|
Tiêu đề: Tuyển tập các bài viết về ca trù – Một di sản văn hoá trong "tương lai". | |
| | | | | | ĐÔI NÉT VỀ LOẠI HÌNH CA TRÙ – MỘT DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ TRONG “TƯƠNG LAI” QUA VÀI DÒNG CẢM NHẬN CỦA MỘT THIẾU NIÊN
Mỗi thể loại nghệ thuật khi ra đời đều mang một số phận riêng, có loại hìnhnghệ thuật vừa cất tiếng hát chào đời đã chết yểu đáng thương, có loại hình vẫn sống mãi với năm tháng, trường tồn với năm tháng. Tiêu biểu là “Hát ca trù” hay “Hát ả đào “là một bộ môn nghệ thuật truyền thống của miền Bắc Việt Nam nói riêng và cả Việt Nam nói chung kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Nếu ai đã một lần nghe điệu ca trù ngân vang chắc hẳn sẽ như say đắm, như mê như tỉnh, như ru hồn người vào cõi mộng mị thiền môn. Thật vậy ca trù đã để lại trong lòng những ai đã nghe nó một lần những rung cảm sâu sắc. Ca trù hình thành vào đầu thế kỷ XVI), có nguồn ngốc từ nhạc cung đình xưa, xuất hiện sớm nhất vào thế kỉ XI nhưng phát triển cực mạnh vào thế kỉ XV - XVI, cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được cái nôi đích thực của ca trù nhưng chỉ biết một điều, đất Hà Thành xưa nay vẫn được xem là đất ca trù - nơi nuôi dưỡng và dành cho ca trù nhiều tình yêu nhất. Có lẽ chính vì thế mà cho đến nay cũng chỉ ở Hà Nội là nơi có nhiều người theo nghiệp hát ca trù, giữ gìn ca trù như giữ gìn báu vật của người xưa. Ca trù làm đắm say lòng người, nhất là danh nhân tài tử, nữ các phong lưu bởi sự kết hợp tinh tế, tuyệt vời của thể thơ hát nói được thể hiện qua tiếng hát ngọt ngào, trong trẻo của đào nương cộng với tiếng day dứt, thiết tha của cây đàn đáy và sự uyên bác của phách điệu, trống chầu. Mỗi lần tiếng hát cất lên là khiến cho lòng khách cứ ngẩn ngơ, lúc say lúc tỉnh.
Ngày xưa chỉ có nhưng dịp lễ Tết, hội làng hay vào các quán mới được thưởng thức ca trù. Dù có tồn tại ở dạng tên gọi nào thì sự tồn tại của ca trù luôn gắn liền với các đào nương “ không có đào nương bất thành ca trù, khi nói đến ca trù không thể không nói tới đào nương”. Để trở thành một đào nương cũng không phải là chuyện dễ. Nhìn chung thì họ phải hội được nhiều tiêu chuẩn khắt khe như giọng hát, năng khiếu âm nhạc (thẩm âm, gõ phách), tri thức âm nhạc và văn thơ, lòng đam mê và kiên trì...sự tồn tại của ca trù được quyết định bởi chính các đào nương. Các đào nương chính là những người chuyền tải và thổi “hồn” vào những cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của ca trù, giúp ca trù tồn tại cho đến ngày nay.
Ca trù được bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc cộng với một số trò diễn và múa dân gian. Ca trù lúc khởi thủy cũng như trong một thời gian khá dài là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, bao gồm nhạc, thơ, múa và trò diễn. Chính vì vậy độc đáo của ca trù chính là sự phối hợp đa dạng, tinh vi, nhuần chuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đôi khi có cả múa.
Bên cạnh đó, ngày nay, ca trù đã được cơ quan, tổ chức quốc tế tôn vinh và xuất bản dưới dạng đĩa hát. Tổng thư ký Hội đồng quốc tế Âm nhạc thuộc Unesco Jack Bornoff, Giám đốc Viện quốc tế nghiên cứu Âm nhạc với phương pháp đối chiếu tại Tây Bá Linh (Đức), GS Alain Danielou đã tặng Bản danh dự cho NSND Quách Thị Hồ, người đã tham gia vào việc thực hiện đĩa hát Ca trù và Quan họ do Unesco phát hành. Đĩa hát nầy được Unesco gởi tặng trên 400 trường Đại học và Nhà Văn hoá của nhiều nước Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi. Năm 1994 tại Paris, đĩa Ca trù do Nhà Văn hoá Thế giới phát hành với sự tham gia của nhóm Ca trù Thái Hà được Laurent Aubert, nhà phê bình báo Thế giới Âm nhạc (Le Monde de la Musique) xếp hạng “Choc” (chấn động), hạng cao nhất. Năm 1985, Ca trù là 1 trong 9 tiết mục được tuyển lựa vào Diễn đàn âm nhạc châu Á do Unesco tổ chức tại Bình Nhưỡng (CHDCND Triều Tiên). Ngoài ra, ca trù còn được nhiều nhạc sĩ, nhạc học gia nước ngoài theo học, tìm hiểu, nghiên cứu: TS Barley Norton (Anh) Thạc sĩ Alienor Anisensel (Pháp) GS Stephen Addiss (Mỹ)... Ca trù được giới thiệu tại Đại học Sorbonne Paris, Đại học Hawaii at Manoa Honolulu (GS Trần Văn Khê thuyết giảng). Xuyên suốt những biến cố thăng trầm lịch sử, có lúc tưởng chừng như không thể tồn tại được, nhưng với những đặc trưng về loại hình nghệ thuật độc đáo, sự phối hợp tuyệt vời giữa ca từ và giọng hát hoà cùng các nhạc khí: phách, đàn đáy, trống chầu… cho tới ngày nay, loại hình âm nhạc này đã khẳng định được vai trò quan trọng không chỉ của Việt Nam mà của cả nhân loại. Đây là môn nghệ thuật dân gian đang được Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại và theo tôi nó đáng được nhận được danh hiệu ấy. Để biết thêm chi tiết về loại hình ca trù, xin mời các bạn vào blog của TS. Nguyễn Xuân Diện – một người có tâm quyết với loại hình nghệ thuật ca trù. http://360.yahoo.com/profile-xb1sK8gpbqfp3LIciS_n10k64uZy. Đây là một blog hay mà mình mới phát hiện ra được.Trong topic này Lộc xin trình bày một số kiến thức cơ bản về loại hình ca trù được trích từ blog của TS. Nguyễn Xuân Diện. Thiết nghĩ đây tuy là một loại hình truyền thống của dân tộc khác xa với các loại hình âm nhạc mới như: Rock'n'Roll, Pop, Country,...Nếu có người suy nghĩ chỉ những người "già" mới nghe loại nhạc này, nếu có suy nghĩ "tiêu cực" ấy xin thưa loại hình nghệ thuật thì "không già" và mỗi người không phân biệt tuổi tác đều có một cách cảm nhận riêng của mình, biến nó thành một phần "tâm hồn" thành cái tinh "nhân văn" của mình. Bất kì loại hình âm nhạc, nghệ thuật nào đi nữa nếu bạn lấy cái "tâm" ra mà cảm nhận thì bạn sẽ thấu hiểu hết cái chân - thiện - mỹ của nó. Ca trù cũng thế, hơn nữa biết về ca trù chúng ta sẽ biết thêm về một phần lịch sử dân tộc, sự sáng tạo của ông cha ta. Thủ Đức, 1/05/2008 Châu Tiến Lộc (Học sinh trường THPT Thủ Đức) | | | | |
|
|