Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: HỒ QUÍ LY
Hồ Quý Li và những cải cách Hồ Quý Ly (1336-1407) quê gốc ở Quỳnh Lưu (Nghệ An).
Ông có hai người cô đều được vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ nhà vua Trần, do đó ông sớm được đưa vào triều đình.
Ban đầu, vua Trần Dụ Tông cho ông làm Trưởng cục Chi hậu (1371), đến vua Trần Nghệ Tông đưa lên làm Khu mật đại sứ, lại gả con gái là công chúa Huy Ninh.
Ông là người có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa.
Làm việc trong hoàn cảnh nhà Trần đã suy yếu cực độ, đất nước nghiêng ngả, nhân dân cực khổ, ông không chịu nổi. Ông được cử giữ chức cao nhất trong triều. Năm 1395 Thượng hoàng Trần Nghệ Tông chết, ông được cử làm Phụ chính Thái sư, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước.
Năm 1400, ông truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ, chấn chỉnh bộ máy quan lại.
Chưa được một năm, Hồ Quý Ly theo cách nhà Trần, nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương, làm Thái Thượng Hoàng.
Hồ Quý Ly là vị vua Việt Nam đầu tiên quyết định dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc, cho dịch các kinh, thư, thi. Chính ông đã biên tập thiên "vô dật" để dạy cho con cái nhà quan và soạn ra 14 thiên Minh đạo dâng lên Trần Nghệ Tông khi trước.
Về mặt xã hội, ông thiết lập sở "Quản tế" (như ty y tế ngày nay). Ở các lộ, ông đều lập một kho lúa gọi là "Thường bình", lấy tiền công mua lúa trữ vào, phòng những năm mất mùa đem bán rẻ cho dân chúng.
Ông thực thi lại chính sách phân phối ruộng đất, quy định trong nước chỉ trừ đại vương và trưởng công chúa, còn không người nào được phép có quá 10 mẫu ruộng. Số ruộng thừa phải nộp lại cho Nhà nước. Ông còn hạn chế số nô tỳ trong các nhà quyền quý, các gia đình phải tùy theo thứ bậc mà nuôi tôi tớ nhiều hay ít, không được quá số quy định.
Hồ Quý Ly cũng là người đề xướng việc phát hành tiền giấy đầu tiên ở Việt Nam.
Trước sự lăm le xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly tích cực chấn chỉnh quân đội, xây thành, đóng thuyền chiến, v.v...
Nhìn chung, những cải cách của Hồ Quý Ly là tích cực, với mong muốn xây dựng một nước Việt Nam cường thịnh, tư tưởng đổi mới của ông cũng rất đáng trân trọng song những cải cách của ông chưa mang lại những kết quả đáng kể.
Hồ quý ly là người có công hay cướp ngôi vua?
Với Hồ Quý Ly thì công tội đủ cả
Cải cách tiến bộ
Nói chung, những cải cách của Hồ Quý Ly nhằm mục đích xây dựng một nước Đại Ngu cường thịnh. Tuy nhiên, tư tưởng đổi mới của Hồ Quý Ly và những cải cách của ông thực hiện dồn dập trong một thời gian ngắn, không đạt kết quả như mong đợi và gây ra sự phẫn nộ trong nhân dân; đặc biệt là với các sĩ phu trung thành với nhà Trần.
Hồ Quý Ly, theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, là một nhà cải cách có tài nhưng khả năng về quân sự của ông chưa tương đương với tài năng về văn trị. Khi còn làm tướng nhà Trần cầm quân chống Chiêm Thành, Hồ Quý Ly thường bị thua trận (thậm chí đã bị tướng dưới quyền chê là "bất tài"). Khi phải đối phó với nguy cơ xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly chỉ mong dùng lực đối lực để chống lại kẻ địch đất rộng người nhiều mà không tính tới chiến thuật. Ông than thở với các quan: "Ước gì có 100 vạn quân để chống lại giặc bắc". Về điểm này Hồ Nguyên Trừng sáng suốt hơn ông. Khi được Hồ Quý Ly giao phó việc quân sự, Hồ Nguyên Trừng nói "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi". Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Hồ Quý Ly chống lại thế lực ngoại bang của nhà Minh là sự mất lòng dân.
Khi lâm nguy, ông cũng mang phong độ của một văn nhân chứ không giống một chiến tướng (xem bài thơ phần Nội trị) nên không dám liều mình chết ở Lỗi Giang, dù lúc đó tuổi đã 70.
Hồ Quý Ly là ông vua giỏi cầm bút hơn cầm gươm. Nếu không có sự can thiệp mạnh của nhà Minh, rất có thể sự nghiệp của ông hoàn toàn có khả năng phát triển, mặc dù gặp phải sự chống đối của những người trung thành với nhà Trần trong nước.
Hồ Quý Ly là vị vua Việt Nam đầu tiên quyết định dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc, cho dịch các kinh, thư, thi. Chính ông đã biên tập thiên " vô dật" để dạy cho con cái nhà quan và soạn ra 14 thiên Minh đạo dâng lên Trần Nghệ Tông khi trước. Về mặt xã hội, ông thiết lập sở " Quản tế" (như ty y tế ngày nay). Ở các lộ, ông đều lập một kho lúa gọi là " Thường bình" , lấy tiền công mua lúa trữ vào, phòng những năm mất mùa đem bán rẻ cho dân chúng.
Ông thực thi lại chính sách phân phối ruộng đất, quy định trong nước chỉ trừ đại vương và trưởng công chúa, còn không người nào được phép có quá 10 mẫu ruộng. Số ruộng thừa phải nộp lại cho Nhà nước. Ông còn hạn chế số nô tỳ trong các nhà quyền quý, các gia đình phải tùy theo thứ bậc mà nuôi tôi tớ nhiều hay ít, không được quá số quy định. Hồ Quý Ly cũng là người đề xướng việc phát hành tiền giấy đầu tiên ở Việt Nam. Trước sự lăm le xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly tích cực chấn chỉnh quân đội, xây thành, đóng thuyền chiến, v.v... Nhìn chung, những cải cách của Hồ Quý Ly là tích cực, với mong muốn xây dựng một nước Việt Nam cường thịnh, tư tưởng đổi mới của ông cũng rất đáng trân trọng song những cải cách của ông chưa mang lại những kết quả đáng kể. Triều Hồ thành lập chưa được mấy năm thì quân Minh tràn sang xâm lược. Hồ Quý Ly tổ chức cuộc kháng chiến, song " quân nhà Hồ trăm vạn nhưng không một lòng" , Hồ Quý Ly không thể cố thủ bằng cách dựa vào thành quách, cho nên sau 6 tháng kháng cự, ông và con cháu bị giặc Minh bắt đưa về Trung Quốc. Tuy thất bại, nhưng ông là người có tinh thần tự chủ cao. Đáp lời người Trung Quốc hỏi về phong hóa nước Nam, ông tự hào viết nên một bài thơ:
" Dục vấn An Nam sự An Nam phong tục thuần Y quan Đường chế độ Lễ nhạc Hán quân thần Ngọc ủng khai tâm tửu Kim đao chước tế lân Niên niên nhị tam nguyệt Đào lý nhất ban xuân"
Tạm dịch:
" An Nam muốn hỏi rõ Xin đáp: phong tục thuần Lễ nhạc nghiêm như Hán Y quan chẳng kém Đường Dao vàng cá nhỏ vẩy Bình ngọc rượu lừng hương Mỗi độ mùa xuân tới Mận đào nở chật vườn" .
Khi còn nắm chính quyền, ông cương quyết đề cao công tác giám sát, chống thói xu thời không dám can gián cái sai của nhà vua khiến quốc pháp bị xem thường. Với quan Ngự sử Trung đô úy Đỗ Tử Trừng là người có trách nhiệm, ông gửi lời trách cứ trong một bài thơ:
" Ô đài cửu hỹ, cấm vô thanh Đốn sử triều đình phong hiến khinh Tá vấn Tử Trừng nhu Trung úy Thư sinh hà sự phụ bình sinh"
Tạm dịch:
" Đài gián từ lâu tiếng lặng thinh Triều đình để phép bị coi khinh Tử Trừng, Trung úy sao mềm yếủ Kẻ sĩ không nên bỏ chí mình!"
Với nhà vua bất tài vô dụng, ông cương quyết phế bỏ. Kẻ giáo điều theo chính thống thì cho rằng thế là thoán nghịch, nhưng nhà sử học công minh thì không thể không thừa nhận đó là việc cần làm, nếu đứng trên lập trường vì quyền lợi đất nước, chứ không vì quyền lợi của một cá nhân, một dòng họ. Đối với nhà vua bất tài mà tham quyền cố vị, ông có bài thơ Ký Nguyên quân (gửi Nguyên quân) viết như sau:
" Tiền hữu dung ám quân Hôn Đức cập Linh Đức Hà bất tảo an bài Đồ sử lao nhân lực"
Dịch là:
" Cũng một duộc vua hèn Hôn Đức và Linh Đức Sao chẳng sớm liệu đỉ Chỉ để người nhọc sức!" .
Chõng xâm lược
Sử gia Trần Trọng Kim trong sách Việt Nam sử lược nêu một giả thiết khác hơn về ông.
Xem công việc của Hồ Quý Ly làm thì không phải là một người tầm thường, nhưng tiếc thay một người có tài kinh tế như thế, mà giả sử cứ giúp nhà Trần cho có thủy chung (trước sau), thì dẫu giặc Minh có thế mạnh đến đâu đi nữa, cũng chưa hầu dễ đã cướp được nước Nam, mà mình lại được cái tiếng thơm để lại nghìn thu. Nhưng vì cái lòng tham xui khiến, hễ đã có thế lực là sinh ra bụng muốn tranh quyền, cướp nước. Bởi thế Hồ Quý Ly mới làm sự thoán đoạt, và nhà Minh mới có cái cớ mà sang đánh lấy nước An Nam. Cũng vì cái cớ ấy, cho nên lòng người mới bỏ họ Hồ mà đem theo giặc, để đến nỗi cha con họ Hồ thua chạy, bị bắt, phải đem thân đi chịu nhục ở đất nước người! Nhưng đấy là cái tội làm hại riêng cho một họ Hồ mà thôi, còn cái tội làm mất nước Nam, thì ai gánh vác cho Quý Ly? Tuy nhiên, các sử gia hiện đại có ý kiến cho rằng: Dù nhà Hồ thay ngôi nhà Trần hay không thì nhà Minh vẫn xâm lược. Dẫn chiếu từ thời Trần Phế Đế cho thấy khi Trần Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, Minh Thái Tổ đã định đánh Đại Việt, nhưng do có người can gián (chưa có thời cơ tốt) nên tạm thôi[6]. Tới khi Minh Thái Tổ chết, cháu nội Minh Huệ Đế (Chu Doãn Văn) là ông vua ôn hoà lên thay (1398), Hồ Quý Ly chọn thời điểm lấy ngôi nhà Trần (1400) lúc đó khá phù hợp, khi bản thân ông tuổi đã cao. Nhưng biến cố sau đó nằm ngoài dự tính của ông. Không lâu sau (1403), Doãn Văn bị chú là Chu Lệ cướp ngôi. Chu Lệ - Minh Thành Tổ là một ông vua hiếu chiến như Chu Nguyên Chương và đây cũng có thể xem là một nguyên nhân khiến Đại Ngu bị xâm lược. Nếu Quý Ly không lấy ngôi nhà Trần thì sau khi ông mất, nhà Trần suy yếu và kiệt quệ sau "hoạ Chiêm Thành" cũng sẽ trở thành tiêu điểm cho "lòng tham" của những vua phương bắc hiếu chiến như Chu Lệ.
Tội:
Làm mất lòng dân do quá nghiệt ngã, giết con rể, hạ bệ cháu, giết tôn thất Trần do đó dù 1 triệu quân vãn thua vì "Lòng dân không theo". Tội để mất nước do đó càng lớn.
Wed Aug 11, 2010 8:48 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
Hồ Quý Ly có thể nói là một nhân vật gian hùng như Trần Thủ Độ ở VN, Tào Tháo, Đổng Trác, Vương Mãng... ở TQ. Khi đó vương triều Trần hủ bại (như triều Lý trước kia) nên việc thay thế là bắt buộc, không thể quy tội cướp ngôi cho các ông. Nhưng HQL thất bại mà TT Độ thành công theo tôi có một số lí do chính: -HQL làm mất lòng dân, mất lòng cả tầng lớp quý tộc, địa chủ. -Tài năng quân sự kém, chỉ lo xây thành, dời đô ... trong khi TT Độ giỏi chiến tranh nhân dân, dám bỏ thành TL
Tuy nhiên thời Hồ có một số thành tựu như chế tạo súng thần công, xây thành Tây Đô mà đời sau còn phải khâm phục
Wed Aug 11, 2010 9:27 am
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
bạn nói "nhân vật gian hùng" mình nghĩ bạn dùng sai từ rồi ông là người có tài do thời đó nhận thức chưa tiến bộ hãy xem những cải cách của ông mà xem thời đó đã có ai nghĩ ra thay thế tiền xu bằng tiền giấy chưa? bạn nói như thế cũng có cái đúng nhưng phải nhìn vào mặt tích cực chứ
Wed Aug 11, 2010 9:39 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
Gian hùng nghĩa là anh hùng một cách gian giảo. Với những việc làm của HQL như đã liệt kê giết con rể, hạ bệ cháu, giết tôn thất Trần... ta có thể xếp ông vào loại gian hùng.
Tất nhiên ông có nhiều mặt tích cực, nhưng việc thay tiền xu bằng tiền giấy là do ông học tập Trung Quốc và các cải cách của ông có phần giống Vương An Thạch nhà Tống
Wed Aug 11, 2010 10:12 am
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
"gian hùng Nói người có nhiều mưu mô quỉ quyệt, thường thực hiện bằng cách sử dụng quyền thế của mình" nghĩa của từ gian hùng la vậy đó
Wed Aug 11, 2010 2:57 pm
Để mãi không quên
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Vuhoangsonhn
Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi : 235
Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích : 450
Được cám ơn : 131
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
Thanhsamkhach đã viết:
Gian hùng nghĩa là anh hùng một cách gian giảo. Với những việc làm của HQL như đã liệt kê giết con rể, hạ bệ cháu, giết tôn thất Trần... ta có thể xếp ông vào loại gian hùng.
Tất nhiên ông có nhiều mặt tích cực, nhưng việc thay tiền xu bằng tiền giấy là do ông học tập Trung Quốc và các cải cách của ông có phần giống Vương An Thạch nhà Tống
Xin lỗi! Chẳng lẽ Bạn là một người nước ngoài hay sao mà nói những điều tế nhị và có cái nhìn lệch, không toàn diện về các dấu mốc trong LS của Dân tộc Việt Nam vậy.
Tiền giấy ra đời ở Nhà Tống ư? nhà Đường ư? Đúng vậy. Nhưng nó không là một loại tiền được lưu hành toàn quốc thay thế cho tiền đồng. Nó chỉ như tờ séc, ngân phiếu hay giấy ghi nợ bây giờ thôi.
Nếu bảo vua Thánh Nguyên bắt chước bên Tàu, thì sao bên đó không phát triển tiền giấy luôn đi, phát hành kiểu như bây giờ đi. Mà đến thời nhà Minh thì đóng cửa.
Đằng này vua Thánh Nguyên phát hành tiền giấy lưu thông trong cả nước. Đổi bỏ hẳn tiền đồng. Như vậy thì xem xét 2 bên: 1 bên là cái tờ ngân phiếu và, bên là 1 loại tiền tệ gần như duy nhất được lưu thông và phát hành. Bên nào là tiến bộ và đi trước hơn. Và tiền Thông bảo Hội sao có đầy đủ tên, mệnh giá, ... giống như tiền hiện đại. Còn bên Trung Quốc khác gì giấy ghi nợ đâu.
Còn việc so sánh cải sách này với Vương An Thạch, thì hãy nhìn lại: Cải cách Vương An Thạch có phần khá Quân sự hóa kết cấu nông thôn, Vương An Thạch xét thấy thì trong thời gian cải cách, không thấy rõ sự tiếp xúc với nhân dân, Cải cách không đánh thẳng vào giai cấp thống trị, áp bức như đại quan, địa chủ, thương nhân, quý tộc cung đình và hoàng thân quốc thích mà chỉ có biện pháp hạn chế, khiến cải cách bị phá hỏng. Cải cách thất bại do 1 phần nào chủ quan.
Trong khi đó, cải cách của vua Thánh Nguyên có phần khác: Chính sách hạn điền, định lại thuế ruộng đất, cho dân đi khai phá vùng đất mới Chiêm Động-Cổ Lụy. Đó đều là những chính sách đánh mạnh vào giai cấp địa chủ, đem lại phần nào lợi ích cho nông dân. Chính sách hạn nô cũng đã giải phóng 1 phần giai cấp/tầng lớp nô lệ. Ngoài ra, vua còn đặt quan ở Tam quán, Nội nhân đi về các lộ thăm hỏi cuộc sống nhân dân, hạn chế những kẻ bất tài trong lớp quý tộc cuối nhà Trần. Đặc biệt hơn, trong cuộc cải cách còn có những chính sách quân sự, những phát minh về chiến thuyền, thành trì, thần công... Loại súng "Thần cơ" là loại súng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Nói tón lại, cuộc cải cách của nhà Hồ là một cuộc cải cách toàn diện, gần như không có sự sai sót và nếu có sai (mà chắc chắn là có vì không có cái gì là hoàn hảo) thì cái sai đó sẽ được khắc phục. Việc khiến nó thất bại hoàn toàn do nguyên nhân khách quan, đó là sự hiếu chiến của nhà Minh.
Và việc tàn sát các tôn thất, có thể hiểu, đến thời kỳ này, nhà Trần đã quá suy đồi, vua hèn tướng nhược. Chính sách Thái ấp cũng khiến cho Tôn thất là 1 lực lượng Địa chủ lớn, nhưng sau hơn trăm năm thì số lượng quá đông đảo. Đầu tiên vua Thánh Nguyên khi làm quan cũng chỉ xin hạn chế bớt những người kia, kẻ bất tài vẫn là tôn thất, người có tài thì được trọng dụng. Và trong thời buổi đó, vua yếu hèn như vậy, Tiền Hồ phải có quyền lực trong tay để thực hiện các cải cách. Và khi đó, thì Hồ Quý Ly lên ngôi, hiệu Thánh Nguyên, tước cũ là Quốc Tổ Chương Hoàng Đế.
Wed Aug 11, 2010 9:59 pm
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
uh Tr đồng ý với Sơn chứ như bạn nói vậy là sai và có phần phản lịch sử nước nhà
Thu Aug 12, 2010 7:44 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
K0 tranh luận với cac bạn nữa đâu. Có câu thơ của Mao chủ tịch tặng cho các bạn nè (đặc biệt là tặng Cỏ ướt. Thơ rằng:
Tây Nguyên nhi nữ đa kỳ chí Bất ái hồng trang ái võ trang
Thu Aug 12, 2010 10:32 pm
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
bạn gì ơi Tr thấy câu đó lạ hoắc à
Fri Aug 13, 2010 8:04 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
Đó là thơ chủ tịch Mao, chỉ đổi 1 từ Trung Hoa thành Tây Nguyên cho phù hợp với hoàn cảnh thui
Sat Aug 14, 2010 11:01 pm
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
k bít đâu bạn ạh?
Mon Aug 16, 2010 9:00 am
hoc su ca nhac ăn bánh dán tim hiểu tư tưởng lênin
Thành viên cấp 3
71492xexan84
Họ & tên : nguyễn quốc vương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 09/06/2010
Tổng số bài gửi : 103
Đến từ : hanoi
Sở trường/ Sở thích : hoc su ca nhac ăn bánh dán tim hiểu tư tưởng lênin
Điểm thành tích : 161
Được cám ơn : 46
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
cái kiểu lấy sáng tao trong thơ người khác thì chẳng khác j con chim trong lồng nhìn mà không bay được ủi thân wa bạn nhỷ mình thấy không hợp lý đâu bạn ak lần sau đừng như vậy nhé hj
Mon Aug 16, 2010 3:01 pm
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
Các bạn thích 'võ trang' quá, mình cũng thấy không hợp lí đâu. Tuy nhiên nếu k0 thích thơ người khác thì mình có thơ tự viết tặng các bạn đây. Thơ rằng:
Cỏ ướt sương đêm rủ nhánh mềm Hoa khai, thuỷ động, quyển châu liêm Kim ô nhẹ bước đừng qua vội Để mãi màu xanh trong mắt đêm
Câu thơ thứ 2 vì chưa tìm được lời diễn đạt bằng tiếng Việt nên tạm dùng từ Hán Việt, đừng kết tội tác giả là không phải người VN mà tội nghiệp lắm à nha.
Mon Aug 16, 2010 9:54 pm
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
thế bạn dùng thơ làm gì muốn nói gì thì nói ra luôn đi vòng vo quá người VN mình ưa nói thẳng còn bạn muốn dùng thơ thì mình sẽ chiều bạn
Tue Aug 17, 2010 8:27 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
Mình muốn tranh luận phải mang tính học thuật, đừng quy chụp. Các bạn có tình yêu trong sáng với sử học nhưng đừng cực đoan quá nha. Cỏ ướt nếu để mặt trời chiếu một chút thì tốt nhưng nếu quá nhìu sẽ thành cỏ khô đó
Fri Jul 20, 2012 11:57 pm
Thành viên mới gia nhập
viethung2997
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 22/07/2011
Tổng số bài gửi : 1
Điểm thành tích : 1
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
Thật sự thì em cho rằng Hồ Quý Ly là một nhân vật mang tư tưởng tiến bộ và sự thật là những tư tưởng của ông có vài nét tương đồng với Vương An Thạch nhưng không hẳn là giống hoàn toàn. Sách Lịch Sử của chúng ta vẫn tạo cho giới trẻ cách nhìn nhận không đúng về Hồ Quý Ly. Đây là một nhân vật có đầy đủ sự phức tạp đáng để suy ngẫm và nghiên cứu. Còn về Hồ Quý Ly là người có công hay có tội thì cũng cần phải trả lời câu hỏi xem Tào Tháo, Trần Thủ Độ có công hay có tội ?
Fri Jul 27, 2012 8:58 pm
Thành viên cấp 2
B754
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 13/11/2010
Tổng số bài gửi : 48
Điểm thành tích : 51
Được cám ơn : 4
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
Công nhận là Hồ Quý Ly có những tư tưởng không giống thời đại, tuy nhiên khi xem xét 1 nhân vật lịch sử, không thể chỉ dựa vào tư tưởng. Bản thân Hồ Quý Ly không có cống hiến gì nổi bật. Trong thời gian dài chiến tranh với Chiêm Thành, ông ta chưa đánh thắng 1 trận lớn nào, cũng không góp công gì cho công cuộc quốc phòng, ra trận thì hèn nhát, bỏ chạy không xứng làm 1 võ tướng. Ông ta làm cố vấn thân cận cho các vua Trần trong thời gian dài nhưng hầu như không đưa được quyết sách gì ổn định tình hình, không khuyên nhà vua chuyên tâm việc nước, thành ra thế nước đã yếu càng thêm yếu. Tất nhiên lỗi này không chỉ do 1 mình HQL, tuy nhiên trách nhiệm của ông cũng không hề nhỏ. Trong lúc nguy cơ nhà Minh xâm lược đã cận kề thì ông ta chỉ lo việc tranh quyền đoạt vị. Khi bị quân Minh bắt thì cam tâm làm tù binh, chết già trên đất khách. Rõ ràng HQL chỉ đáng làm 1 văn nhân chứ không xứng làm văn quan, lại càng không có đủ tư cách làm vua. Trước nguy cơ giặc Minh xâm lược, ông ta cướp ngôi của cháu ngoại, tàn sát quý tộc họ Trần gây chia rẽ nội bộ nghiêm trọng, điều này đi ngược lại với đạo lý và truyền thống của người Việt. Ông ta lo xây dựng đội quân trăm vạn người, đúc súng đóng thuyền, nhưng đội quân đó chỉ dùng để bảo vệ ngôi vua của ông ta, sang đánh nước nhỏ như Chiêm Thành còn không thắng, đến khi chiến tranh với quân Minh nổ ra, HQL không dám cầm quân đánh 1 trận nào. Đến khi thua trận cũng không dám ở lại sống chết với kinh thành Tây Đô mà lo bỏ chạy, 1 người lãnh đạo hành động như thế, thử hỏi quân dân bên dưới còn trông cậy vào đâu. HQL mà đem so sánh với lão hủ Nho Vương An Thạch thì hợp lý, vì trong lúc nước nhà đang khó khăn, cả 2 người đều đưa ra những cải cách nửa vời, làm chia rẽ nội bộ đất nước, suy yếu vương triều. Có bạn ví HQL với Trần Thủ Độ hay Tào Tháo, có lẽ là hơi thiên vị cho ông ta. Trần Thủ Độ là 1 vị tướng tài, đánh nhau với các thế lực cát cứ địa phương để thống nhất đất nước, sau khi thắng lợi thì tiến hành những chính sách để khôi phục đất nước, sử dụng người tài, kiên trì bảo vệ ngôi vua của vua Trần Thái Tông để giữ vững sự ổn định về chính trị, trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ, ông có công không nhỏ, đã giữ vững tinh thần chiến đấu của cả nước Đại Việt trước kẻ địch hùng mạnh. Tào Tháo thì gây dựng sự nghiệp bằng tài năng và thủ đoạn, ông ta đã thống nhất miền Bắc Trung Hoa sau nhiều năm nội chiến, tạo tiền đề để từ một Hoa Bắc điêu tàn cuối đời Đông Hán trở thành một nước Ngụy hùng mạnh thời Tam quốc. Và hơn nữa, mặc dù chẳng có quan hệ thân thuộc gì với họ Lưu nhưng ông ta vẫn giữ ngôi vua trên danh nghĩa cho nhà Hán cho tới lúc chết (với quyền lực của ông ta lúc sinh thời, việc chiếm ngôi vua hoàn toàn nằm trong tầm tay).
Mon Aug 13, 2012 9:18 pm
Không có gì đặc biệt !
Thành viên cấp 3
Min
Họ & tên : Min
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Uỷ viên Ban điều hành, Phát ngôn viên Diễn đàn
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 22/04/2009
Tổng số bài gửi : 167
Đến từ : Bình Dương
Sở trường/ Sở thích : Không có gì đặc biệt !
Điểm thành tích : 554
Được cám ơn : 125
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
Bạn B754 có vẻ hơi qá khắt khe đối với Hồ Quí Ly ^^ Xin cho Min có tí ý kiến ý cò chô xôm nào.
Như chị Khanh Trang đã nói : HQL là một nhà cải cách có tài nhưng lại là kẻ bất tài về quân sự. Thật vậy, ông đã có hàng loạt cải cách tiến bộ trên nhiều lĩnh vực được cách nhà kinh tế học ngày nay đánh giá cao, trong khi Tào Tháo có lẽ về khả năng quân sự cực kì ..."thâm". Nhìn chung thì ngoài quân sự, Tào tháo chỉ có thành công về Nông nghiệp (tự túc được vấn đề quân sự, ví dụ trong trận từ Từ Châu về đánh Lữ Bố, góp phần ổn định khu vực đag cai quản để lo việc chiếm đánh những khu vực khác), và Trần Thủ Độ - người góp công lao không nhỏ trong 3 trận đại thắng quân Mông Nguyên - chủ yếu chỉ cải cách một vài vấn đề cơ bản để tạo tiền đề cho cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên sau này (có nghĩa là vẫn thuộc về quân sự là chính).
Thêm nữa, bạn B754 cũng nói :HQL trong lúc làm cố vấn cho nhà Trần hầu như không đưa ra đc chính sách hay ho nào, xin thưa với một người lấy tửu sắc làm niềm vui như Trần Dụ Tông, sớ Chu Van An dâng còn chẳng xi nhê, HQL khuyên can được j
Hiểu biết của Min hạn hẹp, nhưng lại rất hâm mộ cụ Hồ này ^^ coi như đây là bảo vệ thần tượng vây
Wed Sep 26, 2012 3:30 pm
Thành viên mới gia nhập
êm.đềm
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 26/09/2012
Tổng số bài gửi : 3
Điểm thành tích : 3
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: HỒ QUÍ LY
Phần về ông Hồ Quý Ly thì có lẽ cũng chưa thể nhận định đúng hoàn toàn được theo tôi là vậy. các cải cách của ông thì không còn bàn cãi gì được nữa với tư tưởng thời đó thì ông đã vượt xa so với các thời đại trước kể cả thế giới vào thời điểm đó. Chỉ thiếu 1 chiến tướng có tài phục vụ cho đất nước thời đó thôi còn lại mọi thứ tôi cho là vuợt xa thời đại như 1 cuộc cách mạng mang màu sắc mới thời đó...( đọc bài trên sẽ rõ )