Việt Nam.
Phụ nữ Việt Nam với những nét dịu dàng, xinh đẹp cùng với trang phục áo dài, phong cách ứng xử văn hoá, thông minh, chăm chỉ lại rất khéo tay, hay làm các món ăn dân tộc độc đáo, đã ngày càng làm say lòng du khách quốc tế, đóng góp vai trò không nhỏ trong dòng họ và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Nhà có phả, nước có sử. Theo truyền thuyết xa xưa vua Hùng là tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch nhân dân ta từ trẻ đến già, ở khắp mọi miền tổ quốc lại trở về với lễ hội đền Hùng để thành kính thắp nén nhang thơm tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3
Dù ai buôn xa, bán xa
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng 3 mùng 10
Người Việt Nam từ trẻ đến già, nam thanh nữ tú đến các cháu thiếu nhi khi hành hương về cội nguồn vào dịp giỗ Tổ tại mảnh đất Thánh - Địa - Linh thuộc xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, ngoài những nén nhang thơm tưởng nhớ các vua Hùng đã khai sinh lập địa đất Việt thuở xưa, thì mọi người còn được chiêm bái những di sản văn hoá cội nguồn của dân tộc tại Bảo tàng Hùng Vương.
Tại lễ hội đền Hùng năm 2001, đoàn hành hương về cội nguồn của người Việt ở Mỹ, Trung Quốc v.v… có bà Nguyễn Thị Đức năm nay đã trên 80 tuổi. Cách đây hơn 20 năm bà sang định cư với con cháu tại nước Mỹ. Khi đi bà đã lên đền Hùng làm lễ và xin đất - nước mang sang Mỹ lập đền thờ vọng các vua Hùng. Cảm phục tấm lòng hướng về tổ tiên của bà, nhiều người ở Mỹ, Trung Quốc v.v… đã trở về làm lễ Tổ vua Hùng để xin xây dựng một khu đền thờ vọng các vua Hùng tại nước Mỹ. Khi được trao đổi về chương trình giáo dục văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam cho thế hệ trẻ, ông Nguyễn Thanh Liêm, trưởng đoàn đã xúc động nói: Ở nước Mỹ, chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào cho con cháu mình không quên tổ quốc, không quên mình là người của dân tộc Việt Nam.
Vũ Thái Hà
Bạn Linh ghi rõ tác giả và nguồn trích tư liệu nhé!
Chữ ký của hangxinhdep





Thờ cúng tổ tiên - một biện pháp giáo dục truyền thống văn hoá cho tuổi trẻ Việt Nam I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Thờ cúng tổ tiên - một biện pháp giáo dục truyền thống văn hoá cho tuổi trẻ Việt Nam

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Thờ cúng tổ tiên - một biện pháp giáo dục truyền thống văn hoá cho tuổi trẻ Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Bản sắc Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất