Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: THĂNG LONG THỜI LÝ
Khi nhà Đinh, nhà Tiền Lê làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình (củng cố độc lập dân tộc, khôi phục thống nhất quốc gia) thì Hoa Lư cũng vừa xong sứ mệnh lịch sử của một Thủ đô thời kỳ đầu khi đất nước giành lại độc lập. Độc lập tổ quốc đã được thử thách và vững vàng hơn. Những tiền đề cần thiết cho bước nhảy vọt về kinh tế, phát triển huy hoàng về văn hoá đã được chuẩn bị qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê. Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc. Với nhãn quan chính trị xuất sắc của mình, nhà vua đã nhận ra vị thế đắc địa của thành Đại La. Mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất (1010), vua đầu triều Lý quyết định dời đô. Mùa nước rẫy, thuyền ngự với chiến thuyền và văn võ bá quan hộ tống từ Hoa Lư ngược dòng cập bến Đại La. Tại vùng đất mới, nhà vua đổi tên là thành Thăng Long. Kinh thành mới đại thể được giới hạn bằng 3 con sông. Phía Đông là sông Hồng, phía Bắc và phía Tây là sông Tô, phía Nam là sông Kim Ngưu và chia làm hai phần: Hoàng thành và kinh thành. Hoàng thành nằm trong lòng Kinh thành, vị trí gần Hồ Tây, nơi có các cung điện hoàng gia, đồng thời là nơi thiết triều. Trong Hoàng thành còn ngăn ra một khu vực nữa gọi là Cấm thành. Đây là nơi ở của hoàng gia, gọi là Long thành. Những cung điện chính còn ghi chép trong sử sách như: Điện Kiền Nguyên là điện chính, nơi vua làm việc, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và Giảng Vũ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung Nghinh Xuân; bên phái mở cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn; chính Bắc dựng điện Cao Minh, đằng sau dựng điện Long An và Long Thuỵ để vua nghỉ ngơi, tiếp sau là cung Thuý Hoa và các cung khác để các phi tần ở,v.v... Gốm thời LÝ Năm 1029 vua Lý Thái Tôn cho xây dựng lại Cấm thành. Trên nền cũ của điện Kiền Nguyên dựng điện Thiên An làm chính, hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và Diên Phúc. Đằng trước Thiên An là sân rồng, hai bên tả hữu sân rồng dựng gác chuông, xung quanh bốn bề đều dựng hành lang và dải vũ. Chếch về phía Đông là điện Văn Minh và điện Quảng vũ. Phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên điện có lầu Chính Dương nơi đặt đồng hồ và báo canh. Đằng sau điện Thiên An là điện Thiên Khánh hình bát giác, nối liền Thiên Khánh với điện Trường Xuân phía sau là các cầu Phượng Hoàng, trên điện Trường Xuân có gác Long Đồ. Năm 1203 lại thêm đợt xây dựng mới. Vua Lý Cao Tôn cho dựng thêm cung điện ở phía Tây tẩm điện: Chính giữa đặt điện Thiên Thuỵ, bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Thiềm Quang, đằng trước xây điện Chính Nghi, phía trên dựng điện Kính Thiên. Chính giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Vệt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Đằng sau mở điện Thắng Thọ, trên có dựng gác. Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh đều dựng nhà hành lang. Phía trái gác Nguyệt Bảo dựng toà Lương Thạch, phía Tây gác xây Dục Đường (nhà tắm). Ngoài ra còn rất nhiều công trình khác như gác Phú Quốc, thềm Phượng Tiêu, cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, đình Ngoạn Y. Tất cả các công trình này đều có trồng hoa thơm cỏ lạ, “cách chạm trổ trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng có vậy”(việt sử lược .t .14). Bao bọc các cung điện là một bức tường thành bảo vệ gọi là Long Thành với 10 vệ cấm quân ngày đêm canh gác. Tượng Phật Ngoài các cung điện, nhà Lý còn xây dựng khá nhiều các đền miếu, chùa tháp, hồ, vườn cảnh để phục vụ cho nhu cầu du ngoạn và tâm linh của hoàng tộc như chùa Vạn Tuế, chùa Hưng Thiên Ngự, chùa Chân Giáo, đền Quán Thánh và hàng loạt lầu các, đài tạ rất đẹp như: đài Chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên lợp ngói vàng, tầng dưới lợp ngói bạc; hồ Kim Minh vạn tuế có cầu Vũ Phượng đi vào núi đá giữa hồ; hồ Thuỵ Thanh, ứng Minh(đào 1051); hồ Phượng Liên (đào 1098), cạnh hồ dựng điện Sùng Uyên, điện Huy Dương, đình Lai Phượng, điện ánh Thiềm, đình át Vân cùng lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. Nhiều vườn ngự cũng được mở trongkhu hoàng thành: vườn Quỳnh Lâm, Thắng cảnh, Xuân Quang, Thượng Lâm. Trong các vườn này còn đào hồ nuôi thả hải sản như đồi mồi cá biển...Tất cả các công trình kiến trúc trong hoàng thành đều xây dựng quy mô tráng lệ, từ lầu son gác tía đến các công trình văn hoá, tôn giáo hoà quyện với thiên nhiên tạo nên dáng vẻ riêng của chốn Cửu trùng. Rồng thời Lý Khu thứ hai là khu dân sự, quan lại và binh lính ở bao bọc lấy hoàng thành, còn gọi là kinh thành. Khu này chia thành các phường nông nghiệp và thủ công nghiệp. Cả hai khu (Hoàng thành và kinh thành) được bao bọc bằng đê của ba con sông nói trên.
Đời sống kinh tế tại Thăng Long thời gian này đã có nhiều thay đổi. Từ vị trí là một miền dân khang vật thịnh, nên khi trở thành Kinh Sư dân số Thăng Long ngày càng đông, hoạt động kinh tế của kinh thành ngày càng sầm uất, phồn thịnh hơn trước. Chỉ trong khoảng hơn một trăm năm sau khi trở thành kinh đô, tại Thăng Long, nhà Lý trong giai đoạn thịnh đạt đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trên quy mô lớn, mở ra kỷ nguyên văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. Tứ đại khí: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh chính là được thiết kế từ thời kỳ này. Nhà Lý đã trải qua 9 đời ở kinh thành Thăng Long, đổi quốc hiệu là Đại Việt, tồn tại 215 năm.
Vietbao (Theo: hanoi.gov.vn)
Wed Aug 04, 2010 7:56 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: THĂNG LONG THỜI LÝ
Có ý kiến cho rằng Thiên đô chiếu không phải bản gốc do Lí Thái Tổ viết mà chỉ là bản ghi lại trong Đại Việt Sử kí do Lê Văn Hưu viết. Hơn nữa tên gọi Chiếu dời đô là do người sau tự đặt ra chớ chiếu chỉ xưa đâu có tên. Mà nếu có đặt tên thì nên gọi là Định đô Chiếu hơn vì lời văn trong bài chiếu nói nhiều đên việc chọn Đại La làm kinh đô mới. Các ý kiến đó có lí không?
Fri Aug 06, 2010 1:15 am
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: THĂNG LONG THỜI LÝ
Chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu (遷都詔) là một đoạn văn được Ngô Sỹ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ XV trong Đại việt sử ký toàn thư,đoạn văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). Theo ý kiến GS Trần Quốc Vượng, Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long,nó được coi là tác phẩm khai sáng văn học Hà Nội và triều Lý. Tuy nhiên, chiếu dời đô chưa nêu bật được tinh thần dân tộc và khát vọng độc lập, hơn nữa ngôn ngữ sử dụng trong văn bản này mang đượm màu sắc dị đoan, phong thủy.
"Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? "
(Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993)
Fri Aug 06, 2010 1:17 am
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: THĂNG LONG THỜI LÝ
như vậy ý kiến đó là sai Tr nghĩ thế có gì bạn trao đổi lại nha
Fri Aug 06, 2010 8:12 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: THĂNG LONG THỜI LÝ
Thứ nhất, chúng ta chắc chắn không có văn bản gốc của Lí thái tổ và Lê Văn Hưu chắc cũng vậy. Thứ hai trong văn bản chiếu ghi ở Đại Việt sử kí là ngôn ngữ của một nhà nho trong khi Lí thái tổ xuất thân cửa Phật. Còn tên gọi của bản chiếu thì rõ ràng do chúng ta đặt ra, trong ĐVSK đâu có ghi tên
Sat Aug 07, 2010 12:30 am
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: THĂNG LONG THỜI LÝ
uh cũng có thể là vậy hiện tại Tr đang tìm thêm tài liệu về chiếu dời đô để bổ sung thêm vì Tr thấy ý kiến của bạn làm tr k hỉu? bạn có thể đưa ra tài liệu đó dc k?
Sat Aug 07, 2010 9:47 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: THĂNG LONG THỜI LÝ
Tôi đọc trên báo cũng mới thôi, nhưng quên ở báo nào. Đại ý như trên nhg phân tích rất kĩ câu chữ. Bổ sung thêm ĐVSK của LVH chúng ta cũng k0 có mà chỉ đọc phần viết lại trg ĐVSK toàn thư của NSL thôi
Mon Aug 09, 2010 12:45 pm
hoc su ca nhac ăn bánh dán tim hiểu tư tưởng lênin
Thành viên cấp 3
71492xexan84
Họ & tên : nguyễn quốc vương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 09/06/2010
Tổng số bài gửi : 103
Đến từ : hanoi
Sở trường/ Sở thích : hoc su ca nhac ăn bánh dán tim hiểu tư tưởng lênin
Điểm thành tích : 161
Được cám ơn : 46
Tiêu đề: Re: THĂNG LONG THỜI LÝ
Chiếu dời đô’ - một áng thơ bất hủ Theo nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn, cụ Bùi Huy Bích (1744-1818) đã chọn Chiếu dời đô vào công trình Hoàng Việt văn tuyển, là tuyển văn thơ cổ của nước ta. Giàu hình tượng, có trí tưởng tượng phong phú và tính dự báo rất xa… đây quả là một áng thơ bất hủ.
Lý Công Uẩn, người khai sáng vương triều Lý (1010-1225), khai sinh Thủ đô Thăng Long - Hà Nội, sinh ra và được nuôi dưỡng, giáo dục nơi cửa chùa. Năm 1009, Lê Ngọa Triều (Lê Long Đĩnh) của nhà Tiền Lê mất, Lý Công Uẩn được giới tăng sĩ và quần thần tôn lên làm vua một cách êm thấm và kịp thời, lấy niên hiệu là Thuận Thiên (nghĩa là “theo ý trời”), miếu hiệu là Lý Thái Tổ.
Chưa đầy một năm sau (năm 1010) ông đã ban Thiên Đô Chiếu (Chiếu dời đô) từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La, đổi tên thành Thăng Long. Đó là quyết định có ý nghĩa lịch sử trọng đại nhất của Lý Công Uẩn thể hiện một trí tuệ việt trác, thiên tài, một tầm nhìn xa vượt ngàn năm, một tấm lòng lo toan cho con cháu nước Việt muôn đời. Đây cũng là một quyết sách của một vị hoàng đế mà hơn 10 thế kỉ sau vẫn còn sức trường tồn hẳn là quyết sách của trời vậy!
Về văn chương, Chiếu dời đô là áng văn lớn, giàu hình tượng, có trí tưởng tượng phong phú và có tính dự báo rất xa: “Huống chi thành Đại La ở khu vực giữa trời đất, có được thế đất rồng cuộn, hổ ngồi; chính vị đông, tây, nam, bắc; tiện nghi phía trước là sông, phía sau là núi. Khu vực ấy rộng rãi, bằng phẳng; đất ở đấy cao ráo, sáng sủa, dân cư không bị ngập chìm tối tăm khổ sở, muôn vật thịnh vượng, tốt tươi…”. Không có trí tưởng tượng phong phú làm sao có được hình tượng giữa trời đất… rồng cuộn, hổ ngồi? Còn tính dự báo thì hẳn ai đọc Chiếu dời đô cũng biết, cho đến bây giờ Thủ đô của nước Việt Nam thế kỉ 21 vẫn là Thăng Long nghìn năm trước của Lý Công Uẩn. Nhà văn Gia Dũng, khi biên soạn tập tuyển thơ Ngàn năm thương nhớ rất công phu, dày hơn 2.000 trang đã xếp Chiếu dời đô là bài thơ đầu tiên của tuyển. Lý do các học giả lại coi Chiếu dời đô là một áng thơ vì đó là bài thơ văn xuôi truyền được sự xúc động của Lý Công Uẩn tới người đọc nghìn năm sau về một hình tượng thơ lớn là Thăng Long “rồng cuộn, hổ ngồi” rất ám ảnh. Chính từ hình tượng thơ trong Chiếu dời đô đó mà Lý Công Uẩn đã đổi tên Đại La thành Thăng Long chăng? Về mặt triết học mà Lý Công Uẩn dựa vào để lỹ giải việc dời đô là “Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi”. Mệnh trời là cái tất yếu, không thể cưỡng lại. Còn ý của dân là chỗ dựa bền vững nhất của mọi triều đại. Cái gì dân không theo thì đừng làm. “Nâng thuyền cũng là dân. Lật thuyền cũng là dân” (Nguyễn Trãi). Về mặt địa lí, những năm làm quan dưới triều Nhà Đinh và Tiền Lê, Lý Công Uẩn đã thấy việc đóng đô ở Hoa Lư chỉ với mục đích phòng thủ, cố thủ, song không có lợi cho việc xây dựng và phát triển vương triều cũng như đất nước lâu dài. Nhất định trước khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn với sự giúp đỡ của sư Vạn Hạnh, sư anh Lý Khánh Vân và tướng Đào Cam Mộc (người Thanh Hóa) đã đi thị sát Đại La nhiều lần đã phát hiện ra mạch đất nơi đây là huyệt đất “đế vương” muôn đời: “Ngắm xem khắp nước Việt, thấy đây là vùng đất có phong cảnh tốt đẹp nhất, thực là nơi trọng yếu cho bốn phương hội tụ; là đất Thượng đô của Thượng đô muôn đời”, nên ông quyết tâm dời đô ra đó. Và quyết định đó là chính xác tuyệt vời. Về chính trị và kinh tế, sau khi dời đô, triều Lý phát triển rất hưng thịnh. Vương triều Lý do Lý Công Uẩn khai sáng tồn tại 215 năm, 8 đời vua, là một triều đại lớn trong lịch sử đất nước với những ông vua anh hùng, có công khai sáng văn hiến dân tộc, như: Lý Thánh Tông (1054-1072), Lý Nhân Tông (1072-1128); với những nhà quân sự, chính trị kiệt xuất như: Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành… Triều Lý phát triển mạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao: Xây dựng kinh đô, thành quách khang trang; xây dựng các công trình thủy lợi, đê điều, phát triển nghề dệt, nghề gốm… đạt tới đỉnh cao. Vân Đồn trở thành thương cảng quốc tế có nhiều tàu buôn nước ngoài vào ăn hàng tấp nập. Triều Lý mở Quốc Tử Giám, lập chế độ đại học, mở khoa thi chọn nhân tài… Với một đường lối đối ngoại vừa khôn khéo, vừa cứng rắn, vương triều Lý đã được nhà Tống phương Bắc nể trọng, lãnh thổ đất nước được bảo vệ vững chắc, toàn vẹn. Thăng Long - Hà Nội, thế đất “rồng cuộn, hổ ngồi” ấy dẫu có thời gian không phải là kinh đô Đại Việt (như giai đoạn Tây Sơn rồi triều Nguyễn 157 năm kinh đô ở Huế) có lúc bị ngoại bang chiếm đóng, vẫn luôn đỏ chói trong trái tim người Việt. Bởi vậy, từ thuở theo chúa Nguyễn Hoàng mở cõi phương Nam, trong trái tim những người chiến binh luôn luôn đau đáu nỗi nhớ Thăng Long-Hà Nội: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi /Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long” (Huỳnh Văn Nghệ)… đây là tài liệu mình xin bổ xung thêm theo mình chiếu dời đô hay còn gọi là thiên đô chiếu đã phản ánh 1 cái nhìn sắc sảo của ôn vua triều lý 1 bậc đại đế = sự thấm nhuần đạo phật và tấm lòng thương dân như con vì vậy các bậc vua hiền sau cũng được sống chung với dân hỉu và tha thiết với dân lấy dân làm gốc há chẳng phải là cái nhìn xa trong việc giữ nước 1 đạo lý cho muôn đời sau