CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

 

 một ít kinh nghiệm

Go down 
Tác giảThông điệp
Khánh Trang
ĐIỀU HÀNH VIÊN
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang


Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : một ít kinh nghiệm 36 một ít kinh nghiệm 6 một ít kinh nghiệm 40một ít kinh nghiệm 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

một ít kinh nghiệm Empty
26062010
Bài gửimột ít kinh nghiệm

Những tuyệt chiêu cho một bài thi điểm 10

Tất nhiên không phải là “phao cứu sinh” hay những đôi mắt thần để nghía bài của tên mọt sách ngồi phía trên đầu. nếu bạn thấy thường xuyên thấy toát mồ hôi hay tỉ tẩm “ngậm bút chì” thì những bí quyết sau sẽ có lợi cho các bạn đấy.

Bỏ qua lo lắng:
Đừng tưởng sự hồi hộp trong thi cử sẽ giảm đi khi bạn lớn lên nhé. Thực chất có rất nhiều người dù đã trưởng thành rồi, nhưng cứ hễ nghe thất hai từ thi cử là lại toát mồ hôi hột đấy.( đơn cử những lúc thi sát hạch, thi lấy bằng lái ô tô…)
Chính vì thế, đừng quá lo khoi bạn thấy dị ứng với những kì thi nhé. Mọi người cũng đều có đôi lúc cảm thấy như bạn thôi.

Hãy đảm bảo bạn đã học bài thật kĩ:
Mỗi người có một cách hoc khác nhau. Nhưng nếu bước vào kì thi với một cái đầu rỗng tuếch, chắc chắn bạn sẽ không làm được gì đâu.
Những mộn tự nhiên như toán , lí, hóa, anh… cần sự thực tập thường xuyên.
Với những kì thi học kì, thi tốt nghiệp…đề baì thường dài và thường được thiết kế vừa đủ để bạn suy nghĩ và làm trong thời gian quy định. Nếu không sử lí thất nhanh những câu căn bản, bạn dễ mất thời gian, mất bình tĩnh và tự ti để suy nghĩ những câu hỏi khó còn lại.
Riêng đối với những môn xã hội, đê thi đòi hỏi một cách khái quát. Chăm đọc sách và dành thời gian để ôn tập hằng ngày sẽ có ích hơn việc ngốn thật nhiều vào cuối kí đấy.

Trước khi thi, hãy ngủ cho thật ngon
Trí nhớ sẽ có hiệu quả hơn nhiều nếu bạn cho nó nghỉ ngơi hợp lí và đầy đủ. Ngủ đủ giấc giúp bạn tỉnh táo hơn hẳn.
Những cuộc nghiên cứu gần dđây cho thấy: Trong một kì thi toán , những bạn ngủ đủ giấc thường phạm lỗi ít hơn 20% so với những bạn quá chăm chỉ, thức trắng đêm để ôn bài!

Đọc kĩ đề:
Chẳng có gì ngớ ngẩn hơn là khi bạn làm được một nửa thời gian và phát hiện ra rằng mình đang… đi nhầm hướng. Hãy đọc cho thất kĩ đề bài, dành 1,2 phút, hoặc nhiều hơn một chút để nghiến ngẫm thật kĩ những câu hỏi trong bài thi. Bằng cách đó bạn có thể trả lời câu hỏi vào đúng trọng tâm đề bài.
Ngoài ra, hiểu chắc câu hỏi giúp chúng ta có thêm tự tin hơn rất nhiều . Một tâm lí vũng chắc cho phép bạn hoàn thành những câu hỏi siêu khó còn lại trong bài.

Cân đối bài thi:
Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phân bổ thời gian thật hợp li1cho một số câu hỏi trong bài thi. Ví dụ như câu hỏi có 3 câu với thang điểm là 6-2-2, hãy ưu tiên choi câu hỏi nhiều điểm trước và chia đều thời gian còn lại cho hai câu 2 điểm kia. Nếu đề quá dài trong khi thời gian hạn hẹp, hãy cố gắng làm mỗi câu một một ít.
Nói cách khác, bạn không nên bỏ qua bất kì câu hỏi nào, dù ít điểm. có thể bạn hiểu rất rõ câu 8 điểm, nhưng nếu dành trọn thời gian cho nó, bạn sẽ chỉ đạt được cao nhất 8 điểm mà thôi.

Thư giãn nào
Nếu bạn cảm thấy lo lắng rằng mình sẽ không hoàn thành bài thi một cách hoàn hảo, bạn nên dành vài phút để trấn tĩnh tinh thần. Hít thở thật sâu, khẽ massage cổ và phần trán trước…Những độn tác nhẹ nhàng có thể giúp bạn giải tỏa áp lực tâm lí trước những câu hỏi hóc búa.
Đừng vội bỏ qua khi có vẻ đề bài vượt quá sức của bạn, bạn đã từng học rất chăm chỉ, vậy hãy bắt đầu bằng chính những kiến thức mà ban có. Suy nghĩ cẩn thận và đừng bỏ bất cứ tín hiệu nào có thể đưa ra đáp án chính xác. Khi bạn đang thi, chỉ cần nghi ngờ khả năng của bạn chút thôi, bạn cũng có thể tự biến đề bài rắc rối lên gấp đôi ban lần đấy.

Nộp sớm không phải là một ý hay
Trong hầu hết các kì thi, các giám thị cho phép bạn nộp bài sau khoảng 2/3 thời gian làm bài. Nếu đã hoàn thành bài làm và chắc chắn đáp án của mình . Bạn có thể nộp sớm đễ tránh cảm giác tách nghẽn khi tiếng chuông hết giờ vang lên.
Tuy nhiên nộp bài sớm đồng nghĩa với việc bạn tự cắt giảm cơ hội được kiểm tra lại một lần nữa bài làm của mình. Trong một cuộc thi quan trọng, nửa điểm cũng vô cùng quan trọng. Bạn chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để làm thật tốt bài của mình, dành thêm vài phút để dò lại cũng rất xứng đáng.

Sưu tầm

Những lưu ý trước giờ G

Đọc kỹ quy định, tránh phạm quy chế

Trong ngày làm thủ tục dự thi, các trường hợp không nhận được giấy báo dự thi hoặc bị mất giấy báo dự thi sẽ được trường đối chiếu với hồ sơ gốc và danh sách lưu tại trường. Nếu các thông tin chính xác, thí sinh sẽ được làm giấy cam đoan và chụp lại ảnh tại chỗ để cấp lại giấy báo dự thi. Thí sinh cũng cần báo với cán bộ tuyển sinh của trường nếu thông tin trên giấy báo dự thi sai sót. Cán bộ tuyển sinh sẽ chỉnh sửa trong hồ sơ gốc, giấy báo dự thi và ký xác nhận vào phiếu đăng ký dự thi số 2. Nhiều thí sinh chủ quan, không điều chỉnh thông tin sai sót trên giấy báo dự thi có liên quan đến đối tượng ưu tiên, sau kỳ thi không thể điều chỉnh được nữa.

Trong ngày làm thủ tục dự thi, đối với các môn thi trắc nghiệm, cán bộ coi thi sẽ dặn dò thí sinh các quy định trong việc làm bài theo hình thức trắc nghiệm.

Thí sinh cần lưu ý, theo quy định mang tài liệu vật dụng trái phép vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị lập biên bản đình chỉ thi. Thí sinh không được mang vào phòng thi: giấy than, bút xóa, tài liệu, vũ khí, chất gây nổ... Một điểm thí sinh dễ nhầm lẫn dẫn đến vô tình phạm quy, đó là đối với thi tuyển sinh ĐH, CĐ, không được mang vào phòng thi bảng tuần hoàn và atlat địa lý.

Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi: bút viết, bút chì, compa, máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ cắm thêm vào...


Lưu ý chiếc điện thoại

Để kỳ thi tuyển sinh diễn ra nghiêm túc, Bộ GD-ĐT vừa có thông báo gởi chủ tịch hội đồng tuyển sinh các trường ĐH, CĐ quy định về việc sử dụng phương tiện thông tin liên lạc trong đợt tuyển sinh sắp tới. Theo đó, tại mỗi điểm thi, chỉ bố trí một điện thoại cố định do điểm trưởng quản lý. Tất cả cán bộ (lãnh đạo ban coi thi, lãnh đạo điểm thi, thư ký, cán bộ coi thi, giám sát, phục vụ, y tế, trật tự viên, bảo vệ, công an, thanh tra...) không mang theo điện thoại di động, phương tiện thông tin liên lạc khác khi làm nhiệm vụ. Khi làm phách và chấm thi, lãnh đạo, cán bộ và thư ký làm phách, thư ký chấm thi, cán bộ chấm thi không mang điện thoại di động, phương tiện thông tin liên lạc khác vào khu vực làm phách, khu vực chấm thi.

Đối với thí sinh, chiếc điện thoại di động cũng là vật cấm trong phòng thi. Nhiều vụ đình chỉ thi đáng tiếc xảy ra do thí sinh chủ quan tưởng mình đã khóa máy nhưng điện thoại đến giờ báo thức vẫn reng nên giám thị coi thi phát hiện, thí sinh bị đình chỉ thi.

Thạc sĩ Trần Thế Hoàng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TPHCM, khuyên thí sinh tốt nhất là đi thi không đem theo điện thoại di động. Khi bị phát hiện mang điện thoại di động, dù sử dụng hay không sử dụng đều bị đình chỉ thi. Thí sinh cũng tránh mang tư trang, tài sản quý vì tất cả túi xách, cặp sách đều không được mang vào phòng thi.


Đi sớm tránh kẹt xe

Điều lo lắng nhất hiện nay của các trường khu vực nội thành TPHCM là việc đi lại của thí sinh. Theo thạc sĩ Trần Thế Hoàng, hiện nhiều đường phố có lô cốt, rất dễ kẹt xe. Do đó, thí sinh nên đến địa điểm thi trước kỳ thi ít nhất một ngày để biết đường đi, ước lượng thời gian đến địa điểm thi.

