Đây là một đoạn trích trong bài niên luận năm 3 ngành lịch sử của tôi, mong mọi người cho ý kiến!
Từ đời Tần, mỗi lúc có một họ thống nhất Trung Hoa, họ ấy liền nghĩ đến việc chiếm các nước nhỏ xung quanh. Tần có Nhâm Hiêu, Triệu Đà; Hán có Lộ Bác Đức đều đã đạt mục đích là diệt họ đang cầm quyền ở đất Việt.
Sau trong khoảng độc lập hoàn toàn trở lại ở nước ta, những cuộc xâm lăng bắt đầu từ đời Tống, dưới triều Tống Thái Tông, tướng Tống tưởng lấy nước ta dễ, đã khinh cử, nên thất bại hoàn toàn bởi tay Lê Hoàn.
Lần thứ hai, dưới triều Tống Thần Tông, thế vua Tống và tể tướng Vương An Thạch rất to, nên sự xuất quân được dự bị một cách cẩn thận và đầy đủ: Quân hơn mười vạn, sửa soạn một năm, tướng tá tinh nhuệ, kế hoạch định rõ từng chi tiết.
Đáng lẽ nước ta lúc ấy bị đổi thành châu quận của Tống. May! Đương thời, có một vĩ nhân cầm quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng.
Bậc ấy là Lý Thường Kiệt.
Bằng một trận tấn công chớp nhoáng, Thường Kiệt phá các căn cứ địch, trước khi Tống khởi việc động binh, rồi rút về, cương quyết cố thủ trên sông, ngăn cản xâm lăng xuống đồng bằng. Khí hậu nóng, lam chướng độc, địa thế hiểm, thêm vào sự bất lực của tướng Tống, sự bất hòa giữa các kẻ cầm quyền chung quanh Tống Thần Tông, đã khiến cho trận tấn công vĩ đại của Tống đã phải ngừng trước cửa Thăng Long, gần nơi lăng tẩm nhà Lý và trước cánh đồng phì nhiêu ở trung nguyên nước ta.
Thường Kiệt hiểu thời cơ, chịu tạm nhường về thể diện, khiến Tống lui quân và ta bảo toàn binh lực. Sau đó Thường Kiệt biết dùng ngoại giao dựa vào binh lực ấy làm hậu thuẫn, mà đòi được đất đã mất. Cuối cùng không những Tống không dám dòm ngó cõi ta, mà bắc thùy nước Việt lại được khuếch trương và củng cố.
Đó là kỳ công của Lý Thường Kiệt[15;1]
Có thể nói rằng, trong lịch sử dân tộc ta từ trước đó cho đến thời bấy giờ chưa có một đội quân nào của Đại Việt dám đem quân vượt qua biên giới vào đât trung Quốc. Cái khó ở đây là một đất nước quá nhỏ bé, việc đem quân chống chọi lại một đội quân hùng mạnh đả khó huống hồ chi lại đem quân sang đánh xứ người. Ở đây phi nghĩa và chính nghĩa trở nên lẩn lộn, đem quân đội sang nước khác để gây chiến tranh là phi nghĩa, sử dụng quân đội kháng chiến chống lại quân ngoại xâm là chính nghĩa. Sẻ không ai nói rằng việc Lý Thường Kiệt đem quân đánh Tống là phi nghĩa vì vậy mới nói rằng trong cái phi nghĩa có cái chính nghĩa và ngược lại. Đó chính là sự tài tình của Lý Thường Kiệt, ông đem quân đội vào Trung Quốc một cách đường hoàng,chính nghĩa và giành được thắng lợi vẻ vang.
Cái tài thao lược và tầm nhìn chiến lược xuất sắc của ông được thể hiện ngay trong cách đánh “tiên phát chế nhân” với một câu nói bất hủ “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc”. Nhân lúc quân Tống lơi lỏng, không chú ý phòng bị hay không mảy may nghi ngờ rằng quân Đại Việt có thể tiến đánh. Quân đội nhà Tống trang bị ở đây quá mỏng và cách xa kinh thành, đó là điều kiện thuận lợi để ta dể dàng đánh chiếm được và rút nhanh khi quân cứu viện kịp tới. Mọi việc dường như đi theo sự toan tính của Lý Thường Kiệt, điều đó thể hiện một tư duy chiến lược quân sự lổi lạc và chính việc thực hiện kế hoạch “tiên phát chế nhân”đả gây hoang mang cho nhà Tống, buộc chúng phải quay sang thế bị động và nhường lại thế chủ động cho quân Đại Việt.
Có thể nói rằng đây là một cuộc kháng chiến đặc biệt, nó bắt đầu ngay cả khi nhà Tống chưa kịp chạm bàn chân vào lãnh thổ nước ta. Cuộc kháng chiến này bắt đầu từ câu nói “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc”.
Tấn công chớp nhoáng rồi lui về lập phòng tuyến nghênh địch, mổi bước táo bạo và chắc chắn của ông sau này đều trở thành bài học lịch sử sống động về nghệ thuật chỉ huy quân sự nói chung và phòng thủ nói riêng.nói như vậy để biết được cái tài và tầm nhìn chiến lược của Lý Thường Kiệt, nó thể hiện qua cánh đánh “lấy tấn công làm phòng thủ”
Binh pháp có câu “cách phòng thủ tốt nhất là tấn công”, nhìn thấy kế hoạch xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đả nghỉ ngay đến biện pháp có phần mạo hiểm nhưng rất hiệu quả này.
Lý Thường Kiệt đả có sự lựa chọn thông minh và sáng suốt, thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng. Ông biết rằng nội tình nước Tống không ổn định, cương giới bị một số nước lân bang uy hiếp, trong triều đình mẩu thuẩn giữa tể tướng Vương An Thạch với các thế lực thù địch ngày càng gay gắt, chính điều đó đã thuyết phục Lý Thường Kiệt rằng sự chỉ đạo của nước Tống vào kế hoạch xâm lược này là thiếu tập trung, thiếu quyết đoán. Đây là thời cơ để quân ta có thể thực hiện một cuộc tấn công chớp nhoáng với mục đích dằn mặt quân địch.
Sau khi phân tích, Lý Thường Kiệt cho rằng quân Tống có thể đi vào nước ta theo hai con đường. Trong đó, nhánh đường bộ có thể lấy Ung Châu(Nam Ninh-Quảng Tây) còn nhánh đường thủy có thể lấy Khâm Châu, Liêm Châu(Quảng Đông)làm cứ điểm tập kết binh lương. Vì vậy mục tiêu tấn công mà vị tướng này nhắm tới là ba thành trên với nhiệm vụ đốt phá kho lương và tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
Từ một kẻ chủ động tiến hành xâm lược, quân Tống bổng nhiên bị đẩy vào tình thế thất trận ngay từ khi chuẩn bị kéo quân. Nó đã tác động mạnh mẻ đến cục diện cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt, hay nói cách khác chiến thắng làm người Việt nức lòng, khơi dậy sự tự tin mạnh mẽ của họ vào chiến thắng cuối cùng. Buộc địch phải kéo dài thời gian chuẩn bị và đặc biệt quyền chủ động thuộc về phía ta, ta sẻ có thời gian để chuẩn bị lực lượng, xây dựng phòng tuyến ngăn địch.
Cuộc tấn công vào hang cọp chẳng khác nào làm cho con thú bị tổn thương lòng tự trọng, nó sẽ lồng lộn lên và nôn nóng báo thù, chính lúc này nó sẽ để lộ sơ hở và dể dàng bắn hạ nhất. Quân Tống cũng vậy, chúng nôn nóng báo thù, việc đó đã nằm trong tầm dự liệu của Lý Thường Kiệt. Cuộc tấn công đã đạt được nhiều mục đích hơn một cách phòng thủ kiên cường, một cách tự vệ đầy sáng tạo và chủ động.
Cách đánh “tiên hạ thủ vi cường” này đã đi vào lịch sử như là một huyền thoại, mà người viết nên huyền thoại đó chính là Lý Thường Kiệt, một bậc danh tướng kiệt xuất. Một chiến thắng ngay trên đât Tống đả làm nức lòng quân và dân Đại Việt, khơi dậy trong họ một lòng tự hào dân tộc, một ý chí sắt đá là giành chiến thắng trước giặc ngoại xâm, xây dựng nên tình đoàn kết dân tộc chung sức chung lòng vì đất nước. Đó chính là cái tài của ông. Xuyên suốt cả cuộc chiến là “thiên thời,địa lợi,nhân hòa”,Lý Thường Kiệt đả thể hiện được tầm nhìn chiến lược của một vị tướng cầm quân, sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để khích lệ tinh thần chiến đấu và sự đoàn kết một lòng. Ông viết “phạt lộ tống văn” để vổ về nhân dân Trung Quốc và khích lệ tinh thần quân sỉ, ấy là ông đang dùng chiến tranh tâm lý. Ông tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước và nhân dân Trung Quốc, vận động toàn dân cùng đánh giặc ấy là ông đang dùng chiến tranh nhân dân. Sử dụng một chiến thuật hợp lý dựa trên nền tảng nghệ thuật và cách đánh của cha ông ta đó là nghệ thuật đánh du kich nhuần nhuyển và hợp lý bằng việc sử dụng lối đánh phục kích, bất ngờ tấn công,đánh trước bẻ gảy gọng kìm phối hợp của giặc.
Kế hoạch “tiên phát chế nhân” thắng lợi ta đã thu được nhiều thành công hơn mong đợi, ngoài việc làm chậm kế hoạch xâm lược của địch và giúp ta có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị ứng chiến. Chúng ta còn làm cho triều đình nhà tống mâu thuẩn ngày một thêm gay gắt “Mộng Vương An Thạch đả tan. Vương An Thạch hối củng không kịp. Tuy y đã dự bị việc phục thù,nhưng dư luận xôn xao, các triều thần nhao nhao chỉ trich...
An Thạch hoàn toàn bị cô lập, trở nên chán nản. Không đợi kết quả của cuộc phát quân phục thù mà mình đả chủ mưu, An Thạch phải xin từ chức....
Một ảnh hưởng bất ngờ của cuộc thắng trận của Lý Thường Kiệt là: không những nó đánh đổ âm mưu xâm lược của nhà Tống, không nhửng nó đánh đổ kẻ chủ mưu cuộc xâm lược ấy mà nó còn là cớ cuối cùng đánh đổ một cuộc cách mạng về tư tưởng, về chính trị, về kinh tế vĩ đại nhất ở thế giới trong thời trung cổ.[16;152,153]