CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt I_icon_minitimeSun May 23, 2010 6:02 am

tuyêtrơi_samac
lich su-âm nhạc

Thành viên cấp 2

tuyêtrơi_samac

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : phạm tuấn anh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên CLB Sử học Trẻ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 08/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 61
Đến từ Đến từ : quảng bình
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : lich su-âm nhạc
Điểm thành tích Điểm thành tích : 139
Được cám ơn Được cám ơn : 37

Bài gửiTiêu đề: Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt

 
Đây là một đoạn trích trong bài niên luận năm 3 ngành lịch sử của tôi, mong mọi người cho ý kiến!
Từ đời Tần, mỗi lúc có một họ thống nhất Trung Hoa, họ ấy liền nghĩ đến việc chiếm các nước nhỏ xung quanh. Tần có Nhâm Hiêu, Triệu Đà; Hán có Lộ Bác Đức đều đã đạt mục đích là diệt họ đang cầm quyền ở đất Việt.
Sau trong khoảng độc lập hoàn toàn trở lại ở nước ta, những cuộc xâm lăng bắt đầu từ đời Tống, dưới triều Tống Thái Tông, tướng Tống tưởng lấy nước ta dễ, đã khinh cử, nên thất bại hoàn toàn bởi tay Lê Hoàn.
Lần thứ hai, dưới triều Tống Thần Tông, thế vua Tống và tể tướng Vương An Thạch rất to, nên sự xuất quân được dự bị một cách cẩn thận và đầy đủ: Quân hơn mười vạn, sửa soạn một năm, tướng tá tinh nhuệ, kế hoạch định rõ từng chi tiết.
Đáng lẽ nước ta lúc ấy bị đổi thành châu quận của Tống. May! Đương thời, có một vĩ nhân cầm quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng.
Bậc ấy là Lý Thường Kiệt.
Bằng một trận tấn công chớp nhoáng, Thường Kiệt phá các căn cứ địch, trước khi Tống khởi việc động binh, rồi rút về, cương quyết cố thủ trên sông, ngăn cản xâm lăng xuống đồng bằng. Khí hậu nóng, lam chướng độc, địa thế hiểm, thêm vào sự bất lực của tướng Tống, sự bất hòa giữa các kẻ cầm quyền chung quanh Tống Thần Tông, đã khiến cho trận tấn công vĩ đại của Tống đã phải ngừng trước cửa Thăng Long, gần nơi lăng tẩm nhà Lý và trước cánh đồng phì nhiêu ở trung nguyên nước ta.
Thường Kiệt hiểu thời cơ, chịu tạm nhường về thể diện, khiến Tống lui quân và ta bảo toàn binh lực. Sau đó Thường Kiệt biết dùng ngoại giao dựa vào binh lực ấy làm hậu thuẫn, mà đòi được đất đã mất. Cuối cùng không những Tống không dám dòm ngó cõi ta, mà bắc thùy nước Việt lại được khuếch trương và củng cố.
Đó là kỳ công của Lý Thường Kiệt[15;1]
Có thể nói rằng, trong lịch sử dân tộc ta từ trước đó cho đến thời bấy giờ chưa có một đội quân nào của Đại Việt dám đem quân vượt qua biên giới vào đât trung Quốc. Cái khó ở đây là một đất nước quá nhỏ bé, việc đem quân chống chọi lại một đội quân hùng mạnh đả khó huống hồ chi lại đem quân sang đánh xứ người. Ở đây phi nghĩa và chính nghĩa trở nên lẩn lộn, đem quân đội sang nước khác để gây chiến tranh là phi nghĩa, sử dụng quân đội kháng chiến chống lại quân ngoại xâm là chính nghĩa. Sẻ không ai nói rằng việc Lý Thường Kiệt đem quân đánh Tống là phi nghĩa vì vậy mới nói rằng trong cái phi nghĩa có cái chính nghĩa và ngược lại. Đó chính là sự tài tình của Lý Thường Kiệt, ông đem quân đội vào Trung Quốc một cách đường hoàng,chính nghĩa và giành được thắng lợi vẻ vang.
Cái tài thao lược và tầm nhìn chiến lược xuất sắc của ông được thể hiện ngay trong cách đánh “tiên phát chế nhân” với một câu nói bất hủ “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc”. Nhân lúc quân Tống lơi lỏng, không chú ý phòng bị hay không mảy may nghi ngờ rằng quân Đại Việt có thể tiến đánh. Quân đội nhà Tống trang bị ở đây quá mỏng và cách xa kinh thành, đó là điều kiện thuận lợi để ta dể dàng đánh chiếm được và rút nhanh khi quân cứu viện kịp tới. Mọi việc dường như đi theo sự toan tính của Lý Thường Kiệt, điều đó thể hiện một tư duy chiến lược quân sự lổi lạc và chính việc thực hiện kế hoạch “tiên phát chế nhân”đả gây hoang mang cho nhà Tống, buộc chúng phải quay sang thế bị động và nhường lại thế chủ động cho quân Đại Việt.
Có thể nói rằng đây là một cuộc kháng chiến đặc biệt, nó bắt đầu ngay cả khi nhà Tống chưa kịp chạm bàn chân vào lãnh thổ nước ta. Cuộc kháng chiến này bắt đầu từ câu nói “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc”.
Tấn công chớp nhoáng rồi lui về lập phòng tuyến nghênh địch, mổi bước táo bạo và chắc chắn của ông sau này đều trở thành bài học lịch sử sống động về nghệ thuật chỉ huy quân sự nói chung và phòng thủ nói riêng.nói như vậy để biết được cái tài và tầm nhìn chiến lược của Lý Thường Kiệt, nó thể hiện qua cánh đánh “lấy tấn công làm phòng thủ”
Binh pháp có câu “cách phòng thủ tốt nhất là tấn công”, nhìn thấy kế hoạch xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đả nghỉ ngay đến biện pháp có phần mạo hiểm nhưng rất hiệu quả này.
Lý Thường Kiệt đả có sự lựa chọn thông minh và sáng suốt, thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng. Ông biết rằng nội tình nước Tống không ổn định, cương giới bị một số nước lân bang uy hiếp, trong triều đình mẩu thuẩn giữa tể tướng Vương An Thạch với các thế lực thù địch ngày càng gay gắt, chính điều đó đã thuyết phục Lý Thường Kiệt rằng sự chỉ đạo của nước Tống vào kế hoạch xâm lược này là thiếu tập trung, thiếu quyết đoán. Đây là thời cơ để quân ta có thể thực hiện một cuộc tấn công chớp nhoáng với mục đích dằn mặt quân địch.
Sau khi phân tích, Lý Thường Kiệt cho rằng quân Tống có thể đi vào nước ta theo hai con đường. Trong đó, nhánh đường bộ có thể lấy Ung Châu(Nam Ninh-Quảng Tây) còn nhánh đường thủy có thể lấy Khâm Châu, Liêm Châu(Quảng Đông)làm cứ điểm tập kết binh lương. Vì vậy mục tiêu tấn công mà vị tướng này nhắm tới là ba thành trên với nhiệm vụ đốt phá kho lương và tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
Từ một kẻ chủ động tiến hành xâm lược, quân Tống bổng nhiên bị đẩy vào tình thế thất trận ngay từ khi chuẩn bị kéo quân. Nó đã tác động mạnh mẻ đến cục diện cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt, hay nói cách khác chiến thắng làm người Việt nức lòng, khơi dậy sự tự tin mạnh mẽ của họ vào chiến thắng cuối cùng. Buộc địch phải kéo dài thời gian chuẩn bị và đặc biệt quyền chủ động thuộc về phía ta, ta sẻ có thời gian để chuẩn bị lực lượng, xây dựng phòng tuyến ngăn địch.
Cuộc tấn công vào hang cọp chẳng khác nào làm cho con thú bị tổn thương lòng tự trọng, nó sẽ lồng lộn lên và nôn nóng báo thù, chính lúc này nó sẽ để lộ sơ hở và dể dàng bắn hạ nhất. Quân Tống cũng vậy, chúng nôn nóng báo thù, việc đó đã nằm trong tầm dự liệu của Lý Thường Kiệt. Cuộc tấn công đã đạt được nhiều mục đích hơn một cách phòng thủ kiên cường, một cách tự vệ đầy sáng tạo và chủ động.
Cách đánh “tiên hạ thủ vi cường” này đã đi vào lịch sử như là một huyền thoại, mà người viết nên huyền thoại đó chính là Lý Thường Kiệt, một bậc danh tướng kiệt xuất. Một chiến thắng ngay trên đât Tống đả làm nức lòng quân và dân Đại Việt, khơi dậy trong họ một lòng tự hào dân tộc, một ý chí sắt đá là giành chiến thắng trước giặc ngoại xâm, xây dựng nên tình đoàn kết dân tộc chung sức chung lòng vì đất nước. Đó chính là cái tài của ông. Xuyên suốt cả cuộc chiến là “thiên thời,địa lợi,nhân hòa”,Lý Thường Kiệt đả thể hiện được tầm nhìn chiến lược của một vị tướng cầm quân, sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để khích lệ tinh thần chiến đấu và sự đoàn kết một lòng. Ông viết “phạt lộ tống văn” để vổ về nhân dân Trung Quốc và khích lệ tinh thần quân sỉ, ấy là ông đang dùng chiến tranh tâm lý. Ông tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước và nhân dân Trung Quốc, vận động toàn dân cùng đánh giặc ấy là ông đang dùng chiến tranh nhân dân. Sử dụng một chiến thuật hợp lý dựa trên nền tảng nghệ thuật và cách đánh của cha ông ta đó là nghệ thuật đánh du kich nhuần nhuyển và hợp lý bằng việc sử dụng lối đánh phục kích, bất ngờ tấn công,đánh trước bẻ gảy gọng kìm phối hợp của giặc.
Kế hoạch “tiên phát chế nhân” thắng lợi ta đã thu được nhiều thành công hơn mong đợi, ngoài việc làm chậm kế hoạch xâm lược của địch và giúp ta có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị ứng chiến. Chúng ta còn làm cho triều đình nhà tống mâu thuẩn ngày một thêm gay gắt “Mộng Vương An Thạch đả tan. Vương An Thạch hối củng không kịp. Tuy y đã dự bị việc phục thù,nhưng dư luận xôn xao, các triều thần nhao nhao chỉ trich...
An Thạch hoàn toàn bị cô lập, trở nên chán nản. Không đợi kết quả của cuộc phát quân phục thù mà mình đả chủ mưu, An Thạch phải xin từ chức....
Một ảnh hưởng bất ngờ của cuộc thắng trận của Lý Thường Kiệt là: không những nó đánh đổ âm mưu xâm lược của nhà Tống, không nhửng nó đánh đổ kẻ chủ mưu cuộc xâm lược ấy mà nó còn là cớ cuối cùng đánh đổ một cuộc cách mạng về tư tưởng, về chính trị, về kinh tế vĩ đại nhất ở thế giới trong thời trung cổ.[16;152,153]
Chữ ký của tuyêtrơi_samac





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)


Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt I_icon_minitimeMon May 24, 2010 6:28 am

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt Laodong1 Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt DHVgioi Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt Medal124 Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt 36Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt 40Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt 102Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt

 
Cám ơn bạn ! Bài luận này thực ra mình ko dám đánh giá, bởi vì kiến thức Lịch sử cổ - trung đại của mình ko được khá lắm, mình chuyên về LSVN cận - hiện đại hơn. Thế nhưng, bài viết này của bạn cũng giúp mình có thêm kiến thức về phần này !
Chữ ký của ChauTienLoc





Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt I_icon_minitimeMon May 24, 2010 12:23 pm

tuyêtrơi_samac
lich su-âm nhạc

Thành viên cấp 2

tuyêtrơi_samac

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : phạm tuấn anh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên CLB Sử học Trẻ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 08/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 61
Đến từ Đến từ : quảng bình
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : lich su-âm nhạc
Điểm thành tích Điểm thành tích : 139
Được cám ơn Được cám ơn : 37

Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt

 
vậy àh. mình củng vậy, mình gỏi hơn về lsvn hiện đại nhưng cô hướng dẩn mình dạy cổ trung đại nên mới chọn đề tài này. nó ko thật sự làm mình hài lòng cho lắm nên mới muốn mọi người góp ý.
Chữ ký của tuyêtrơi_samac





Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt I_icon_minitimeMon May 24, 2010 7:32 pm

Arex

Thành viên cấp 1

Arex

Thành viên cấp 1

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 13/05/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 37
Điểm thành tích Điểm thành tích : 71
Được cám ơn Được cám ơn : 24

Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt

 
Chào bạn !bài viết hay đấy,nhưng mình còn vài chỗ khó hiểu :

1.Đọc kĩ sẽ thấy đoạn trích này chủ yếu nhấn mạnh đến tài năng của Lí Thường Kiệt chứ đâu có viết gì về nghệ thuật “tiên phát chế nhân” đâu.Hay nói cách khác bạn chỉ làm nổi bật nên tài năng của vị thống soái mà không hề nối gì đến nghệ thuật tiến hành trận đánh cả.

2.Theo mình dù cho không có cuộc tấn công đánh úp của ta,thì quân Tống vẫn không thể thắng,và cải cách của Vương An Thạch cũng không thể thành công được vì xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ chưa đủ điều kiện và cơ sở để thi hành một cuộc cải cách sâu rộng như vậy.

3.Một cuộc cách mạng về tư tưởng, về chính trị, về kinh tế vĩ đại nhất ở thế giới trong thời trung cổ có phù hợp không bạn dựa trên cơ sở nào mà nói như vậy ?
Nếu có gì chưa đúng chúng ta có thể trao đổi thêm.
Chữ ký của Arex





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt I_icon_minitimeTue May 25, 2010 5:07 am

tuyêtrơi_samac
lich su-âm nhạc

Thành viên cấp 2

tuyêtrơi_samac

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : phạm tuấn anh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên CLB Sử học Trẻ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 08/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 61
Đến từ Đến từ : quảng bình
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : lich su-âm nhạc
Điểm thành tích Điểm thành tích : 139
Được cám ơn Được cám ơn : 37

Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt

 
cám ơn bạn đả cho mình ý kiến. mình xin được trả lời:
câu 1. bạn nói đúng, đoạn văn trên đang đề cập đến tài năng của ltk, trong tài năng đó đả bao gồm cả nghệ thuật quân sự của ông. mà cách đánh "tiên phát chế nhân" đả thể hiện điều đó.
câu 2. câu này mình đồng quan điểm với bạn. nhưng mình củng xin nói thêm: việc ltk đánh úp quân tống đả tạo được nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho chiến thắng của quân ta. một mặt giúp quân ta giành được thế chủ đọng trong cuộc chiến, có nhiều thời gian hơn trong việc chuẩn bị nhất là việc xây dựng phòng tuyến như nguyệt.khích lệ tinh thần quân sỉ, tinh thần đoàn kết và lòng tự hào dân tộc. mặt khác làm cho quân tống phải chuẩn bị cuộc chiến lại từ đầu và làm cho nội tình nước tống thêm mâu thuẩn gay găt, đặc biệt là hạ bệ được vat, kẻ chủ mưu của cuộc chiến.
câu 3. đoạn trích này mình lấy trong tác phẩm "lý thường kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều lý" của gs hoàng xuân hãn. câu nói đó chính là đang nói về thất bại của cuộc cải cách mà vương an thạch theo đuổi.
nếu bạn cảm thấy còn điều gì thắc mắc xin tiếp tục cho ý kiến.
Chữ ký của tuyêtrơi_samac





Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt I_icon_minitimeTue May 25, 2010 3:31 pm

Arex

Thành viên cấp 1

Arex

Thành viên cấp 1

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 13/05/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 37
Điểm thành tích Điểm thành tích : 71
Được cám ơn Được cám ơn : 24

Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt

 
Nếu vậy mình không còn ý kiến.Hy vọng chúng ta sẽ còn trao đổi nhiều vấn đề hơn nữa,dù thế nào thì cũng sẽ có được bài học.
Cảm ơn nhiều !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Chữ ký của Arex





Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt I_icon_minitimeThu May 27, 2010 10:25 am

BluePearl
Lich su

Thành viên mới gia nhập

BluePearl

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Dam Xuan Duong Hai
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 27/05/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 4
Đến từ Đến từ : Ha Noi
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lich su
Điểm thành tích Điểm thành tích : 4
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt

 
Tôi thấy bài viết này khá được nhưng lời văn có vẻ hơi hào nhoáng va có vẻ quá bóng bẩy không nên có một cách nhìn chủ quan chi toan dùng những lời ca tung như vậy trong một bài lịch sử bạn nên sử dụng ngôn từ một cách kháchquan hơn. Vì theo tôi tháy bài văn trên như một bài ca tụng LTK hơn là một bài luận đánh giá.
Đấy là y kiến của riêng tôi co gi thất lễ xin bỏ quá cho. :D
Chữ ký của BluePearl





Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Nghệ thuật trong cách đánh "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại :: Từ giữa TK X đến cuối TK XIV-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất