Gần đây trên diễn đàn chúng ta vấn đề Hòang sa Trừơng sa cũng như mối quan hệ Việt-Trung được thảo luận sôi nổi.Đây là tín hiệu đáng mừng. điều này cho thấy các bạn trẻ ngày càng có sự quan tâm đến những vấn đề lớn của đất nước. Song trong số đó còn tồn tại những luồn ý kiến mang tính cực đoan, chụp mũ không phù hợp với sự khách quan mà một diễn đàn lịch sử cần có. Hôm nay, tôi xin trình bày những nhận định của mình về một vấn đề nhạy cảm đagn thu hút các bạn. Đó là mối quan hệ Việt-Trung. Tuy là viết theo ý kiến cá nhân, nhưng tôi sẽ cố gắng trình bày một cách khách quan nhất thông qua những gì đã học và nghiên cứu.
“chỉ có kẻ bán nước mới gọi Trung Quốc là anh em”
Đây là ý kiến của nhiều bạn trẻ, không chỉ trên diễn đàn Suhoctre mà trên khắp cả các diễn đàn, website của người Việt trong và ngoài nước. nhận định này phản ánh lòng yêu nước và nỗi bức xúc to lớn của các bạn về những hành vi thô bạo, trắng trợn mà nhà cầm quyền Trung Quốc và cư dân mạng Trung Quốc thực hiện nhằm xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở HS-TS và cả biển Đông. Đây là một ý kiến mang tính cực đoan.
Tất nhiên không thể viện cớ chúng ta thù địch với chính quyền TQ chứ không thù địch với nhân dân TQ để biện minh cho mối quan hệ Việt-Trung. Chính quyền thực hiện lợi ích cho nhân dân từ ý kiến của nhân dân. Nhưng thử nhìn kĩ lại tranh chấp với TQ có thể biến TQ thành kẻ thù của Việt Nam đến mức cho rằng “chỉ có kẻ bán nước mới gọi Trung Quốc là anh em”?
Tranh chấp biên giới trên đất liền và trên biển là một vấn đề được lịch sử để lại cho chúng ta ngày nay. Lịch sử này có từ khi Ngô Quyền giành lại độc lập chứ không phải chỉ từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc dù quy mô tranh chấp có khác nhau. Vào thời kì hiện đại, Hồ Chí Minh chính là người đầu tiên trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa đề xúât và đẩy mạnh quan hệ với TQ trên tinh thần “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Nói theo các bạn, Hồ Chí Minh là người đầu têu và tích cực “bán nước” nhất chăng? Sau 1975, quan hệ Việt-Trung xấu đi rõ rệt và đình trệ từ năm 1979. Trong 13 năm 1979-1992, tức là trong thời kì hai nước đóng băng quan hệ ngoại giao, chính quyền CHXHCN Việt Nam chưa một lần tuyên bố TQ là kẻ thù quốc gia, ai coi TQ là anh em là bán nước vì lúc này thật sự quan hệ xấu đi là do chính quyền TQ chứ không phải là nhân dân TQ. Sau 1992, vấn đề biển Đông là vấn đề nhức nhối nhất trong quan hệ hai bên, về vấn đề này nhà cầm qyuền TQ và nhân dân TQ có chung lập trường là TQ là nước lớn phải kiểm sóat một diện tích mặt nứơc lớn tương đương. Chính phủ Việt Nam chủ trương giải quyết vấn đề này bằng hòa bình. Bên cạnh đó, CP Việt Nam còn hợp tác về kinh tế văn hóa TQ trên tinh thần 16 chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đề ra. Nói như các bạn, CP Việt Nam và những người thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là những người “bán nước”? CP Việt Nam là một CP dân cử thông qua việc bầu cử các đại biểu Quốc hội. Các đại biểu QH sẽ bầu ra Chính phủ và thông qua các chính sách của CP. Nói theo cách các bạn, Quốc Hội Việt Nam là 1 QH “bán nước” và xa hơn nhân dân Việt Nam là những người “bán nước”? Điều này vô lí hay có lí chắc hẳn không khó để nhìn rõ.
Không kể đến những giúp đỡ của TQ trong 2 cuộc kháng chiến hay những khòang đầu tư của họ vào Việt Nam hiện nay, chúng ta hiện có hơn 1 triệu người Việt gốc Hoa đang sinh sống tại Việt Nam, có sinh viên Việt Nam học tập ở TQ, có những nhà đầu tư tại TQ, có những cô dâu, chàng rể Việt Nam tại TQ, có những bạn trẻ yêu văn hóa TQ,… đa phần bọn họ không chỉ coi TQ là anh em mà còn coi đó là quê hương thứ 2. Xin hỏi chúng ta có đủ tư cách không khi cho rằng tất cả 1 triệu người trên là bán nước?
Tôi đã có dịp đi đến vùng biên giới Việt Trung (Móng Cái-Đông Hưng) vào giai đọan quan hệ hai bên căng thẳng quanh việc TQ triển khai các hoạt động du lịch đến HS và lập Thành phố Tam sa. Và dường như những hành động trắng trợn, thô bỉ này của chính quyền TQ không làm cản đi mối quan hệ giao thương tấp nập ở đây. Rõ ràng tranh chấp biên giới không biến 2 quốc gia thành kẻ thù của nhau. Nó đơn thuần chỉ là 1 điểm còn tồn tại bất đồng trong tổng thể các quan hệ. Người TQ ở đây nói Tiếng Việt rất sành, họ niềm nở với người Việt Nam, bày tỏ niềm ngưỡng mộ với tốc độ phát triển của Việt Nam, họ sẵn sàng sử dụng giấy bạc Cụ Hồ trong thanh toán nếu bạn không mang đủ Nhân dân tệ. Ở bên kia biên giới, người Việt Nam cũng niềm nở với những gánh hàng rong của người dân tộc Choang TQ và những gánh hàng của người VN vẫn tấp nập đi qua bên kia biên giới. Không chỉ là 1 nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, TQ còn là một thị trường lớn cho Việt Nam nhất là các hoạt động kinh tế tự phát quanh vùng biên giới (không tính buôn lậu nhá). TQ từ lâu là “kẻ thù chiến lược” nhưng cũng đồng thời với tư cách kẻ thù họ còn là một "đối tác tòan diện".
Hài hước ở chỗ “Thiên triều” Minh, Thanh từng nhờ vả sự ủng hộ của Việt Nam cho chính quyền của mình dù lúc đó Việt Nam đang yếu đi bởi chiến tranh Nam-Bắc, Trong-Ngòai. Chế độ phong kiến và cả tư bản (Việt Nam Cộng Hòa với THDQ-Đài Loan) của hai nước tuy có những bất đồng nhưng đều dựa nhau, chung lưng đấu cật mà tồn tại. Bằng chứng là tuy mô hình làng xã có khác biệt, các kiểu chế độ ở Việt Nam trước đây đều sử dụng mô hình chính phủ Trung ương giống TQ, dựa vào ảnh hưởng của TQ để phát huy tập quyền với nhân dân trog nước. Những Chính quyền VN-TQ xưa và nay thường chống những kẻ thù chung: nông dân, thực dân, cộng sản, diễn biến hòa bình. Khi cùng chống những kẻ thù chung, ngừơi ta thường khó chống lẫn nhau.
Thật thiếu sót khi bằng một số nhận định nào đó mà đơn thuần coi TQ là kẻ thù. Họ vừa là Thù vừa là Bạn. Do đó chẳng đúng đắn tí nào khi cho rằng “chỉ có kẻ bán nước mới gọi Trung Quốc là anh em.”
[Bài viết nói về quan hệ Việt-Trung gồm tổng thể nhiều mối quan hệ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tranh chấp đang có. Mong nhận được góp ý từ các bạn.]
Tue Apr 05, 2011 6:25 pm
văn-sử -địa-thời sự-quan hệ quốc tế
Thành viên mới gia nhập
nnhut40
Họ & tên : nguyễn nam nhựt
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 07/04/2010
Tổng số bài gửi : 15
Đến từ : khánh hoà
Sở trường/ Sở thích : văn-sử -địa-thời sự-quan hệ quốc tế
Điểm thành tích : 17
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: Việt Nam - Trung Quốc là BẠN hay THÙ?
-Từ 5-10/11/1991(chứ không phải là 1992).Bí thư đảng CSVN Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng VN (Thủ tướng) Võ Văn Kiệt thăm chính thức Trung Quốc. Chuyến đi này được thực hiện sau khi Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư đảng CSVN nhiệm kỳ 1991-1996, và Võ Văn Kiệt được bầu làm Thủ tướng VN thay Đỗ Mười. Hai bên đã ra thông cáo chung, khẳng định "cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Trung Quốc đánh dấu việc bình thường hóa chính thức quan hệ giữa hai nước."
Mon Jul 25, 2011 9:15 pm
Thành viên mới gia nhập
vanha1574
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 20/04/2011
Tổng số bài gửi : 13
Điểm thành tích : 13
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: Việt Nam - Trung Quốc là BẠN hay THÙ?
Người đứng phía sau ta sẽ cùng ta chống đỡ sóng gió nhưng cũng có thể đâm ta phía sau lưng. Với TQ cũng vậy, thận trọng và mềm dẻo là sách lược tốt hiện nay
Mon Jul 25, 2011 11:28 pm
Thành viên mới gia nhập
xuanlee
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 27/06/2011
Tổng số bài gửi : 7
Điểm thành tích : 7
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: Việt Nam - Trung Quốc là BẠN hay THÙ?
Chuyện gây hấn trên biển đông xuất phát chủ yếu từ bọn hải nam thôi, nói chung thì công hàm năm 1958 không có giá trị nếu đem thuyết estoppel để phân xử trên luật quốc tế về biển. HS và TS là của Việt Nam.
Nếu không nhầm thì có ai đó tại diễn đàn này đã post bài: cuộc phỏng vấn 1964...và bài này tui đã đưa qua diễn đàn khác,ở đó họ khen rất nhiều về tính xác thực.
Wed Jul 27, 2011 2:10 pm
Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Thành viên cấp 2
hoangdunglsk31
Họ & tên : Hoàng Văn Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/06/2011
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : DH Đà Lạt
Sở trường/ Sở thích : Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Điểm thành tích : 83
Được cám ơn : 20
Tiêu đề: Re: Việt Nam - Trung Quốc là BẠN hay THÙ?
- Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Tôi cũng có quan điểm khá giống bạn.
- Nhưng xin bạn lưu ý cách diễn đạt tránh những câu "đả kích" "nhạy cảm" trong bài và còn tạo phông chữ nổi, viết hoa, in đậm, khổ lớn, bôi màu những chữ đó. người khác không sao nếu là tôi tôi nghĩ là tuyên truyền xuyên tạc nói xấu đảng, nhà nước chính quyền, và Bác Hồ. Cách trình bày rất phản cảm !!!
- Còn nhà nước ta quan điểm về ngoại giao của Việt Nam ta đó là : từ năm 1992 "Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới" Và hiện nay là "Việt Nam sẵn sàng làm bạn và đối tác về kinh tế, văn hóa,... với tất cả các nước trên thế giới trên tinh thần bình đẳng hợp tác cùng có lợi".
- Vị thế của ta đã khác, trường quốc tế không phải của một thế lực nào đó nữa. Ta không phải sợ. Bạn có thấy rằng trong các cuộc khác chiến từng thời kì đảng và nhà nước ta luôn xác định mục tiêu, kẻ thù của cách mạng hay không ngày nay cũng thế. Như trước kia Bác Hồ sang Pháp đó Bác đã thấy rằng nhân dân Pháp yêu chuộng hòa bình, họ cũng lao động khổ cực và bị bóc lột. Chỉ có bọn thực dân ở thuộc địa và chính quyền thực dân Pháp là tàn ác. Nhân dân hai nước TQ VN đã trải qua quá nhiều chiến tranh họ sẽ không muốn có một lần nữa. Nếu chiến tranh sảy ra khi mà những mất mát hi sinh đau khổ thức tỉnh con người thì nhân dân TQ và VN sẽ có những hành động can ngăn không để chiến tranh sảy ra nữa. Và dư luận quốc tế luật pháp quốc tế. Nhân dân thế giới sẽ cố gắng duy trì hòa bình vì hòa bình chung của họ. + Có người hỏi bạn: Theo bạn có chiến tranh thế giới thứ 3 hay không? Bạn trả lời sao?. Tôi thì tôi nói rằng: tôi không biết có chiến tranh thứ 3 hay không nhưng tôi chắc chắn một điều sẽ không bao giờ có chiến tranh thế giới thứ 4. Nói như Ông B. Enxin Tổng thống Nga lúc Xô Viết Nga sụp đổ. (không đc như nguyên văn) "Đừng dồn tôi đến chân tường tôi sẽ san phẳng cả châu Âu". Nhìn Triều Tiên đó ai giám nhảy vô chiến với họ. - Nhìn chung những cuộc chiến tranh sảy ra là do lợi ích của một quốc gia nào đó và được quyết định bởi tham vọng của một người hay một nhóm người nào đó trong cách giải quyết. Nó liên quan đến yếu tố cá nhân tác động trong lịch sử. Triết học mac xit thì thiên nhiều về quan điểm quy luật lịch sử, tất yếu lịch sử. Còn phương Tây thiên nhiều về yếu tố cá nhân. Ví dụ Việt Nam ta có nhiều nhà sử học khẳng định nếu không có Nguyễn Ái Quốc xuất hiện thì sẽ có một anh hùng kiệt xuất nào khác thay người chèo lái con thuyền cách mạng của dân tộc Viêt Nam và nhất định thắng lợi. Nhưng phương Tây thì hoàn toàn ngược lại. Nhưng nếu không có nhân dân ủng hộ đi theo cách mạng thì khó làm đc cách mạng. Và nếu nhân dân Trung Quốc họ đồng tình ủng hộ Việt Nam thì họ sẽ là bạn. Còn nếu tất cả họ đồng tình với chính quyền xâm chiếm biển đảo tổ quốc Việt Nam có những hành động phá hoại về kinh tế, chính trị, văn hóa họ đều là thù. - Và mình cũng thêm một quan điểm bản thân nữa quan hệ Việt Nam từ xưa đến nay là quan hệ láng giềng chứ chẳng có anh em tốt đẹp gì. Họ luôn có ý bành chướng xâm lược đất nước ta bằng tư tưởng nước lớn ức hiếp nước bé. Khi Việt Nam bị chủ nghĩa thực dân xâm lược rồi chủ nghĩa đế quốc xâm lược điều đó gây ảnh hưởng uy hiếp đến chế độ cộng sản TQ lúc này đang gây dựng và họ đã viện trợ giúp ta chống lại Pháp, Mỹ cũng là chỉ để tự giúp mình và cũng là giúp ta. Khi Việt Nam giành độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa, Mao Trạch Đông gợi ý đòi trả Việt Nam 2 tỉnh Quảng Tây và .? thời phong kiến( cần làm sáng tỏ) đã chiếm của Việt Nam với mưu đồ đồng hóa nhân dân Việt Nam. khi đó 2 tỉnh này có dân số và diên tích lớn hơn cả Việt Nam. Đến khi Mỹ kí hiệp định Pari rút khỏi Việt Nam và đảo Hoàng Sa chỉ còn chính quyền VNCH non kém, TQ đã đưa tàu chiếm Hoàng Sa từ năm 1973( cái này có một bài phỏng vấn người lính cộng hòa đã có cuộc thủy chiến với tàu chiến Trung Quốc năm 1973 do một bạn nào đó post lên diễn đàn không lâu) Đến khi sau năm 1975 VN hoàn toàn thống nhất TQ đã đưa nhân viên cố vấn quân sự cùng vũ khí, viện trợ cho quân Ponpot đánh chiếm biên giới Tây Nam mặt khác chúng gây sự và tiến hành cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Bị thế giới và nhân dân lên án nên chúng đã chấm dứt từ đó ngoại giao Việt Nam, Trung quốc đóng băng. Đến năm 1989 chúng lại gây hấn trên biến Đông đòi chiếm nốt số đảo còn lại trên Hoàng Sa. Và đến giờ khi đã giàu mạnh lên tham vọng của chúng cũng lớn lên theo không còn là một vài hòn đảo nữa mà cả một vùng biển thuộc chủ quyền của ta. Chúng ta từ xưa đến nay luôn có những chính sách ngoại giao mềm dẻo với Trung Quốc nhằm duy trì hòa bình. Đó chẳng qua vì chúng ta là nước bé và có cái gì đó cũng sợ bị chúng xâm chiếm. Nhưng một khi nước mất nhà tan không còn gì để mất nữa chúng ta đã vùng lên đánh đuổi và dành độc lập đó đã trở thành một truyền thống. Truyền thống xâm lăng của TQ và truyền thống chống giặc ngoại xâm của Việt Nam. Chúng ta không thể mềm dẻo mãi được. xong cũng biết thời thế không nóng vội. Chúng ta không còn cô độc như xưa. nhiều bạn và cũng nhiều kẻ thù. - XuanLee nhớ rất tốt bài phỏng vấn năm 1964 của nhà báo Pháp đối với Bác Hồ mình đã post trong phần nhân vật lịch sử có một câu hỏi của nhà báo: "Hiện có một vài tư tưởng cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập và trên quan điểm chính trị, khó có thể tránh khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc (thành vệ tinh của Trung Quốc). Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này ra sao?"
Bác trả lời:"- JAMAIS (không bao giờ!)" - Không bao giờ! Nhớ lời Bác Hồ nhé. không bao giờ!
Wed Jul 27, 2011 2:25 pm
Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Thành viên cấp 2
hoangdunglsk31
Họ & tên : Hoàng Văn Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/06/2011
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : DH Đà Lạt
Sở trường/ Sở thích : Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Điểm thành tích : 83
Được cám ơn : 20
Tiêu đề: Re: Việt Nam - Trung Quốc là BẠN hay THÙ?
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên Điều hành
Ngày tham gia : 03/07/2011
Tổng số bài gửi : 12
Điểm thành tích : 14
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: Việt Nam - Trung Quốc là BẠN hay THÙ?
Xin thưa với bạn là chính trị trọng hơn quân sự, ngoại giao trọng hơn vũ lực, mềm nắn rắn buông, khôn khéo, lấy nhu thắng cương, lấy nhân nghĩa để trị cường bạo=> vấn đề này là vấn đề chưa có đáp số chung cho nên không bàn luận là tốt nhất. ADMIN
Thu Jul 28, 2011 11:15 am
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: Việt Nam - Trung Quốc là BẠN hay THÙ?
Trên thế giới chỉ có Iran mở miệng thừa nhận Mỹ là kẻ thù. Hàn Quốc ghi trong sách trắng rằng Triều Tiên cần bị tiêu diệt. Tất nhiên là chúng ta không cần bàn về những ân oán đó. Mình chỉ đưa nó ra như một ví dụ để làm rõ ngoài những ngoại lệ trên thì các nước khác dù có tranh chấp, có xung đột, thậm chí "choảng nhau chớp nhoáng" như Campuchia và Thái lan cũng đều ko giám mở miệng tuyên bố "mày là kẻ thù của tao"
Ý nghĩa và hậu quả của việc có một kẻ thù rất lớn, vì vậy chỉ cần nghĩ đến Việt Nam ta có một "kẻ thù", và kẻ thù đó lại ở ngay bên cạnh ta, rộng và đông gấp mấy lần Việt Nam là mình lại nổi da gà.
Vậy thì Trung Quốc là bạn hay thù đây.? Ông cha ta có câu "Bằng mặt mà không bằng lòng".
Việt Nam và Trung Quốc chính là đang ở thế này. Việt Nam là bạn của trung Quốc về ngoài mặt, hai nước hợp tác cùng có lợi, cùng phát triển. Đó là "Bạn".
Nhưng trong lòng thì...hì hì...TQ xem VN là "con rắn độc". VN cũng không kém xem TQ là "thằng ăn cướp". VN dùng đủ mọi cách kéo các nước vào Biển Đông để chống lại bá quyền của TQ. trong khi TQ thì dùng đủ cả âm mưu lẫn dương mưu để tấn công.
Trừ khi thế giới xảy ra một biến động to lớn cở như "Thế chiến 3" bắt đầu, hay người hồi giáo chiếm đánh thành Rome =))...Nếu không cuộc minh tranh ám đấu của VN và TQ vẫn tiếp diễn dài dài
Thu Jul 28, 2011 11:23 am
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: Việt Nam - Trung Quốc là BẠN hay THÙ?
Báo QĐND viết: Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hà Nội QĐND-Ngày 1-7, nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1-7-1921/1-7-2011), Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường đã tổ chức chiêu đãi trọng thể. Đến dự có đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đại diện một số bộ, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể... Phát biểu tại cuộc chiêu đãi, Đại sứ Tôn Quốc Tường bày tỏ sự cảm ơn và bày tỏ trân trọng sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp 90 năm qua của Đảng Cộng sản Trung Quốc; nhấn mạnh, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có nhiều điểm tương đồng, đều đứng trước trọng trách lãnh đạo phát triển đất nước. Đại sứ khẳng định, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, nguyện cùng với phía Việt Nam tăng cường đoàn kết, mở rộng hợp tác, ủng hộ lẫn nhau, cùng phát triển, viết nên trang sử mới huy hoàng cho quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” Trung-Việt. Trong lời phát biểu chúc mừng, đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: 90 năm qua là chặng đường đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân Trung Hoa tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, thu được những thành tựu vĩ đại: Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ mới, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, trong hơn 30 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khởi xướng và lãnh đạo nhân dân Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, giành được những thắng lợi to lớn. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, đồng chí Đinh Thế Huynh nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu mà Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc đã giành được trong 90 năm qua (Hoàng Sa là ví dụ được không nhỉ ??) và tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc anh em nhất định sẽ thu được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa (Biển Đông??). Đồng chí nhấn mạnh, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước đã có những bước phát triển tốt đẹp, được nâng lên tầm quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”; và tin tưởng rằng, với sự nỗ lực chung của cả hai bên, mối quan hệ hữu nghị truyền thống đó sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển; hai bên cùng nhau giải quyết thỏa đáng những vấn đề do lịch sử để lại và những vấn đề mới nảy sinh, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. nguồn: http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/152909/print/Default.aspx Đọc bài báo này, tôi lại nghĩ đến truyện cổ tích Cây khế, điểm nhấn là hình ảnh của 2 anh em ruột: người em thì thật thà, nhân hậu; còn người anh thì tham lam xảo trá. Sau khi cha mẹ mất, người anh đã giành hết toàn bộ gia sản chỉ để lại cho người em một mảnh đất cùng với tài sản đáng giá là cây khế, nhưng cũng nhờ cây khế này đã giúp người em trở lên giàu có. Biết tin này, với lòng tham sẵn có, người anh lân la đến đề nghị đổi gia sản với người em. Với bản tính thật thà và tình anh em vốn có, người em đồng ý ngay. Kết thúc câu chuyện thật có hậu, người tốt luôn được đền đáp và hưởng một cuộc sống hạnh phúc; còn kẻ tham lam thì bị trừng trị - cũng đúng thôi, cổ tích mà. Thử đặt vị trí Việt Nam và Trung Quốc vào hai anh em đó. VIệt Nam đã luôn nhún nhường, luôn dùng tình anh em, tình đồng chí để khuyên giải nói chuyện với Trung Quốc, còn Trung Quốc thì ngược lại, không ngừng nói xấu Việt Nam, uy hiếp VIệt Nam. Tuy nhiên, "người em" vẫn "đề cao tình anh em đã có bấy lâu" luôn tôn trọng "người anh", mặc dù có thể bị "người anh" chiếm hết gia sản vẫn để trong lòng, muốn dùng tình cảm để giác ngộ "người anh" bằng việc đến chúc mừng sinh nhật của anh mình. Liệu cổ tích có trở thành hiện thực như trong truyện Cây khế. Tôi viết những dòng này chỉ là những suy nghĩ của tôi và để mọi người cùng ngẫm nghĩ. Mong rằng sẽ không có những lời lẽ quá gay gắt khiến cho lòng yêu nước của chúng ta lại làm hại chính bản thân chúng ta !
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Việt Nam - Trung Quốc là BẠN hay THÙ?