Năm 1226, nhà Trần nắm trong tay quyền quản lý đất nước.
Nhà Trần đã chấm dứt tình trạng hỗn loạn từ cuối thời nhà Lý, khôi phục lại bộ máy cai trị trung ương và đưa nền văn minh Đại Việt phát triển ở mức cao hơn.
Kết cấu xã hội thời Trần: 1. Vua –Thái thượng hoàng: - Nhà nước Trần với bộ máy trung ương hoàn chỉnh (phỏng theo nhà Tống) là một tổ chức nhà nước trung ương tập quyền theo chế độ quân chủ.
- Vào thời Trần chế độ quân chủ này có điểm đặc biệt, khác với các thời trước: quyền lực tuyệt đối thuộc về một cặp Vua – Thái thượng hoàng.
- Chế độ Thái thượng hoàng là đặc trưng cho chế độ phong kiến nhà Trần.
- Ưu điểm của chế độ Thái thượng hoàng:
+ Đảm bảo quyền lực cho hoàng tộc họ Trần (tránh những việc sửa di chiếu truyền ngôi)
+ Tránh những vụ tranh chấp ngai vàng trong họ
+ Vua trẻ có điều kiện tập sự, điều hành đất nước với sự giúp đỡ của Thái thượng hoàng
- Vị trí quân vương không mang nặng tính chuyên chế.
+ Sự chia sẻ quyền lực giữa Vua và Thái thượng hoàng
+ Quan hệ giữa vua và các quý tộc đồng tộc rất mật thiết mà ở các vương triều trước và sau thời Trần không bao giờ có
+ Trần Thánh Tông nói: “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp tổ tông phải cùng hưởng phú quý với anh em trong họ. Tuy bên ngoài có một người ở ngôi tôn quý được cả thiên hạ phụng sự, nhưng bên trong thì ta cùng các khanh là đồng bào ruột thịt, lo cùng lo, vui cùng vui.” (Đại Việt sử kí toàn thư, tr.35)
2. Quý tộc – Quan liêu:- Hai bộ phận quý tộc và quan liêu có quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau
- Quý tộc nắm giữ những chức vụ cao trong triều đình, có ruộng phong, có trang ấp, có phủ đệ và gia nô. (vd: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…)
- Quan liêu đóng vai trò thừa hành bộ máy nhà nước. Quan liêu là những nho sĩ, không được phong đất đai, thái ấp và không có gia nô,… Là thành phần điều khiển bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương. (vd: Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Mạc Đĩnh Chi, Đoàn Nhữ Hài,…)
- Vào thời Trần, việc các quý tộc tôn thất nắm trong tay những chức vụ cao nhất trong triều đã trở thành quốc sách
+ Về quan văn: các chức vụ như Tam công (Thái sư, Thái Phó, Thái Bảo), Tư đồ (ngang với Tể tướng), Tả - hữu tướng quốc đều do người trong hoàng tộc nắm giữ. (vd: Thái sư Trần Thủ Độ, Tướng quốc Trần Quang Khải…)
+ Về quan võ: chức Phiêu kỵ tướng quân, Thượng tướng quân chỉ có các Hoàng tử mới được nắm giữ (vd: Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn, Thượng tướng quân Trần Quang Khải…)
- Con cháu của các hoàng tộc có chức vụ có quyền “thế tập”
- Ngoài ra còn có một nét đặc trưng ở chế độ phong kiến thời Trần: chế độ hôn nhân đồng tộc.
+ Các tôn thất họ Trần phải kết hôn với nhau, không được kết hôn với người họ khác
+ Vd: Trần Thái Tông lập Thuận Thiên (vợ của Trần Liễu – anh của vua Thái Tông) làm hoàng hậu; Trần Quốc Tuấn lấy Thiên Thành công chúa (con gái vua Thái Tông) làm vợ,…
+ Đây là một biện pháp tổ chức mang tính chất “đóng kín” một cách thái quá để bảo vệ ngai vàng cho dòng họ (TS. Trương Thị Yến – Viện sử học)
3. Bình dân:- Có số lượng đông đảo và đa dạng nhất. (gồm nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nho sĩ, tăng nhân…)
- Nông dân: nghĩa vụ là nộp tô và thuế.
- Tầng lớp bình dân phải làm nghĩ vụ binh dịch và lao dịch cho nhà nước.
- Ngoài ruộng đất công, còn có chế độ tư hữu ruộng đất. (vì thế nên mới xuất hiên tầng lớp địa chủ)
- Thợ thủ công làm việc tại các công xưởng của nhà nước.
- Các nho sĩ được tuyển chọn làm quan bằng khoa cử. (nho sĩ --> quan liêu)
4. Gia nô – Nô tỳ:- Gồm 2 loại:
+ Một loại làm việc trong các trang ấp của các quý tộc gọi là “gia nô” hay “tư nô”
+ Một loại làm việc trong các cơ sở đồn điền của nhà nước (đây là đẳng cấp thấp nhất trong xã hội)