Đặc biệt, thí sinh cần dự thi đúng giờ, tránh bị ảnh hưởng về tâm lý khi đến trễ, thậm chí nếu đi trễ quá giờ quy định sẽ không được dự thi.

Trong phòng thi, thí sinh nên bình tĩnh và tự tin làm bài, đọc đề kỹ để tránh sai sót, phần nào dễ làm trước, khó làm sau...

Sưu tầm



7 việc trong tuần lễ thi

1. Trước khi thi 1-2 ngày, Chúng mình nên cùng với phụ huynh nên đi xem địa điểm thi, phòng thi, bảng niêm yết số báo danh. Sau đó cùng bố mẹ tính toán thời gian đi lại cần thiết, cũng như lối đi từ nhà đến trường thi hợp lý nhất, để khỏi lúng túng bị động trong các buổi thi. Các bạn cũng phải chú đến khoảng cách từ nhà đến địa điểm thi, trừ hao tốn thời gian tắc đường, dừng đèn đỏ để đảm bảo về mặt thời gian nhé.

2. Buổi tối cuối cùng trước ngày thi, bạn nên xem lại những vật dụng cần thiết cho tất cả các buổi thi, như: thẻ học sinh, giấy báo thi, bút bi (2-3 cái cùng màu...), bút chì đen loại mềm (2B,... 6B), dụng cụ gọt bút chì, tẩy, com-pa, thước kẻ, giấy thấm lót tay... Có một số vật dụng như: máy tính (loại được phép sử dụng), bảng lôgarit, bảng tuần hoàn Mendeleep, tập Atlas Việt Nam... chỉ mang đi trong những buổi thi cần thiết. Bạn nên sắp xếp tất cả các vật dụng cần thiết sẵn sàng ngay trong buổi tối. Đến sáng mai chỉ có một việc là mang đi, như thế vào phòng thi các em mới hoàn toàn chủ động.

3. Các bạn tuyệt đối không mang đến trường thi sách giáo khoa, tập vở ghi bài, đề cương ôn tập... (hoặc bất cứ tài liệu nào dính dáng đến bài thi), bút xóa, bút đỏ, điện thoại di động, máy nghe nhạc... để tránh những vi phạm không đáng có.

4. Tốt nhất là chúng mình nên ăn sáng ở nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Và nhớ nên mang theo một chai nước tinh khiết phòng lúc khát. Nước ở các quán sá thường không đảm bảo cho cái bụng của bạn đâu, đặc biệt là vào mùa hè nóng nực.

5. Chúng mình cũng nên lưu ý đến trang phục khi đi thi, chúng mình cần mặc quần áo thoáng mát, nhưng vẫn phải đảm bảo chỉnh tề nhé.

6. Đặt đồng hồ báo thức đề phòng ngủ quên các bạn nhé, đặc biệt là các buổi thi chiều. Tuyệt đối không được cố “thêm tí nữa” khi chuông báo thức reo, nguy cơ ngủ quên đi mất sẽ rất cao đấy.
Dậy muộn tất nhiên sẽ rất vội vàng, lo lắng gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của bạn. Chưa kể nếu chậm giờ thi, dù rất thông cảm với các bạn hội đồng thi vẫn không thể để cho bạn vào phòng thi được. Như vậy là bao nhiêu thời gian, công sức của bạn đổ xuống sông, xuống biển.

7. Cuối cùng là 4 gạch đầu dòng tưởng như “biết rồi khổ lắm nõi mãi” trong quá trình làm bài nhưng có không ít bạn vẫn mắc phải.
- Nhớ bình tĩnh đọc kỹ đề thi để có sự chủ động khi làm bài. Cả bài tự luận lẫn bài trắc nghiệm, câu nào dễ làm trước câu nào khó làm sau. Đừng bị sa lầy giữa chừng vì một câu khó nào đó.
- Nhất thiết dành 10 phút cuối buổi để đọc lại bài làm. Nếu xong sớm, không vội vàng nộp bài làm gì. Nên đọc kỹ, soát đi xét lại, để sửa lỗi. Sửa được lỗi nào, dù nhỏ, cũng làm tăng giá trị của bài. Trong một kỳ thi, 1/4 điểm cũng quý, thậm chí có thể "lật ngược thế cờ", từ trượt thành trúng tuyển.
- Tuyệt đối không quay cóp và cũng không cho bạn quay cóp. Không ít thí sinh bị hủy kết quả thi vì cho người bên cạnh xem bài.
- Chú ý giữ gìn để có một tư thế đúng mực, một cách ứng xử văn hóa trong phòng thi: Không quay ngang quay ngửa, gây ồn làm phiền người khác. Thưa gửi lễ phép với các thầy cô giám thị khi được hỏi, chào thầy cô nghiêm chỉnh khi vào phòng thi cũng như khi ra về.

Sưu tầm



Những lưu ý trước giờ G

Tất nhiên không phải là “phao cứu sinh” hay những đôi mắt thần để nghía bài của tên mọt sách ngồi phía trên đầu. nếu bạn thấy thường xuyên thấy toát mồ hôi hay tỉ tẩm “ngậm bút chì” thì những bí quyết sau sẽ có lợi cho các bạn đấy.

Bỏ qua lo lắng:
Đừng tưởng sự hồi hộp trong thi cử sẽ giảm đi khi bạn lớn lên nhé. Thực chất có rất nhiều người dù đã trưởng thành rồi, nhưng cứ hễ nghe thất hai từ thi cử là lại toát mồ hôi hột đấy.( đơn cử những lúc thi sát hạch, thi lấy bằng lái ô tô…)
Chính vì thế, đừng quá lo khoi bạn thấy dị ứng với những kì thi nhé. Mọi người cũng đều có đôi lúc cảm thấy như bạn thôi.

Hãy đảm bảo bạn đã học bài thật kĩ:
Mỗi người có một cách hoc khác nhau. Nhưng nếu bước vào kì thi với một cái đầu rỗng tuếch, chắc chắn bạn sẽ không làm được gì đâu.
Những mộn tự nhiên như toán , lí, hóa, anh… cần sự thực tập thường xuyên.
Với những kì thi học kì, thi tốt nghiệp…đề baì thường dài và thường được thiết kế vừa đủ để bạn suy nghĩ và làm trong thời gian quy định. Nếu không sử lí thất nhanh những câu căn bản, bạn dễ mất thời gian, mất bình tĩnh và tự ti để suy nghĩ những câu hỏi khó còn lại.
Riêng đối với những môn xã hội, đê thi đòi hỏi một cách khái quát. Chăm đọc sách và dành thời gian để ôn tập hằng ngày sẽ có ích hơn việc ngốn thật nhiều vào cuối kí đấy.

Trước khi thi, hãy ngủ cho thật ngon
Trí nhớ sẽ có hiệu quả hơn nhiều nếu bạn cho nó nghỉ ngơi hợp lí và đầy đủ. Ngủ đủ giấc giúp bạn tỉnh táo hơn hẳn.
Những cuộc nghiên cứu gần dđây cho thấy: Trong một kì thi toán , những bạn ngủ đủ giấc thường phạm lỗi ít hơn 20% so với những bạn quá chăm chỉ, thức trắng đêm để ôn bài!

Đọc kĩ đề:
Chẳng có gì ngớ ngẩn hơn là khi bạn làm được một nửa thời gian và phát hiện ra rằng mình đang… đi nhầm hướng. Hãy đọc cho thất kĩ đề bài, dành 1,2 phút, hoặc nhiều hơn một chút để nghiến ngẫm thật kĩ những câu hỏi trong bài thi. Bằng cách đó bạn có thể trả lời câu hỏi vào đúng trọng tâm đề bài.
Ngoài ra, hiểu chắc câu hỏi giúp chúng ta có thêm tự tin hơn rất nhiều . Một tâm lí vũng chắc cho phép bạn hoàn thành những câu hỏi siêu khó còn lại trong bài.

Cân đối bài thi:
Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phân bổ thời gian thật hợp li1cho một số câu hỏi trong bài thi. Ví dụ như câu hỏi có 3 câu với thang điểm là 6-2-2, hãy ưu tiên choi câu hỏi nhiều điểm trước và chia đều thời gian còn lại cho hai câu 2 điểm kia. Nếu đề quá dài trong khi thời gian hạn hẹp, hãy cố gắng làm mỗi câu một một ít.
Nói cách khác, bạn không nên bỏ qua bất kì câu hỏi nào, dù ít điểm. có thể bạn hiểu rất rõ câu 8 điểm, nhưng nếu dành trọn thời gian cho nó, bạn sẽ chỉ đạt được cao nhất 8 điểm mà thôi.

Thư giãn nào
Nếu bạn cảm thấy lo lắng rằng mình sẽ không hoàn thành bài thi một cách hoàn hảo, bạn nên dành vài phút để trấn tĩnh tinh thần. Hít thở thật sâu, khẽ massage cổ và phần trán trước…Những độn tác nhẹ nhàng có thể giúp bạn giải tỏa áp lực tâm lí trước những câu hỏi hóc búa.
Đừng vội bỏ qua khi có vẻ đề bài vượt quá sức của bạn, bạn đã từng học rất chăm chỉ, vậy hãy bắt đầu bằng chính những kiến thức mà ban có. Suy nghĩ cẩn thận và đừng bỏ bất cứ tín hiệu nào có thể đưa ra đáp án chính xác. Khi bạn đang thi, chỉ cần nghi ngờ khả năng của bạn chút thôi, bạn cũng có thể tự biến đề bài rắc rối lên gấp đôi ban lần đấy.

Nộp sớm không phải là một ý hay
Trong hầu hết các kì thi, các giám thị cho phép bạn nộp bài sau khoảng 2/3 thời gian làm bài. Nếu đã hoàn thành bài làm và chắc chắn đáp án của mình . Bạn có thể nộp sớm đễ tránh cảm giác tách nghẽn khi tiếng chuông hết giờ vang lên.
Tuy nhiên nộp bài sớm đồng nghĩa với việc bạn tự cắt giảm cơ hội được kiểm tra lại một lần nữa bài làm của mình. Trong một cuộc thi quan trọng, nửa điểm cũng vô cùng quan trọng. Bạn chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để làm thật tốt bài của mình, dành thêm vài phút để dò lại cũng rất xứng đáng.

Sưu tầm



6 BÍ QUYẾT CHO MÙA THI
Dưới đây là 6 “bảo bối” được tham khảo từ các tài liệu khoa học về phương pháp học tập và ôn thi sao cho “học ít, nhớ lâu, thi dễ đậu” cũng như bí quyết thư giãn và giữ gìn sức khỏe…hy vọng sẽ hỗ trợ ít nhiều cho các bạn trẻ trong mùa thi.

1. Học tập
Đó là làm thế nào để học ít, nhớ lâu, thi dễ đậu. Vì thế muốn học ít, nhớ lâu cần có phương pháp học ngay từ đầu niên khóa.
Bài giảng của thầy cô từ giáo án khi học cần gạch xanh gạch đỏ để dễ nhớ những phần quan trọng. Bên cạnh đó luôn có một sổ tóm tắt ghi lại những phần quan trọng để khi gần đến ngày thi, ôn kỹ phần tóm lược quan trọng này và xem thêm phần giáo án đầy đủ.
Ôn thi là một giai đoạn ngắn mà não phải tiếp thu một lượng thông tin khổng lồ nên dễ bão hòa, dẫn đến nhớ lộn xộn. Nắm chắc phần tóm lược quan trọng để làm bài được và đủ điểm đậu. Nếu nhớ kỹ và phát triển thêm chi tiết từ bài giảng thì sẽ đậu cao.

2. Ôn thi
Phương pháp tập đọc nhanh:

Đọc bằng mắt, không phát âm: tập mở rộng tầm nhìn để khi mắt lướt qua, số lượng chữ đọc được sẽ nhiều hơn; tăng dần to61x độ đọc; đọc và tập nhớ lại tựa bài, những vấn đề chính yếu căn bản của bài; không học thuộc lòng từng chữ, từng câu mà nhớ ý là chính; cố gắng hiểu những gì đã học kể cả hỏi bạn bè, thầy cô.
Ghi nhớ các chi tiết gần nhau, bổ sung cho nhau, khắc ghi những gì quan trọng nhất kể cả gạch dưới hoặc tô màu dễ thấy; sau khi đọc xong, dùng trí nhớ để hệ thống hóa lại toàn bộ bài học, những điểm căn bản, các chi tiết bổ sung cho những điều căn bản đó; trước khi ngủ, ôn lại một lần nữa vì trong giấc ngủ, tài liệu ôn tập dễ ghi vào bộ nhớ.
Không nên học thuộc lòng:

Việc học thuộc lòng làm não trở nên thụ động, lười suy nghĩ và khi đã quên một câu là tắc tị nguyên bài. Vì vậy, vào phòng thi, nhiều thí sinh đọc xong đề bài, bừng con mắt dậy thấy óc mình trống trơn. Học, hỏi, nắm bắt những ý cơ bản của vấn đề là cáh tốt nhất để nhớ bài học.
Vì thế muốn tăng cường trí nhớ, học dễ nhớ lâu quên thì phải tập trung phân tích, tổng hợp bài vở kèm theo hình ảnh cụ thể để trí nhớ dễ tìm kiếm khi cần thiết.
3. Thư giãn
Nhiều học sinh nghĩ rằng học thì là học liên miên từ sáng đến tối, từ tối đến khuya, nhưng não bị nhồi nhét nhiều quá cũng sẽ “sôi” lên, khó nhớ và dễ quên
Chống bão hòa não bằng thư giã, nghỉ ngơi.

Khi não đã bão hòa thì học chỉ là hình thức mà tiếp thu chẳng có gì, chưa kể nhầm lẫn chi tiết vấn đề này sang chi tiết khác.
Vì vậy, cần phải có thời gian thư giãn. Đừng chọn thư giãn bằng cách đánh bài, cá độ bóng đá, đi “lắc” làm thần kinh căng thẳng thêm.
Chọn bơi lội, tập thể dục cho máu huyết lưu thông, nghe nhạc êm dịu (đừng chọn metal rock sẽ nhức đầu thêm) hoặc đi chơi một chút với bạn bè, ngủ một giấc thật sâu cũng là cách xả hơi cho não.
Tìm niềm vui trong học tập:

Cần biết tạo niềm vui trong học tập thì việc học đỡ vất vả hơn, dễ nhớ lại lâu quên. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trì nhớ rất nhiều như: lo âu tiền bạc, sức khỏe suy giảm hoặc bị phân tâm bởi những vấn đề nào đó.

4. Ăn uống
Người xưa có câu “ăn vóc, học hay”. Vậy ăn “vóc” như thế nào để “học hay”, thi dễ đậu?
Những thức ăn giải độc cho não, giúp tạo lập chất dẫn truyền thần kinh sẽ góp phần làm tăng trí nhớ, dễ tiếp thu bài vở và ít mệt óc. Đó là:

Lòng đỏ trứng ( gà, vịt, chim cút….): chứa hàm lượng cao lecithine, vừa giúp giải độc gan vừa giúp tạo lập acetyl-cho-line (chất dấn truyền luồng thần kinh quan trọng nhất). vì vậy trứng giúp bổ não, tăng trí nhớ.
Đậu nành: chứa nhiều glucid, protid và lipid, các vitamin, enzyme hố trợ tiêu hóa lecithine. Để bữa ăn khỏi nhàm chán, có thể sử dụng các chế phẩm khác nhau như giá, bơ, sữa đậu nành, đậu phụ.
Bí đỏ: chứa nhiều beta-caronten, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, có lợi cho mắt. Trong bí đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acid glutamic tự nhiên (1%), giúp giải các cặn bã do hoạt động của não bộ tiết ra. Nó cũng chứa nhiều phosphor ( một chất cần thiết cho hoạt động của não).
Cà chua, cà rốt: Giàu beta-caroten.
Các loại rau qua vitamin c như cam quýt, chanh, bưởi, rau dền…có tác dụng làm giảm mệt mỏi.
Ngoài ra dù học hành căng thẳng nhưng cũng không quên dành thì giờ để nghỉ ngơi, giải trí thư giãn đầu óc và cho bộ não được nghỉ ngơi. Nên ngủ đủ giấc từ 6 đến 8 giờ mối ngày. Buổi trưa dù bận cách mấy cũng nên chợp mắt it nhất nửa giờ vì giấc ngủ trưa dù ngắn nhưng giúp ích rất nhiều cho sự tiếp thu kiến thức trong buổi chiều đồng thời tạo sảng khoái cho cơ thẻ và học tập.
5. Chống stress.
Stress là tình trạng phổ biến khi ôn thi và chính stress làm giảm năng lực ôn tập của thí sinh.
Vì sao cần giữ giấc ngủ ?
Khi học bài nhiều, trí óc bị bão hòa, hiện tượng stress dẫn đến suy sụp tinh thần gây trằn trọc khó ngủ hoặc tỉnh dậy trong trạng thái căng thẳng. Giấc ngủ càng không đạt chất lượng thì việc ôn bài càng khó nhớ bài. Khi bị mất ngủ thì không nên ngủ trễ (quá giấc), tránh sử dụng chất kích thích và không nên chuyển từ bàn học qua giường để ôn bài rồi học.

Cách tốt nhất trong mùa thi cử là thư giãn trước khi đi ngủ. Chính trong mà não bộ làm việc, đưa các dữ liệu mới nạp vào tiềm thức. Các thuốc an thần giảm lo âu, giúp dễ ngủ sẽ làm mất đi sinh lý tự nhiên của giấc ngủ nên sẽ ngăn cản hoạt động của não bộ. Vì vậy không nên dùng thuốc an thần trong mùa thi cử.

6.Tránh mệt mắt:
Để tránh mệt mắt và ít bị phân tâm, môi trường học cần yên tĩnh và sáng sủa. Lượng ánh sáng đủ sẽ làm mắt đỡ mệt nên ít bị thương tổn tâm lý nên rất cần được sự quan tâm giúp đỡ của cha mẹ để vơi đi những lo lắng. Sự lo âu thái quá có thể trở thành bệnh lý khi khả năng tập trung giảm đi làm cho kiến thức trở nên lộn xộn không thể làm bải hay ôn tập được. Những cử chỉ thương yêu sẽ giúp con em vượt qua khó khăn tinh thần và việc trường xuyên hỏi thăm tâm sự sẽ giúp giải tỏa được những lo âu.

Sưu tầm



6 LỜI KHUYÊN CẬN NGÀY THI

Việc ổn định tâm lý là một “ vũ khí ” quan trọng giúp thí sinh đạt điểm cao trong kỳ thi.

1. Không nạp quá nhiều kiến thức trong giai đoạn nước rút
Do tâm lý thi cử nặng nề nên nhiều bạn đã gấp rút ôn tập ba môn thi một lúc. Lượng kiến thức khá lớn đã làm nhiều bạn rơi vào trạng thái stress và làm giảm hiệu quả ôn tập.
Để tránh hiện tượng này, các bạn phải biết loại ra những kiến thức không cần thiết. Nếu tự tin với những phần mình ôn trước đó thì không nên ôn tập lại. Cần tập trung ôn những phần mình chưa chắc chắn, những kiến thức mình còn bị hổng.
Tuyệt đối không ôn tập hỗn độn 3 môn thi cùng một lúc, cần bố trí ôn tập kiên thức “ nước rút ” hợp lý. Chẳng hạn như, đêm trước hôm thi môn Toán, chỉ nên tập trung vào kiến thức môn Toán, không phân tâm về những môn khác. Trong giai đoạn này, bạn tuyệt đối không nên tập trung giải đề thi các năm trước đây vì dể bị hoan mang với những dạng toán mới, những công thức mới… Bạn phải luôn nghĩ, đề thi đại học cũng chẳng có gì ghê gớm, mình đã học chắc rồi thì không có câu hỏi nào là không làm được.

2. Loại bỏ những thông tin “ nhiễu ”
Nhiều thông tin nhiễu vào giai đoạn cuối sẽ làm cho thí sinh giao đông. Với những đắn đo về chọn trường, chờ đợi tỉ lệ “ chọi ” để chấm trường dự thi… Sẽ làm bạn mất tập trung trong ôn tập. Do đó cần loại bỏ tất cả những thông tin này với niềm tin mingf sẽ trúng tuyển.
Tất cả những thông tin có được bạn chỉ nên xem để tham khảo, không quá bận tâm vào những thông tin không chính thống như nghe nói, ai đòn rằng…

3. Tạo lại khả năng tính “ nhẩm ” nhanh
Sau nhiều ngày ôn tập vất vả sẽ làm giảm thiểu khả năng tính “nhẩm” nhanh của bạn. Do đó việc ổn định lại hệ thống tính “nhẩm” vốn có của mình là điều bắt buộc phải làm.
Để có thể làm được điều này bạn nên chơi các trò chơi vui, đơn giản nhưng có logic cùng với những phép tính nhẩm vui. Thẩm chí, bạn có thể thư giản bằng cách đọc những chuyên mục giải trí liên quan đến những con số trên báo, tạp chí…
Lưu ý: không nên dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động này, tốt nhất dành khoảng 30 phút/ ngày

4. Giảm thiểu những lo lắng không cần thiết
Nhiều bạn rất mất thời gian trong việc tìm hiểu lý do vì sao chưa nhận được giấy báo, bị mất phiếu ĐKDT số 2…, trong khi những sự cố này hoàn toàn có thể giải quyết đơn giản.
Bạn phải luôn ý thức rằng, tất cả những sai sót trên giấy báo thi đều có thể được chỉnh sửa vào ngày làm thủ tục dự thi.

Nếu bạn chưa nhận được giấy báo qua đường bưu điện thì hãy nhanh tay liên hệ trực tiếp với nơi mình nộp hồ sơ ĐKDT. Trường hợp thất lạc giấy bào dự thi cần phải lien hệ trực tiếp ngay với phòng đào tạo của trường mình ĐKDT để hỗ trợ. Số báo danh, phòng thi, địa điểm thi
Sauk hi có những thông tin trên, bạn đến ĐKDT bình thường và mang theo: Chứng minh thư, phiếu ĐKDT số 2 và những giấy tờ lien quan khác để có thể chỉnh sửa lại thông tin nếu trước đó sai sót.

5. Giảm sức ép” đỗ” – “trượt”
Sức ép này sẽ làm bạn hay bị đau đầu, căng thẳng,..Do đó bạn cần xác định mục tiêu “học hết mình, thi hết sức” chứ đừng xác định “học giỏi phải bắt buột thi đỗ”. Bên cạnh đó, bạn đừng bao giờ nghĩ đến sức ép của gia đình và người than, Bởi nếu bạn có thi trượt,, họ cũng không bao giờ trách bạn, vì bạn đã nỗ lực hết mình.
Với suy nghĩ như vậy, bạn sẽ có một tâm lý thoải mái trước khi bước vào một cuộc thi chính thức.

6. Chuẩn bị sớm những vật cần thiết
Những vật dụng dùng thi cử nên chuẩn bị càng sớm càng tốt. Đặc biệt, cần chọn loại máy tính có trong danh mục cần được cho phép có trong phòng thi. Cụ thể là các máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ,..
Bút chì là vật dụng cho để thi trắc nghiệm, vì thế bạn nên chuẩn bị dự phòng vài chiếc, gọt bút chì cho thật “ngon lành” để không ảnh hưởng đến quá trình làm bài.
Việc chuẩn bị sớm các vật dụng cần thiết trong thi cử cũng góp phần tạo cho bạn sự tự tin khi làm bài.

Sưu tầm





4/ Kinh nghiệm trong phòng thi

Để làm tốt bài thi

TT - Khác với đề thi tốt nghiệp THPT với các câu hỏi có thể đọc xong là hạ bút làm ngay, đề thi tuyển sinh ĐH có phần khó hơn. Nó đòi hỏi thí sinh (TS) phải suy nghĩ, suy luận để phát hiện vấn đề.

Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, coi thi và chấm thi, các giáo viên sẽ có những lời khuyên hữu ích đối với các TS sắp bước vào cuộc chạy đua vào giảng đường ĐH cam go sắp tới.


* Thầy Nguyễn Đình Song Minh (giáo viên môn toán Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM): Phải hiểu ý người ra đề
Người ra đề thường “làm mới” vấn đề bằng cách hỏi dưới hình thức khác, sử dụng kiểu hỏi khác. Mới đọc vào cứ tưởng dạng toán lạ nhưng với TS học bài kỹ, nắm được phương pháp giải toán, bình tĩnh đọc đề thi và biết vận dụng một chút sẽ biết biến đổi, đưa bài toán về đúng dạng của nó.
Lỗi phổ biến nhất mà TS thường mắc là không hiểu được ý đồ của người ra đề, không tìm ra được bản chất thật của bài toán, dẫn đến giải sai. Khi ôn thi, các em đã được giải qua những đề thi kinh điển, đề thi tuyển sinh của các năm trước. Tuy nhiên, chắc chắn các TS không thể bê nguyên xi một bài giải nào đó của thầy cô vào bài làm của mình. Tôi theo dõi thì thấy hầu hết những đề thi tuyển sinh ĐH môn toán đều đòi hỏi TS phải có sự lý giải của riêng mình.
Điều thứ hai các em cần lưu ý là nên làm bài với nguyên tắc chắc chắn để lấy trọn vẹn số điểm với những câu mình đã làm được. Tiếp nữa là kỹ năng tính toán. Không chỉ HS trung bình mà HS giỏi cũng sai do ham làm nhanh những câu hỏi dễ để dành thời gian cho những câu hỏi khó. Bởi vậy, tôi khuyên các TS nên giải ra nháp trước, xem chỗ nào lắt léo nghĩ cách khắc phục ngay, đừng vội viết vào bài thi rồi sau đó lại gạch bỏ lung tung. Khi làm bài xong thì kiểm tra lại bằng cách dùng phép thử.


* Thầy Lê Quang Diệm (giáo viên môn vật lý Trường THPT Gia Định): Phân bố thời gian hợp lý
Khi làm bài thi môn vật lý, một trong những điều quan trọng các em cần chú ý là đơn vị đại lượng. Có những câu đề ra chúng ta có thể dùng đơn vị đó để tính toán ngay, nhưng có những câu bắt buộc phải đổi qua đơn vị khác mới tính toán được. Do đó, các em cần chú ý với cách của đề ra để dùng đơn vị cho hợp lý. Bên cạnh đó, các em cần nắm vững các định nghĩa, khái niệm, định luật; hiểu rõ ý nghĩa của công thức, đơn vị của từng đại lượng...

Một điều nữa các em cần chú ý trong khi làm bài là có những câu đánh đố, bắt buộc TS phải có kiến thức sâu mới làm được như câu cho một dữ kiện vật lý nhưng lại bỏ thiếu đi một giả thuyết... Đối với những dạng này, các em cần phải phân tích đề thật kỹ, vận dụng các lý thuyết để đưa ra đáp án đúng nhất.
Về cách làm bài, khi nhận đề các em cần phải phân bố quỹ thời gian của mình hợp lý cho từng câu một. Trong 20 câu đầu tiên dành bao nhiêu thời gian để tránh tập trung quá nhiều thời gian cho một câu. Đề thi môn vật lý có 50 câu nhưng khả năng của mình chỉ làm được khoảng 40 câu thì phải biết lượng sức mình chứ không nên ôm đồm, tham lam làm hết 50 câu dẫn đến làm nhiều nhưng không chắc chắn.


* Thầy Biện Văn Cư (giáo viên môn hóa học Trường THPT Võ Thị Sáu, TP.HCM): Tránh bị đánh đố
Khi làm bài thi trắc nghiệm môn hóa học các bạn nên cẩn thận từng li từng tí, đọc từng câu, chữ của mỗi câu để tránh bị đánh đố. Đôi khi có những câu chỉ cần khác nhau một từ là ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như câu “ba -aminoaxit khác nhau có thể tạo thành bao nhiêu tripeptit” và “ba -aminoaxit khác nhau có thể tạo thành bao nhiêu đồng phân tripeptit”. Các em phải chú ý vì hai câu này chỉ khác nhau chữ “đồng phân” nhưng khác nhau hoàn toàn về kết quả, không chú ý sẽ bị nhầm lẫn.
Cần chú ý khi thi trắc nghiệm đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối mới có điểm. Nếu như thi tự luận một câu được 10 điểm các em làm được 30% thì vẫn được 3 điểm, nhưng khi thi trắc nghiệm trong một câu làm 90% vẫn không được điểm nào. Điều này yêu cầu TS phải chính xác tuyệt đối vì thi trắc nghiệm chỉ có đúng - sai.
Khi thi trắc nghiệm, câu dễ hay câu khó đều có điểm bằng nhau nhưng nhiều em cứ dành thời gian cho câu khó, đến khi gần hết giờ, hoảng hốt nên đánh đại các câu dễ là không nên.

Sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Share this post on: reddit

một ít kinh nghiệm :: Comments

hotboyyeusu
Re: một ít kinh nghiệm
Bài gửi Sat Jun 26, 2010 8:49 am by hotboyyeusu
way! duy thấy đâu đâu cũng nêu ra hàng loạt các kinh nghiệm nhưng mà để thực hiện được nó là cả một vấn đề
Khánh Trang
Re: một ít kinh nghiệm
Bài gửi Sat Jun 26, 2010 11:56 pm by Khánh Trang
ừ nói đi đôi với hành mà
Re: một ít kinh nghiệm
Bài gửi  by Sponsored content
 

một ít kinh nghiệm

Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử
» Kinh nghiệm từ sự sụp đổ của liên xô
» KINH NGHIỆM KHỐI C
» Một vài kinh nghiệm khi thi đại học cho sĩ tử.
» Từ kinh nghiệm của lịch sử đô thị hóa Việt Nam, chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì trong công cuộc đô thị hóa hiện nay?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Góc trò chuyện-
Chuyển đến 
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất