CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 1)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 1) I_icon_minitimeWed Jun 18, 2008 11:54 am

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 1) 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 1) Laodong1 Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 1) DHVgioi Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 1) Medal124 Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 1) 36Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 1) 40Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 1) 102Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 1) 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 1)

 
MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG CA TRÙ
Phần 1



Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 1) 2ec112


Ả đào: Người ca nữ (có thể cũng đồng thời là vũ nữ) của nghệ thuật truyền thống của người Việt. Đây là từ chỉ chung cho các bộ môn nghệ thuật ca múa nhạc cổ của Việt Nam. Ả đào là chỉ người hát, khác với hát Ả đào là từ chỉ một bộ môn ca múa nhạc. Từ rất lâu nay trong giới nghiên cứu ca trù nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Và hệ quả là người ta căn cứ vào những chữ Ả đào xuất hiện trong các tài liệu Hán Nôm để cho rằng Hát Ả đào đã có từ thời Lý - Trần - Hồ.

Âm luật. Những quy luật tổ chức độ cao của âm thanh. Hiện nay đang có nhiều cách hiểu khác nhau về âm luật ca trù, và nhiều điều vẫn còn là ẩn số đối với giới nghiên cứu âm nhạc. Ngay như hệ thống ngũ cung trong âm luật ca trù như Nam, Bắc, Huỳnh, Pha, Nao cũng chưa được cắt nghĩa.

Ca công. Người làm nghề đàn hát.

Ca phả: Cuốn sách ghi chép về bài bản và lề lối của một bộ môn nghệ thuật.

Ca quán.Nhà hát mở riêng chỉ để làm nơi phục vụ khách nghe hát.

Ca trù. Từ chỉ một bộ môn hát trong đó việc thưởng thức phẩm bình tài nghệ của nghệ sỹ thông qua việc dùng thẻ tre, mỗi thẻ được quy ước bằng một số tiền. Cuối buổi sẽ căn cứ vào số lượng thẻ để tính tiền trả cho nghệ sĩ. Tư liệu sớm nhất nói về việc này là trong bài “Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn” của Lê Đức Mao, sáng tác trước năm 1500. Về sau, trở thành tên gọi riêng của bộ môn nghệ thuật hát ả đào.

Cầm chầu: Đánh trống trong hát ca trù. Trống ca trù có vai trò giục hát, ngắt câu và phẩm bình khen chê đối với nghệ sĩ (cả đào và kép).

Con hát: Từ chỉ người con gái làm nghề ca hát. Xem chữ Ả đào.

Đàn Đáy: Cây đàn dùng riêng để đệm cho ca trù. Thùng đàn hình vuông, cần dài, thường có ít nhất là 11 phím, có 3 dây (bằng tơ tằm hoặc sợi cước), khi đánh dùng móng và sử dụng một số kỹ thuật nhấn nhá riêng để tạo những âm thanh rất riêng đặc trưng của ca trù.

Đào nương: Xem chữ Ả đào.

Đình làng: Ngôi nhà công cộng trong làng (xã) của người Việt có nhiều chức năng: hội họp, thờ cúng thành hoàng, nơi biểu diễn nghệ thuật (hát ca trù, chèo, tuồng).

Dinh thự: Nhà để các quan làm việc và gia đình quan lại ở.

Giáo phường: Tổ chức hôi tụ những người làm nghề ca múa nhạc dân gian. Giáo phường do một người có chuyên môn và có uy tín đứng đầu, lo việc cắt cử nghệ sĩ đi hát phục vụ theo lời mời, lo việc quản lý nghệ sĩ và coi sóc việc
truyền nghề, giữ gìn nghề. Giáo phường là từ chỉ riêng của nghề hát ca trù, không thấy cách gọi này ở các tổ chức của lối hát khác: ở chèo gọi là phường chèo, gánh chèo; ở vùng hát xoan gọi là phường xoan


Hát ả đào: Xem chữ ca trù.

Hát ca công: Cụm từ dùng để chỉ ca trù theo cách gọi ở Thanh Hóa. Theo Lê Huy Trâm thì hát ca công chính là ca trù.

Hát chơi: Hát phục vụ nhu cầu giải trí ở nhà dân.

Hát cửa đình: Từ chỉ việc trình diễn tại đình làng, phục vụ việc thờ Thành hoàng làng. Trước đây, hát cửa đình có thể không chỉ riêng ca trù mà còn các lối hát khác như hát xoan, hát chèo…Về sau, hát cửa đình chỉ riêng lối hát ca trù thờ Thành hoàng.

Hát cửa quyền: Hát ở nhà hoặc dinh thư của các quan lại, với mục đích giải trí.

Hát nhà tơ: Cách gọi khác của ca trù khi diễn ra ở các dinh thự của các quan lại (ty: dinh quan).

Hát nhà trò: Tên gọi khác của ca trù. Hát nhà trò là tên gọi ca trù rất phổ biến. Tên gọi này xuất phát từ việc ca trù, ngoài việc hát còn có các tiết mục múa và diễn trò.

Hát nói.Một thể cách ca trù ra đời khoảng đầu thế kỷ XIX. Thể cách này đặc biệt được văn nhân trí thức ưa chuộng vì phần lời của nó là một thể thơ đặc sắc. Thể thơ hát nói là một sáng tạo riêng của văn học chữ Nôm. Thể thơ thường có 11 câu nhưng cóthêm phần mở đầu bằng 1 hoặc 2 cặp lục bát. Ở vị trí giữa bài thơ là hai câu thơ chữ Hán. Bài thơ hát nói có vần và vận chặt chẽ nhưng chấp nhận những biến cách, để làm tăng khả năng phô diễn thể hiện cảm xúc. Hát nói rất được các nhà nho tài tử ưa chuộng.


(Theo nguồn blog của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện)
http://blog.360.yahoo.com/blog-xb1sK8gpbqfp3LIciS_n10k64uZy?p=563
Chữ ký của ChauTienLoc




 

Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 1)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Nghệ thuật dân tộc-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất